Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin


Chế độ giảm thuế đặc trưng theo lĩnh vực đầu tư « trọng yếu »



tải về 0.96 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích0.96 Mb.
#33427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chế độ giảm thuế đặc trưng theo lĩnh vực đầu tư « trọng yếu »

Những ưu đãi trong khuôn khổ chế độ này là khả năng khấu trừ các khoản lợi nhuận có thể áp thuế với tổng số tiền tối đa bằng 50% các khoản tiền thực chi khi thực hiện đầu tư.

Tuy nhiên, việc khấu trừ này chỉ có thể áp dụng với tỷ lệ 50% lợi nhuận có thể đánh thuế của từng tài khoá, trong giai đoạn 4 năm bắt đầu kể từ tài khoá có chương trình đầu tư được thông qua.
XV. Giới thiệu khu chế xuất công nghiệp Bénin
Ý tưởng thành lập Khu chế xuất công nghiệp có từ năm 1999 với mục tiêu giúp các doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu không phải chịu hàng rào thuế quan và được đối xử thuận lợi đặc biệt về nhập khẩu hàng hoá, thuế và phí, xây dựng cơ sở hạ tầng. DN còn được hưởng những quy định khác trong ngành công nghiệp có thể áp dụng ngoài khu chế xuất công nghiệp

Tuy nhiên, mãi đến tháng 10/2003, thủ tục thành lập (hoạt động và tổ chức) mới được quy định trong Nghị định 2003-400 ngày 13/10/2003.

Ngày 8/9/2005, Tổng thống nước CH Bénin đã ban hành Luật số 2005-16 về chế độ chung của khu chế xuất tại CH Bénin. Luật này nêu rõ:


  • Những lợi thế dành cho DN

  • Chế độ các doanh nghiệp

  • Chế độ hàng hoá và dịch vụ

  • Chế độ việc làm và nhân công

  • Những biện pháp xử phạt áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định



XV.1. Những điều kiện để được cấp phép hoạt động trong khu chế xuất
Để được vào hoạt động trong khu chế xuất, các doanh nghiệp phải cam kết đáp ứng đồng thời những điều kiện sau:

  • Bảo đảm xuất khẩu ít nhất 65% sản lượng hàng năm

  • Ưu tiên dành việc làm thường xuyên cho người dân Bénin có tay nghề tương đương với những người không mang quốc tịch Bénin

  • Đóng góp đào tạo người lao động Bénin để có thể đảm đương những công việc đòi hỏi tay nghề cao trong khu chế xuất

  • Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu và vật tư xuất xứ từ Bénin có tính cạnh tranh tương đương ở nơi khác

Để được chấp nhận vào khu chế xuất, cần phải gửi hồ sơ kèm theo phác thảo đề án bao gồm 1 hồ sơ pháp lý, 1 hồ sơ kỹ thuật và 1 hồ sơ kinh tế và tài chính đến Uỷ ban cấp phép thông qua Cơ quan quản lý khu chế xuất công nghiệp. Việc cấp phép sẽ được thực hiện bằng một Nghị định liên Bộ sau khi có ý kiến của Uỷ ban cấp phép (Uỷ ban này có số đại biểu ngang nhau trong lĩnh vực công và tư) do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm chủ tịch.

Sau khi gửi đơn, giấy phép sẽ được cấp trong thời hạn 30 ngày làm việc đối với doanh nghiệp và 45 ngày đối với những người khởi xướng khu chế xuất.

Sau khi nhận được thông báo cấp phép, một khu vực địa lý sẽ được giao cho nhà đầu tư, việc thuê đất được thực hiện thông qua một hợp đồng thuê dài hạn với giá từ 150 FCFA đến 300 FCFA/m2/năm.


XV.2. Đặc điểm khu chễ xuất công nghiệp

Khu chế xuất công nghiệp Bénin là một khu vực liền kề bao gồm các khu vực địa lý đã được xác định gianh giới và các điểm chế xuất có thể đặt ở mọi nơi trên lãnh thổ quốc gia.

Theo điều luật về chế độ chung của khu chế xuất, có 3 khu vực địa lý được xác định gianh giới :

Khu 1, được trang bị nhiều cơ sở hạ tầng cơ bản: Cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt, viễn thông (nằm ở phía Nam đất nước)

Khu 2, được trang bị cơ sở hạ tầng ở mức trung bình (miền Trung)

Khu 3, được trang bị cơ sở hạ tầng ít hơn (miền Bắc).
Vùng có khu 1 nằm ở phía Đông thủ đô kinh tế Cotonou tại xã Sèmè-Kpodji giáp biên giới với Nigiêria, có tổng diện tích 230 hécta. Khoảng cách từ khu vực này tới cảng biển Cotonou và sân bay quốc tế chỉ là 20km. Khu 1 có mạng lưới đường bộ lớn nhất đất nước chạy qua.

Việc thiết lập các công trình tiền xây dựng theo từng giai đoạn đang được tiến hành. Phần ưu tiên thực hiện chiếm diện tích 40 ha, gồm các công việc như làm sạch vệ sinh và lát đường, lắp đặt điện nước, điện thoại, an ninh, thu gom và xử lý rác thải, xây dựng khu hành chính và khu phụ.



XV.3. Việc quản lý khu chế xuất công nghiệp

Việc quản lý và xúc tiến các khu vực địa lý tại các khu chế xuất và điểm chế xuất được giao cho lĩnh vực tư nhân thông qua Cơ quan quản lý Khu chế xuất công nghiệp Bénin (A-ZFI).

Là công ty vô danh với số vốn 1,2 tỷ FCFA trong đó Nhà nước là cổ đông nắm giữ 20%, A-ZFI có Hội đồng quản trị 12 thành viên do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin (CCIB) làm Chủ tịch (ông Ataou SOUFIANO). 1 tổng giám đốc và nhóm lãnh đạo bao gồm 5 người đã bắt đầu làm việc từ ngày 1/3/2005.


  1. ZFI có những nhiệm vụ chính sau:

  • Tìm kiếm các nhà đầu tư đủ khả năng hoạt động tại Khu chế xuất công nghiệp.

  • Đảm bảo trợ giúp hành chính cho các nhà đầu tư, tức là đi cùng với họ trong tất cả các thủ tục và cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu hồ sơ xin cấp phép

  • Đảm bảo việc theo dõi các hoạt động của các nhà đầu tư đã được cấp phép

  • Là cầu nối giữa các nhà đầu tư được cấp phép và Nhà nước

  • Tiến hành tất cả các hoạt động cần thiết để khu chế xuất hoạt động tốt và thúc đẩy phát triển khu vực này

Cho đến nay, đã có hơn 40 nhà đầu tư với tổng số vốn khoảng 40 tỷ FCFA quan tâm đến khu chế xuất công nghiệp của Bénin. Khoảng 10 hồ sơ xin cấp phép đang được xử lý. Giấy phép đầu tiên đã được cấp ngày 29/9/2005 cho một liên doanh Bénin-Hà Lan đặt tại một điểm chế xuất tại khu vực Tchaourou (miền Trung đất nước).
XV.4. Những lợi thế và đảm bảo trong khu chế xuất
Những lợi thế về thuế hải quan

Trong khuôn khổ các hoạt động gắn liền với việc cấp phép, về nhập khẩu, kể từ ngày cấp phép, các doanh nghiệp sẽ được miễn các loại thuế và phí nhập khẩu (trừ các loại thuế cầu đường) đối với:



  • Máy móc

  • Trang thiết bị và công cụ

  • Linh kiện thay thế hoặc linh kiện đặc trưng dành cho trang thiết bị nhập khẩu

  • Xe cộ công trường

  • Nguyên liệu và bán thành phẩm

  • Các sản phẩm dành cho việc đóng gói sản phẩm chế biến

  • Nhiên liệu

  • Vật liệu xây dựng

  • Thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm

  • Thiết bị và phụ tùng tin học

  • Máy phát điện và phụ tùng

  • Máy móc viễn thông

  • Máy móc điều hoà không khí của DN

  • Phòng lạnh

Giảm 60% tổng số thuế và phí nhập khẩu đối với xe ôtô thương mại do các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động tại khu chế xuất mua trong khuôn khổ các hoạt động của mình.

Đối với xuất khẩu, các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động tại khu chế xuất chỉ duy nhất phải thanh toán thuế đường sá (kể từ ngày được cấp phép) đối với các sản phẩm gia công hoặc chế tạo trong các khu chế xuất và tại các điểm chế xuất.


Những lợi thế về thuế

Kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp có thể được:



  • Miễn thuế lợi nhuận công nghiệp và thương mại trong 10, 12 và 15 năm đầu tồn tại tương ứng với các khu vực 1, 2 và 3.

  • Giảm thuế lợi nhuận công nghiệp và thương mại với tỷ lệ 20% trong 5 năm kể từ năm hoạt động thứ 11, 13 và 16 của doanh nghiệp tương ứng với khu 1, 2 và 3.

  • Giảm 4% chi phí của chủ DN trong 5 năm đầu hoạt động

  • Giảm 5% thuế thu nhập giá trị động sản trong 5 năm đầu hoạt động

  • Miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) trong thời gian hoạt động đối với việc giao sản phẩm bán gia công, bao bì, giao hàng cho chính DN nếu hoạt động này nằm trong quá trình sản xuất của DN.

  • Miễn thuế tài sản sở hữu được xây dựng và không xây dựng cho thời hạn 10 năm.

  • Miễn thuế môn bài trong thời hạn 10 năm.


Những lợi thế khác

Theo những quy định hiện hành, các doanh nghiệp và những người khởi xướng bất động sản đang hưởng chế độ khu chế xuất công nghiệp có thể :



  • sử dụng mạng lưới viễn thông riêng

  • sản xuất năng lượng để tiêu thụ riêng

  • có các tài khoản bằng ngoại tệ


Các bảo đảm

  • Tự do ấn định giá và phítrong khuôn khổ những giao dịch giữa các doanh nghiệp của khu chế xuất công nghiệp hoặc giữa các DN này và những thị trường nước ngoài

  • Có thể tự cung ứng hàng hoá và dịch vụ từ doanh nghiệp hoặc công ty mình lựa chọn

  • Các nhân viên nước ngoài và gia đình họ được hưởng quyền tự do vào, lưu trú, đi lại và ra ngoài trong khuôn khổ các văn bản hiện hành

  • Được hưởng quyền tự do quản lý với điều kiện tôn trọng quy định hiện hành tại những nước thuộc Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA).

  • Được hưởng quyền tự do chuyển vốn, đặc biệt là lợi nhuận và cổ tức sau khi được hạch toán hợp thức và các nguồn vốn có được trong trường hợp nhượng hoặc ngừng hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ tôn trọng quy định hiện hành tại những nước UEMOA.


Địa chỉ : Cơ quan quản lý Khu chế xuất công nghiệp (A-ZFI)

Agence d’Administration de la Zone Franche Industrielle

Immeuble Sainte Trinité, 01BP33, République du Bénin

Tel : + 229 21 32 78 81/82

Fax : + 229 21 32 78 85

Email : info@a-zfibenin.com

Website : www.a-zfibenin.com


XVI. Giới thiệu cảng biển Cotonou
Cảng quốc tế Cotonou, một trong 3 trụ cột kinh tế
Nằm giữa thủ đô kinh tế của Bénin, cảng Cotonou thường được xem là lá phổi của nền kinh tế, chiếm tới 90% trao đổi thương mại của nước này và đóng góp 45-50% nguồn thu thuế và 80-85% nguồn thu hải quan. Cùng với mặt hàng bông và hoạt động tái xuất, đây được xem là một trong ba trụ cột của nền kinh tế.

Từ năm 1965, Cảng tự quản Cotonou (PAC) do một công ty công nghiệp và thương mại của Nhà nước quản lý, có pháp nhân và tự chủ về tài chính. Đặt dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Giao thông-Công chính, Công ty Cảng Cotonou phụ trách việc quản lý, bảo dưỡng và khai thác cảng. Về mặt quy chế, Công ty này còn đảm đương việc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng cũng như cải thiện năng lực bốc dỡ hàng.

Cảng Cotonou có đủ những thế mạnh để nắm giữ vai trò sân sau của Bénin, với chức năng chuyên phối hàng trong khu vực (Bénin hướng nhiều tới lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chiếm trên 50% GDP).

Thật vậy, nhờ vị trí địa lý của mình, Bénin là cửa ngõ ra biển tự nhiên gần nhất đối với các nước nằm sâu trong lục địa khu vực Tây Phi như Nigiê, Buốckina Phaxô, thậm chí cả Mali. Cảng Cotonou cũng là điểm quá cảnh của hàng hoá đi Nigiêria. Có khoảng 60-70% hàng nhập khẩu của Bénin được tái xuất một cách chính thức hoặc không chính thức sang nước này mặc dù năm 2003, Nigiêria đã tiến hành hạn chế nhập khẩu. Cảng Cotonou tận dụng được những điểm yếu của cảng Apapa-Nigiêria (không an toàn, ứ đọng hàng hoá) nằm cách đó chỉ 130km và giúp các doanh nghiệp Nigiêria hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ngầm tránh được những khoản thuế rất cao đối với một số sản phẩm nhập khẩu vào đất nước đông dân nhất châu Phi này (130 triệu người). Bénin có 800 km đường biên giới chung với Nigiêria.

Với mức tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm kể từ năm 1965, lưu lượng của cảng Cotonou lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 4 triệu tấn vào năm 2003 (+23% so với năm 2002) do tận dụng được cuộc khủng hoảng tại Bờ Biển Ngà.

Tuy nhiên, sự phát triển này đã bị ngừng lại từ năm 2004 với lưu lượng hàng nhập khẩu qua cảng giảm xuống còn 3,5 triệu tấn (-7,5% so với năm 2003). Về lưu lượng hàng xuất khẩu, nhỏ hơn rất nhiều, giảm 4,5% chỉ ở mức 448 220 tấn năm 2004.

Việc giảm lưu thông hàng hoá qua cảng là do những biện pháp hạn chế nhập khẩu từ phía Nigiêria áp dụng kể từ năm 2003. Một nguyên nhân khác là việc sử dụng cảng Cotonou của các nước nằm xa bờ biển đã giảm. Hàng quá cảnh đi Mali đã giảm từ 13.977 tấn xuống còn 424 tấn năm 2004 (tức là giảm 97%). Hàng quá cảnh qua cảng Cotonou đi Buốckina Phaxô chỉ ở mức 25 265 tấn trong khi năm 2003 là 37 215 tấn (giảm 32%). Cuối cùng, hàng quá cảnh đi Nigiê cũng giảm từ 799 961 tấn năm 2003 xuống còn 671 446 tấn năm 2004 (giảm 16%).

Năm 2005, theo những thống kê vừa công bố, đã có sự phục hồi hoạt động cảng Cotonou : Có 4 552 022 tấn hàng nhập khẩu qua cảng, tăng 29,3% so với năm 2004 và 588 616 tấn hàng xuất khẩu, tăng 31,3% so với năm trước.

Tuy nhiên, những kết quả này phần nhiều phụ thuộc vào những hoàn cảnh đặc biệt: tăng xuất khẩu bông đột biến do vụ thu hoạch cao hơn dự báo, việc vận chuyển hàng lương thực cứu trợ khẩn cấp cho người dân Nigiêria đang gặp nạn đói năm 2005 (qua hành lang Bénin) (Năm 2005, riêng hàng quá cảnh đi Nigiê đã tăng 50,83%, tức là tăng 343 092 tấn so với năm 2004).
Một số hạn chế của cảng Cotonou

Gần đây, cảng Cotonou đã giảm bớt những lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực nhất là cảng Lomé của Togo. Sự lộn xộn về an ninh trật tự, thủ tục hành chính nặng nề, có nhiều tác nhân tham gia, chi phí giao dịch cao chưa kể những chi phí phụ khác đã tác động xấu đến sự hấp dẫn của cảng. Cơ quan quản lý cảng không có những công cụ quản lý hữu hiệu để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó là thời gian hàng hoá nằm tại tại khu vực cảng kéo dài. Chẳng hạn, thời gian trung bình để thông quan một côngtennơ hàng nhập khẩu ở Bénin là 12,2 ngày trong khi tại Mali là 9,6 ngày và ở Xênêgan là 7,1 ngày.


Hiện đại hoá chức năng và cải cách thủ tục hành chính của cảng

Về mặt chức năng, chính quyền Bénin mong muốn mở rộng và phát huy tối ưu các cơ sở hạ tầng sẵn có của cảng. Mặt khác xem xét lại vấn đề độc quyền vận chuyển hàng rời của công ty Nhà nước SOBEMAP. Dự kiến công ty này sẽ được tư hữu hoá vào năm 2007.

Cuối cùng cần thực hiện những cải cách hành chính để giảm thời gian chuyển hàng, đơn giản hoá thủ tục bốc dỡ, giảm tham nhũng bằng cách hạn chế tiếp xúc giữa nhân viên và người sử dụng cảng, tin học hoá các thủ tục hành chính.

Ngày 22/2/2006, Bénin và Mỹ đã ký một thoả thuận theo đó Mỹ sẽ tài trợ 307 triệu USD trong vòng 5 năm trong khuôn khổ Sáng kiến Millenium Challenge Account (MCA) của Mỹ, chủ yếu nhằm nâng cao công suất tiếp nhận và quan lý cảng Cotonou.


XVII. Hệ thống ngân hàng tại Bénin

XVII.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng của Bénin

Trong những năm qua, số lượng các ngân hàng tại Bénin đã tăng đáng kể, từ 5 ngân hàng năm 1990 lên 12 cơ sở năm 2006.

Vào cuối những năm 80, chính quyền Bénin đã bước vào công cuộc cải tổ toàn diện hệ thống ngân hàng bằng cách thanh lý 3 tổ chức tài chính của Nhà nước là Quỹ Tín dụng nông nghiệp quốc gia, Ngân hàng Thương mại Bénin và Ngân hàng phát triển Bénin nhằm lành mạnh hoá lĩnh vực này.

Việc mở cửa cạnh tranh lĩnh vực ngân hàng đã cho phép nhiều ngân hàng mới đến hoạt động tại Bénin mặc dù thị trường Bénin nhỏ bé (chỉ có 8,7 triệu dân). Thật vậy, vào cuối những năm 1990, Bénin chỉ có 5 cơ sở ngân hàng, hiện nay con số này đã lên tới 12. Như vậy từ năm 2000 đến 2006, đã thành lập thêm 7 ngân hàng thương mại, tất cả đều là chi nhánh của những tập đoàn quốc tế hoặc khu vực.

Vai trò trung tâm của Bénin (là nước có cảng quá cảnh, sân sau chuyên phân phối hàng hoá và dịch vụ cho các nước nằm sâu trong lục địa giúp thu hút những luồng vốn quan trọng) giải thích tại sao có sự gia tăng số lượng ngân hàng trong thời gian qua mặc dù hoạt động kinh tế của Bénin đã giảm đi rất nhiều.

Luồng vốn chủ yếu đổ vào Bénin vì ở đây có hệ thống ngân hàng lành mạnh, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Uỷ ban Ngân hàng thuộc Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA). Do vậy, theo Ngân hàng Trung ương các Quốc gia Tây Phi (BCEAO), tỷ lệ nợ khó đòi và tranh chấp tại Bénin thấp hơn các nước láng giềng, nhất là Nigiêria.

Các ngân hàng ở Bénin nhìn chung được quản lý khá tốt. Ngân hàng Trung ương các Quốc gia Tây Phi (BCEAO) và Uỷ ban Ngân hàng của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) phụ trách việc soạn thảo khung pháp lý cho ngân hàng các nước thành viên hoạt động.

Là cơ sở tài chính quốc tế công thành lập năm 1962, BCEAO là viện phát hành tiền chung cho 8 nước thành viên UEMOA, chịu trách nhiệm phát hành các dấu hiệu tiền tệ tại các nước này với một quyền ưu tiên đặc biệt.

Được thành lập theo một công ước có hiệu lực ngày 1/10/1990, Uỷ ban Ngân hàng của UEMOA là một cơ quan chuyên giám sát và kiểm tra các ngân hàng và cơ sở tài chính.

Từ năm 1995 đến 2004, tất cả các ngân hàng đang hoạt động tại Bénin đều đã được Uỷ ban Ngân hàng của UEMOA kiểm tra.

Mặt khác, Hiệp hội chuyên nghiệp các Ngân hàng và Cơ sở Tài chính Bénin (APBEF-Bénin) thành lập ngày 23/8/1990 đảm nhiệm vai trò đại diện các ngân hàng và cơ sở tài chính bên cạnh các cấp chính trị, tài chính và các tổ chức nghề nghiệp trong nước.

XVII.2. Danh sách 12 ngân hàng được cấp phép hoạt động tại Bénin
1/ Ngân hàng Trung ương các Quốc gia Tây Phi

BANQUE CENTRALE DES ETATS DE L’AFRIQUE DE L’OUEST (BCEAO)
Adresse : 01 BP : 325 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 24 66 / 21 31 37 82


Fax : (229) 21 31 24 65 - Télex : (0972) 5211 BCEAO COTONOU

Email : webmaster@bceao.int, Cet e-mail est protégé contre les robots collecteurs de mails, votre navigateur doit accepter le Javascript pour le voir Site Internet : http://www.bceao.int


2/ Ngân hàng Đại Tây Dương Bénin

BANQUE ATLANTIQUE BENIN
Adresse: 08 BP : 0682 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 10 18 / 21 31 10 19

Fax : (229) 21 31 31 21

TELEX : 5079 / 5087


3/ Ngân hàng Nhà ở Bénin

BANK DE L’HABITAT DU BENIN (BHB)
Adresse : 01 BP : 6555 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 24 25

Fax : (229) 21 31 31 17 / 21 31 24 60
4/ Ngân hàng Khu vực Đoàn kết Bénin

BANQUE REGIONALE DE SOLIDARITE BENIN (BRS BENIN)
Adresse : 01 BP : 097 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 80 15 / 21 31 80 16 - Fax : (229) 21 31 80 01


5/ Ngân hàng châu Phi Bénin

BANK OF AFRICA BENIN (BOA)
Adresse : Boulevard de France – 08 BP : 0879 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 32 28 / 21 31 35 78 - Fax : (229) 21 31 31 17-TELEX : 5079 / 5087


6/ Ngân hàng biên giới Sahara về Đầu tư và Thương mại Bénin

BANQUE SAHELO-SAHARIENNE POUR L’INVESTISSEMENT ET LE COMMERCE – BENIN (BSIC-BENIN)
Adresse : BP : 08-485 Cotonou, Bénin

Tél : (229) 21 31 87 07/21 31 19 41/21 31 19 43, Fax : (229) 21 31 87 04


7/ ECOBANK-BENIN
Adresse : Rue du Gouverneur Bayol – 01 BP : 1280 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 40 23 / 21 31 30 69 - Swift : ECOCBJJ

Fax : (229) 21 31 33 85 - TELEX : 539 ECOBNK

Email : ecobnet@bow.intnet.bj Cet e-mail est protégé contre les robots collecteurs de mails, votre navigateur doit accepter le Javascript pour le voir ou ecobankbj@ecobank.com

Site Internet: http ://www.ecobank.com
8/ CONTINENTAL BANK-BENIN
Adresse : 01 BP : 2020 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 24 24 / 21 31 26 95, Fax : (229) 21 31 51 77

Email : contibk@intnet.bj - Cet e-mail est protégé contre les robots collecteurs de mails, votre navigateur doit accepter le Javascript pour le voir Site Internet : http://www.ad-net.fr/cbb/

TELEX : CONTBK 5151 CTNOU - Swift : C0BB BJ JB


9/ FINANCIAL BANK-BENIN
Adresse : 01 BP: 2700 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 31 00 Fax: (229) 21 31 31 02 - TELEX: 5280 FIBANK

Email: fbbcti@leland.bj Cet e-mail est protégé contre les robots collecteurs de mails, votre navigateur doit accepter le Javascript pour le voir
10/ DIAMOND BANK BENIN SA
Adresse : Lot 308 Rue du Révérend Père Colineau 01 BP : 955 Recette Principale Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 79 27 / 21 31 79 28 - Fax : (229) 21 31 21 42 TELEX : 5022


11/ BANQUE INTERNATIONALE DU BENIN (BIBE)
Adresse : Boulevard de France – 03 BP : 2098 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 36 18 / 21 31 36 55 / 21 32 15 01 / 21 31 55 49

Fax : (229) 21 31 23 65 - TELEX : 5075 - Email : bibe@intnet.bj Cet e-mail est protégé contre les robots collecteurs de mails, votre navigateur doit accepter le Javascript pour le voir
12/ SOCIETE GENERALE DES BANQUES DU BENIN (SGBBE)
Adresse : 01 BP : 585 Cotonou, Bénin

Tél. : (229) 21 31 83 00- Fax : (229) 21 31 82 95 - Email : sgbbe@yahoo.fr



XVIII. Những biện pháp phòng tránh rủi ro khi xuất khẩu sang Bénin
Thời gian qua, Thương vụ VN tại Marốc đã nhận được nhiều thư của doanh nghiệp trong nước đề nghị điều tra giúp các đối tác thương mại tại Bénin. Qua xác minh và làm việc với Đại sứ quán Bénin tại Marốc, Thương vụ nhận thấy một số doanh nghiệp tại Bénin có biểu hiện lừa đảo và đã có doanh nghiệp Việt Nam bị mất tiền. Những hành vi mà DN tại Bénin hay dùng là :
a) Yêu cầu nhà xuất khẩu phải trả phí trước trị giá từ 1.500 USD đến 6.000 USD

với những lý do như:



  • Phí đăng ký sản phẩm nhập khẩu

  • Phí xin giấy phép nhập khẩu và hợp thức hoá giấy tờ này

  • Phí theo quy định của Bộ Tài chính Bénin về kiểm soát chống khủng bố, rửa tiền, buôn lậu ma tuý

  • Phí trả cho luật sư thay mặt người bán ký hợp đồng trước sự chứng kiến của ngân hàng nước sở tại

  • Phí hợp thức hoá hợp đồng…

b) Để lừa nhà xuất khẩu, công ty Bénin thường đề xuất những hợp đồng có trị giá rất lớn, mong muốn thiết lập quan hệ lâu dài và dễ dàng chấp nhận mọi điều kiện của người bán. Để chứng minh, Cty Bénin thường cung cấp những giấy tờ có dấu của các cơ quan có thẩm quyền địa phương như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận… nhưng thường đây là giấy tờ và con dấu giả. Họ cũng sẵn sàng làm thư mời sang Bénin và bố trí cho xe ra đón tại sân bay


c) Địa chỉ các công ty này cung cấp thường thiếu hoặc không chính xác. Họ thường dấu số điện thoại cố định, số Fax mà chỉ cung cấp số điện thoại di động.
d) Một số khác lại sử dụng tên, địa chỉ, trang web của các công ty lớn tại Bénin nhưng thay đổi số điện thoại, số Fax và số tài khoản.
XVIII.1. Những quy định thương mại tại Bénin
Các điều kiện hoạt động buôn bán tại Bénin được quy định trong Luật số 90-005 ngày 15/5/1990 của nước này như sau:

  1. Mọi hoạt động thương mại hoặc cung ứng dịch vụ mang tính thương mại đều được tự do tại Bénin.

  2. Tự do nhập khẩu vào Bénin mọi hàng hoá trừ những mặt hàng có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng, thuần phong mỹ tục hoặc sản phẩm mang tính chiến lược.

  3. Không có quy định về ngoại thương nào của Bénin bắt buộc việc nhập khẩu hàng hoá vào nước này đòi hỏi phải gửi mẫu sản phẩm trước. Các nhà xuất khẩu nên cảnh giác với cái bẫy yêu cầu gửi hàng mẫu bắt buộc.

  4. Tại Bénin không tồn tại Hội đồng kiểm tra hàng xuất khẩu trước khi đưa hàng lên tàu ra nước ngoài.

  5. Ngược lại, có một cơ quan phụ trách giám định và kiểm tra hàng trước khi đưa lên tàu để xuất sang CH Bénin. Cơ quan này có tên là:

BIVAC INTERNATIONAL

Địa chỉ : 08 BP 0658 Cotonou, Bénin

Tel : + 229 21 30 20 13 – Fax : + 229 21 30 01 82



  1. Các doanh nghiệp nước ngoài không bị đòi hỏi bất cứ một giấy phép hay chi phí cam kết phải giao sản phẩm nào trước khi xuất hàng sang Bénin.

  2. Thẻ nhà nhập khẩu hoặc thương nhân chuyên nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Bénin (Bộ Thương mại) cấp cho người quản lý một doanh nghiệp hoàn toàn mang tính cá nhân và không thể nhượng lại. Thẻ này không thể được sử dụng để đảm bảo hoặc đỡ đầu cho một công ty khác.


XVIII.2. Những biện pháp phòng ngừa rủi ro

Nhà xuất khẩu cần phải:



  1. Tìm hiểu thông tin xem có tồn tại trên thực tế công ty mà mình muốn thiết lập quan hệ thương mại. Trong trường hợp này, có thể:

  • Tra cứu danh bạ các doanh nghiệp đặt tại Bénin trên trang Web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin (CCIB), địa chỉ www.ccib.bj/repertoire_entreprise/index.php

  • Liên lạc trực tiếp với Trung tâm làm Thủ tục Doanh nghiệp nằm trong Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin (CCIB) tại Cotonou (thủ đô kinh tế Bénin).

  • Trong trường hợp công ty không đăng ký tại CCIB, cần tiếp cận thông tin tại Phòng thư ký Toà thương mại sơ thẩm (Greffe du Tribunal de 1ère instance à vocation commerciale).

  1. Đảm bảo chắc chắn rằng người quản lý công ty đóng tại Bénin phải là người có Thẻ thương nhân hoặc Thẻ nhà nhập khẩu chuyên nghiệp đích thực và thẻ này vẫn còn giá trị.

  2. Đảm bảo chắc chắn về độ tin cậy của đơn chào hàng hoặc mua hàng của đối tác nhất là khi công ty chỉ thông báo số điện thoại di động (GSM).

Trong trường hợp còn nghi ngờ về những thông tin do công ty Bénin cung cấp, nhà xuất khẩu có thể tiếp cận các cơ quan có thẩm quyền sau đây để tìm hiểu thêm, theo quy định hiện hành của Bénin:
Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương