Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin



tải về 0.96 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích0.96 Mb.
#33427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

BIVAC INTERNATIONAL

Địa chỉ : 08 BP 0658 Cotonou, Bénin

Tel : + 229 21 30 20 13 – Fax : + 229 21 30 01 82


Hệ thống này nhằm :

  • Kiểm tra chất lượng và số lượng hàng nhập khẩu ;

  • Kiểm tra giá ghi trên hoá đơn ;

  • Kiểm tra tính hợp thức của hàng nhập khẩu theo luật pháp của Bénin ;

  • Kiểm soát mục thuế quan và việc thanh toán trước thuế và phí nhập khẩu.

Do vậy, trong khuôn khổ việc kiểm tra này, tất cả các mặt hàng có giá trị bằng hoặc cao hơn 3 triệu FCFA (đồng tiền chung của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi-UEMOA) đều phải chịu sự kiểm tra trước khi chất lên tàu.

Việc giao hàng từng phần của một giao dịch có tổng số tiền bằng hoặc cao hơn số tiền nêu trên cũng phải được kiểm tra.

Tất cả mọi hoạt động nhập khẩu hàng với giá trị bằng hoặc cao hơn tổng số tiền nói trên phải có hồ sơ gửi văn phòng công ty phụ trách việc kiểm tra.

Sau khi kiểm tra, công ty phụ trách việc kiểm tra có thể cấp :



  • Hoặc một giấy chứng nhận kiểm tra khi việc giám định hàng hoá không

phát hiện điều gì bất thường.

  • Hoặc một thông báo từ chối xác nhận khi việc giám định phát hiện những

điều không đúng quy định.

Tuy nhiên, một giấy chứng nhận kiểm tra có thể cấp thay cho giấy báo từ chối xác nhận nếu công ty nhập khẩu đã thực hiện những điều chỉnh cần thiết sau khi cơ quan kiểm tra đưa ra thông báo thứ nhất.


III.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu

Việc xuất khẩu hàng hoá từ lãnh thổ CH Bénin được thực hiện theo giấy phép của Sở Ngoại thương nước này.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu vàng, kim cương hay tất cả những kim loại quý khác phải xin ý kiến trước của Bộ Tài chính.

Trái với việc nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu không chịu sự kiểm tra của công ty BIVAC khi đưa hàng xuống tàu.

Cũng cần nói rõ rằng việc thu thuế và phí xuất khẩu (DTS) đã tạm ngừng kể từ ngày 1/2/1993. Tuy nhiên, việc tạm ngừng này không liên quan đến việc xuất khẩu kim loại quý, dầu thô và hạt cacao.
III.5. Giấy tờ xuất nhập khẩu

Nhập khẩu

Chỉ có các sản phẩm sau đây bị cấm nhập khẩu: Sản phẩm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, nền kinh tế quốc gia, sức khoẻ và tuổi thọ con người, động vật, cây trồng và văn hoá.

Các yêu cầu về chứng từ nhập khẩu, bao gồm:

Hoá đơn thương mại: Hai bản hoá đơn thương mại, bao gồm tên của nhà xuất khẩu và lô hàng, số hiệu và chủng loại bao bì đóng gói, nhãn mác và số hiệu trên bao bì, trọng lượng cả bì, giá CIF, các điều khoản mua bán và mô tả hàng hoá.

Giấy chứng nhận xuất xứ: Hai bản giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại chứng thực

Phiếu đóng gói: Phải có Phiếu đóng gói để thông quan hải quan

Vận đơn: Vận đơn phải chỉ rõ tên của nhà chuyên chở, tên và địa chỉ của người nhận hàng, cảng đến, mô tả hàng hoá, liệt kê việc chuyên chở và các khoản phí khác, số vận đơn trong một bộ đầy đủ và chữ ký của nhà chuyên chở

Hai bản hoá đơn ghi hàng: Buộc phải có để lấy giấy phép nhập khẩu. Các hoá đơn này phải được chứng thực và ghi rõ giá CIF và FOB.
Xuất khẩu

Hàng hoá được tự do xuất khẩu ở Cộng hoà Bénin.

Cần phải có giấy phép của Sở Ngoại thương. Bộ Tài chính phải đứng ra bảo lãnh xuất khẩu vàng và kim cương hoặc bất cứ kim loại hay đá quí nào khác. Biện pháp này không áp dụng cho các hoạt động sau:

- Hàng xuất khẩu có chứa lượng vàng không đáng kể.

- Đồ trang sức cá nhân không vượt quá 500gr.

- Hàng hoá nhập khẩu là cây trồng và động vật có kèm theo giấy chứng nhận y tế.



Các chứng từ và thủ tục khác

Giấy phép nhập khẩu đã được bãi bỏ tại Bénin. Tuy vậy, vẫn phải kê khai hải quan. Hàng hoá định nhập vào Bénin phải được giám định trước khi gửi hàng về số lượng, chất lượng và giá cả.

Phải định vị nơi cho các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu tới Bénin phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế và sản phẩm phải được dán nhãn bằng tiếng Pháp, có mác và được đóng gói phù hợp.

IV. Hệ thống phân phối của Bénin
Tại Bénin, hoạt động phân phối dựa trên sự cùng tồn tại của kênh phân phối không chính thức kiểu truyền thống và kênh phân phối đang được hiện đại hoá.
IV.1. Kênh phân phối truyền thống

Với cấu trúc hình tháp, kênh này có đỉnh là các nhà nhập khẩu hoặc các nhà sản xuất lớn của địa phương và chân tháp là hệ thống những người bán lại (thường là bán hàng rong). Giữa đỉnh và chân tháp này, tuỳ theo lĩnh vực, số lượng người trung gian (bán buôn, nửa bán buôn, bán lẻ, bán nhỏ lẻ) có thể dao động từ 2 đến 10.

Hoạt động của phương thức phân phối truyền thống này do các chợ điều chỉnh. Đại đa số người Bénin lấy hàng và tự do mặc cả từ những nơi trao đổi như vậy.
Có giá sàn chung cho mỗi sản phẩm nhập khẩu do các nhóm bán hàng ấn định hàng ngày.

Đôi khi mang tính chuyên ngành hơn (như đồ gốm bán tại chợ Adjara, sản phẩm tươi sống ở Ouando, gạo ở Kraké), các chợ này cho phép lưu thông các sản phẩm trong nước và quốc tế trên toàn lãnh thổ: cá, muối, dầu cọ, hàng công nghiệp đến từ phía Nam; gia súc, ngũ cốc, các loại củ đến từ phía Bắc. Các chợ này còn phục vụ việc trao đổi thương mại trong tiểu vùng, đặc biệt với Nigiê và Nigiêria.


Chợ quốc tế Dangtokpa tại Cotonou

Là một trong những thước đo của nền kinh tế Bénin, chợ Dantopka nằm tại Cotonou, thủ đô kinh tế của đất nước. Đây là chợ ngoài trời lớn nhất khu vực Tây Phi.

Nằm ở bờ Tây hồ Nokoué, ngay lối vào cầu mới Cotonou, gianh giới ngăn cách phần phía Bắc với phần phía Nam của thủ đô kinh tế Bénin.

Chợ này nổi tiếng trong tiểu vùng, thậm chí quốc tế bởi có nhiều thương nhân Tây Phi (Nigiêria, Mali, Buốc-ki-na Pha-xô, Ni-giê, Bờ Biển Ngà) và Trung Phi như Ca-mơ-run đến đây kinh doanh.

Người ta có thể tìm thấy ở đây những sản phẩm lương thực, hàng thủ công và hàng công nghiệp. Phần lớn những người bán hàng ở chợ Dantopka là phụ nữ (25.000 người), chuyên kinh doanh vải in hoa, đồ mỹ phẩm, rượu mùi, hàng nông sản thô hoặc chế biến. Trong số họ có những phụ nữ nối tiếng năng động trong lĩnh vực kinh doanh và tái xuất (một trong lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế). Dantopka là một trong những cực kinh tế thu hút chính của tiểu vùng Tây Phi, nhất là buôn bán loại vải in hoa nổi tiếng của Hà Lan có tên Wax.

Những thương nhân Nigiêria đến đây mua hàng. Phụ nữ Ca-mơ-run và Bờ Biển Ngà cũng rất thích đồ trang sức tại chợ Dankopka. Là mô hình của hội nhập tiểu khu vực, Dantopka thực sự còn là một chợ đen nơi có thể đổi đồng naira, tiền của Nigiêria. Ngoài ra Dantopka còn là trung tâm phân phối gia súc.

Dantokpa theo tiếng địa phương có nghĩa là  «trên bờ phá Dan». Theo tín ngưỡng bái vật linh của Bénin, Dan là vị thần rắn tượng trưng cho sự phồn thịnh và sung túc. Vẫn còn một bàn thờ vị thần này ở giữa chợ.

Khu chợ liên hợp này ban đầu rộng 13 hécta được xây dựng vào năm 1963, ngày nay rộng 18 hécta và đã lấn sang những khu nhà ở bên cạnh. Chợ do Công ty quản lý các chợ (SOGEMA), cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ Bénin quản lý. Nó thay thế cho chợ Tokpa cũ nằm gần cây cầu. Khu chính là một toà nhà lớn dài 66 m, rộng 44m, cao 3 tầng gồm 1100 chỗ trong đó có những shop cho thuê và cửa hàng. Bên cạnh toà nhà chính này còn có những kho hàng và các chòi lợp mái rạ do những người bán lương thực dựng lên với 5000 chỗ ngồi. Nếu tính cả khu đất trống thì tổng cộng có đến 20.000 chỗ ngồi với 25-30.000 người bán hàng rong. Chợ có một bãi để ôtô có người trông.

Do là nơi hội tụ quốc tế nên chợ không tránh khỏi các vấn đề về an ninh và môi trường. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến tính chất tiểu khu vực của chợ.
IV.2. Kênh phân phối hiện đại

Cuộc cạnh tranh của thị trường không chính thức và việc chuyên môn hoá của một số công ty thương mại lớn từ lâu đã kìm hãm sự phát triển của kênh phân phối hiện đại tại Bénin.

Gần đây, một số công ty (chủ yếu là doanh nghiệp thương mại tư nhân) đã rất nhanh nhạy với tiến triển trong thói quen tiêu dùng và sự xuất hiện của tầng lớp người tiêu dùng trung lưu. Chính vì vậy, những cơ cấu kiểu phương tây chuyên kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu (siêu thị lớn/nhỏ, nhượng quyền, đại diện, cửa hàng) đã ra đời.

Ngược với các kênh phân phối truyền thống chủ yếu hướng vào hàng lương thực thực phẩm và dệt may, các mạng lưới phân phối hiện đại nhắm vào tất cả các lĩnh vực và tận dụng hiện tượng bùng nổ của lĩnh vực thông tin liên lạc (điện thoại di động, mạng lưới Internet, tin học). Các mạng lưới phân phối chính do người Libăng và người Yorouba (dân tộc sống tại Bénin và Nigeria) kiểm soát.

Các chuyên gia dự đoán việc tăng số dân đô thị, nhất là ở Cotonou (thủ đô kinh tế) sẽ làm tăng số lượng các cơ cấu phân phối chính thức kiểu này.

V. Tập quán kinh doanh tại Bénin
Người Bénin thích gặp gỡ trực tiếp đối tác kinh doanh để thiết lập quan hệ tin tưởng. Nhìn chung, họ chú trọng đến cách ăn mặc. Các cuộc thảo luận thân mật về gia đình, chuyến đi và những sở thích thường diễn ra trước khi bàn đến công việc. Màn chào hỏi này khá quan trọng trước khi đi vào chủ đề chính. Những cuộc gặp như vậy có thể diễn ra tại một bữa ăn. Bạn cần nhớ rằng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại Bénin nên cần chuẩn bị các văn bản, lời giới thiệu và danh thiếp bằng tiếng Pháp hoặc song ngữ.

Cho dù mối quan hệ tin tưởng cá nhân với các đối tác Bénin là rất quan trọng, song nhìn chung vẫn cần có sự thận trọng trong các quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Đối với các đơn hàng đầu tiên, cần phải đảm bảo được thanh toán đầy đủ trước khi gửi hàng.

Việc sử dụng tín dụng thư có thể thực hiện được thông qua nhiều ngân hàng địa phương.

Nhìn chung, các DN nên mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (kiểu Coface của Pháp) trong khuôn khổ các hợp đồng quan trọng dù công hay tư.

Như đã nói ở trên, ngôn ngữ sử dụng chính thức trong các văn bản là tiếng Pháp. Các DN xuất nhập khẩu cần cảnh giác với các giao dịch trên mạng Internet, đặc biệt với các đối tác ở Bénin dùng ngôn ngữ khác (không phải tiếng Pháp) trong các văn bản chính thức vì đó có thể là một hình thức lừa đảo.

Nếu như một số nhà nhập khẩu lớn của Bénin chuyên vào một lĩnh vực thì phần lớn các DN nhập khẩu nước này lại kinh doanh theo cơ hội thị trường. Họ thường nắm rất rõ giá cả và chất lượng hàng hoá.

VI. Phương tiện thanh toán
VI.1. Các phương tiện thanh toán tại địa phương


  • Đồng tiền FCFA (franc Tây Phi) được dùng phổ biến nhất

  • Thẻ tín dụng cũng được sử dụng nhưng còn hạn chế (chỉ dùng trong khách sạn, một số cửa hàng)

  • Séc ngân hàng của Pháp và của Cedeao (Cộng đồng kinh tế các Quốc gia Tây Phi)


VI.2. Các phương tiện thanh toán xuất nhập khẩu
Đồng tiền tham chiếu ghi trên hoá đơn là Euro không có rủi ro hối đoái (1 euro = 655,957 FCFA, tháng 5/2007). Tuy nhiên, đồng đôla Mỹ cũng được sử dụng thường xuyên.

Mọi thanh toán bằng ngoại tệ giữa Bénin và nước ngoài, giữa những người cư trú thường xuyên và không thường xuyên tại Bénin phải được thực hiện trên thị trường hối đoái chính thức.



  • Việc chuyển tiền giữa các nước thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và những thành viên khác thuộc khu vực đồng franc được tự do với điều kiện phải xuất trình chứng từ.

  • Việc chuyển tiền giữa các nước thành viên UEMOA và một Nhà nước không phải thành viên khu vực đồng franc phải xin phép trước của cơ quan kiểm soát hối đoái (Bộ Tài chính) đối với mọi khoản tiền có tổng trị giá trên 300.000 FCFA.

Nên thường xuyên sử dụng việc xác nhận tín dụng hoặc bảo đảm ngân hàng để phòng rủi ro chủ nợ không trả.

Nên chọn séc ngân hàng, thời hạn 2 ngày và tín dụng thư, thời hạn 5 ngày làm phương tiện thanh toán.



Trong số các phương tiện thanh toán dùng trong giao dịch thương mại quốc tế, đồng Euro và tín dụng thư không huỷ ngang có xác nhận được sử dụng nhiều nhất.

Nên tránh sử dụng dịch vụ Western Union làm phương tiện thanh toán duy nhất.
VII. Giải quyết tranh chấp thương mại

Các cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng pháp lý thường kéo dài và kém hiệu quả. Giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng, thực hiện hợp đồng, khiếu nại, sở hữu đất đai và các vấn đề liên quan khác thuộc phạm vi xét xử của toà dân sự. Kkông có hệ thống toà thương mại xét xử chuyên biệt. Thêm nữa, không có cơ chế phù hợp để công bố quyết định của toà án đưa ra. Sự quá tải của các vụ dân sự làm cho vụ việc phải chờ đợi mất 1-2 năm trước khi được đưa ra toà xét xử. Trong những năm gần đây, thẩm phán cũng đã cố gắng thể hiện tính độc lập của mình mà không bị tác động bởi sự can thiệp của Chính phủ.

Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn là trở ngại chính đối với cơ quan tư pháp. Các doanh nghiệp và những người khởi kiện vẫn than phiền về tình trạng tham nhũng tràn lan tại các toà sơ thẩm cũng như tại các buổi xét xử hành chính.
VIII. Các kênh xúc tiến thương mại

Việc thông tin tiếp cận đương nhiên là rất cần thiết, có thể thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hoạt động sự kiện có mục tiêu rõ ràng. Những hoạt động sự kiện thường dựa trên các mạng lưới người bán lại hoặc các buổi biểu diễn âm nhạc đi kèm với việc phát hàng mẫu, phiếu mua hàng, tổ chức quay xổ số và giảm giá khuyến mại.

Ở Bénin cũng có một số hội chợ triển lãm mang tính quốc gia hoặc khu vực như Triển lãm ôtô quốc tế tổ chức tại Cotonou (2 năm một lần), Triển lãm quốc tế về các sản phẩm mới (INNOVSIDI, tổ chức thường niên).

Các phương tiện quảng cáo khác là truyền hình, radio, báo chí, áp phích, quảng cáo bằng âm thanh trên đường phố. Hai đài truyền hình và nhiều trạm phát sóng radio chia nhau thị trường quảng cáo. Các tờ nhật báo chính là La Nation, Le Matin và L’Aurore. Các báo ra hàng tuần là La Gazette du Golfe, Tam-Tam Express, Le Forum de la Semaine và bản tin thương mại CBCE Info. Ngoài ra còn có một trang Web của Bénin chuyên quảng cáo các doanh nghiệp và sản phẩm là http://www.beningate.com.




IX. Cách thức và xu hướng tiêu dùng tại Bénin
IX.1. Mức sống, sức mua và thói quen tiêu dùng

Mặc dù kinh tế tăng trưởng khá, nhưng tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ vẫn chiếm tới 27%. Theo một nghiên cứu gần đây thì trong khi đời sống của người dân thành phố được cải thiện thì đời sống của người dân nông thôn ngày một xấu đi. Do vậy, người dân đổ về các vùng đô thị ngày càng tăng, gây mất cân đối về phân bố dân cư trên lãnh thổ.

Tại Bénin lương đã tăng 49,24% từ năm 2000 đến 2004. Những người được hưởng lợi nhiều nhất là người dân đô thị. Cũng khó có thể biết được những khoản thu nhập do những công việc trong nền kinh tế ngầm tạo ra (ước tính 500.000 việc làm năm 2004).
Quy mô thị trường

GDP năm 2006: 4.526.000 USD

Tăng trưởng GDP (2006) : 4,5%

Tiêu dùng tư nhân/GDP (2006) : 3.508.000 USD

Tăng trưởng tiêu dùng tư nhân (2006): +3,01%

Tăng tưởng của tiêu dùng tư nhân (1990-2002) : + 3,4%/năm

Dân số năm 2006 : 8,7 triệu người

Tăng trưởng dân số 2002-2015 : + 2,4%.

Dưới 15 tuổi : 45,4% dân số

Từ 15 đến 65 tuổi : 51,9%

Dân đô thị : 44% (63% năm 2015).
Mức sống 

GDP/người (ngang giá sức mua-2006) : 1050 USD

Tuổi thọ trung bình (2006) : 55,5 tuổi

Tỷ lệ mù chữ (2006) : 60%

Tỷ lệ tử vong ở trẻ em (trên 1000 trẻ) : 93

Số dân có nước sạch sử dụng : 63%

Tỷ lệ sinh đẻ/1 phụ nữ: 5,3

Số liệu điều tra của Thương vụ Pháp tại Bénin

Số hộ gia đình có mức tiêu thụ hàng hàng năm tính theo ngang giá sức mua

Hơn 30.000 euro: trên 4,7 % số hộ gia đình  

Hơn 15.000 euro: 8,1 % số hộ  

Dưới 5.000 euro: 53 % số hộ gia đình




Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương