THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

Phần ba: DINH DƯỠNG - THỨC ĂN


I/ Ý NGHĨA DINH DƯỠNG - THỨC ĂN

Nhu cầu dinh dưỡng của heo gồm nhiều chất, loại cần nhiều loại cần ít, tuy nhiên, yêu cầu chung là đầy đủ và cân đối. Nguồn dinh dưỡng chính cho heo được cấp qua khẩu phần hàng ngày và một số chất bổ sung trộn thêm vào thức ăn hoặc pha trong nước uống hoặc theo đường tiêm. Có thể phân chia như sau:



1- Loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường:

Chất bột đường có chức năng chính là cung cấp năng lượng để heo hoạt động và một phần để tạo mỡ. Gạo, tấm, bắp, khoai mì, khoai lang, cám ...



2- Loại thức ăn chứa nhiều chất đạm:

Chất đạm có chức năng chính là giúp heo tăng trưởng và sinh sản. Thức ăn chứa nhiều đạm có thể chia làm 2 loại : Loại có nguồn gốc từ động vật như bột cá, cá khô, cá tươi, tôm, cua, còng, ruốc, bột thịt công nghiệp. Loại có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành, bánh dầu phộng, bánh dầu đậu nành, bánh dầu dừa,... Trong khẩu phần, chất đạm chiếm khoảng 12-23 % tùy giai đoạn tăng trưởng.



3- Loại thức ăn chứa nhiều chất xơ:

Chất xơ có chức năng chính là giúp heo dễ tiêu hóa và cấp thêm môt số vitamin (sinh tố) và chất khoáng.  Các loại rau như  rau muống, rau lang, bèo, các loại quả, bột cỏ,… là thức ăn chứa nhiều chất xơ. Tỷ lệ sử dụng  khoảng 3-5%.



4- Loại thức ăn cung cấp các yếu tố dinh dưỡng bổ sung:

Bao gồm các loại vitamin, các loại khoáng, men (enzym), a-xít a-min, a-xít béo … chiếm tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhưng không thể thiếu vì các chất này giúp cho heo sinh trưởng, sinh sản điều và có sức đề kháng tốt. Chiếm 1-3% trong khẩu phần.

Các loại thức ăn như : bột vỏ sò, bột xương (cung cấp nhiều chất vôi, lân), các chế phẩm được chế biến tổng hợp (thường gọi chung là prémix) cung cấp các loại khoáng như : vôi, (Ca), lân (P),  muối (NaCl), đồng (Cu), kẽm ( Zn), sắt (Fe), măng-găng (Mn), ma-nhê (Mg), ... và các loại vitamin như  A, D, E, K, B1, B6, B12, PP, ...

II/ CÁC DẠNG THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG

1- Thức ăn tự trộn:

Là cách sử dụng các loại thực liệu tại chỗ, dễ có để pha trộn. Lợi điểm là chi phí thấp nhưng tốn công lao động, khó kiểm soát được chất lượng, độ an toàn vệ sinh thức ăn và sau khi trộn thường chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn.

Có thể tham khảo một số công thức thức ăn tự trộn sau đây để nuôi heo thịt:

Thành phần


(tính trên 100 kg thức ăn)

Heo dưới

30 kg

Heo từ

30-60 kg

Heo từ

60-100 kg

Bắp hoặc tấm

Cám


Bột đậu nành rang

Bánh dầu đậu phộng

Bột cá lạt

Premix khoáng

Premix vitamin


44

30

15



-

9

1



1

45

35,5


10

-

8



1

0,5


51

35,5


5

-

7



1

0,5


Có thể thay thế một phần cá lạt bằng con ruốc, cá mặn nhưng cần ngâm nước giã bớt mặn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại bột cá mặn thì chỉ nên sử dụng ít, khoảng 3-4% trong khẩu phần.

2- Thức ăn hỗn hợp chế biến công nghiệp:

Là loại thức ăn đã được các nơi sản xuất chuyên về thức ăn gia súc tổ hợp và pha thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của heo ở các giai đoạn sinh trưởng. Ưu điểm của thức ăn nầy là thành phần dinh dưỡng được tính toán, pha trộn cân đối . Đồng thời, các nguồn thực liệu được kiểm soát, xử lý chặt chẽ nên chất lượng, độ an toàn và thời gian bảo quản đều cao hơn thức ăn tự trộn. Thức ăn công nghiệp thường được gọi là "thức ăn bao" tiện dụng cho các cơ sở chăn nuôi quy mô trung bình, lớn do giảm được công lao động mua gom thực liệu để tự trộn.

Thức ăn hỗn hợp công nghiệp thường có hai dạng: dạng bột mịn và dạng viên. Hai dạng nầy nhằm phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của heo.

Tùy theo điều kiện đầu tư của nơi chăn nuôi để lựa chọn cách tự trộn hay sử dụng thức ăn công nghiệp.  Tuy nhiên, dù gia đình chăn nuôi heo quy mô nhỏ, có điều kiện tự trộn thức ăn thì ít nhất vẫn nên sử dụng loại thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho heo con tập ăn, heo ở giai đoạn đầu sau khi lẽ bầy để đẩm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng rất quan trọng cho heo ở các giai đoạn này.

Các loại thức ăn công nghiệp thường có ghi rõ trên bao bì thành phần các chất dinh dưỡng cơ bảo như năng lượng trao đổi, tỷ lệ % đạm, xơ, béo, can-xi, phốt-pho...tương ứng với nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn tăng trưởng, sinh sản của heo. Do đó, người chăn nuôi cần chú ý đọc kỹ thông tin này để chọn đúng loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn sinh sản của heo.

3- Thức ăn đậm đặc chế biến công nghiệp:

Có tính chất tương tự như thức ăn hỗn hợp công nghiệp, tuy nhiên nơi sản xuất chỉ pha trộn các loại thực liệu chứa nhiều chất đạm, chất xơ và chất bổ sung, còn nơi chăn nuôi thì sử dụng các loại thức ăn có nhiều chất bột đường có sẳn hoặc dễ tìm ở địa phương như tấm, gạo, bắp, cám, khoai … để trộn với thức ăn đạm đặc theo tỷ lệ hướng dẫn của nơi sản xuất.

 Thức ăn đậm đặc cũng được chế biến theo công thức thích hợp cho từng giai đoạn tăng trưởng của heo. Giữa các nơi sản xuất thức ăn đậm đặc thường có một ít khác biệt về thành phần thực liệu sử dụng và tỷ lệ pha trộn với thức ăn chứa nhiều bột đường. Do đó, người nuôi cần chú ý yếu tố này khi chọn mua, sử dụng.

 Ưu điểm của loại thức ăn đậm đặc là phù hợp với điều kiện chăn nuôi quy mô nhỏ, trung bình ở vùng nông thôn thường có sẳn hoặc dễ tìm mua các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường (cám, tấm, bắp ... ) nên giúp giảm một phần chi phí so với khi mua loại thức ăn hỗn hợp toàn phần ; đồng thời, cũng tiện dụng hơn khi chuyên chở.



4- Thức ăn bổ sung:

Ngoại trừ bột vỏ sò, bột xương ... thì phần lớn được chế biến ở dạng các chế phẩm hỗn hợp premix để pha trong nước uống, trộn trong thức ăn. Các loại chế phẩm phổ biến thường gồm các loại vitamin, khoáng, men, một số a-xiys a-min, có hoặc không có một lượng thuốc kháng sinh để phòng bệnh.



5- Một số lưu ý trong cách sử dụng thức ăn, nước uống:

- Nếu tự pha trộn thức ăn, cần lựa chọn nguồn thực liệu mới, có mùi thơm đặc trưng, không bị ẩm mốc ... và chọn nơi cung cấp đảm bảo có chất lượng ổn định.

- Nếu sử dụng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn đạm đặc cần lưu ý thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu bảo quản và không nên tự gia giảm hay bổ sung thêm thức ăn khác ngoài phần hướng dẫn của nơi sản xuất.

- Cần duy trì ổn định loại thức ăn sử dụng  và cách cho ăn. Nguyên tắc chung là nên hạn chế việc thay đổi thức ăn. Nấu phải đổi thức ăn thì cần chuyển dần từ ít đến nhiều, tránh đổi đột ngột có thể làm heo bị rối loạn tiêu hoá.

- Số lượng thức ăn (loại thức ăn hỗn hợp) cung cấp theo các lứa tuổi và trong lượng heo có thể tham khảo bảng theo dõi tổng quát như sau:


Giai đoạn

Ngày tuổi

Trọng lượng heo

(kg)

Ước lượng số lượng thức ăn (kg/con/ngày)

Heo con tập ăn

Heo con cai sữa

Heo lứa

Heo choai

Heo vỗ béo


7 - 21

21 - 60


60 - 90

90 - 120


120 - 150

1,5 - 6

6 - 15


15 - 30

30 - 60


60 - 100

0,02 - 0,05

0,05 - 0,8

O,8 - 1,5

1,5 - 2,5



2,5 - 3

      - Trong quá trình chăn nuôi, việc theo dõi trọng lượng heo là rất cần thiết để đánh giá sức tăng trọng nhằm tăng, giảm khẩu phần hoặc diều chỉnh thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và cũng rất cần thiết để dịnh lượng thuốc dùng phòng trị bệnh. Dùng cân là chính xác nhất. Tuy nhiên, trong thực tế để tiện dụng hơn có thể dùng thước dây để đo vòng ngực heo rồi quy chiếu ước tính trọng lượng theo bảng sau :

Vòng ngực (cm)

Trọng lượng (kg)

Vòng ngực (cm)

Trọng lượng (kg)

Vòng ngực (cm)

Trọng lượng (kg)

Vòng ngực (cm

Trọng lượng (kg)

Vòng ngực (cm)

Trọng lượng (kg)

51

14

69

32

87

58

105

95

123

147

52

15

70

34

88

60

106

98

124

150

53

16

71

36

89

62

107

100

125

153

54

17

72

38

90

64

108

103

126

156

55

18

73

40

91

66

109

106

127

159

56

19

74

41

92

68

110

108

128

162

57

20

75

42

93

70

111

111

129

165

58

21

76

43

94

72

112

114

130

168

59

22

77

44

95

74

113

117

131

171

60

23

78

45

96

76

114

120

132

174

61

24

79

46

97

78

115

123

133

177

62

25

80

47

98

80

116

126

134

180

63

26

81

48

99

82

117

129

135

183

64

27

82

50

100

84

118

132

136

186

65

28

83

52

101

86

119

135

137

189

66

29

84

54

102

88

120

138

138

192

67

30

85

55

103

90

121

141

139

195

68

31

86

57

104

92

122

144

140

198

141

201

142

204

143

207

-

-

-

-

- Với tập quán chăn nuôi heo ở nhiều nơi cho ăn khá nhiều rau là không cần thiết, nhất là khi nuôi các giống heo cao sản vì rau có khối lượng lớn nhưng chức năng dinh dưỡng thấp, chủ yếu chất xơ và nước, nhất là khi nuôi các giống heo cao sản. Khẩu phần rau xanh hàng ngày chỉ nên cho ăn khoảng 0,2 - 0,3 kg đối với heo 2-3 tháng tuổi và 0,4-0,6 kg cho heo 3-5 tháng tuổi.

- Cách cấp thức ăn cho heo tốt nhất là ở dạng khô hoặc sệt kết hợp với sử dụng núm uống tự chảy. Không nên cho ăn thức ăn lỏng, nấu chín vì vừa tốn công và nhiên liệu để nấu lại không cung cấp đủ số lượng, chất dinh dưỡng theo nhu cầu của heo (do phần nước nhiều làm heo mau no nhưng chưa đủ nhu cầu chất khô) nhất là khi nuôi với quy mô lớn.

      - Nguồn nước uống cho heo phải tuyệt đối sạch, không nhiễm phèn, mặn. do đó, cần kiểm tra kỹ chất lượng nguồn nước sử dụng để có biện pháp lọc và khử trùng. Nước uông cho heo nên cấp bằng thiết bị núm uống tự chảy .

      - Tương tự, nguồn nước dùng tắm rửa cũng cần phải sạch để ngăn ngừa các bệnh ngoài da, viêm mắt ...



Phần bốn: CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

I/ Chăm sóc nuôi dưỡng  theo từng giai đoạn

1- Giai đoạn sơ sinh đến cai sữa (1-15 kg):

Chọn heo sơ sinh và heo cai sữa dạt tiêu chuẩn của phẩm giống. Chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Heo con đẻ ra phải lau sạch, cắt rốn, bấm răng nanh (nếu có) và úm cho heo. Cho heo bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất sau 2 giờ. Heo nhỏ con yếu ớt cho bú vú trước và chích Glucoza trợ sức để heo sinh trưởng tốt và đồng đều. 2-3 ngày và 15-16 ngày tuổi chích sắt Fedextran có hàm 100-200 mg/cc, liều lượng 2-3 cc/con để phòng bệnh thiếu máu. Có thể chích ở đùi hay gốc tai. 7-10 ngày tuổi phải tập cho heo con biết ăn sớm; 7-14 ngày tuổi cần thiến heo đực. Tập cho heo con biết ăn sớm (7-10 ngày) để có thể cai sữa sớm  khi heo con được  30-40 ngày tuổi, thể trọng đạt 5-7 kg và ăn được ít nhất 100gr TA/con/ngày. Thức ăn cho heo giai doạn này chủ yếu là sữa mẹ và thức ăn tập ăn sớm (thức ăn có thể thay thế sữa mẹ) dồi dào dinh dưỡng, nhất là đạm, sinh tố, khoáng,…



2- Giai đoạn sau cai sữa (16-30kg):

Chăm sóc nuôi dưỡng  heo con sau cai sữa thật chu đáo. Đặc biệt 7-10 ngày đầu mới cai sữa phải nuôi thật tốt. Tuyệt đối không được thay dổi nguyên liệu chế biến thức ăn, cũng như thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn. Không để heo con bị đói và rét, tránh dồn chuồng, chuyển đàn,… hạn chế gây tiêu chảy, nhất là tiêu chảy phân trắng, làm heo còi cọc chậm lớn. Cần tẩy giun sán cho heo trước khi đưa heo vào nuôi thịt.



3- Giai đoạn heo choai (31-60 kg):

Giai đoạn này heo phát triển chiều cao, dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn vỗ béo. Nên tăng cường thức ăn thô xanh và cho heo vận động để cơ thể phát triển tốt.



4- Giai doạn vỗ béo (61-90 kg):

Giai doạn này cần đảm bảo nhu cầu thức ăn giàu năng lượng và giảm vận động để cơ thể dỡ tiêu hao năng lượng không cần thiết. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng 3-5 ngày, trước khi nuôi lứa khác.



II/ Công tác vệ sinh thú y, phòng bệnh

1- Vệ sinh thú y:

1.1. Vệ sinh cho heo: thường ngày phải kiểm tra heo có bị những vết thương, trầy xướt để kịp thời can thiệp. Trường hợp dơ bẩn phải tắm cho heo, khi heo bệnh phải cách ly và điều trị kịp thời.

1.2. Vệ sinh chuồng trại: khải thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh máng ăn máng uống và định kỳ hàng tháng nên rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chuồng nuôi.

1.3. Vệ sinh ăn uống: không nên cho heo ăn những thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, ẩm mốc, những loại thức ăn có chứa độc tố như cỏ nhiễm thuốc hoá học, một số thực vật chứa độc tố…

2- Công tác phòng bệnh:

- Tẩy giun sán cho heo trước khi vỗ béo.

- Định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh... theo quy định của cơ quan thú y.

- Hạn chế việc sử dụng những loại thuốc kháng sinh có tính tồn dư cao. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết



Phần năm: BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

I/ Bệnh tiêu chảy trên heo con

1- Nguyên nhân:

Xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi, tập trung nhiều nhất ở tuần tuổi thứ 3 và khoảng 1 tuần sau khi cai sữa, do các vi khuẩn đường ruột như E. Coli, Enterobacteria, Klebsiella, Clostridium, Salmonella,… do rối loạn tiêu hóa, do quá trình chăm sóc, chế độ nuôi dưỡng nái không đầy đủ.

Bệnh xãy ra quanh năm, khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao.

2- Triệu chứng:

- Kém bú, bỏ ăn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo, da khô, nhăn nheo, hay khát nước.

- Đi tiêu phân lỏng như nước, có bọt, phân xám xanh, xám vàng, trắng, vàng nhạt, có mùi hôi khó chịu. Một số heo bệnh bị ói mửa, bụng thót, mắt lõm sâu, da tím tái, tỷ lệ chết 50-80%.

- Bệnh kéo dài từ 2-10 ngày, heo bị còi cọc, chậm lớn.



3- Phòng bệnh:

- Định kỳ sát trùng chuồng trại, nguồn nước, dụng cụ chăn nuôi, giữ chuồng khô, ấm trong suốt thời gian heo con theo mẹ và 1 tuần sau cai sữa.

- Bổ sung vào khẩu phần heo con tập ăn và cai sữa men tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích bằng Vime-6 way, Biozyme: 3 g/kg thức ăn.

- Tiêm vaccine phòng bệnh do E.Coli cho heo nái trước khi đẻ 1- 2 tuần để tạo miễn dịch và truyền cho heo con qua sữa đầu.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng nái mang thai, heo con tốt, trộn bổ sung ADE 1 kg/tấn thức ăn.

4- Điều trị:

- Cải thiện điều kiện vệ sinh chăm sóc, điều kiện chăn nuôi, nhiệt độ ổ úm.

- Tiêm bắp Baytril 5%, 1 ml/20 kg thể trọng/ngày; Gentacolenro: 1ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, liên tục 3-5 ngày; hoặc Tylo 300 + Colistin: 1ml /15 kg thể trọng/ ngày, tiêm bắp, liên tục 2-3 ngày.

- Điều trị hỗ trợ: cho uống liên tục Lactobac C, 1 g/lít, tiêm Catosal liều 1 ml/10-15 kg thể trọng

- Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày bằng Virkon 10 g/4 lít nước trong suốt thời gian điều trị, cách ly con bệnh ra khỏi bầy.

II/ Bệnh do giun sán

1- Nguyên nhân:

Do heo ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa…)



2- Triệu chứng:

- Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà heo có những biểu hiện như kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, heo bị tiêu chảy, mất máu, … Trên heo, thông thường nhiễm giun đũa, giun phổi là nhiều nhất.

- Giun đũa: trên heo lớn, triệu chứng không rõ ràng và phần lớn là mang và gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng thường xảy ra trên heo con từ 2-5 tháng tuổi. Ấu trùng gây viêm phổi, khó thở, giun sống trong ruột gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên, gầy ốm, nhiều khi ruột bị tắt hoặc có thể gây thủng ruột…

Heo bị nhiễm đi phân có giun đũa kèm theo ra ngoài

- Giun phổi: heo từ 2-6 tháng tuổi hay mắc bệnh với các triệu chứng như chậm lớn, suy nhược, ho (vào lúc sáng sớm và chiều tối). Giai đoạn đầu heo ăn bình thường nhưng chậm lớn, giai đọan cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, ít cử động, heo thở khó khăn, gầy dần rồi chết…

3- Phòng và điều trị:

- Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước uống sạch sẽ.

- Định kỳ tẩy giun sán cho heo: 2 lần/năm, bằng Levamisol 75%, 1 ml/10 kg thể trọng, hoặc Dovenix 25%, tiêm bắp liều 1 ml/25 kg thể trọng.

- Không thả rông heo, tiêu diệt vật truyền lây trung gian (ốc, ruồi…).



III/ Bệnh dịch tả

1- Nguyên nhân:

Do vi rút gây ra trên mọi lứa tuổi, nặng nhất là heo con theo mẹ và heo sau cai sữa, lây lan nhanh qua thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh.

Bệnh tập trung nhiều vào thời điểm chuyển mùa, tỷ lệ bệnh và chết rất cao.

2- Triệu chứng:

- Bệnh kéo dài 7-20 ngày, tỷ lệ chết cao tới 95%.

- Sốt cao 40-410C, ăn ít hay bỏ ăn, nằm chồng lên nhau. Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn máu), phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm.

- Xuất hiện những nốt đỏ bằng đầu đinh ghim, sau tụ thành đám trên da.

- Cơ thể yếu dần, liệt chân sau, nằm một chỗ, đi lại không vững, bốn chân co giật.

3- Phòng bệnh:

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ.

- Cách ly theo dõi heo mới nhập về.

- Tiêm phòng vắc xin dịch tả heo: 2 lần/năm.

4- Điều trị:

- Hiện nay, bệnh không có thuốc đặc trị.

- Dùng kháng sinh Baytril 5%, 1 ml/20 kg thể trọng/ngày, chống phụ nhiễm và trợ lực, trợ sức với vitamin C, B.complex…, hạ sốt.

- Cung các chất điện giải: Lactobac C, 1 g/lít.



IV/ Bệnh phó thương hàn

1- Nguyên nhân:

Do vi khuẩn Salmonella gây ra, lây lan qua dụng cụ, thức ăn, nước uống, heo mới đem về từ nơi khác. Bệnh xảy ra trên heo từ 1-4 tháng tuổi.



2- Triệu chứng:

- Sốt cao (40-410C), kém ăn hoặc bỏ ăn. Giai đoạn đầu, heo táo bón, bí đại tiện, nôn mửa, sau đó heo tiêu chảy, phân lỏng, màu vàng, có nước và máu, heo hay kêu la do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.

- Heo thở khó, thở gấp, ho, suy nhược. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2 - 4 ngày, heo gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi chết.

3- Phòng bệnh:

- Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

- Heo mới mua về phải nhốt riêng để theo dõi 10-15 ngày trước khi nhập trại.

- Tiêm phòng bằng vắc xin phó thương hàn cho heo con lúc 2 tháng tuổi, sau đó tiêm định kỳ 6 tháng/lần.



4- Điều trị:

- Cách ly heo bệnh ra khỏi bầy.

- Sử dụng: Baytril 5%, 1 ml/20 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp liên tục trong 3-5 ngày, hoặc tiêm bắp Marbovitryl, liều 1 ml/10 kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày,… hạ sốt bằng Analgin.C, 1 ml/10 kg thể trọng/lần.

- Trợ lực, tăng sức đề kháng bằng Catosal, vitamin C, B.complex,...

- Sát trùng chuồng trại: Virkon, BKC…

V/ Bệnh tụ huyết trùng

1- Nguyên nhân:

Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, heo xuất hiện tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặt biệt trên cơ thể và sau cùng xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân.

Heo ở các lứa tuổi đều mắc bệnh, đặc biệt là từ 3-8 tháng tuổi.

2- Triệu chứng:

- Thời gian nung bệnh ngắn (tối đa 2 ngày), sốt cao (41-420C), khó thở, chạy lung tung, bỏ ăn đột ngột, mắt đỏ, kèm theo ho chảy nước mũi loãng, có mủ hoặc máu, miệng sùi bọt mép màu hồng.

- Trên da ở tai, đùi, khoen chân và các vùng da mỏng cũng nổi lên từng đốm xuất huyết, sau vài ngày sẽ chuyển sang màu tím. Thể mãn tính: tiêu chảy liên miên và kéo dài, có thể bị viêm khớp.

Niêm mạc mũi heo bị sưng đỏ và heo biểu hiện khó thở



3- Phòng và điều trị bệnh:

- Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thực hiện chế độ tiêu độc, khử trùng triệt để.

- Cung cấp nước uống và thức ăn sạch sẽ.

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng.

- Tiêm kháng sinh liều cao: Streptomycin, Genta-Tyla, Colistin…

- Khắc phục các triệu chứng, trợ lực, trợ sức, hạ sốt.

- Cách ly thú bệnh ra khỏi bầy.

VI/ Bệnh heo tai xanh (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp)

1- Nguyên nhân:

Bệnh do vi rút gây nên với biểu hiện xuất huyết ở rìa tai, sau chuyển sang màu xanh nên được gọi là bệnh tai xanh. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng xảy thai ở heo nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở heo con cai sữa. Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi.



2- Triệu chứng: biểu hiện lâm sàng ở 2 trạng thái sinh sản và hô hấp

- Heo nái: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hoặc heo con chết ngay sau khi sinh.

- Heo con theo mẹ: thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Heo con yếu, tai chuyển màu tím xanh. Tỉ lệ chết ở đàn con có thể tới 100%.

- Heo cai sữa và heo vỗ béo: biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai (tỉ lệ chết từ 20 - 70%).

- Heo nọc: biếng ăn, lừ đừ, số lượng và chất lượng tinh giảm, giảm tính hăng.

- Những con khỏi bệnh đều chậm lớn, còi cọc.



3- Phòng và điều trị bệnh:

- Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị, biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin là chủ yếu.

- Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

- Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo tốt.

- Tiêm phòng vắc xin Tai xanh heo.

- Cách ly, theo dõi heo mới nhập, mua về.

- Hạ sốt, cung cấp chất điện giải, tăng cường sức đề kháng.

- Sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống phụ nhiễm.



4- Cách phát hiện bệnh:

Sốt cao trên 400C, khó thở, có những vết bầm, thâm tím trên da, tai tím xanh, heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh.



VII/ Bệnh lở mồm long móng (LMLM)

1- Nguyên nhân:

Bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, có nhiều chủng, nhiều týp, lây lan nhanh và hậu quả lớn, tỉ lệ mắc bệnh từ 5% đến 100%, tỉ lệ chết thấp.



2-Triệu chứng:

- Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, lúc đầu heo ủ rũ, kém ăn, sốt 41,5-420C. Nổi mụn nước ở vành móng, môi, nướu răng, mõm, vú (heo nái cho sữa), con vật đi đứng rất khó khăn (đi bằng cổ chân, đầu gối,…) và có thể chảy nhiều nước dãi,…

- Heo con mắc bệnh thường chết nhiều hơn trên heo lớn. Heo nái mang thai hay bị sẩy thai. Bệnh tích chủ yếu là mụn nước và bong móng chân, những chỗ bong dễ bị viêm mủ, loét do nhiễm trùng thứ phát, có trường hợp sứt cả móng.

3- Phòng và điều trị bệnh:

- Bệnh không có thuốc đặc trị.

- Tiêm vắc xin LMLM cho heo khỏe mạnh: 2 lần/năm.

- Khi nghi có bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y, khoanh vùng có bệnh, không vận chuyển, buôn bán gia súc trong vùng có dịch.

- Cách ly triệt để heo bệnh ra khỏi đàn.

- Tiêu độc, khử trùng chuồng trại hằng ngày, chất thải của thú bệnh, dụng cụ chăn nuôi được sát trùng bằng vôi bột, formon, xút, Virkon… giữ nền chuồng sạch sẽ, khô ráo.

- Dùng dung dịch thuốc tím 0,1%, giấm chua, nươc chanh, khế, nước muối rửa vết loét hàng ngày, liên tục 4-5 ngày, loại bỏ phần hoại tử.

- Chống phụ nhiễm bằng kháng sinh như Penicyline, Streptomycine,… tăng cường sức đề kháng.



VIII/ Viêm phổi do Mycoplasma

1- Nguyên nhân:

Bệnh do Mycoplasma gây ra (M. suispneumonia và M. hyopneumonia) và tấn công chủ yếu trên đường hô hấp. Heo con từ 3-4 tháng tuổi dễ nhiễm và mắc bệnh vào các thời điểm trời lạnh và ấm.



2- Triệu chứng:

- Biểu hiện chung của heo bệnh là thường tách đàn nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt có thể không tăng hoặc chỉ tăng một ít (sốt nhẹ), heo hay hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, ho liên tiếp và kéo dài, sau đó chuyển sang trạng thái thở khó, thở nhanh và có lúc há hốc mồm để thở.

- Ở thể viêm phổi mãn tính, heo ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt lúc sáng sớm hay buổi tối và sau cử ăn. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, giảm tăng trọng, không điều trị dứt thí heo còi cọc và chết.

3- Phòng và điều trị bệnh:

- Đối với bệnh viêm phổi do Mycoplasma thì phòng bệnh vẫn là biện pháp hàng đầu, cụ thể là các yêu cầu: chăm sóc nuôi dưỡng, giữ ấm, vệ sinh tốt. Đồng thời, lưu ý heo mới mua về cần nuôi riêng theo dõi ít nhất 21 ngày, nếu không có bệnh mới cho nhập đàn.

- Khi phát hiện heo bệnh, có thể dùng các loại thuốc như Terramycin, Tylo…để điều trị nhưng chú ý cần nuôi cách ly để tránh lây nhiễm cho heo khoẻ, bổ sung vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho heo.

IX/ Bệnh Phù thủng do E. Coli

1- Nguyên nhân:

Bệnh thường xảy ra trên heo cai sữa hoặc sau cai sữa 1-3 tuần. Thường những heo tăng trọng nhanh trong đàn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn sau đó lây sang heo khác. Bệnh thường xảy ra ở nơi chăn nuôi dơ bẩn, ẩm thấp, thức ăn nước uống nhiễm bẩn hoặc lúc thay đổi thức ăn đột ngột, lúc chuyển chuồng. Heo có thể bị tiêu chảy nếu chỉ nhiễm các chủng E.Coli sinh độc tố gây hại ở đường tiêu hoá, còn heo có triệu chứng phù thủng, sưng mắt, co giật nếu bị nhiễm các chủng E.Coli gây hại đường máu.



2- Triệu chứng:

- Khi mắc bệnh, heo có các triệu chứng kém ăn, kém linh hoạt. Ở thể quá cấp heo chết đột ngột trước khi có triệu chứng phù.

- Ở thể bình thường, bệnh diễn ra trong vòng 2-3 ngày với các biểu hiện : sốt nhẹ hoặc không sốt, kém ăn, khó nuốt, phù thủng ở mí mắt, vùng cổ họng, khản giọng, tiếng kêu thay đổi, mất thăng bằng, đi xiêu vẹo, co giật kiểu bơi chèo, khó thở, liệt trước khi chết.

- Bệnh tích điển hình là phù thủng dưới da vùng trán, mí mắt, quanh tim, niêm mạc dạ dày, thanh quản, túi mật, hạch bạch huyết, xuất huyết thành điểm ở thận, não và xoang bụng tiết nhiều dịch.



3- Phòng và điều trị bệnh:

- Việc điều trị chỉ cho kết quả khi phát hiện sớm lúc chưa nhiễm độc tố vào máu, chưa có triệu chứng phù thủng. Heo bệnh cần nuôi cách ly nhưng vẫn dùng thuốc điều trị cho toàn đàn bằng các loại kháng sinh như Ampidexalone, Neomycine, Colistin, Baytril,… kèm theo thuốc trợ sức, tăng cường sức chống chịu. Trong qua trình điều trị chỉ nên cấp nước, hạn chế cho ăn.

- Trong thực tế, hiệu quả điều trị thường thấp do khó phát hiện sớm. Vì vậy, cần tập trung phòng bệnh bằng chế độ chăn nuôi thật vệ sinh, định kỳ xử lý sát trùng chuồng trại, dụng cụ và áp dụng cách pha trộn định kỳ thuốc kháng sinh trong thức ăn, nước uống cho heo con trước và sau cai sữa. Đồng thời, nên chia nhiều cữ cho ăn trong ngày, tránh cho heo ăn quá no, không thay đổi thức ăn quá đột ngột.



KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT

THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC

Phần một: GIỚI THIỆU VỀ AN TOÀN SINH HỌC VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG CHĂN NUÔI

I/ Định nghĩa:

Chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái. Hay là" Tổng thể các biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh".



II/ Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn

1- Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ:

- Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở.

- Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác.

- Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi.

- Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng.

- Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi.

- Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.

2- Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi:

- Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt.

- Nước uống sạch cho gia súc, gia cầm.

- Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý.

- Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi.

3- Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:

- Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn vật nuôi mới nhập.

- Vật nuôi mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định.

- Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại.

- Không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi.

4- Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:

- Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.

- Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vacin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể.

Phần hai: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT

I/ GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ  

1- Một số giống gà nội:

1.1. Gà ri (gà ta vàng)

- Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).

- Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.

 - Chỉ tiêu kinh tế:

+ Trọng lượng gà mái: 1,2-1,8 kg; gà trống: 1,5-2,1 kg, thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4-5 tháng.

+ Sản lượng trứng bình thường (80-100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10-15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. 

+ Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5-3,5 kg.

1.2. Gà Đông Tảo

- Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.

- Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vòng cổ chân to, chân to cao, lưng phẳng rộng.

- Chỉ tiêu kinh tế:

+ Trọng lượng gà mái: 2,5-3,5 kg, gà trống: 3,5-4,5 kg, thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4-5 tháng.

+ Sản lượng trứng thấp (50-70 trứng/năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5-7 tháng.



1.3. Gà tàu vàng

- Nguồn gốc: Chủ yếu ở phía nam và rất được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.

- Đặc điểm ngoại hình: Gà bị pha tạp nhiều nhưng phần lớn có lông, chân và da đều màu vàng.

  - Chỉ tiêu kinh tế:

+ Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6-1,8 kg, gà trống: 2,2-2,5 kg, thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng.

+ Sản lượng trứng bình quân (60-70 quả/ năm), gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi. Thích hợp với nuôi thả vườn.



1.4. Gà Ác

- Đặc điểm ngoại hình: Sắc lông trắng tuyền, mỏ và da chấm đen, chân 5 ngón đen xanh. Gà mái ấp và nuôi con khéo.

- Chỉ tiêu kinh tế:

+ Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5-0,6 kg, con trống: 0,7-0,8 kg. Gà mái đẻ 1-2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70-80 quả/ năm.

+ Người ta nuôi gà Ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc sản. Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà Ri, gà Tàu Vàng, gà Tre…

2- Một số giống gà ngoại nhập:

2.1. Gà Tam Hoàng

- Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

- Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.

  - Chỉ tiêu kinh tế:

+ Gà nuôi đến 70-80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5-1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5-3,0 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi.

+ Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8-2,0 kg, gà trống: 2,2-2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.



* Lưu ý: Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo.

2.2. Gà Lương Phượng

- Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.

- Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.

  - Chỉ tiêu kinh tế:

Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5-1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4-2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do.

2.3. Gà Rohde đỏ

- Nguồn gốc: vùng Rhode Island

- Đặc điểm ngoại hình: Thân hình vuông vức, dáng đẹp cân đối, ức rộng và sâu, lườn dài và thẳng. Gà có lông màu đỏ, mồng đơn trung bình, vành tai màu đỏ, chân và da màu vàng.

- Chỉ tiêu kinh tế:

+ Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,5-3,0 kg, gà trống nặng 3,4-4,0 kg, gà con 1 ngày tuổi nặng khoảng 40 g, tốc độ tăng trọng không cao (10 tuẩn tuổi đạt trọng lượng bình quân khoảng 1,3-1,5 kg).

+ Năng suất trứng khoảng 180-200 quả /năm, trứng nặng trung bình 55-60 g, vỏ màu nâu nhạt.

+ Gà rhode đỏ được sử dụng để lai tao với gà ri địa phương có phẩm chất thịt thơm ngon cho ra giống gà rhode - ri có nhiều đặc tính tốt phù hợp với điều kiện nuôi thả vườn và thị hiếu của người tiêu dùng.

II/ KỸ THUẬT NUÔI

1- Chuẩn bị điều kiện nuôi:

1.1. Chuồng trại

Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.

Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/ m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/ m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).

Nếu nuôi gà thả vườn, chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/ m2.

Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.

Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.



1.2. Lồng úm gà con

- Kích thước 2 m x 1 m cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con.

- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con).

1.3. Máng ăn

- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.

- Khi gà 4 - 14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.

- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.



1.4. Máng uống

Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2 - 3 lần/ ngày.



2- Chọn giống:

2.1. Chọn giống gà con

- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.

- Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.

- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.



2.2. Chọn gà đẻ tốt

- Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6 - 1,7 kg thì rất tốt.

- Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.

- Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.

- Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.

- Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3 - 4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2 - 3 ngón tay xếp lại.



2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Coli-terravet (1g/ lít nước uống) hoặc Vitamino (1 g/ 5 lít nuốc uống) chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.

- Trộn thuốc cầu trùng vào nước uống cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Avicoc (1g/ lít nước uống) hoặc Shotcox (1ml/ lít nước uống). Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.

- Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

- Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp. Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn. Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Vitamino.

- Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.



2.4. Cắt mỏ gà

- Để tránh được hiện tượng cắn mổ, ăn lông, ăn thịt lẫn nhau; giảm tỷ lệ hao hụt thức ăn do rơi vãi khi gà mổ thức ăn đến 4-5%; gà lớn nhanh, khoẻ mạnh. Các ước tiến hành cắt mỏ:

- Trước khi cắt 4-5 giờ ngừng cho gà ăn, cho uống đủ nước sạch pha thêm vitamin K để hạn chế chảy máu sau khi cắt.

- Có thể dùng dao, kéo hoặc kìm để cắt mỏ cho gà. Tốt nhất là dùng mỏ hàn thủ công, mỏ hàn điện, mỏ hàn máy để vừa cắt vừa đốt, nhiệt độ cao có tác dụng hàn mép sừng, vết cắt không bị chảy máu.

- Đối với gà con, có thể cắt mỏ khi được 7-10 ngày tuổi, cắt cả mỏ trên, mỏ dưới, đưa lưỡi dao hay mỏ hàn cắt cùng một lúc, vết cắt cách lỗ mũi 2mm.

- Gà hậu bị cắt lúc gà 7-8 tuần tuổi hoặc 12-16 tuần tuổi. Cắt cả 2 mỏ, vết cắt vuông góc với trục mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới cắt xa hơn mỏ trên 3mm. Có thể xác định vị trí cắt mỏ trên là điểm giữa bờ lỗ mũi và chóp mỏ, mỏ dưới cắt dài hơn mỏ trên 3mm.

- Cắt mỏ xong cho gà uống vitamin K pha thêm 1-2 g Tetracyline/lít trong 5-7 ngày để chống nhiễm trùng cơ hội. Cho gà ăn chế độ tự do theo lứa tuổi, thức ăn đổ dày tránh mỏ gà chạm vào đáy và thành máng. Theo dõi để xử lý kịp thời nếu gà bị chảy máu nhiều, hạn chế dồn, bắt làm gà bị stress trong vài tuần sau khi cắt mỏ.



3- Thức ăn cho gà:

- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

- Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.

- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.

- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.

- Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống.

4- Vệ sinh phòng bệnh:

- Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, có thể dùng Protect (100g/ 10 – 20 lít nước).

- Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi khuẩn, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

Lịch tiêm phòng vacxin cho gà thịt


Ngày thứ

Loại vacin

Cách dùng

Phòng bệnh

1

Lasota +IB

Nhỏ mắt mũi

Niucatxơn và viêm phế quản truyền nhiễm

5

Gumboro lần 1

Nhỏ mồm

Gumboro

7

Lasota +IB

Chủng đậu



Nhỏ mắt mũi

Chủng vào cánh



Niucatxơn và viêm phế quản truyền nhiễm và Đậu gà

10-12

Gumboro lần 2

Nhỏ mồm

Gumboro

18-21

H5N1

Tiêm

Cúm gia cầm

Phần ba: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GĂP TRÊN GÀ

I/ Bệnh Newcastle

1- Đặc điểm bệnh:

Bệnh do virus gây nên, phát ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, bệnh phát nhanh, lây lan rộng, tỷ lệ chết cao, điều trị tốn kém, không hiệu quả.

2- Triệu chứng bệnh:

- Gà ủ rũ, xù lông, cánh xệ, không ăn hay chui đầu vào cánh, rút cổ nhắm mắt, đứng gật gù cho nên còn gọi là bệnh gà rù.

- Gà ăn không tiêu, diều căng đầy hơi, mũi miệng chảy đầy dịch nhờn keo, thở khò khè bại liệt.

- Phân loãng màu trắng xanh, mùi tanh gà kiệt sức dần rồi chết.- Những con mắc bệnh kéo dài ở thể mãn tính, thì có triệu chứng thần kinh co giật, quẹo cổ, đi thục lùi hoặc đi bằng đầu gối, mổ không trúng thức ăn.Bệnh tích chủ yếu của bệnh này là xuất huyết ở dạ dày tuyến

3- Biện pháp phòng trị:

- Gà 3 – 5 ngày tuổi dùng vaccin dịch tả hệ II (hệ F), lọ 100 liều pha với 10cc nước sinh lý mặn nhỏ mỗi con 2 giọt vào mắt hoặc mũi.

- Gà 20 – 25 ngày tuổi cho uống vaccin Lasota, lọ 100 liều pha với 100cc nước sinh lý mặn, mỗi con uống 1cc hoặc pha với 0,5 lít nước đun sôi để nguội cho gà uống tự do hoặc dùng vaccin chịu nhiệt cho uống, lọ 50 liều pha với 0,5 lít nước đun sôi để nguội cho gà uống tự do (nên cho gà nhịn khát từ 1 đến 2 giờ, sau đó pha vaccin cho gà uống, gà sẽ uống nhanh và đồng đều).

- Gà 2 tháng tuổi chích vaccin dịch tả hệ I (hệ M), lọ 100 liều pha với 100 ml nước sinh lý mặn, chích mỗi con 1 ml dưới da cổ hoặc ức hoặc dùng vaccin chịu nhiệt cho uống.

- Khi phát hiện trong đàn có gà nghi bệnh dịch tả, tách riêng những con bệnh ra xử lý không điều trị, số mạnh còn lại cho uống vaccin Lasota hoặc chịu nhiệt và tăng liều gấp đôi so với liều phòng, đồng thời cho uống thêm kháng sinh và vitamin để chống kế phát và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

II/ Bệnh Gumboro

1- Đặc điểm bệnh:

- Bệnh do virus gây nên, thường xảy ra ở gà con từ 3 – 6 tuần tuổi.

- Bệnh phát ra đột ngột, lây lan nhanh tỉ lệ chết cao từ 20 – 30% (ngày thứ 3, 4 sau khi phát bệnh).

2- Triệu chứng bệnh:

- Gà có hiện tượng bay nhảy lung tung, bứt rứt khó chịu, mổ cắn nhau vào khu vực hậu môn.

- Giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, xã cánh, diều căng đầy hơi, tiêu chảy phân loãng trắng.

- Mổ gà bệnh sẽ phát hiện ở vùng ngực, đùi có những vệt xuất huyết bầm đen, túi Fabricius sưng to, bên trong có dạng như múi khế chứa nhiều dịch nhầy hoặc xuất huyết đỏ.



3- Biện pháp phòng trị:

- Định kỳ sát trùng chuồng và dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng: Biodin 0,33% hoặc Virkon 0.5%.

- Gà 1 – 3 ngày tuổi dùng vaccin Gumboro của xí nghiệp hoặc vaccin Bur 706 (nhập) nhỏ mắt mỗi con 2 giọt và lặp lại lần 2 lúc gà 15 – 18 ngày tuổi. Hoặc phòng theo lịch phòng tùy địa phương và hãng thuốc khuyến cáo.

- Cách ly ngay các con bệnh ra khỏi đàn.

- Hiện nay chưa có kháng sinh đặc trị bệnh này, chỉ dùng thuốc trợ sức và cầm máu để tăng cường khả năng kháng bệnh cho gà:

+ Catosal hoặc Bcomplex 4 ml

+ Vitamin B12 2 ống, Vitamin K 2 ống, Vitamin C 1000 mg 2 ống

+ Kết hợp với nước sinh lý ngọt chích cho 20kg gà/lần/ngày, liên tục 2 ngày.

+ Sử dụng Anti – Gumboro, Vitamin C, đường Glucoza pha nước cho uống liên tục 4 – 5 ngày.- Trường hợp có phụ nhiễm bệnh khác, thì dùng kháng sinh đặc trị bệnh đó, sử dụng liều thấp ban đầu rồi tăng dần lên.

III/ Bệnh tụ huyết trùng

1- Đặt điểm của bệnh:

- Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thường xảy ra ở gà giò và gà lớn và cũng phát triển mạnh vào những lúc giao mùa (từ mưa chuyển sang nắng hay ngược lại).- Bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh và thường gây chết nhiều về đêm, có trường hợp gà đang ấp nằm chết trên ổ.



2- Triệu chứng bệnh:

- Gà ủ rũ, kém hoặc bỏ ăn, mồng tím tái, miệng chảy nhiều dịch nhờn, thức ăn không tiêu, tiêu chảy phân trắng đôi khi có lẫn máu, thở khò khè, bại liệt rồi chết.

- Bệnh kéo dài, mào và yếm sưng, gà tiêu chảy, sưng khớp.

- Mổ gà thấy: tích nước màng bao tim, xuất huyết mỡ vành tim, bao tim; gan sưng, có những nốt hoại tử màu trắng như hạt phấn.

3- Biện pháp phòng trị:

- Gà mới mua về hoặc lúc thời tiết thay đổi, lúc chuyển chuồng nên trộn kháng sinh như Tetra-Mutin hay Neotesol… và vitamin C cho gà uống liên tục 3 – 5 ngày.

- Phòng bệnh bằng vaccin Tụ huyết trùng cho gà lúc 30 – 40 ngày tuổi, mỗi con 0,5cc. Chích lặp lại khi gà 2 tháng tuổi mỗi con 1 ml.

- Nuôi gà đẻ: trước khi đẻ và sau 4 tháng chích lặp lại 1 lần, 1ml/con, chích dưới da cổ.

- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:

+ Kanamycin 1g/15 kg thể trọng, ngày chích 1 lần.

+ Enrofloxacin (5%) 1cc/5 kg thể trọng, ngày chích 1 lần.

+ Septotrim (24%) 1cc/3 kg thể trọng, ngày chích 1 lần.

+ Kết hợp Dexamethasone với Analgin, chích liên tục 2 ngày và cho uống kháng sinh như phần phòng bệnh trên với liều gấp đôi, liên tục 3 – 5 ngày.

+ Quét dọn chuồng trại sạch sẽ và sát trùng bằng Virkon 0.5% hoặc Biodin 0.33%.



IV/ Bệnh cúm gia cầm (H5N1)

1- Đặc điểm bệnh:

- Là một bệnh cấp tính do virus gây nên có biểu hiện chủ yếu ở đường hô hấp của động vật với các triệu chứng như sốt cao, ho, mệt mỏi tòan thân, đau đầu, đau cơ, động vật non kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy.

- Bệnh có tính lây lan nhanh trên phạm vi rộng và thường gây thành dịch và tử vong nhiều ở động vật non và già, lây nhiễm từ lòai này sang lòai khác và cả người.

- Do virus cúm A gây ra cho hầu hết các lòai gia thủy cầm, bệnh thường xuất hiện thể cấp tính , tỉ lệ chết cao, cúm týp A do virus H5N1 gây ra cho gà, có thể gây bệnh và làm chết người.

2- Tác nhân gây bệnh

- Virus cúm là một lọai virus có khả năng tồn tại khá lâu trong nhiều điều kiện khác nhau, nhất là ở nhiệt độ thấp, vì vậy dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh.

- Trong điều kiện đông lạnh virus tồn tại khá lâu.

- Ở nhiệt độ 220C virus sống được 2-6 tháng.

- Trong không khí 330C virus sống được 4 giờ.

- Ở nhiệt độ 600C virus chết trong vòng 5 phút.

- Virus khá mẫn cảm với các lọai thuốc sát trùng gốc clo và iod cũng như chịu đựng kém với chất sát trùng mạnh như Fomol.

3- Cách lây truyền, thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ lây lan, tính cảm nhiểm và đề kháng:

- Đến nay chưa xác định được tất cả các đường lây truyền của virus cúm, nhiều khả năng virus lây gián tiếp qua đường không khí do hít phải virus dưới dạng khí dung hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hay người có bệnh.

- Một nguồn lây rất quan trọng đó là các lòai chim di trú , thức ăn gia súc công ngiệp nhiễm virus cũng là nguồn lây truyền khá nguy hiểm cho các trại chăn nuôi. Thời kì ủ bệnh cúm từ 1 – 3 ngày.

- Thú mang bệnh có thể lây truyền bệnh cho thú khác từ 3 – 5 ngày sau khi có triệu chứng bệnh cho đến khi chết hoặc nhiều ngày sau khi hết bệnh.

- Mức độ bệnh thay đổi từ khi có triệu chứng đường hô hấp đến nhẹ , trầm trọng hay dẩn đến tử vong tùy vào lòai cảm nhiễm và các yếu tố khác như tuổi, giới tính, liều gây nhiễm, môi trường hay sự cộng nhiễm của các bệnh khác.



4- Triệu chứng và bệnh tích:

- Ở gia cầm giảm đẻ trứng, xuất hiện triệu chứng hô hấp như thở khó, có tiếng ran, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang, xanh tím dưới da, đặc biệt là da cổ, và mào xuất huyết, phù đầu và mặt, xù lông, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, tỉ lệ chết cao đến 100%.

- Trường hợp cấp tính gà bệnh chết mà không có triệu chứng điển hình. Bệnh tích đặc trưng ở gia cầm là phổi sưng, xuất huyết và họai tử. Buồng trứng và ruột viêm, xuất huyết não và cơ tim.

5- Chuẩn đoán bệnh và biện pháp phòng bệnh:

- Chần đoán xác định phải phân lập virus từ dịch tiết hay phân của thú bệnh qua nuôi cấy trên phôi trứng.

- Về phương diện thú y do bệnh không có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để giảm thiệt hại.

- Phòng bệnh bằng cách tiêu độc và cách ly là biện pháp duy nhất để giảm thiệt hại.

- Trước mùa dịch các biện pháp vệ sinh tiêu độc chuồng trại là rất cần thiết để hạn chế mật số của virus gây bệnh.

- Tăng sức đề kháng bằng cách giảm mật độ cho gia súc uống hoặc trộn thức ăn Vitamin C và B12 để chống Stress do thức ăn và thời tiết là biện pháp tốt để giảm khả năng nhiễm bệnh của gia cầm.

- Trong mùa dịch không cho vật nuôi tiếp xúc với vật nuôi bệnh. Thường xuyên tiêu độc chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng trong thời gian nuôi, giữa hai đợt nuôi chuồng phải được tiêu độc đúng kỹ thuật và bỏ trống, khô ít nhất 2 tuần.

- Tiêu độc kỷ các phương tiện ra vào trại chăn nuôi, hạn chế công nhân đi lại từ chuồng này sang chuồng khác. Hạn chế tối đa việc tham quan.

- Chống dịch: nếu xác định có nguy cơ lây nhiễm cho người thì phải tiêu diệt các vật nuôi nhiễm bệnh hay có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

- Để dập tắt dịch cúm gia cầm bán kính 3 km tính từ ổ dịch được áp dụng để hủy các đàn trong khu vực. Ngưng vận chuyển, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm ngay trong vùng dịch.

- Tiêu độc, tẩy uế và vệ sinh nơi có dịch.



V/ Bệnh bạch lỵ

1- Đặc điểm bệnh:

- Bệnh Bạch lỵ còn gọi là bệnh trỉnh đích ở gà do vi khuẩn Samonella pullorum gây nên, bệnh có thể truyền qua trứng. Thông thường gà nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp.

- Gà con bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi.



2- Triệu chứng:

- Gà con ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm nửa mở, cánh sã, bỏ ăn, uống nước nhiều, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, có khi có lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ khám thấy xuất huyết ở tim gan, phổi, lách.

- Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn, triệu chứng không rỏ rệt, thường chỉ thấy ỉa chảy, phân bết đích, đẻ ít, trứng méo mó.

- Trứng ấp bị nhiễm bệnh thì tỉ lệ chết phôi cao, gà con nở ra yếu, hở rốn nhiều, lòng đỏ không tiêu hết…



3- Biện pháp phòng trị:

- Cần giử ấm cho gà trong 3 tuần đầu, nhất là đàn gà không có mẹ. Ta dùng bóng đèn điện 75W hoặc đèn bảo để sưởi ấm cho gà.

- Ngày đầu không cho gà ăn chỉ cho uống nước có pha Vitamin C 1g/1lít nước sạch.

- Ngày thứ 2-5 cho ăn thức ăn dễ tiêu như tấm nhuyễn, bột bắp trộn với hành lá hoặc tỏi bầm nhỏ, sau đó cho gà ăn thức ăn hổn hợp.

- Cho gà uống nước sạch pha kháng sinh như Ampicoli hay Enrocolistin liều 1 muỗng cà phê pha 2 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.

- Dùng kháng sinh như Oxolinic hoặc Colitetravet liều 2 gr pha/1lít nước cho uống, đồng thời trộn ăn 4gr thuốc/1 kg thức ăn cho cả đàn ăn, liên tục 3-5 ngày.

Những con bị bệnh tách riêng ra dùng một trong những thuốc trên pha nước bơm trực tiếp ngày 2 lần, liên tục 3 ngày.



VI/ Bệnh cầu trùng

1- Đặc điểm bệnh:

- Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non), E.acervulina, E.maxima, E.brunetti.

- Chăn nuôi gà trong thời gian dài mầm bệnh sẽ có điều kiện phát triển mạnh.

- Bệnh thường tập trung và gây thiệt hại nhiều ở gà con từ 20-30 ngày tuổi. Gà trưởng thành kháng bệnh tốt hơn nên thiệt hại ít hơn.

- Gà đang mắc bệnh hoặc đã lành bệnh đều thường xuyên bài thải trứng qua phân, từ đó nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và gây bệnh cho con khác. Trứng bài thải sau 2-4 ngày mới có khã năng gây nhiễm và khó bị diệt bằng các loại thuốc sát trùng thông thường.

2- Triệu chứng bệnh:

- Gà ủ rũ bỏ ăn uống nhiều nước, xệ cánh, xù lông, đi đứng không vững, ngoẹo đầu trên lưng, phân loãng lúc đầu màu xanh chuyển dần sang màu nâu có lẫn máu, tỉ lệ chết cao. Gà kém ăn, gầy ốm dần, đẻ giảm, rất dễ kế phát các bệnh đường ruột khác.

- Manh tràng sưng to và xuất huyết.



3- Biện pháp phòng trị:

- Hằng ngày quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Thức ăn nước uống phải sạch và đầy đủ dưỡng chất, không bị hôi, mốc.

- Trước khi nuôi cần vệ sinh thật kỹ các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại bằng nước sôi và để chuồng trống 1-2 tuần.

- Trộn vào thức ăn các loại thuốc như Anticoc, Baycox, Rigecoccin,… cho gà ăn lúc gà 10-12 ngày tuổi, 20-22 ngày và sau 2 tháng. Mỗi đợt dùng thuốc trong 3 ngày liền, theo liều hướng dẫn trên bao bì.

- Dùng một trong các loại thuốc phòng trên, nhưng phải tăng liều gấp đôi, pha nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn cho ăn liên tục 3-5 ngày.

- Khi điều trị nên kết hợp với Vitamin K và một số Vitamin nhóm B.

VII/ Bệnh giun đũa

1- Đặc điểm bệnh:

- Bệnh giun đũa ở gà do Ascaridia galli thuộc lớp giun tròn gây ra. Trứng do giun cái sống trong ruột đẻ ra và được bài tiết theo phân ra ngoài, có khả năng hình thành ấu trùng cảm nhiễm là 5-25 ngày.

- Gà ăn phải trứng giun ở giai đoạn cảm nhiễm có lẫn trong thức ăn, nước uống vào cơ thể hoặc gà ăn giun đất có nhiễm trứng giun đũa.

- Bệnh xãy ra mọi lứa tuổi gà nhất là ở gà con và gà dò và gây thiệt hại lớn nhất cho đàn gà nuôi gia đình.

2- Triệu chứng:

- Gà kém ăn hoặc ăn chậm lớn hay tiêu phân lỏng, sau đó có hiện tượng thiếu máu, mào nhợt.

- Mổ khám: thấy giun trong ruột, niêm mạc sưng, tụ huyết và xuất huyết.



3- Biện pháp phòng trị:

- Gà nuôi nhốt cần giữ chuồng luôn khô sạch, hàng ngày phải dọn phân cho vào hố ủ. Cần cho gà ăn uống đầy đủ, máng ăn, máng uống rửa sạch.

- Sử dụng mốt số loại thuốc sau để trị bênh cho gà:

+ Piperazin liều 200-250 mg/kg thể trọng, liên tục 2-3 ngày.

+ Tetramisol liều 40 mg/kg thể trọng.

+ Levamisol liều 20-30 mg/kg thể trọng.

+ Menbendazol liều 40 mg/kg thể trọng.



VIII/ Bệnh hô hấp mãn tính

1- Đặc điểm bệnh:

- Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên, bệnh kế phát từ những bệnh khác khi thời tiết thay đổi như quá nóng, lạnh, gió rét, ẩm độ cao, thông thoáng kém, dinh dưỡng kém, vận chuyển gà.

- Sự truyền bệnh qua trứng từ gà mẹ.



2- Triệu chứng và bệnh tích:

- Gà con và gà dò đều thở khó, khò khè, kém ăn, gấy sút, gà lớn khó thở, gà phải há mồm ra để thở, chảy nước mắt, nước mũi, gà hay vẩy mỏ, kêu toóc toóc, đầu sưng. Gà đẻ giảm đẻ, tỉ lệ đẻ 20-30%, trứng ấp tỉ lệ chết phôi trước khi nở tăng.

- Xác gà gầy và nhợt nhạt do thiếu máu, khí quản viêm đỏ, niêm mạc mũi và các xoang mũi sưng phù chứa đầy dịch nhớt màu vàng hay vàng xám. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin.



3- Biện pháp phòng trị:

- Cách phòng:

Mua giống gà ở những cơ sở chăn nuoi tốt, vệ sinh chuồng trại tốt, thông thoáng. Dùng Tylosin, Genta-tylo, Tylosulfa, Tiamulin, CRD-Stop, một tháng sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 ngày.

- Sử dụng một số thuốc sau để trị bênh cho gà:

+ Vaccin Nobi-vac MG (Hãng Intervet-Hà Lan): tiêm dưới da cho gà con liều 0,5 ml/con vào lúc 15-18 ngày tuổi. Thường vaccin chỉ dùng cho đàn bố mẹ và gà đẻ vì giá đắt.

+ Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Tylosin, Tiamulin, Genta-tylo, Genta-costrim hoặc sử dụng Streptomycin + Penicillin.

IX/ Bệnh nấm phổi

1- Đặc điểm bệnh:

Bệnh gây ra do nấm Aspergillus fumigatus, do hít phải bào tử nấm từ chất độn chuồng, thức ăn. Do gà mái đẻ mắc ở thể mãn tính co thể truyền bào tử nấm sang trứng.

2- Triệu chứng:

- Gà con mắc bệnh thường mệt mỏi, kém ăn, mắt lim dim, đứng tách đàn dần dần khó thở, mũi chảy ra nước nhờn, trúng độc co giật rồi chết.

- Gà lớn bệnh gầy yếu giảm cân, khát nước, gà thở nặng nhọc kho khăn, há mỏ để thở.

- Phổi và túi khí có những chấm tổn thương màu trắng, vàng, xanh lá cây.

- Nhiều khuẩn lạt nấm hình hạt nhỏ vàng, xanh lá cây.



3- Biện pháp phòng trị:

- Cách phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, chất độn chuồng, thức ăn… tránh ẩm ướt để nấm không nhiễm và phát triển. Sát trùng chuồng trại bằng dung dịch CuSO4 0,5%. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

- Điều trị: Chưa có thuốc đặc trị, có thể điều trị bằng một trong các loại thuốc sau:

+ CuSO4 pha nước cho uống, liều 0,3-0,5 g/lít nước.

+ Iodua-kali pha nước uống, liều 1%.

+ Mycostatin 2 g/100 kg thức ăn.

+ Nystatin 6 g/100 kg thức ăn.

+ Vitamin A, C, B-Complex.







Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương