Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin


Quan hệ thương mại giữa Bénin và Nigeria



tải về 0.96 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích0.96 Mb.
#33427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Quan hệ thương mại giữa Bénin và Nigeria

Bénin duy trì quan hệ kinh tế và thương mại ưu tiên với Nigeria. Ngoài những lý do xã hội và lịch sử, những mối quan hệ này còn gắn liền với các chính sách thương mại và tiền tệ của Nigeria. Ba năm qua (từ 2003 đến 2005) được đánh dấu bởi chính sách hạn chế nhập khẩu của Nigeria đối với hàng đến từ Bénin, Togo và Ghana. Tháng 8/2003, Nigeria đã cấm nhập khẩu 44 loại sản phẩm đến từ ba nước này trong đó có gạo, gia cầm chế biến và dầu ăn, những mặt hàng góp phần đáng kể vào giá trị xuất khẩu của Bénin. Các doanh nghiệp kinh doanh lớn đã phải giảm hoạt động. Ngoài ra, việc tăng cường kiểm tra các mặt hàng cấm nhập khẩu do Nigeria áp dụng cũng như việc đe doạ đóng cửa hoàn toàn biên giới vào đầu năm 2004 đã tác động tiêu cực đến cầu của Nigeria đối với các sản phẩm của Bénin.

Tuy nhiên, sự năng động của các mạng lưới thương mại không chính thức đã giúp giảm thiểu ngay từ đầu năm 2004 những ảnh hưởng của các biện pháp cấm nhập khẩu này. Năm 2005 được đánh dấu bởi sự kiện giảm bớt căng thẳng trong quan hệ thương mại với Nigeria. Một hiệp định song phương đã được ký vào tháng 4/2005 cho phép các doanh nghiệp Bénin xuất khẩu sang Nigeria các mặt hàng sản xuất tại Bénin nhưng cấm hoạt động tái xuất. 12 doanh nghiệp đã được phép xuất khẩu các sản phẩm dệt, dầu ăn và vật liệu xây dựng. Trong trao đổi thương mại với Nigiêria, các doanh nghiệp tư nhân của Bénin thường than phiền về việc chính quyền Nigeria không tôn trọng các quy định thương mại đã ký giữa hai nước. Tuy nhiên, những cố gắng để xác định lại biên giới chung giữa Nigiêria và Bénin và giảm bớt những hạn chế nhập khẩu từ Bénin của Nigiêria sẽ giúp bình thường hoá quan hệ thương mại giữa hai nước.

Bénin xuất khẩu chủ yếu bông, sản phẩm dệt (chiếm tới 72% nguồn thu ngoại tệ) và hàng tái xuất. Ngược lại, nước này nhập khẩu các sản phẩm lương thực thực phẩm (31,2% tổng giá trị nhập khẩu năm 2005). Tuy nhiên, rất khó ước tính các luồng hàng vì tình trạng buôn lậu qua biên giới với Nigeria rất phổ biến. Việc tự do hoá thương mại thực hiện tại Bénin mạnh mẽ hơn ở Nigeria - quốc gia đông dân nhất châu Phi, nơi áp dụng thuế quan cao và các hàng rào bảo hộ nhập khẩu. Do vậy, hàng lậu được vận chuyên qua biên giới rất nhiều. Ví dụ, cảng Cotonou (Bénin) là cảng quá cảnh chính của xe ôtô cũ tại Tây Phi, đa số xe sau đó được đưa sang Nigiêria mặc dù không được khai báo như khi đến Bénin. Ngược lại, Bénin nhập lậu phần lớn các sản phẩm dầu lửa của Nigiêria vì nước này trợ giá dầu lửa.
Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam-Bénin

I.1. Quan hệ Việt Nam-Bénin

Việt Nam và Bénin thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14/3/1973. Quan hệ hai nước là rất tốt đẹp. Việt Nam và Bénin có những điểm tương đồng: Trong quá khứ hai nước đều đã tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc để giành lại độc lập và tự do. Trước đây khi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng lại tại Bénin. Người đã viết nhiều bài báo ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng chống đế quốc của các dân tộc châu Phi trong đó có Bénin. Ngày nay nguời dân Bénin vẫn luôn nhớ đến CT Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cho rằng nếu không có Việt Nam thì sẽ không có cuộc cách mạng ở châu Phi, nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ, châu Phi sẽ không giành được độc lập.

Trong thời gian qua, quan hệ song phương đã không ngừng được củng cố với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao.

Về phía Việt Nam có các chuyến thăm Bénin của Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (1978), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1980), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình dự Hội nghị Cấp cao khối Pháp ngữ tại Bénin (1995), Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1996), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (2003)…

Về phía Bénin có Đoàn của Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Pierre Osho (1997), Tổng thống Bénin Mathieu Kérékou sang Việt Nam dự Hội nghị cấp cao 7 các nước có sử dụng Tiếng Pháp (11/1997), Tổng thống Boni Yayi (11/2006)…

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006, Tổng thống Boni Yayi và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhất trí hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực đa dạng hóa nông nghiệp, y tế, thương mại. Hai nước cần triển khai mạnh mẽ Chương trình hành động Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2004-2010 nhằm củng cố và tăng cường quan hệ với các nước châu Phi trong đó có Bénin.

Tổng thống Boni Yayi mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm giúp Bénin vượt qua thách thức về an ninh lương thực; hy vọng Việt Nam sẽ sớm mở cơ quan thương vụ tại Bénin (Hiện nay, Bénin cử Đại sứ thường trú ở Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam, ta cử Đại sứ ở An-giê-ri kiêm nhiệm Bénin).
Tổng thống Boni Yayi khẳng định Hội nghị Việt Nam - châu Phi lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam đã rất thành công, hy vọng hội nghị lần thứ hai sẽ được tổ chức ở châu Phi và Bénin sẵn sàng đứng ra đăng cai hội nghị này.

Về các văn bản pháp lý, hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hoá, KHKT (1996) ; Việt Nam, Bénin và FAO đã đã ký Hiệp định ba bên giúp Bénin phát triển lúa nước (11/1998); Bộ Ngoại giao hai nước cũng đã ký Hiệp định tham khảo chính trị và ngoại giao (2003).


I.2. Quan hệ thương mại Việt Nam-Bénin
Trong chuyến tháp tùng Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm Bénin năm 2003, Thứ trưởng Thương mại Đỗ Như Đính đã trao cho phía bạn dự thảo Hiệp định Thương mại Việt Nam-Bénin để Bạn nghiên cứu tiến tới ký kết trong thời gian thích hợp. Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Marốc được giao kiêm nhiệm thị trường Bénin.

Trao đổi thương mại song phương thời gian qua còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của hai nước. Năm 2006, giá trị hàng hóa Việt Nam xuất sang Bénin đạt 6,1 triệu USD, nhập khẩu từ Bénin hơn 2,2 triệu USD, tăng đáng kể so với con số hơn 2 triệu USD tổng giá trị XNK hai chiều năm 2005.



Bảng 7. Xuất khẩu của Việt Nam sang Bénin năm 2006


Tên hàng

Trọng lượng

( tấn )

Trị giá

( USD )

G¹o

4975

1.236.335

Hµng dÖt may




310.058

S÷a & s¶n phÈm s÷a




300.362

Nguyên phụ liệu thuốc lá




290.418

Gç & s¶n phÈm gç




253.618

S¶n phÈm chÊt dÎo




10.029

Hàng hoá khác




3.701.569

Tổng cộng :




6.102.389


Nguồn : Hải quan Việt Nam
Bảng 8. Nhập khẩu của Việt Nam từ Bénin năm 2006


Tên hàng

Trọng lượng

( Tấn )

Giá trị

( USD )

Bông các loại

1265

1.638.858

V¶i c¸c lo¹i

 

37.581

M¸y mãc thiÕt bÞ, phô tïng

 

15.830

Hàng hoá khác




525.664

Tổng cộng :




2. 217.933

Nguồn : Hải quan Việt Nam

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu 2007, các DN Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Bénin 14,2 triệu USD tăng hơn gấp đôi giá trị xuất khẩu cả năm 2006 (6,1 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính là hàng dệt may, gạo, thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá, sản phẩm chất dẻo, giày dép các loại, gỗ và các sản phẩm gỗ, dầu mỡ động vật


Bảng 9. Xuất khẩu của Việt Nam sang Bénin 9 tháng đầu năm 2007


STT

Tên mặt hàng

Giá trị (USD)

1

Hàng dệt may

5805772

2

Gạo

4549160

3

Thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá

3013531

4

Sản phẩm chất dẻo

67844

5

Giày dép các loại

53756

6

Gỗ và các sản phẩm gỗ

38784

7

Dầu mỡ động vật

29316

8

Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

6051

9

Hàng hoá khác

672939




Tổng cộng

14.237.153




Nguồn : Hải quan Việt Nam
Về nhập khẩu, trong 9 tháng đầu năm, ta đã nhập từ Bénin các mặt hàng bông các loại, sắt thép phế liệu và vải với tổng giá trị 4,3 triệu USD tăng gấp đôi kim ngạch nhập khẩu cả năm 2006 (2,2 triệu USD).
Bảng 10. Nhập khẩu của Việt Nam từ Bénin 9 tháng đầu năm 2007


STT

Tên mặt hàng

Giá trị (USD)

1

Bông các loại

3503910

2

Sắt thép phế liệu

787253

3

Vải

46043




Tổng cộng

4.337.206




Nguồn : Hải quan Việt Nam
Bénin là nước có tình hình chính trị xã hội khá ổn định, đang đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế.

CH Bénin là thành viên của WTO từ rất sớm, hoạt động XNK tự do, thuế suất thấp. Chợ và cửa hàng giống như ở Việt Nam cách đây 15 năm. Giá hàng tiêu dùng cao hơn ở Việt Nam hiện nay khoảng 5-10%. Hàng giá rẻ của Ấn Độ và Trung Quốc bán rất nhiều ở chợ. Chỉ có vài siêu thị cỡ nhỏ chuyên phục vụ ngoại kiều nhưng hàng hoá còn rất ít và giá bán đắt hơn của ta. Đáng chú ý có chợ Dantopka nằm tại Cotonou, là chợ ngoài trời lớn nhất khu vực Tây Phi. Chợ này nổi tiếng trong tiểu vùng, thậm chí quốc tế bởi có nhiều thương nhân Tây Phi (Nigiêria, Mali, Buốc-ki-na Pha-xô, Ni-giê, Bờ Biển Ngà) và Trung Phi như Ca-mơ-run đến đây kinh doanh.

Cơ chế xuất nhập khẩu của Bénin khá thông thoáng nhưng hoạt động kinh doanh xuất khẩu chủ yếu do người nước ngoài (Libăng, Ấn Độ, Trung Quốc) nắm giữ. Thị trường Bénin nói riêng và khu vực Tây Phi nói chung có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng mà Việt Nam sản xuất.

Bénin có vị trí địa lý thuận lợi trông ra Vịnh Ghi-nê, nằm trong không gian Pháp ngữ của Liên minh kinh tế và Tiền tệ Tây phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia và đặc biệt giáp với thị trường lớn Nigiêria, điểm đến của hàng nhập khẩu qua Bénin (ước tính 60% tổng giá trị nhập khẩu của nước này). Do thuế nhập khẩu thấp hơn Nigiêria, hệ thống ngân hàng tương đối hiện đại, đặc biệt cảng Cotonou của Bénin được coi là điểm trung chuyển hàng hoá an toàn sang các thị trường khu vực các nước Tây Phi nên nước này được xem như ngã tư của khu vực Tây Phi.

Bénin lại có các thế mạnh riêng về nguồn nguyên liệu bông và các sản phẩm nông nghiệp (sắn, điều, dứa, cây có dầu...), có nguồn nhân công chất lượng, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác, mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài.

Một số trang Web doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Bê-nanh là



  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin (CCIB), địa chỉ :

www.ccib.bj (mục répertoire des entreprises/Téléchargement).

Trang web các nước thuộc khu vực đồng Franc châu Phi (Trung và Tây Phi) http://www.izf.net/izf/ee/pro/index_frameset.asp?url=http://www.izf.net/izf/EE/pro/benin/5031.asp.

Tháng 5/2007, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Marốc, Công ty Artexport HCM đã có chuyến khảo sát Bénin và đã ký với Công ty EGP - Bénin 1 hợp đồng theo đó Công ty Artexport mua 1000 tấn hạt điều thô của Bénin với tổng trị giá hơn 500.000 USD, giao hàng trong quí 3/2007 làm ba đợt mỗi đợt cách nhau một tháng để quy vòng vốn và phù hợp với năng lực sản xuất, thanh toán bằng L/C; Thoả thuận thành lập Công ty Artexport Bénin có trụ sở tại Cotonou (Liên doanh giữa Cty Artexport và Công ty EGP) nhằm triển khai các chương trình hợp tác giữa 2 Công ty trong tương lai; Thoả thuận về việc Artexport sẽ cung cấp một số mặt hàng tiêu dùng và nông sản cho Công ty EGP (gạo, may mặc, giầy dép, điện tử, mỳ ăn liền, điện gia dụng, xe đạp, xe máy, phụ tùng ôtô, văn phòng phẩm và đồ thể thao) dự kiến mỗi tháng giao cho phía Bénin 2 côngtennơ trị giá khoảng 50.000 USD thanh toán bằng L/C. Đồng thời phía Artexport HCM sẽ nhập khẩu thêm một số mặt hàng nguyên liệu từ Bénin như bông, gỗ ...; Xem xét việc ký kết hợp đồng đổi hàng. Artexport cũng đề nghị lập xưởng bóc vỏ hạt điều thô ngay tại Bénin để có nhân điều bán thành phẩm giao sang Việt Nam nhằm giảm phí vận tải hạt điều thô mà phần vỏ chiếm khối lượng lớn.

Như đã trình bày, Bénin là thành viên của Liên minh kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia (72 triệu dân) với những quy định xuất nhập khẩu giống nhau cho nên nếu thâm nhập thành công vào thị trường này, hàng của ta có thể vào được các nước thành viên khác. Ngoài ra, Bénin còn là nước giáp biên với Nigiêria, nước đông dân nhất châu Phi (132 triệu dân), với các hoạt động xuất nhập khẩu rất nhộn nhịp cũng mở ra cơ hội cho hàng xuất khẩu của ta.


I.3. Một số giải pháp phát triển xuất khẩu vào thị trường Bénin
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ít nhất 25% /năm vào thị trường, trong thời gian tới, Chính phủ và doanh nghiệp cần một số giải pháp sau:

+ cấp Chính phủ:

- Trước mắt cần đề nghị phía Bénin nghiên cứu Dự thảo Hiệp định Thương mại Việt Nam-Bénin mà ta đã trao cho Bạn tháng 11/2003 để hai bên sớm ký kết, tạo khung pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hoạt động.

- Về lâu dài có thể mở cơ quan Thương vụ tại Bénin vì nước này có vị trí địa lý thuận lợi, là nước quá cảnh hàng hoá đến các nước nằm sâu trong lục địa (Mali, Niger, Ghana) và nước láng giềng Nigiêria, có cảng biển, sân bay quốc tế, hệ thống ngân hàng tương đối hiện đại, tình hình chính trị ổn định. Trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm 2006, Tổng thống Boni Yayi cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ sớm mở cơ quan đại diện thương mại tại Bénin (Hiện nay, Bénin cử Đại sứ thường trú tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam, ta cử Đại sứ ở An-giê-ri kiêm nhiệm Bénin).

- Tăng cường các chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước, Chính phủ, cấp Bộ có doanh nghiệp tháp tùng (trong chương trình XTTM trọng điểm quốc gia) để tìm hiểu thông tin thị trường, thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp. Hiện nay với chính sách ngoại giao nguyên thủ, Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường Bénin nói riêng và châu Phi nói chung. Bên cạnh quan hệ thương mại thông thường, Chính phủ Trung Quốc cấp những khoản viện trợ không kèm theo điều kiện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy. Chính vì vậy, năm 2006, lần đầu tiên Trung Quốc đã trở thành đối tác XNK số 1 của Bénin, vị trí mà Pháp duy trì từ nhiều năm nay.

- Tiếp tục tìm kiếm thông tin thị trường Bénin qua các cơ quan như Đại sứ quán Bénin tại Marốc, Bộ Công Thương Bénin, Phòng TM và CN Bénin, Thương vụ Pháp tại Bénin… để biên soạn gửi về Bộ và phổ biến cho các DN trong nước; Giới thiệu các trang Web chính thức của Bénin về địa chỉ doanh nghiệp nước sở tại, cách thức tìm hiểu khả năng hoạt động của đối tác Bénin.

- Tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với Bénin qua các tổ chức, diễn đàn quốc tế như Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết và các chương trình phát triển Liên hiệp quốc (Việt Nam, Bénin và FAO đã đã ký Hiệp định ba bên giúp Bénin phát triển lúa nước tháng 11/1998). Hiện vẫn còn chuyên gia nông nghiệp VN đang làm việc tại Bénin. Ngoài ra cần mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực giáo dục, y tế, nuôi trồng thuỷ sản…
+ cấp doanh nghiệp:

- Để thâm nhập thị trường, ngoài việc hiểu rõ các mặt thuận lợi và khó khăn khi làm ăn tại châu Phi nói chung và thị trường Bénin nói riêng, doanh nghiệp VN cần phải quan tâm tìm hiểu kỹ về đặc điểm thị trường, tiềm năng, mặt mạnh mặt yếu, chính sách thương mại và đầu tư, chế độ XNK, các qui định về thuế hải quan, tập quán thương mại v.v... đặc biệt cần có tính kiên trì, cởi mở, xây dựng lòng tin và sự hợp tác lâu dài trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

- Cần tăng cường các chuyến thăm dò khảo sát trị trường, tiếp xúc trực tiếp, nhất là tham gia các chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia do các Bộ ngành tổ chức

- Bên cạnh việc tìm thị trường xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp VN cũng cần quan tâm đến việc hợp tác đầu tư tại chỗ (trên một số lĩnh vực chế biến nông sản, đánh bắt hải sản...) để khai thác nguồn nguyên liệu và XK sang các nước thứ ba, nhất là các nước láng giềng (Nigiêria) và các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA).

- Thiết lập quan hệ đại lý hoặc liên doanh, sử dụng người bản địa để tận dụng những kiến thức thị trường, phong tục tập quán và ngôn ngữ địa phương (tiếng Pháp).

- Tìm hiểu đối tác thương mại Bénin qua Thương vụ Việt Nam tại Marốc, các cơ quan chính thức và các ngân hàng được cấp phép của Bénin (xem mục Các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang Bénin).



Chương 3: Thâm nhập thị trường Bénin
I. Một số cơ hội kinh doanh tại thị trường Bénin
I.1. Giới thiệu ngành sản xuất và xuất khẩu bông của Bénin

Cùng với hoạt động thương mại, ngành hàng bông là một trong những cột trụ của nền kinh tế Bénin. Thật vậy, lĩnh vực này đóng góp 14% GDP về giá trị gia tăng và chiếm 60% mạng lưới công nghiệp quốc gia. Hiện nay Bénin có khoảng 325.000 cơ sở khai thác bông, 27 xí nghiệp công nghiệp bông sử dụng 3500 lao động. Mặt khác, trên tổng số dân khoảng 8 triệu có 3 triệu người có thu nhập tài chính từ cây bông. Cuối cùng, ngành này còn đóng góp 45% nguồn thu thuế (chưa tính thuế quan) của Nhà nước. Bông là sản phẩm xuất khẩu chính của Bénin, chiếm từ 50% đến 75% xuất khẩu hàng năm của nước này.

Năm 2005, bông chiếm 58,88% tổng xuất khẩu của Bénin (137,55 triệu Euro) thậm chí chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu năm 2003.

Nhìn chung, mặc dù xuất khẩu bông có sự tiến triển tương phản trong 5 năm qua song người ta vẫn dễ dàng nhận thấy xu hướng giảm tỷ trọng của ngành này qua bảng dưới đây.


Bảng 11. Tình hình xuất khẩu bông của Bénin từ 2001-2005

Đơn vị : Triệu euro

Tên sản phẩm

2001

2002

2003

2004

2005

Bông

142,38

134,79

169,00

168,00

137,55

Tỷ trọng XK

62,07%

52,77%

70,23%

69,41%

58,88%

Tổng giá trị XK

229,38

255,39

240,64

241,98

233,63

Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương