THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3- Mục tiêu của khuyến nông:

- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông.



4- Chức năng của khuyến nông:

- Đào tạo, tập huấn nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.

- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.

- Trao đổi truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập.

- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: tạo điều kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết. Trên cơ sở cùng cộng đồng dân cư phân tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nông phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều người dân trong cộng đồng.

- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông: đây là một nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt được công việc giám sát đánh giá, có nghĩa là chúng ta đã cụ thể hóa được quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân chủ ở cơ sở: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng thụ".

- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.

- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại.

- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

5- Nội dung của hoạt động khuyến nông:

- Thông tin, tuyên truyền: chủ trương, chính sách, pháp luật, tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, các kinh nghiệm sản xuất, các gương sản xuất giỏi, phát hành các ấn phẩm khuyến nông...

- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo: tập huấn tiến bộ kỹ thuật mới, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo đầu bờ, đào tạo nghề…

- Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ: xây dựng các mô hình trình diễn phù hợp với địa phương, các mô hình công nghệ cao, chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.

- Tư vấn và dịch vụ: tư vấn, hỗ trợ về chính sách, pháp luật, về khoa học công nghệ... Dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, xét nghiệm bệnh...

- Hợp tác quốc tế về khuyến nông: tham gia các chương trình khuyến nông trong các hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm khuyến nông (các chương trình, dự án nước ngoài).



6- Vai trò của cán bộ khuyến nông:

a. Vai trò của cán bộ khuyến nông: là đem kiến thức đến cho dân (chính sách, pháp luật, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường, giống mới, canh tác mới,...) và giúp họ sử dụng những kiến thức đó.

b. Kiến thức, năng lực, phẩm chất và khả năng của cán bộ khuyến nông: người cán bộ khuyến nông phải được đào tạo và cần có kiến thức về các lĩnh vực sau:

- Về kỹ thuật: không chỉ hiểu sâu một chuyên ngành nào đó mà còn phải có hiểu biết cơ bản về các ngành khác.

- Về xã hội và cuộc sống nông thôn: hiểu được những vấn đề xã hội của đời sống nông thôn, phong tục, tập quán, văn hóa và những giá trị tinh thần của người dân nơi mình đang công tác.

- Về đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước: nắm bắt được những nội dung chung của Đảng và Nhà nước cũng như những nội dung cụ thể của địa phương về đường lối, chính sách, quan điểm về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Về tiếp cận và giảng dạy người lớn tuổi: khuyến nông là một tiến trình giáo dục mà đối tượng của nó là nông dân nên người cán bộ khuyến nông phải biết cách giảng dạy người lớn tuổi và biết tiếp cận để lôi cuốn người dân tham gia vào các chương trình khuyến nông.

Người cán bộ khuyến nông cần có năng lực cá nhân nhất định. Năng lực cá nhân không phải chỉ do đào tạo mà có, nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào năng khiếu, sự rèn luyện kiên trì, sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình công tác. Đó là:

- Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: có khả năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức nông dân thực hiện các kế hoạch đó.

- Năng lực truyền đạt thông tin: có khả năng nói và viết tốt để giao tiếp với mọi người trong công tác khuyến nông.

- Năng lực phân tích đánh giá: có khả năng đánh giá các tình huống, nhận thức và hiểu rõ các vấn đề để có thể đề xuất các giải pháp kịp thời và hợp lý.

- Năng lực lãnh đạo: phải tự tin và biết tin tưởng vào những đối tượng mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện thành công các chương trình khuyến nông.

- Năng lực sáng tạo: phải làm việc trong điều kiện độc lập và ít chịu sự giám sát của cấp trên nên người cán bộ khuyến nông phải có khả năng sáng tạo, tự tin vào công việc của chính mình, không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên.

Người cán bộ khuyến nông cần có phẩm chất cá nhân: đó là những đức tính tốt mà cán bộ khuyến nông cần phải có. Đó là:

+ Sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi với tinh thần vì nhân dân.

+ Là niềm tin, chỗ dựa cho nông dân trong công tác khuyến nông, được nông dân tin tưởng khi đưa ra các lời khuyên.

+ Lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân và tính hài hước nhẹ nhàng trong công việc. Thông cảm với những ước muốn và tâm tư tình cảm của người dân, đồng thời biết tôn trọng và lắng nghe những ý kiến của họ.

+ Tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm được một điều gì đó để góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Người cán bộ khuyến nông cần rèn luyện các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng nói trước quần chúng: cán bộ khuyến nông phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người để truyền đạt thông tin. Kỹ năng nói trước quần chúng sẽ giúp cán bộ khuyến nông truyền đạt thông tin tới người nghe một cách hiệu quả. Để rèn luyện kỹ năng này, cần phải:



  • Chuẩn bị kỹ bài nói chuyện, bài giảng, tập thử một vài lần trước khi nói chuyện với mọi người.

  • Luôn động viên người nghe nêu ý kiến và khuyến khích mọi người thảo luận.

  • Tránh những cuộc thảo luận chỉ có một mình độc thoại hoặc chỉ có duy nhất hỏi và trả lời, điều đó làm mất tính đối thoại chân chính và tính giáo dục của khuyến nông.

  • Không nên có những cuộc thảo luận hoặc những bài nói chuyện kéo dài vì có thể gây chán nản cho mọi người.

  • Luôn đặt câu hỏi cho người nghe để khuyến khích thảo luận và thông tin 2 chiều.

- Kỹ năng viết báo cáo: đây là một kỹ năng cần thiết mà người cán bộ khuyến nông phải rèn luyện. Muốn viết một báo cáo tốt cần nhớ một số gợi ý sau đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin và các loại số liệu đưa vào báo cáo.

  • Lập dàn ý cho bản báo cáo, nội dung gì, trình bày như thế nào?

  • Sắp xếp các nội dung báo cáo theo một trật tự logic.

  • Nội dung báo cáo ngắn gọn, súc tích, chính xác và dễ hiểu (nên có bảng biểu kèm theo).

- Biết cách tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương: cán bộ khuyến nông phải luôn biết cách tiếp cận và sử dụng những nguồn lực sẵn có ở địa phương, biết động viên khuyến khích mọi người tham gia công tác khuyến nông và phát triển cộng đồng. Làm khuyến nông không phải chỉ có các khuyến nông viên, mà cần phải mở rộng và phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở, có thể là chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, chủ nhiệm hợp tác xã, cán bộ thôn, bản, hoặc đoàn thể ở địa phương như Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn, Hội Cựu chiến binh... Cũng có thể là những người có kinh nghiệm sản xuất giỏi tại địa phương, những người có uy tín và tiếng nói nhất định trong cộng đồng như lão nông, cán bộ về hưu, già làng, cha xứ... Tùy theo tính chất của mỗi hoạt động khuyến nông, nên tham khảo ý kiến của các nhân vật này hoặc mời họ tham gia các cuộc họp hoặc các chương trình khuyến nông. Nếu tranh thủ được sự hỗ trợ của họ, hoạt động khuyến nông sẽ có một chỗ dựa vững chắc.

II/ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

  • Phương pháp khuyến nông cá nhân.

  • Phương pháp khuyến nông nhóm.

  • Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.

1- Phương pháp khuyến nông cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân):

- Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông. Cán bộ khuyến nông đến thăm nhà, gặp gỡ nông dân ngoài đồng ruộng để thảo luận những chủ đề mà 2 bên quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hay đưa ra những lời khuyên. những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi câu nệ điều gì. Nó biểu hiện sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với nông dân nên nó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và tình cảm giữa người dân và khuyến nông. Có nhiều hình thức khác nhau như: thăm nông dân tại hiện trường, nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gọi điện thoại, gửi thư riêng,...



1.1. Phương pháp thăm nông dân tại nhà, tại đồng ruộng

a) Mục đích, ý nghĩa:

- Giúp làm quen với nông dân tại nhà của họ.

- Cung cấp thông tin, lời khuyên về một vấn đề nào đó cho nông dân.

- Theo dõi kết quả của công việc khuyến nông đang làm.

- Nói rõ hơn về một chủ đề khuyến nông nào đó, giải đáp thắc mắc riêng mà người nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẽ trong cuộc tiếp xúc nhóm.

- Hiểu thêm tình hình ở địa phương và những vấn đề người nông dân đang phải đối mặt hàng ngày.

- Tăng sự quan tâm của nông dân đối với khuyến nông và điều đó sẽ khuyến khích họ tham gia nhiều hơn các chương trình khuyến nông.

Những cuộc viếng thăm nông dân thường chiếm khá nhiều thời gian làm việc của cán bộ khuyến nông. Do đó, để những cuộc viếng thăm thực sự có hiệu quả cần chuẩn bị chu đáo những gì cần thiết.

b) Các bước thực hiện:



Bước 1: Vạch kế hoạch cho chuyến viếng thăm:

- Xác định mục đích cuộc viếng thăm, địa điểm, số hộ viếng thăm

- Hẹn trước với chủ nhà nếu có thể.

- Xem xét lại những ghi chép của lần đến thăm trước đó hoặc những thông tin khác về gia đình mình sẽ đến thăm.

- Chuẩn bị trước những thông tin kỹ thuật, những tài liệu chuyên môn có thể sẽ dùng đến.

- Đưa cuộc viếng thăm vào chương trình công tác hàng tuần.



Bước 2: Thực hiện cuộc viếng thăm:

- Phải bắt đầu cuộc trò chuyện như thế nào đó để gây ấn tượng, nhất là những nông dân mới đến thăm lần đầu. Nên bắt đầu bằng những lời thăm hỏi thân tình, lễ độ, tôn trọng và "nhập gia tùy tục".

- Khi 2 bên đã cảm thấy thoải mái và tin tưởng, có thể tiến hành trao đổi công việc với người dân. Chọn chủ đề để bắt đầu cũng rất quan trọng, thường là chủ đề liên quan đến nhu cầu của nông dân. Hãy nói chuyện bằng ngôn ngữ quen thuộc của người nông dân và trong khi trao đổi, phải biết cách lắng nghe và khuyến khích nông dân giải bày tâm sự. Ngoài ra cần có lời khen đúng lúc để động viên họ và làm cho họ tin tưởng.

- Cuộc trao đổi có thể bao trùm nhiều công việc khác nhau. Trong khả năng của mình, hãy cố gắng đáp ứng những nhu cầu của nông dân, thông tin thêm cho họ về chủ trương phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế của Chính phủ, tỉnh, huyện,... những vấn đề liên quan đến đường lối chính sách, giới thiệu những chương trình khuyến nông đang được áp dụng trong vùng, thông tin về một giống cây con hay cách canh tác, biện pháp kỹ thuật nào đó, giá cả thị trường,... hay bất cứ thông tin gì người nông dân có nhu cầu mà mình biết.

- Nếu không giải đáp được thắc mắc của dân, hoặc nông dân có những bức xúc không nằm trong phạm vi mình giải quyết, có thể hẹn lại thời gian nào đó để tìm hiểu và sau đó sẽ cung cấp tài liệu, thông tin mà dân cần; hoặc sẽ đề xuất lên cấp trên để có hướng giải quyết cho dân và thông tin lại cho họ biết.

Bước 3: Ghi chép và theo dõi:

- Ghi chép đầy đủ các chi tiết của cuộc viếng thăm, những gì đã bàn bạc và thỏa thuận với nông dân.

- Thống nhất thời gian, mục đích của chuyến viếng thăm tiếp theo.

- Thực hiện những việc đã thống nhất bàn bạc với nông dân.

c) Ưu và nhược điểm của phương pháp này:

Ưu điểm:

- Đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện nông dân.

- Nông dân tiếp thu tốt do được cán bộ khuyến nông truyền đạt trực tiếp.

- Tăng lòng tin của nông dân với cán bộ khuyến nông và tạo mối quan hệ khăng khít với nông dân.



Nhược điểm:

- Tốn thời gian do phải đi thăm nông dân một cách riêng lẻ và chỉ tập trung vào một số người mà thôi.

d) Những điều cần lưu ý đối với cán bộ khuyến nông:

- Đến đúng giờ hẹn, lễ phép, thân mật và "nhập gia tùy tục".

- Biết khen đúng lúc, khuyến khích nông dân giải bày những vấn đề của họ và cung cấp thông tin cho dân.

- Nên có sổ tay ghi chép các chi tiết trong cuộc viếng thăm. Ghi chép nên theo hệ thống nhất định (ngày tháng, mục đích viếng thăm, vấn đề của dân, thỏa thuận của mình với dân, những quyết định của khuyến nông...). Duy trì một chế độ ghi chép cẩn thận như vậy rất có ích vì nó giúp theo dõi được tình hình sản xuất của các hộ nông dân. Hơn nữa, nếu có cán bộ khuyến nông khác đến thay phụ trách địa bàn đó, sẽ có tài liệu bàn giao cho đồng nghiệp và đồng nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện công việc. Điều quan trọng là phải giữ lòng tin của dân đối với tổ chức khuyến nông và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 bên.

- Để làm tăng hiệu quả của những chuyến viếng thăm, cần vạch kế hoạch và xác định mục tiêu rõ ràng. Cần tránh việc chỉ thường xuyên đến thăm một số hộ nhất định vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến những việc khác và làm cho những hộ khác cảm thấy mình bị bỏ rơi.

1.2. Phương pháp cá nhân khác

a) Nông dân đến thăm văn phòng cơ quan khuyến nông:

- Người nông dân cũng thường đến thăm cơ quan khuyến nông để tìm kiếm thông tin, tài liệu kỹ thuật hoặc tìm hiểu vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Có những nông dân khi thành công với việc gì đó mà được cán bộ khuyến nông giúp đỡ cũng sẽ tìm đến cơ quan khuyến nông để báo cáo thành tích và nhận thêm lời khuyên.

- Cán bộ khuyến nông nên khuyến khích bà con nông dân đến với cơ quan khuyến nông bất kể lúc nào họ cần và tiếp đón bà con ân cần.

b) Gửi thư, email, fax hoặc gọi điện thoại:

Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm: nhanh chóng, kịp thời thông tin và đáp ứng theo nhu cầu, nên có thể áp dụng khi: nông dân có điện thoại hoặc internet, biết đọc, biết viết; nông dân cần thông tin quan trọng và cần gấp, hoặc khi cơ quan khuyến nông cần nắm bắt tình hình nhanh.



2- Phương pháp khuyến nông nhóm:

- Trình diễn mô hình.

- Trình diễn phương pháp.

- Hội thảo đầu bờ.

- Tham quan.

- Hội họp.

- Hội thi khuyến nông.

- Tập huấn.

Thuận lợi:

- Cung cấp thông tin về khuyến nơng và các biện pháp kỹ thuật mới.

- Phổ biến nhiều người cùng lúc.

- Dễ thuyết phục người đang nghi vấn, hướng dẫn cho người chưa nắm vấn đề.



2.1. Trình diễn mô hình

a) Mục đích:

- Để trình bày một tiến bộ kỹ thuật mới.

- Để so sánh TBKT mới với TBKT cũ.

b) Nguyên tắc của trình diễn:

- Có sự tham gia của nông dân, tại nông trại của ND.

- Có nội dung phù hợp yêu cầu và khả năng tiếp thu của nông dân.

- Trình diễn cũng là một lớp học, cần chu đáo.

c) Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm: Làm cho nông dân tận mắt nhìn thấy kết quả kỹ thuật mới, cách làm mới, họ tự thay đổi cách nghĩ và mong muốn làm theo cái mới.

Nhược điểm: cần đầu tư công sức, thời gian, phải chu đáo với mọi việc

d) Các bước thực hiện:

- Chuẩn bị:

+ Tìm hiểu nhu cầu của nông dân và xác định mục đích.

+ Liên hệ lãnh đạo địa phương, xác định thời gian, địa điểm xây dựng mô hình và trình diễn.

+ Lập kế hoạch chi tiết xây dựng mô hình.

+ Chuẩn bị tài liệu nội dung tập huấn cho các hộ tham gia xd mô hình.

- Thực hiện mô hình:

+ Những ngày đầu triển khai mô hình, cán bộ kn, khuyến nông viên phải hỗ trợ và giám sát việc thực hiện quy trình.

+ Thường xuyên tới thăm, cùng chủ hộ theo dõi tiến độ thực hiện và ghi chép số liệu.

+ Tổng hợp số liệu chuẩn bị cho tổng kết.

- Chuẩn bị trình diễn mô hình:

+ Cán bộ KN hướng dẫn chủ hộ viết báo cáo tổng kết.

+ Phân công các hộ tham gia mô hình trình bày kết qủa.

+ Chọn thành phần tham dự trình diễn mô hình.

- Tổ chức trình diễn:

+ Tiếp đón nông dân.

+ Giải thích mục đích, yêu cầu.

+ Phát tài liệu nếu có điều kiện.

+ Trình bày nội dung trình diễn mô hình.

+ Gợi ý nông dân nêu câu hỏi, giải thích thắc mắc, tóm tắt nội dung.

+ Kết luận kết thúc trình diễn, cảm ơn mọi người.

- Đánh giá kết quả trình diễn:

+ Mô hình có triển vọng: tiếp tục mở hội nghị đầu bơ,ø nhân rộng.

+ Rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện.

2.2. Trình diễn phương pháp

- Là phương pháp đào tạo thực hành nhằm chỉ cho nông dân biết cách làm một thao tác hay công việc cụ thể nào đó.

Các bước tiến hành:

- Xác định mục tiêu

- Lập kế hoạch trình diễn (địa điểm, thời gian, kinh phí,…)

- Chuẩn bị tài liệu và phương tiện

- Hướng dẫn trình diễn: giải thích rõ mục tiêu, làm mẫu trước với thao tác đơn giản, dễ làm. Mỗi thao tác cần giải thích rõ. Để cho nông dân thực hành, hướng dẫn cho đến khi họ tự làm được.

- Đánh giá tổng kết.



2.3. Hội thảo đầu bờ

a) Mục đích:

Nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các vấn đề ngay tại hiện trường. Là quá trình học hỏi kinh nghiệâm giữa nông dân với nhau, dưới sự hỗ trợ của chuyên gia.

b) Nguyên tắc:

- Nên tổ chức ngay tại điểm trình diễn hoặc nơi tham quan.

- CBKN là người hỗ trợ, hướng dẫn cuộc hội thảo.

- CBKN sẵn sàng trả lời các câu hỏi của bà con thật sâu sát.

c) Các bước thực hiện:

+ Căn cứ vào kết quả của mô hình, CBKN bàn với xã, với trạm để xây dựng kế hoạch chi tiết: Mục đích cuộc hội thảo, đối tượng tham gia? Địa điểm? Thời gian? Kinh phí? Phương tiện? Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tôû chức.

+ Trong hội thảo đầu bờ, nên kết hợp huấn luyện trên hiện trường để đào tạo kỹ năng, giới thiệu lý thuyết và trình diễn kỹõ thuật để mọi người quan sát.

+ Kết thúc hội thảo, CBKN tóm tăt những điều cơ bản nhất, rút ra các bài học kinh nghiệm và giải thích cho bà con rõõ các hoạt động khuyến nông trong tương lai.

2.4. Tham quan

a) Mục đích:

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân học lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, để so sánh giữa cách làm của địa phương và ở nơi khác.

b) Tổ chức tham quan:

b.1. Chuẩn bị:

- Xác định mục đích đi tham quan.

- Lập kế hoạch chi tiếti: thời gian, địa điểm, nội dung tham quan, kinh phí, phương tiện, lập danh sách.

+ Cử người đi tiền trạm.

+ Thông báo cho các thành viên trước ít nhất một tuần.

b.2. Thực hiện tham quan:

- Tập trung tại địa điểm quy định, điểm danh, thời gian xuất phát.

- Gặp lãnh đạo địa phương, chủ hộ và giới thiệu đoàn, làm quen.

- Nghe chủ hộ giới thiệu nội dung đã do mình yêu cầu.

- Đi thăm thực tế hiện trường.

- Hỏi một số câu hỏi cần thiết, trao đổi giữa đoàn và chủ hộ.

- Trong đoàn cần trao đổi nhau để rút kinh nghiệm.

b.3. Đánh giá chuyến tham quan để rút kinh nghiệm cho lần sau.

2.5. Hội họp

a) Mục đích:

- CBKN truyền đạt cho dân về các chủ đề.

- Nông dân có cơ hội để thảo luận công khai những vấn đề của họ để đưa ra những đề xuất mới, quyết định mới.

b) Hình thức họp nhóm:

- Họp thông báo: phổ biến chỉ thị hay thông tin mới và thu thập ý kiến của dân.

- Họp lập kế hoạch.

- Họp các nhóm có chung lợi ích.

- Họp cộng đồng.

c) Chuẩn bị cho cuộc họp:

- Chọn thời gian và địa điểm.

- Thông báo mời họp.

- Bố trí nơi họp.

- Chuẩn bị những vật dụng cần thiết.

- Vạch chương trình thảo luận, thứ tự các chủ đề.

- Chỉ định khách mời hoặc chuyên gia phát biểu.

d) Trình tự họp nhóm:

- Khai mạc đúng giờ.

- Bầu chủ tọa, thư ký để điều khiển cuộc họp.

- Chủ tọa điều khiển với sự hỗ trợ của CBKN.

- Thảo luận nội dung, hướng dẫn tranh luận.

- Tóm tắt những điểm chính, ghi lại kết luận và quyết định.

- Bế mạc.

2.6. Hội thi khuyến nông

a) Mục đích:

Tạo không khí thi đua, tạo cơ hội cho nông dân trao đổi kinh nghiệm, tạo điều kiện hợp tác giữa nông dân và CBKN

b) Tổ chức thực hiện:

- Kinh phí hội thi.

- Lập ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi.

- Đối tượng dự thi.

- Nội dung thi.

- Thể loại dự thi.

- Hình thức chuẩn bị hội thi.

- Cách thức thi.

- Giải thưởng cuộc thi.

c) Đánh giá hội thi:

2.7. Tập huấn

- Chọn nội dung.

- Chọn học viên.

- Mục tiêu.

- Chọn người điều phối chương trình và người trình bày.

- Chọn địa điểm tập huấn.

- Phương tiện và tài liệu phát cho học viên.

Cách học của người lớn:

- Học qua kinh nghiệm.

- Học viên tự nguyện và tích cực.

- Quan sát viên.

- Nhà lý luận.

- Nhà thực nghiệm.



Yêu cầu:

- Đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu của học viên.

- Nhấn mạnh tính ứng dụng của nội dung đào tạo.

- Có ví dụ thực tiễn và liên hệ với điều kiện cụ thể.

- Tạo cơ hội để học viên chia sẻ các kinh nghiệm.

- Hướng học viên tới các mục tiêu có thể đạt được.

- Luôn đối xử với học viên như một người lớn tuổi.

3- Phương pháp khuyến nông sử dụng phương tiện thông tin đại chúng:

Là phương pháp truyền bá kỹ thuật thông tin bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh (đài, băng cát-xét), truyền hình (phim, tivi, video), thông tin viễn thông (mạng internet, fax, email), ấn phẩm (báo chí, tranh ảnh, tờ rơi).

Theo nhiều chuyên gia, người ta chỉ nhớ được:

- 10% những gì nghe được.

- 30% những gì nhìn thấy.

- 50% những gì đã nghe và thấy.

- 85% nếu được nghe, thấy và thực hành.

* Đặc điểm của phương pháp sử dụng phương tiện thơng tin đại chúng:

- Thông tin được phổ biến nhanh.

- Cùng một lúc phổ biến đến nhiều người.

- Mức độ phản hồi thông tin thấp.

- Người nhận ít có khả năng kiểm soát trực tiếp tin mình nhận được.



3.1. Truyền thanh

+ Có khả năng lan rộng thông tin đến số lớn người/ thời gian ngắn nhất.

+ Phương tiện phổ biến nhất với nông dân.

+ Truyền thanh có nội dung đa dạng, phong phú.

+ Là phương tiện hữu hiệu giúp quản lý hành chính cuả xã, HTXNN.

+ Chuẩn bị cho truyền thanh: cho ai nghe? Làm gì? Ởû đâu? Lúc nào? Dễ hiểu, chính xác.



3.2. Truyền hình

- Đang phát triển mạnh.

- Kết hợp hình ảnh và âm thanh thông tin sinh động, nhanh chóng, tới nhiều đối tượng, kể cả người không hiểu tiếng kinh.

- TV: tin thời sự, phóng sự, chuyên đề, cầu truyền hình,…

- Cả truyền thanh và TV đều có thể đưa các băng hình, CD, băng âm thanh,…

3.3. Thông tin viễn thông

Nối mạng internet, fax, điện thoại đang phát triển mạnh ở VN. Truy cập thông tin nhanh, mới cuả thế giới, trong nước, giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm qua mạng. Gởi thư điện tử nhanh (email), nói chuyện trực tiếp trên mạng (chat)



3.4. Nhóm ấn phẩm

- Báo chí, tạp chí: rất đa dạng về chủng loại, bài viết, có thể ở dạng khuyến cáo hay bình luận,… Cán bộ KN có thể viết tin, bài cho báo, tạp chí

- Sách: đa chủng loại, dày mỏng, sách khuyến nông thường mỏng, viết gọn, xúc tích, chính xác, dễ hiểu.

- Tranh, tờ gấp, áp phích, báo tường, bản tin, bản, biểu, sơ đồ, chuyện tranh.







Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương