THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3- Nuôi vỗ béo chim lấy thịt:


Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khi khối lượng cơ thể đạt 350-400 g/con), sau đó nhồi thức ăn để vỗ béo chim.

Lồng nuôi: dùng lồng như chuồng cá thể, cần đảm bảo sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn uống.

Mật độ: 45-50 con/m2; không để chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì chim chỉ ngủ là chính.

Thức ăn dùng để nhồi: 80% bắp; 20% đậu xanh.

Cách nhồi: thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ, ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ thức ăn/nước là 1/1.

Định lượng: 50-80 g/con. Thời gian 2-3 lần/ngày

Khoáng được bổ sung tự do, các loại vtamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.

V/ MỘT SỐ BỆNH CỦA CHIM BỒ CÂU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1- Bệnh thương hàn (Salmonellosis):

Bệnh thương hàn ở bồ câu đã được phát hiện và nghiên cứu ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu. Đây là một bệnh chung của bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt với hội chứng viêm ruột, ỉa chảy.



1.1. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis gây ra.



1.2. Triệu chứng

Bồ câu có thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, thể hiện: ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối có lẫn máu. Chim sẽ chết sau 3-5 ngày.



1.3. Điều trị

Phác đồ 1:

- Thuốc điều trị: Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng; thuốc pha với nước theo tỷ lệ: 1 thuốc + 10 nước; cho chim uống trực tiếp. Cho uống thuốc liên tục trong 3-4 ngày.

- Thuốc trợ sức: cho uống thêm vitamin B1,C, K.

- Hộ lý: Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị; thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.



Phác đồ 2:

- Thuốc điều trị: Dùng phối hợp hai loại thuốc: Tetracyclin: liều 50 mg/kg thể trọng và Bisepton: liều 50 mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3-4 ngày.

- Thuốc trợ sức: như phác đồ 1.

- Hộ lý: như phác đồ 1.



1.4. Phòng bệnh

- Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc nước vôi 10%, không được mổ chim ốm gần nguồn nước và khu vực nuôi chim. Toàn bộ số chim trong chuồng có chim ốm cho uống dung dịch chloramphenicol 2/1000 hoặc sulfamethazone 5/1000 trong 3 ngày liền.

- Khi chưa có dịch: thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường; nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn thích hợp và đảm bảo thức ăn, nước uống sạch.

2- Bệnh giả lao ở bồ câu (Pseudotuberculosis):

Bệnh giả lao ở các loài gia cầm và chim hoang, trong đó có bồ câu đã được biết đến từ lâu (Riech, 1889), nhưng mãi đến 1904, Kynyoun (1904) mới phân lập được vi khuẩn gây bệnh, gọi là Yersinia pseudotuberculosis (vi khuẩn giả lao).



2.1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh giả lao ở bồ câu là Yersinia pseudotuberculosis. Vi khuẩn này có các đặc tính gần giống vi khuẩn tụ huyết trùng nên còn gọi là Pasteurella pseudotuberculosis.



2.2. Triệu chứng

Chim bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hoá. Vi khuẩn tồn tại và lưu hành trong môi trường tự nhiên và thức ăn. Chim ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể chim qua đường hô hấp, do hít thở không khí có vi khuẩn.

Chim nhiễm mầm bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ 1-2 ngày. Chim bệnh có biểu hiện tăng thân nhiệt, bỏ ăn, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm, mắt nhắm, đứng ủ rũ, thở khó, chảy nước mũi, nước mắt; sau đó xuất hiện ỉa chảy phân xanh vàng. Bệnh tiến triển nhanh. Chim bệnh chết sau 2-4 ngày, từ khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.

2.3. Điều trị

Điều trị ít có hiệu quả, vì bệnh tiến triển nhanh. Khi phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thì chim đã bị rất nặng, khó chữa. Khi phát hiện một vài chim bị bệnh thì cần phải điều trị có tính chất phòng ngừa cho toàn đàn.



Phác đồ điều trị:

- Thuốc điều trị: Phối hợp hai loại thuốc sau:

Kanamycin 2 gam + Tetracyclin 2 gam + Nước 1.000 ml: Cho toàn đàn chim uống liên tục 3-4 ngày.

- Thuốc trợ tim mạch: tăng sức đề kháng: cho uống hoặc trộn thức ăn các vitamin B1, K, A, D, E.

- Hộ lý: Cho chim ăn thức ăn dễ tiêu, bớt ăn các loại hạt.

2.4. Phòng bệnh

- Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch.

- Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ.

- Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim.

- Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.

3- Bệnh viêm đường hô hấp mãn (Mycoplasmosis):

3.1. Nguyên nhân: do Mycoplasma gây ra



3.2. Triệu chứng

Chim bệnh có các dấu hiệu đầu tiên như chảy nước mũi, nước mắt, ăn kém; sau đó xuất hiện thở khó, thở nhanh... Hiện tượng này tăng dần và chim gầy dần, giảm tăng trọng rõ rệt. Các trường hợp cấp tính chim sẽ chết sau 10-15 ngày và thường thấy ở chim non 1-4 tháng tuổi. Chim bị bệnh mãn tính, thời gian hành bệnh kéo dài hàng tháng với các triệu chứng thở khó, gầy rạc. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thứ phát do các liên cầu (Streptococcus) tụ cầu (Staphilococcus) và Heamophilus spp chim bị viêm phế quản phổi nặng và chết nhanh sau 10-12 ngày.



3.3. Điều trị

Hiện nay, có nhiều loại kháng sinh có thể dùng điều trị bệnh Mycoplasmosis ở gia cầm và chim trời như Streptomycin, erytromycin, chlormphenicol, kagnamycin, tylosin, spectinomycin. Nhưng hai loại kháng sinh sau đây được điều trị rộng rãi và cho hiệu quả cao là:

- Tylosin: dùng liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày hoặc Tiamulin: dùng liều 15mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.

- Cần cho chim bệnh uống hoặc trộn thức ăn các loại vitamin B1, C, A, D, E để tăng sức đề kháng.

- Hộ lý: cần giữ khu chuồng nuôi bồ câu khô sạch, thoáng mát mùa hè và ấm áp trong mùa đông và cho ăn đúng khẩu phần qui định.

3.4. Phòng bệnh

- Phòng nhiễm bằng hoá dược: nơi có lưu hành bệnh có thể sử dụng hai kháng sinh trên hoặc oxytetracylin pha với nước 2g/lít nước cho chim uống mỗi tháng một lần; một lần 2 ngày liền.

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi.

- Nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng các vitamin và muối khoáng.



4- Bệnh đậu (Pox disease):

Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời, phân bố rộng khắp ở các châu lục. Bồ câu là một trong các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu gây ra do virut đậu.

4.1. Nguyên nhân: do virut Avian poxvirus gây ra

4.2. Triệu chứng

- Virut phát triển ở các tế bào biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái, tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt vật bệnh.

- Bình thường chim bị bệnh đậu, các biểu hiện lâm sàng cũng như các mụn đậu sẽ giảm dần và hồi phục sức khoẻ sau 7-10 ngày, tỷ lệ chết 15-20%.

4.3. Điều trị bệnh

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho virut đậu. Nhưng có thể sử dụng một số hoá dược bôi lên các mụn đậu để chống nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh để điều trị chim bệnh có hội chứng hô hấp cũng do nhiễm khuẩn. 

- Thuốc bôi lên các mụn đậu: Bleu-methylen 5/1.000; Lugol 5/1.000, hàng ngày bôi lên các mụn đậu ngoài da của chim bệnh.

- Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát: sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:

Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1 g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày hoặc Oxytetracyclin: Liều 20 mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày.

- Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chim bệnh.

4.4. Phòng bệnh

- Phòng bệnh bằng vacxin, chủng vacxin đậu nhược độc vào dưới da cho chim hoặc nhỏ vào lông cánh và bôi dung dịch vacxin vào đó. Vacxin thường dùng là vacxin virut đậu nhược độc.

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường; giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.



KỸ THUẬT TRỒNG CỎ CHĂN NUÔI
KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VOI
I/ CÂY CỎ VOI: Tên khoa học:Penisetum purpureum

Là loại cỏ họ hoà thảo, thân đứng, cao 4-6m, nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh, có lóng như mía. Thích hợp cho hệ thống thu cắt. Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, có giá trị làm thức ăn cho chăn nuôi rất cao. Cho gia súc ăn tươi, phơi khô hay ủ chua đều tốt.

Cỏ Voi có nhiều giống: Napier; Mott; King,… Giống đang trồng phổ biến hiện nay là King grass. Tất cả các giống cỏ voi đều chịu thâm canh cho năng suất cao. Trồng 1 lần có thể cho thu hoạch nhiều năm, nếu có đủ nước tưới có thể cho thu hoạch quanh năm.

Cỏ Voi dễ trồng và chăm sóc tốt năng suất chất xanh đạt 100-300 tấn/ha/năm. Sau khi trồng 80-90 ngày cắt lứa đầu, lần cắt tiếp theo 30-45 ngày. Hàm lượng chất khô 14-16%, hàm lượng đạm 4-7%. Hàm lượng đường trong cây cao.



II/ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỎ VOI

1- Nhiệt độ:

Phổ nhiệt độ thích nghi của cỏ voi khá rộng từ 21-420C, nhiệt độ thích hợp cho việc tích luỹ chất khô phát triển thân lá từ 28-340C. Ở nhiệt độ này trị số quang hợp và quá trình vận chuyển tích luỹ chất khô của cỏ voi đạt giá trị rất cao.



2- Ánh sáng:

Cỏi voi tương đối nhạy cảm ánh sáng. Thích hợp những vùng có cường độ chiếu sáng mạnh, hầu như không có điểm bão hoà ánh sáng. Thời gian chiếu sáng từ 8-10 h/ngày là tốt nhất.



3- Ẩm độ:

Cỏ voi không chịu ngập úng, khả năng chịu hạn kém. Không thích hợp những nơi có mùa khô kéo dài.



4- Đất đai:

Không phù hợp với đất chua phèn, mặn và những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Phù hợp với đất cao, chịu được phân bón nhiều.



III/ KỸ THUẬT TRỒNG

1- Chuẩn bị đất:

Chọn đất cao, không ngập úng, đủ ánh sáng, không bị rợp. Cày sâu, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, rạch hàng theo hướng đông tây, hàng rạch sâu 15-20 cm, hàng cách hàng 60 cm.



2- Thời vụ gieo trồng: Thích hợp vào đầu mùa mưa.

3- Phân bón:

* Liều lượng: Cho 1 ha.



  • Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn.

  • Super Lân: 250-300 kg.

  • Sulfat Kali: 150-200 kg.

  • Urê: 450-500 kg.

* Cách bón: Phân chuồng, lân, kali bón lót toàn bộ, rải đều theo hàng cỏ trồng, Phân urê chia đều, bón thúc sau mỗi đợt cắt.

4- Giống:

Trồng bằng hom, dùng thân cỏ có độ tuổi từ 80-100 ngày tuổi, chặt vát dài 25-30 cm/hom. Có từ 3-4 mắt mầm. Số lượng từ 8-10 tấn hom giống/ha.



5- Cách trồng:

Trồng hom đơn, xiên 450 nối tiếp nhau trong lòng rãnh, lấp đất dày 15-20 cm



6- Chăm sóc:

Sau khi trồng 15-20 ngày, mầm cỏ nhú lên khỏi mặt đất, trồng dặm những chỗ hom bị chết, làm cỏ xới phá váng. Khi cỏ lên cao 50-60 cm, làm sạch cỏ dại, xới xáo. Dùng 100 kg urê/ha bón thúc ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi. Sau 50-60 ngày, thu hoạch lần đầu. Khi cỏ ra lá mới bón thúc phân Urê với liều lượng 70-80 kg/ha.



7- Thu hoạch:

Lứa đầu thu hoach sau trồng từ 50-60 ngày. Chú ý tuyệt đối không thu hoạch cỏ quá non ở lần thu đầu, cỏ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn sau, các đợt thu hoạch sau tiếp theo từ 45-50 ngày, cắt sạch không để lại cỏ non để cỏ mọc đều.

Nếu trồng và chăm sóc cỏ đúng kỹ thuật thì thời gian thu hoạch của ruộng cỏ sẽ là 3 năm. Trong mùa khô nếu vẫn tưới nước đầy đủ thì cỏ sẽ vẫn cho thu hoạch quanh năm.

Năng suất dự kiến: Thu cắt 7-8 lứa/năm, có thể đạt được 250-300 tấn cỏ tươi/ha/năm.



KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VA-06

(Varisme số 6 )

Giới thiệu Cỏ VA-06: là giống cỏ lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ. Cỏ VA-06 có tính thích ứng rộng và sức chống chịu tốt, giống cỏ này có thể trồng được ở tất cả các loại đất kể cà đất cát, đất mặn,

1- Làm đất: Trước khi trồng cần cày bừa kỹ. Trên đất bằng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tưới tiêu nước. Trồng trên đất dốc, phải trồng theo đường đồng mức, hoặc trồng theo hốc.

2- Chọn giống:

- Do trồng bằng hạt thì tỷ lệ nẩy mầm rất thấp, tốc độ sinh trưởng chậm nên chủ yếu dùng cách nhân giống vô tính. Nhân giống bằng cách lấy cây đã thành thục cắt ra từng mắt hoặc tách chồi đem giâm. Nơi có điều kiện thì giâm hom trong bầu, cũng có thể giâm hom trong vườn ươm.

- Thời vụ trồng: Nói chung, trồng tốt nhất vào vụ xuân, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm, khi nhiệt độ đã trên 150C. ở vùng ấm, có thể trồng vào bất cứ mùa nào, khi có mưa.

- Chuẩn bị giống: Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi, khoẻ, không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng, mỗi đoạn 1 mắt, trên mỗi mắt có 1 mầm nách, đoạn thân trên của mắt ngắn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Nơi có điều kiện dùng bột kích thích rễ ABT nồng độ 100 ppm ngâm 28 giờ (1g bột kích thích rễ có thể xử lý 3.000-5.000 cây), sau đó xoa tro vào vết cắt hoặc dùng nước vôi sống 20% ngâm 20-30 phút để thanh trùng. Mầm xử lý đến đâu thì trồng đến đó để tránh mất nước.

- Chuẩn bị đất giâm: Chọn đất tốt, đủ ánh sáng, tơi xốp để giâm 1ha bón 45 tấn phân chuồng, được rải đều, san phẳng, làm luống rộng 1,5 m, giữa các luống có rãnh thoát nước.

- Giâm hom: Đặt hom nghiêng 450, mầm huớng lên phía trên, lấp đất phủ lên mầm 3cm, khoảng cách hom 57cm, sau đó dùng đất lấp hom, rồi tưới ẩm hoặc tưới nước phân loãng. Cũng có thể giâm hom trong bầu có chứa phân mục, mầm sẽ phát triển tốt.

- Chăm sóc chồi: Hàng ngày đều phải tưới ẩm, sau 7-10 ngày thì bắt đầu nẩy mầm, thường xuyên xới xáo để giữ đất tơi xốp, nếu được bón phân đầy đủ, sau khoảng 20-30 ngày, mầm đã cao 20-25 cm thì ra ngôi. Trong thời kỳ giâm, hom có thể đẻ nhánh, thì tách nhánh để giâm nhằm nâng cao hệ số nhân giống.

3- Ra ngôi và chăm sóc:

- Thời vụ ra ngôi: Có thể ra ngôi quanh năm, trong suốt mùa mưa.

- Mật độ trồng: Nếu trồng để làm thức ăn xanh thì trồng dày một chút khoảng cách cây và hàng là 50 cm x 65 cm hoặc 35 cm x 65 cm, mật độ 30.000-45.000 cây/ha. Nếu trồng để lấy hom, làm cây cảnh thì trồng thưa một chút, khoảng cách cây và hàng 80 cm x 100 cm hoặc 70 cm x 90 cm, mật độ 12.000-15.000 cây/ha. Nếu trồng làm rào, trồng để chống xói mòn trên đất dốc thì trồng dày, khoảng cách cây và hàng 33 cm x 40 cm, mật độ xấp xỉ 100.000 cây/1ha.

- Bón phân lót: Trước khi ra ngôi mỗi ha bón 30 tấn phân chuồng và 3 tấn super lân, nếu không có phân chuồng thì mỗi hốc bón 100 g phân hỗn hợp cùng với 100 g supe lân, đảm bảo phân trộn đều dưới đáy hốc để tăng khả năng đẻ nhánh.



Có 3 cách trồng sau:

Cách 1: Trồng dưới rãnh. Trên ruộng trồng, làm rãnh sâu 14 cm, dưới rãnh bón các loại phân lót, sau đó phủ 7 cm đất mịn rồi nén nhẹ, đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh theo độ nghiêng 450, hoặc đặt hom nằm ngang dưới rãnh, phía trên mầm phủ 7 cm đất mịn.

Cách 2: Trồng theo hốc. Trên ruộng trồng, cuốc hố theo khoảng cách như trên. Nếu trồng trên đồi thì các hốc phải trồng so le theo đường đồng mức. Cách đặt hom như phương pháp trên.

Cách 3: Tách chồi để trồng. Khi đồng cỏ đã 12 năm tuổi, tách 3/4 số cây liền rễ trong mỗi bụi, chú ý không làm hại rễ. Sau đó ngắt thân non ở phía trên, chỉ giữ phần thân cách gốc 10-15 cm. Mỗi cây có thể có tới 12 mầm nách được đem trồng. Nếu rễ quá dài thì dùng kéo cắt bớt. Cách trồng cũng có thể trồng theo rãnh hoặc theo hốc như trên. Cách trồng bằng cây thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, nói chung sau 2 tháng có thể cắt lứa đầu.

- Tưới nước và bón thúc: Sau khi ra ngôi, nên dùng nước phân loãng để tưới giúp cây mọc rễ nhanh. Nếu gặp hạn, cần tưới 1-2 lần cho đến khi cây có màu xanh.



4- Chăm sóc.

- Trồng giặm: Sau khi trồng, chú ý tưới nước giữ ẩm, nếu khuyết cây thì phải giặm bổ sung, đảm bảo mật độ giữ được trên 98%, đạt mức 30.000-45.000 cây/ha.

- Trong thời gian ban đầu, phải chú ý làm cỏ 1-2 lần. Lần làm cỏ đầu tiên từ sau khi trồng 1 tháng, kết hợp bón mỗi hốc 10 g urê. Lần làm cỏ thứ 2 sau khi trồng 2,5 tháng, là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất, mỗi cây bón 25 g urê, đồng thời vun gốc để cây khỏi bị đổ ngã.

- Tưới ẩm và bón thúc: Muốn đạt nằng suất cao, nếu gặp khô hạn thì cứ mỗi tuần phải tưới nước 1 lần, nhưng không để đọng nước. Vào mùa mưa phải tiêu thoát nước kịp thời. Muốn có năng suất cao, phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Khi cây cao 60 cm thì bón phân hữu cơ hoặc phân hỗn hợp. Sau mỗi lần cắt 2 ngày phải xới xáo và bón thúc 1 lần. Mức bón 300-375 kg phân urê/ha để nâng cao năng suất. Trước khi vào vụ đông, nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt. Nơi có điều kiện thì sau khi ra ngôi 15 ngày cần bón thúc 1 lần bằng phân phun trên lá để nâng cao năng suất và chất lượng cỏ.

- Chăm sóc cỏ làm giống: Với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2-3 lần đầu vào trước tháng 7, sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá, nhưng phải trừ lại 6-8 lá trên cây. Mỗi ha bón 750 kg phân lân nung chảy. Khi cây cao đến 180 cm trở lên thì thu hết lá ở phần phía dưới để sử dụng, nhưng phải giữ lại lá bao mầm nách và không làm tổn hại đến lá non. Giữ cho cây khoẻ, không sâu bệnh để làm giống.

- Phòng trừ sâu bệnh: VA-06 chống sâu bệnh rất tốt, nhưng đôi khi cũng bị bệnh thán thư, phấn trắng, sâu xám, rệp, sâu đục thân, chủ yếu hại mầm non, thân. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là giữ vườn cỏ được thông thoáng. Nếu phát sinh sâu bệnh thì dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá chất.



5- Cắt và sử dụng cỏ:

- Thời vụ cắt: Nói chung vào thời vụ cắt cứ 20-40 ngày cắt một lần trong các tháng 4-11 hàng năm. Nói chung, nếu nuôi bò, dê, cừu và các gia súc nhai lại khác thì cắt vào lúc cây cao 130-170 cm, mỗi năm cắt 5-6 lứa. Nếu nuôi lợn, cá trắm cỏ thì cắt lúc cỏ còn non, ăn hợp khẩu vị. Nói chung, cắt vào lúc cỏ cao 80-120 cm, mỗi năm cắt 7-10 lứa. Khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất 15 cm, cắt nhẹ tay, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất năm đầu của loại cỏ này chỉ 225 tấn/ha, cao nhất đạt 375 tấn/ha, từ năm 2-6 có thể đạt 480 tấn/ ha.

* Cách sử dụng cỏ: Có 4 cách sử dụng cỏ: dùng làm thức ăn chất lượng tốt để chăn nuôi; trồng để bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch, đẹp môi trường; dùng làm nguyên liệu giấy, ván ép và sản xuất đồ uống.

- Cắt cỏ xanh để nuôi gia súc, gia cầm. Lá cỏ tươi mềm, nhiều nước, khẩu vị ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá cao là thức ăn xanh tốt nhất để nuôi gia súc, gia cầm ăn cỏ, hàng năm thu vào các tháng từ tháng thứ 4 đến tháng 11, cắt vào lúc cây cao 100-150 cm, 1 năm cắt 6-8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt trên 10 lứa, đảm bảo 1 ha có thể nuôi 120-150 bò thịt, hoặc 60-75 bò sữa, hoặc 375-450 dê cừu, hoặc 3.750-4.500 con ngỗng.

+ Làm thức ăn ủ xanh. Giống cỏ VA-06 có hàm lượng đường cao, ủ xanh rất tốt. Trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 8, cỏ phát triển cực nhanh, năng suất rất cao, khi thân cao 150-200 cm thì cắt phơi nắng nửa ngày đến 1 ngày, hạ độ ẩm xuống 60%, rồi cắt thành từng đoạn 3cm để ủ xanh giành làm thức ăn trong mùa đông. Trong khi ủ thì cho thêm 1% urê, 3% muối ăn nhằm nâng cao chất lượng thức ăn.

+ Sản xuất cỏ khô xanh. Vào vụ năng suất cao, khi cây cao 150-180 cm thì sau khi cắt đem phơi trực tiếp để làm thức ăn khô xanh. Phải chọn ngày nắng, phơi 2-3 ngày, rồi bảo quản trong nhà râm mát, thông thoáng hoặc đánh thành từng đống, đề phòng lên men mốc. Cỏ khô xanh cũng có thể đem nghiền thành bột cỏ để nuôi gia súc, gia cầm.

+ Chế biến thức ăn ủ nhẹ. Khi cây cao 250-300 cm thì cắt thành từng đoạn 35 cm sau đó phun vi khuẩn để lên men rồi đem chứa vào bịch được nén chặt, sau 30 ngày có thể lấy ra sử dụng để chăn nuôi.

- Trồng để chống xói mòn. Loại cỏ này có bộ rễ lớn, mọc nhanh, nếu trồng trên đất có độ dốc trên 250, có tác dụng về chống xói mòn rất tốt hoặc trồng ven sông, bãi bồi hoặc nơi dễ sạt lỡ hoặc ở ven đường, có thể bảo vệ tốt môi trường. Trồng cỏ giữ cát chống cát bay cũng có tác dụng tốt.

- Dùng để phủ xanh đất trống đồi trọc và các khu vực công cộng. Cỏ VA-06 có thân cao, màu tro trắng, nhẵn bóng, cũng có giá trị như cây cảnh, có thể trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc và xây dựng "rừng cỏ" làm sạch đẹp và chống ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan của các vùng sinh thái.

- Dùng sản xuất giấy và ván nhân tạo. Do cỏ VA-06 có tốc độ phát triển sinh khối nhanh, có sợi dài, hiệu suất sản xuất bột giấy cao, tính năng tẩy trắng tốt, hàm lượng đường pentosan thấp, cường độ sợi cao... tốt hơn nhiều so với một số loại cây nguyên liệu khác, có thể sản xuất các loại giấy văn hoá phẩm cao cấp. Thân cỏ có thể làm ván nhân tạo có giá rẻ, chất lượng tốt và sản xuất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các loại hộp đựng thức ăn dùng một lần vừa có giá rẻ mà không gây tổn hại môi trường.

- Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Cỏ VA-06 có thể nghiền làm bột cỏ để thay nguyên liệu gỗ, mùn cưa, có thể sản xuất trên 30 loại nấm, trong đó có Trúc tôn là loại nấm ăn cao cấp và nấm Linh chi để làm thuốc./.

KỸ THUẬT TRỒNG CỎ SẢ

I/ GIỚI THIỆU CÂY CỎ SẢ

Là cây thân thảo, dạng bụi như bụi sả. Có 2 loại: giống lá lớn và giống lá nhỏ, giống lá lớn có năng suất cao trồng để thu cắt, cho ăn tươi hoặc ủ ướp chung với cỏ voi, loại lá nhỏ có năng suất thấp hơn, chịu hạn, chịu dẫm đạp, có thể trồng để chăn thả. Cỏ sả là cây thức ăn ngon miệng cho bò, dê, cừu.



II/ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỎ SẢ

1- Nhiệt độ:

Phổ nhiệt độ thích nghi từ 18-450C, nhưng thích hợp cho việc tích luỹ chất khô phát triển thân lá từ 29-370C và trị số quang hợp và quá trình vận chuyển tích luỹ chất khô của cỏ sả đạt giá trị rất cao.



2- Ánh sáng:

Thích hợp những vùng có cường độ chiếu sáng mạnh và cả những nơi râm mát. Thời gian chiếu sáng từ 9-10 h/ngày là tốt nhất.



3- Ẩm độ:

Không chịu ngập úng, chịu hạn khá, chịu nóng. Thích hợp ở những vùng có mùa khô ngắn, nhưng có thể tồn tại ở những nơi có mùa khô kéo dài.



4- Đất đai:

Không phù hợp với đất chua phèn, mặn và những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Phù hợp với đất cao, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể tồn tại trên đất có độ dinh dưỡng trung bình.



III/ KỸ THUẬT TRỒNG

1- Chuẩn bị đất:

Chọn đất cao, không ngập úng. Cày sâu, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, rạch hàng, hàng rạch sâu 15 cm, hàng cách hàng 40-50 cm. Nếu trồng bằng hạt thì làm đất kỹ hơn, rạch hàng sâu 10 cm.



2- Thời vụ gieo trồng: Thích hợp vào đầu mùa mưa.

3- Phân bón:

Liều lượng tính cho 1 ha.

- Phân chuồng hoai mục: 10-15 tấn.

- Super Lân: 200-250 kg; Sulfat Kali: 150-200 kg; Urê: 350-400 kg.

* Cách bón: Phân chuồng, lân, ka li bón lót toàn bộ, rải đều theo hàng cỏ trồng, Phân urê chia đều, bón thúc sau mỗi đợt cắt.

4- Giống:

Cỏ sả có thể trồng bằng bụi (khóm) đang còn rễ hoặc bằng hạt. Nếu trồng bằng hạt cần 5-6 kg/ha. Nếu trồng bằng bụi, dùng giống cỏ sả trên ruộng cắt bỏ phần ngọn, phần gốc còn lại cao khoảng 25-30 cm. Dùng cuốc đánh gốc cỏ lên rũ sạch đất, cắt bớt phần rễ phía dưới. Khi trồng tách thành cụm nhỏ 3-4 nhánh để trồng.



5- Cách trồng: Cỏ sả có thể nhân giống bằng hom hoặc bằng hạt nên rất dễ phát triển mở rộng sản xuất. Ở nước ta việc thu hoạch hạt cỏ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trong sản xuất chủ yếu là trồng bằng hom (bụi) tách ra từ cụm, tỷ lệ sống cao mà tốt độ phủ đất lại nhanh, hạn chế được tốc độ lấn át của cỏ dại.

a/ Trồng bằng bụi: Bụi tách ra từ cụm lớn, mỗi nhóm 3-5 dảnh, rồi xén bớt 1/3 lá để tránh thất thoáy hơi nước, tránh để ngoài nắng, trồng ngay càng tốt. Lượng giống khoảng 2 tấn/ha.

Cách trồng: Sau khi đã rạch hàng, bón phân, đặt các cụm giống tựa vào thành hàng (40-60 cm, sâu 15 cm), ngả về cùng 1 phía, vuông góc với lòng rãnh. Khoảng cách 35-40 cm/cụm. Lấp đất sâu khoảng 10 cm phần thân. Dậm chặt đất phần rễ. Tưới đủ ẩm, sau khi bén rễ cỏ sẽ nảy mầm phát triển và đẻ nhánh.



b/ Trồng bằng hạt: Trồng bằng hạt rất kinh tế và thuận lợi. Tuy nhiên, do đặc tính thực vật, hạt cỏ thường có kích thước rất nhỏ, nhẹ. Vì vậy, khi gieo phải cẩn thận, tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Hạt giống sau khi thu về được phơi kỹ, bảo quản cẩn thận 4-5 tháng (là thời gian ngủ nghỉ của hạt giống), trước khi gieo cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách ngâm hạt trong nước 24 giờ (ngâm bằng nước ấm càng tốt) sau đó mới đem gieo. Có 2 cách trồng:

Cách 1: Có thể gieo hạt trực tiếp vào đất trồng với lượng giống 7-8 kg/ha, lấp đất sâu 0,5-1,0 cm. Tưới đủ ẩm, sau khi cỏ mọc, nếu quá dày có thể nhổ tỉa bớt để cỏ nở bụi.

Cách 2: Ươm cây con sau đó mới đem trồng: Nên gieo theo cách này để đảm bảo hơn so với gieo trực tiếp, quy trình thực hiện như sau:

- Đất cần làm sạch cỏ dại và cày bừa kỹ cho tơi xốp, san phẳng, lên liếp rộng 1,0-1,2 m. Bón phân chuồng hoai mục và trộn đều với đất, phun thuốc trừ sâu để diệt mầm bệnh và chống kiến, mối. Ngâm hạt giống vào nước ấm 24 giờ, sau đó vớt ra trộn với tro bếp hoặc phân lân để gieo đều hơn, sau đó gieo hạt với số lượng 0,5 kg/25 m2, mỗi ha trồng cần diện tích đất ươm là 500 m2, tương đương 8 đến 10 kg hạt giống. Nên chia hạt giống làm 2 phần, gieo hết phần thứ nhất trên toàn bộ diện tích, sau đó gieo lại lần 2. Sau khi gieo 2 ngày phun thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh hại và mối, kiến.

- Sau khi cây con lên cao khoảng 15-20 cm, nhổ đi trồng. Mỗi bụi trồng 2-3 cây con (như trồng khóm ở phần trên). Cần phải tưới nước ngay sau khi trồng, không được để cho cây con héo lá.

Nếu trồng xen với cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng ven đường, ven ao hoặc ven đê thì có thể cuốc hốc với khoảng cách hàng là 40-50cm, hố cách hố 15-20cm.



6- Chăm sóc:

Sau khi trồng 15-20 ngày, mầm cỏ nhú lên khỏi mặt đất, trồng dặm những chỗ bụi bị chết, làm cỏ xới phá váng khi cỏ lên cao, dùng 50kg Urê/ha bón thúc ở giai đoạn 20-25 ngày tuổi. Sau 55-60 ngày, thu hoạch lần đầu (cắt cách gốc 7-8 cm).



7/ Thu hoạch:

Lứa đầu thu hoach sau trồng từ 55-60 ngày. Chú ý tuyệt đối không thu hoạch cỏ quá non ở lần thu đầu, cỏ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn sau, các đợt thu hoạch sau tiếp theo từ 35-40 ngày, cắt sạch không để lại cỏ non để cỏ mọc đều. Khi cỏ ra lá mới bón thúc phân Urê với liều lượng 50-60 kg/ha. Khi cỏ ra lá mới bón thúc phân Urê với liều lượng 50-60 kg/ha, nếu có sâu bệnh thì phun thuốc phòng trừ.

Nếu trồng và chăm sóc cỏ đúng kỹ thuật thì thời gian thu hoạch của ruộng cỏ sẽ là 4-5 năm hoặc hơn. Trong mùa khô nếu vẫn tưới nước đầy đủ thì cỏ sẽ vẫn cho thu hoạch quanh năm.

Năng suất dự kiến: Thu cắt 8-10 lứa/năm, có thể đạt được 150-180 tấn cỏ tươi/ha/năm.



KỸ THUẬT TRỒNG CỎ STYLO

1- Giới thiệu cỏ Stylo:

Là loại cây họ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò; cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít bị sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng (chịu được khô hạn và úng ngập tạm thời) và dễ nhân giống.

Năng suất từ 40 đến 50 tấn /ha/năm, hàm lượng đạm thô (%) 17-18, hàm lượng xơ thô (%) 28-31.

Ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giàu protein (cho ăn xanh, ủ với các loại cỏ hoặc chăn thả) nó còn được trồng xen với cây ăn quả, chè, cà phê để cải tạo đất, che phủ đất và chống xói mòn.

Có thể trồng cỏ Stylo bằng hạt hoặc trồng bằng cành giâm. Thời gian gieo trồng: từ tháng 3 đến tháng 6. Thu hoạch tháng 6 đến tháng 12. Trồng một lần, có thể thu hoạch 4-5 năm.

2- Đất trồng và chuẩn bị đất trồng cỏ Stylo:

Cỏ Slylo phù hợp với nơi cao, ngay cả vùng đất đồi cao, mọc trên nhiều loại đất khác nhau (đất chua, đất nghèo dinh dưỡng,...).

Làm đất kỹ như trồng cỏ Voi (cày, bừa hai lần), cày sâu 15-20 cm, bảo đảm đất tơi nhỏ. Làm sạch cỏ dại giữa hai lần cày bừa (cách nhau 10-15 ngày), để diệt được mầm cỏ dại (trước khi gieo trồng). Làm đất kỹ rồi rạch hàng sâu khoảng 15 cm (nếu trồng bằng cành giâm), và 10 cm (nếu gieo bằng hạt) hàng cách hàng 45-50 cm.

3- Phân bón: (tính cho 1 ha)

- Bón: 10-15 tấn phân chuồng hoại mục - bón lót toàn bộ theo hàng rạch;

- Bón: 300-350 kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch;

- Bón: 100-150 kg clorua ka li - bón lót toàn bộ theo hàng rạch;

- Bón: 50 kg urê - bón thúc khi cây đạt độ cao 5-10 cm.

Đất chua, thì bón lót thêm vôi (rải đều khi cày bừa từ 0,5-1,0 tấn/ha).



4- Trồng và chăm sóc cỏ Stylo:

+ Trồng bằng cành giâm: cắt cành dài 30-40 cm, có 4-5 mắt. Trồng theo khóm, dọc theo rãnh, mỗi khóm 5-6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp đất dày 5-6 cm để cành ngập trong đất 20 cm.

+ Gieo bằng hạt: sử dụng 5-6 kg hạt giống cho một ha; gieo theo hàng rạch. Sau đó lấp lớp đất mỏng. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60-700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Có thể gieo hạt trong vườn ươm, và khi cây mọc cao 20-25 cm, thì bứng trồng theo rạch, khoảng cách cây này đến cây kia 15-20 cm.

Cây mọc cao khoảng 5-10 cm, tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc (bằng urê). Khoảng 2 tháng tuổi, xới cỏ một lần nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển.

Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, lúc cỏ cao khoảng 60 cm và thảm cỏ che phủ kính đất. Thu hoạch: cắt cách mặt đất 15-20 cm; thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2-2,5 tháng, lúc cỏ cao 35-40 cm.



GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG CỎ

1- Giống cỏ Lai F1 SWEET JUMBO Có nguồn gốc từ Australia. Giống cỏ này dễ trồng, dễ chăm sóc, tăng trưởng mạnh, đâm chồi nhiều, thân lá mềm, không nhám, có vị ngọt. Hàm lượng đạm chiếm 17-18%, năng suất chất xanh 35-45 tấn/ha/lần cắt. Cho thu hoạch sớm, khoảng 5 tuần sau khi gieo, tái sinh nhanh và mạnh, 25-30 ngày cắt một lần nếu chăm sóc tốt.

2- Giống cỏ lai F1 SUPERDAN Có nguồn gốc từ Australia. Đây là giống cỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, thân lá mềm, hàm lượng dinh dưỡng cao, lượng đạm chiếm 17-18%. Cho thu hoạch sớm, khoảng 5 tuần sau khi gieo, tái sinh nhanh và mạnh, 25-30 ngày cắt một lần. Giống này có hàm lượng Acid Prusic thấp trong điều kiện bất lợi như hạn hán, nên không gây hại cho gia súc.

3- Cây keo dậu Thuộc họ đậu, thân bụi hoặc thân gỗ lâu năm, trồng được nhiều loại đất, chịu hạn tốt. Hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên có một lượng nhỏ độc tố mimosine nên cần phơi héo. Năng suất chất xanh tuỳ loại đất, khí hậu và chăm sóc. Trung bình 40-45 tấn chất xanh/ha/năm. Hàm lượng vật chất khô 30-31%, hàm lượng đạm thô 21-25%, hàm lượng xơ thô 17-18%, phương thức trồng bằng hạt. Sau khi trồng 4-5 tháng cắt lứa đầu cách mặt đất 70 cm, các lứa tiếp theo cắt 45 ngày và chừa lại cành mới tái sinh 5cm.

4- Cây chè khổng lồ Loại cây lâu năm, ưa ẩm, chịu bóng râm. Thân mọc thẳng, lá màu nâu sẫm, ròn và hơi ráp. Năng suất chất xanh 70-80 tấn/ha/năm. Thu hoạch lứa đầu 120 ngày sau khi trồng và các lứa tiếp theo khoảng 90 ngày. Khi cắt nên chừa lại 3-4 cm trên đoạn tái sinh.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC BÔNG THƯƠNG PHẨM

I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ LÓC BÔNG

Cá Lóc bông có tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes, Cuvier & Valencienes 1831.



1- Đặc điểm hình thái:

Cá Lóc bông có đầu dài, đỉnh đầu phẳng, mõm hơi nhọn, ngắn, không có râu, mắt tròn và lệch về phía trên của đầu. Thân dài, phần trước tròn, phần sau hơi dẹp mặt bên, vẩy nhỏ phủ khắp thân và đầu. Mặt lưng và đầu có màu xám nâu, hai bên lườn có màu vàng, mặt bụng có màu trắng. Đường bên hoàn toàn không gãy đột ngột, chỉ uốn cong. Trên vây lưng, vây hậu môn có nhiều vệt sẫm chạy xéo, mút cuối các tia vây có màu hồng nhạt. Lúc còn nhỏ, trên thân có hai sọc đen chạy dài từ mõm đến đuôi. Các sọc này lần lượt bị đứt đoạn theo sự lớn lên của cá, làm thân cá có màu như đóa hoa, nên nó có tên gọi là cá Lóc bông.


Hình 1: Hình thái bên ngoài cá Lốc bông


2- Đặc điểm phân bố:

Trong tự nhiên, cá Lóc bông có thể phân bố trong tất cả các loại hình thủy vực nước ngọt khác nhau như: sông, đầm, hồ, rạch, kênh mương, ao đìa, lung bàu, đồng ruộng ngập nước,… (cả nơi nước chảy lẫn nơi nước tù). Chúng sống và tập trung nhiều ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào, đặc biệt chúng thích ở những nơi có thực vật thuỷ sinh như: rong đuôi chó, cỏ, bèo,… để dễ ẩn mình rình bắt mồi. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng sống được ở những vùng nước nhiễm mặn (có nồng độ muối thấp).

Trên thế giới, cá Lóc bông phân bố nhiều ở các nước Nam và Đông Nam châu Á như: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia,… Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các thuỷ vực nước ngọt thuộc hệ thống sông Cửu Long ở Nam bộ và một số sông ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

3- Môi trường sống:

Một số yếu tố môi trường sống chủ yếu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Lóc bông là: nhiệt độ 20-350C, pH = 6,5-8,0, hàm lượng Oxy (O2) hoà tan trong nước > 5 ppm (mg/l). Tuy nhiên, chúng cũng có thể sống được ở nhiệt độ 39-400C, pH < 6,5 hoặc pH > 8,0 và những nơi có hàm lượng Oxy thấp hơn. Trong điều kiện không ở dưới nước, chỉ cần da và mang có độ ẩm nhất định, chúng vẫn có thể sống được với thời gian khá lâu. Bởi vì chúng có cơ quan hô hấp phụ (hoa khế) nên có thể hít thở được oxy trong không khí.



4- Đặc điểm dinh dưỡng:

Cá Lóc bông là loài cá dữ điển hình, phàm ăn, tính ăn rộng, bắt mồi chủ động. Tuy nhiên, thức ăn tự nhiên ưa thích của chúng là các loài động vật thuỷ sinh tươi sống như: cá, tôm, tép, cua, ốc, ếch nhái,… Theo kết quả nghiên cứu của Dương Nhật Long và cộng tác viên (Trường Đại học Cần Thơ), trong điều kiện sống tự nhiên, thức ăn trong dạ dày của cá Lóc bông trưởng thành chủ yếu là động vật, bao gồm: 63,01% là cá, 35,94% là tép, 1,03% là ếch nhái, còn lại 0,02% là bọ gạo và mùn bã hữu cơ.

Thông thường, vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi mạnh ở tầng nước trên và vào mùa đông cá ít bắt mồi và sống chủ yếu ở tầng nước sâu hơn để tránh rét (lạnh).

Trong điều kiện nuôi, ngoài cá tạp là chính chúng cũng có thể ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Hệ số chuyển đổi thức ăn (cá tạp tươi) FCR khá lớn, dao động trong khoảng 3,5- 4,5 (tức là, để thu hoạch được 1 tấn cá nuôi phải sử dụng 3,2-4,5 tấn cá tạp tươi).



5- Đặc điểm sinh trưởng:

Cá ở giai đoạn nhỏ tăng nhanh về chiều dài nhằm hoạt động nhanh để trốn tránh kẻ thù. Cá càng lớn tăng trưởng nhanh về trọng lượng. Trong tự nhiên, cá lớn không đều do nguồn thức ăn tự kiếm trong môi trường nước và tỷ lệ sống trong tự nhiên là rất thấp. Tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thuỷ vực. Tuy nhiên, nhìn chung cá Lóc bông có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh.

Trong điều kiện nuôi trong ao, thức ăn do con người cung cấp đầy đủ, chế độ chăm sóc tốt cá đạt tỷ lệ sống cao 80-90%. Trong điều kiện nuôi bình thường, với chu kỳ nuôi kéo dài ít nhất 6 tháng, trọng lượng cá có thể đạt trung bình 0,8-1,0 kg/con, còn nếu nuôi tốt, với thời gian 5-6 tháng cá có thể đạt 1,0- ,8 kg/con.

II/ KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC BÔNG THƯƠNG PHẨM RONG AO ĐẤT

1- Mùa vụ nuôi:

Ở Ninh Thuận nói riêng và một số tỉnh Nam Trung bộ nói chung, do đặc điểm có nền nhiệt độ cao nên cá Lóc bông nuôi được quanh năm và có thể nuôi được 2 vụ/năm, cụ thể: Vụ I: từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, vụ II: từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên, trong thực tế tuỳ từng vùng, từng nơi mà chọn thời điểm nuôi sao cho nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có tại chỗ như: cá, tôm, tép, cua, ốc, nhái… dồi dào nhằm giảm chi phí nuôi. Riêng ở Ninh Thuận, nên chọn mùa có nguồn cá tạp khai thác từ biển nhiều và có giá rẻ nhằm tránh áp lực về thức ăn cho cá, cụ thể: từ tháng 7 đến tháng 12.



2- Xây dựng ao nuôi:

- Vị trí xây dựng ao phải ở nơi thoáng gió, bờ ao không bị che phủ ánh sáng do cây cối um tùm, đặc biệt phải có nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, ít phèn (pH ≥ 6,5), không bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và cung cấp được thuận lợi.

- Ao nuôi cá Lóc bông có diện tích dao động từ 100 đến 2.000 m2 (tốt nhất là 500 đến 1.000 m2), mực nước nuôi đạt 1,5 - 2 m và bờ ao cao hơn mặt nước khoảng 0,5 m. Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ. Xung quanh bờ có lưới bao, phòng cá thoát nhảy ra ngoài. Ao nuôi nên thiết kế cống cấp và cống thoát nước riêng biệt ở hai bờ hoặc hai góc đối diện nhau và có lưới che chắn cẩn thận.

3- Cải tạo ao và chuẩn bị nước:

Đối với ao cũ

- Tháo hoặc bơm cạn nước trong ao; sên vét lớp bùn đáy (càng sạch càng tốt) chuyển đi nơi xa (không được đổ lại lên trên bờ); lấp và gia cố các lỗ rò rỉ, hang hốc; tu sửa những chỗ bờ bị sạt lở; san phẳng lại đáy ao; phát dọn cây, cỏ dại quanh bờ.

- Bón vôi bột [Ca(OH)2] hoặc CaO khắp ao (kể cả bờ ao) nhằm sát trùng, diệt tạp và nâng pH. Liều lượng từ 10 đến 15 kg/100 m2 tuỳ điều kiện cụ thể từng ao.

- Phơi nắng đáy ao khoảng 3 đến 5 ngày tùy tình hình thời tiết.

- Cấp nước vào ao qua túi lọc hoặc lưới chắn để ngăn chặn các địch hại theo nguồn nước vào ao. Mức nước cấp vào khoảng 1,5 m.

Đối với ao mới đào

- Cấp nước vào đầy ao, ngâm ao 3-5 ngày, sau đó tháo nước ra. Làm như vậy vài lần để rửa phèn trong ao.

- Tiến hành bón vôi, cày lật,… và bón lót đáy ao với liều lượng như trên.

- Lắp lưới chắn lấy nước vào ao.

- Thả “bèo Lục bình” dọc xung quanh bờ ao, rộng khoảng 1 m (dùng cọc và sào ngăn lại), có tác dụng vừa để phòng cá nhảy lên bờ, vừa để cá trú êm khi trời nắng, vừa làm sạch nước.

- Để vài ba ngày cho ổn định môi trường nước, lúc này nước hơi có màu xanh đọt chuối và nếu kiểm tra pH đạt 7-8 thì có thể tiến hành thả cá giống (nếu chưa đạt có thể bón thêm vôi bột).



4- Thả giống:

4.1. Mật độ thả

Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng, điều kiện ao, chất lượng nguồn nước, nguồn thức ăn, trình độ kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, kích cỡ cá giống… mà quyết định mật độ thả cho phù hợp. Có thể tham khảo bảng tương quan giữa kích cỡ cá giống và mật độ thả như sau:



Bảng 1: Tương quan giữa kích cỡ cá giống và mật độ thả

Kích thước cá giống (cm)

Mật độ thả (con/m2)

3

100

5

50

7

20

10

12

15

5

25

3

> 25

2

4.2. Tiêu chuẩn (yêu cầu) cá giống

Cá giống thả nuôi phải cùng lứa, có kích cỡ đồng đều, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt, không bị xây sát, tróc vảy,… và không mang mầm bệnh.



4.3. Phương pháp thả

Đối với cá giống được vận chuyển bằng túi Oxy, sau khi đưa về, cho tất cả các túi đựng cá giống ngâm dưới ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong túi và nước ao nuôi. Trước khi thả ra ao, cá giống được tắm bằng nước muối ăn (NaCl) với nồng độ 2,5-3,0% trong vòng 5-10 phút. Khi thả phải hết sức nhẹ nhàng nhằm tránh cá bị sốc (stress). Chú ý, nên thả cá vào lúc trời mát (tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều mát), tránh thả lúc trời đang mưa to.



5- Thức ăn và phương pháp cho ăn:

5.1. Loại thức ăn

- Thức ăn tươi sống:

Hiện nay, thức ăn nuôi cá Lóc bông nói riêng và cá Lóc nói chung chủ yếu là thức ăn tươi sống như: cá tạp, cá vụn, tôm, tép, cua, ốc, ếch nhái,… và các phụ phẩm lò mổ gia súc, gia cầm.

- Thức ăn chế biến:

Ngoài thức ăn tươi sống là chính, có thể cho ăn bổ sung thêm bằng thức ăn chế biến. Nguyên liệu chính bao gồm: Các loại thức ăn tươi sống nói trên phối trộn với cám, tấm,… trong đó nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật (thức ăn tươi sống) chiếm 50%, đảm bảo hàm lượng đạm trong thức ăn chế biến từ 25-35% (cá còn nhỏ: cần hàm lượng đạm cao hơn; cá lớn: cần lượng đạm thấp hơn).

- Thức ăn công nghiệp:

Hiện nay, trên thị trường đã có thức ăn công nghiệp dạng viên chuyên dùng cho nuôi cá Lóc của các công ty thức ăn thủy sản, góp phần mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá Lóc, giải quyết được tình trạng khan hiếm thức ăn tươi sống vào các thời điểm nhất đinh trong năm, bên cạnh đó còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do thức ăn tươi sống gây ra.

5.2 Khẩu phần cho ăn hàng ngày

Khẩu phần cho ăn

Khẩu phần thức ăn cho cá hàng ngày sẽ được định lượng cho phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng ở các giai đoạn phát triển và tình hình sức khỏe hiện tại của cá trong ao. Theo nguyên tắc chung, cá càng lớn thì khẩu phần cho ăn càng giảm.

- Đối với thức ăn tươi sống: Khẩu phần cho ăn hàng ngày, có thể tham khảo bảng sau:

Bảng 2: Khẩu phần thức ăn tươi sống cho cá lốc Bông



Kích cỡ cá (g/con)

Tỉ lệ thức ăn cho ăn hàng ngày so với tổng trọng lượng cá trong ao (%)

< 10

20

10 - 20

20 - 15

20 - 30

15 - 10

30 - 50

10 - 8

50 - 100

8 - 7

100 - 200

7 - 6

200 - 400

6 - 5

> 400

5 - 4

- Đối với thức chế biến: Khẩu phần cho ăn hàng ngày gấp 1,5 lần so với loại thức ăn tươi sống.

- Đối với thức ăn công nghiệp: khẩu phần cho ăn hàng ngày, chủ yếu căn cứ theo cách hướng dẫn của nhà sản xuất ra loại thức ăn đó.

Ví dụ: thức ăn công nghiệp của Nhà máy thức ăn gia súc cao cấp Con Heo Vàng - Đồng Tháp, theo hướng dẫn khẩu phần cho ăn hàng ngày như sau:

Bảng 3: khẩu phần thức ăn công nghiệp cho cá lốc Bông



Trọng lượng bình quân cơ thể cá trong ao (g)

% thức ăn hàng ngày so với tổng trọng lượng cá trong ao

< 50

4,5 - 3,5

50 - 100

4 - 3

100 - 200

3 - 2,5

200 - 400

2,5 - 2

> 400

2 - 1,8

Chú ý: Khẩu phần cho ăn các loại thức ăn trên đây chỉ mang tính lý thuyết và chỉ có giá trị tham khảo. Trong thực tế, người nuôi cần theo dõi thường xuyên việc sử dụng thức ăn của đàn cá trong ao hàng ngày để từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù với nhu cầu thực tế của cá. Không nên cho ăn dư thừa sẽ gây lãng phí thức ăn và ô nhiễm nước, làm cho cá dễ mắc bệnh. Ngược lại, cũng không nên cho ăn quá thiếu sẽ làm cá chậm lớn, phân đàn và tỉ lệ sống thấp, năng suất thấp.

5.3. Cách cho ăn

- Xử lý, chế biến thức ăn trước khi cho cá ăn:

Theo nguyên tắc chung, cá nuôi sử dụng thức ăn tốt nhất khi kích cỡ mồi phù hợp với kích cỡ miệng cá.

+ Đối với thức ăn tươi sống: Khi cá còn nhỏ (khoảng 2 tháng đầu) thức ăn cần phải được xay nhuyễn hoặc băm nát rồi trộn bột gòn (nếu có) làm chất kết dính. Khi cá lớn, chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc những loại thức ăn có cỡ quá lớn hoặc quá dài.

+ Đối với thức ăn chế biến: Cá tạp được xay hoặc băm nhỏ trộn với tấm, nấu chín rồi cho cám và chất kết dính (bột gòn) nếu có vào và trộn đều. Trước khi cho ăn, có thể bóp vò viên hoặc vắt thức ăn hoặc sử dụng máy đùn thức ăn chuyên dụng sao cho tạo ra kích cỡ thức ăn phù hợp với kích cỡ của cá trong ao.



- Số lần cho ăn trong ngày:

Thông thường cho cá ăn 2 lần/ngày, cụ thể:

+ Lần 1: 7h 30 - 8h 00 sáng

+ Lần 2: 5h 00 - 5h 30 chiều

Riêng lúc cá còn nhỏ (< 50 g/con), có thể cho ăn 3 lần/ngày, cụ thể:

+ Lần 1: 6h 30 - 7h 00 sáng

+ Lần 2: 11h 00 -11h 30 trưa

+ Lần 3: 5h 30 - 6h 00 chiều

Khẩu phần cho ăn trong ngày sẽ được chia đều ra cho 2 lần cho ăn. Đối với trường hợp ngày cho ăn 3 lần thì lượng cho ăn giấc trưa nên ít hơn so với giấc sáng và giấc chiều.

- Cách cho cá ăn:

Sử dụng nhiều sàng ăn (làm bằng nẹp tre có kích thước: dài 3-4 m, rộng 0,5 m, có gắn phao nổi giữ đáy sàng cách mặt nước khoảng 15-20 cm) đặt cố định ở nhiều điểm trong ao gần bờ để cho cá ăn. Mỗi lần cho ăn, cho thức ăn vào các sàng và cá sẽ tự động trườn lên sàng để sử dụng thức ăn.



Chú ý: Hàng ngày vệ sinh các sàng ăn nhằm mục đích tránh nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,… có hại xâm nhập và gây bệnh cho cá nuôi.



5.4. Một số lưu ý

- Tuyệt đối không được sử dụng thức ăn đã bị ôi thiu hay ươn thối để cho cá ăn. Thức ăn tươi sống cần phải được rửa sạch sẽ trước khi cho ăn. Mục đích là nhằm hạn chế tối đa cá bị nhiễm khuẩn đường ruột và ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.

- Thường xuyên bổ sung (trộn) vào thức ăn các loại thuốc nhằm mục đích tăng cường sức khoẻ cho cá nuôi. Chẳng hạn, vitamin C để tăng cường sức đề kháng, chống sốc (stress) cho cá khi thời tiết và môi trường nước thay đổi; các loại thuốc bổ (trong thành phần có chứa nhiều loại vitamin và axit amin thiết yếu) nhằm giúp cá hấp thụ tốt thức ăn và tăng trọng nhanh; các loại men tiêu hoá nhằm chống nhiễm khuẩn đường ruột, tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn, tiêu hoá tốt thức ăn,… Liều dùng và cách sử dụng các loại thuốc này nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Để có nguồn thức ăn tươi sống (cá tạp) cho cá Lóc nuôi một cách chủ động, ít phụ thuộc vào nguồn cá tạp thu gom ngoài tự nhiên hoặc mua ngoài thị trường, đặc biệt vào những thời điểm khan hiếm, người nuôi nên có ao nhỏ (ao phụ) để nuôi cá Rô phi và dùng cá Rô phi này làm thức ăn cho cá Lóc thay cho cá tạp.

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tuỳ thuộc vào từng chủng loại và chất lượng thức ăn. Với thức ăn tươi sống (cá tạp), hệ số thức ăn trung bình: 3,5-4,0 (tức là để được 1 kg cá Lóc bông cần tốn 3,5-4,5 kg cá tạp).

6- Quản lý môi trường ao nuôi:

Trong nghề nuôi thuỷ sản nói chung và nuôi cá nước ngọt nói riêng, trong đó có cá Lóc bông, công tác quản lý môi trường nước ao nuôi có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nước ao nuôi có chất lượng tốt và thích hợp sẽ giúp cá sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi; đồng thời giúp cá nâng cao sức khoẻ, hạn chế bệnh tật, giảm chi phí thuốc men phòng trị bệnh cho cá.

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường ao nuôi trong nuôi cá Lóc bông như sau:

- Nâng độ sâu mực nước ao: Định kỳ hàng tuần thêm nước vào ao nuôi 1 lần, mỗi lần dâng nước ao lên khoảng 5-10 cm sao cho đến tháng thứ 3 mức nước trong ao đạt 2,0 m.

- Thay nước mới: Đối với cá dưới 1 tháng tuổi, cứ 7-10 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay khoảng 10%. Tháng thứ 2, cứ 4-6 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay khoảng 20%. Từ tháng thứ 3 trở đi, chế độ thay nước càng nghiêm ngặt hơn, cứ 1-2 ngày thay nước 1 lần và mỗi lần thay khoảng 30%. Sau khi xả nước cũ xong, cấp bù lại nước mới vào ao.

- Định kỳ 15 ngày 1 lần, xử lý ao nuôi bằng vôi bột với liều lượng 1-2 kg/100 m2, nhằm sát trùng ao nuôi và cải thiện chất lượng nước ao. Khi xử lý, vôi phải được hoà tan trong thau, xô nước rồi tạt đều khắp ao.

- Trong nuôi cá Lóc nói chung và cá Lóc bông nói riêng, thức ăn cho cá ăn chủ yếu là mồi tươi sống nên đáy ao thường dễ bị ô nhiễm, sinh ra các loại khí độc như: NH3, H2S, NO2,… rất nguy hiểm cho cá nuôi. Bởi vậy, từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ xử lý đáy ao bằng các loại men vi sinh (chế phẩm sinh học). Liều dùng và cách sử dụng các loại thuốc này nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7- Chăm sóc, quản lý:

- Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của cá nuôi, kiểm tra bờ ao, cống ao, lưới giăng bờ chắn cá nhảy ra khỏi ao,… để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt chú ý, trong và sau những trận mưa rào lớn cá thường tìm cách thoát ra ngoài ao.

- Hàng ngày theo dõi cá sử dụng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp. Cách theo dõi: Sau mỗi lần cho ăn khoảng 40-60 phút, kiểm tra lại các sàng để đánh giá việc sử dụng thức ăn của cá trong ao. Nếu trong sàng còn thức ăn thì rất có thể khẩu phần cho ăn cao, do đó cần giảm bớt lượng thức ăn ở các lần sau. Nếu trong sàng vừa hết thức ăn thì khẩu phần cho ăn vừa đủ. Hoặc nếu trong sàng hết thức ăn trước 40-60 phút thì rất có thể đang cho ăn thiếu, cần phải tăng thêm lượng thức ăn cho các lần sau.

- Hàng ngày vào buổi sáng sớm (trước hoặc sau khi mặt trời mọc) phải thăm ao, kiểm tra hoạt động của cá. Nếu thấy cá có hiện tượng nổi đầu, bơi lờ đờ gần mặt nước, dáng vẻ yếu, mệt mỏi, kém phản xạ với tiếng động thì đây là biểu hiện cá đang bị thiếu oxy. Đặc biệt, khi mặt trời đã lên cao mà vẫn chưa thấy cá lặn hết thì việc thiếu Oxy là nghiêm trọng. Biện pháp xử lý: thay nước mới ngay đồng thời ngưng cho ăn và giảm lượng thức ăn ở các lần cho ăn sau hoặc các ngày tiếp theo cho đến khi môi trường nước ao nuôi được cải thiện tốt.

- Định kỳ 7-10 ngày/1 lần, bắt cá lên kiểm tra và đo sinh trưởng. Việc kiểm tra chủ yếu xem cá nuôi có mắc bệnh hay không để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời. Việc đo sinh trưởng cho biết trọng lượng bình quân của cá nuôi trong ao bao nhiêu, từ đó định ra khẩu phần cho ăn hàng ngày được chính xác.

8- Thu hoạch:

Cá nuôi sau 5-7 tháng, thông thường sẽ đạt 0,5-0,8 kg/con có thể tiến hành thu hoạch để bán thương phẩm. Trước khi thu hoạch cá, ngưng cho cá ăn 1 ngày nhằm hạn chế cá bị chết trong quá trình vận chuyển. Tuỳ tình hình sức tiêu thụ của thị trường, có thể thu từng đợt hoặc dứt điểm một lần. Điều quan trọng là chuyển cá đi nhanh, không nhốt cá lâu nhằm tránh cá bị xây sát và chết.



II/ KỸ THUẬT NUÔI CÁ LỐC BÔNG TRONG BÈ

Bè được đặt ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho quản lý chăm sóc cũng như điều kiện sinh thái của cá. Nơi đặt bè không ảnh hưởng đến giao thông trên sông. Phải đặt nơi có mực nước sâu, dòng chảy nhẹ. Tránh nơi nước chảy quá mạnh, dòng nước bị ô nhiễm. Ở tỉnh ta, diện tích mặt nước một số hồ chứa là nơi chúng ta có thể tận dụng để nuôi lồng bè.

Bè được làm chủ yếu bằng gỗ. Thể tích bè dao động từ 80-280 m3, độ ngập nước của bè từ 2,5-4,0 m.

1- Biện pháp kỹ thuật nuôi:

Mùa vụ: Có thể thả nuôi quanh năm.

Cá giống và mật độ thả nuôi: Cá phải khỏe mạnh, không dị hình, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị xây sát và không bị mất nhớt, cá bơi nhanh nhẹn, bơi  theo đàn. Cá có kích cỡ đồng điều. Trọng lượng từ 15-20 g/con. Khi thả cá vào bè cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Trước khi thả cá xuống bè, phải tắm nước muối 3% trong thời gian 3-5 phút để loại bỏ được ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể cá.

Mật độ thả từ 100-130 con/m3.

Thức ăn: chủ yếu là cá biển, cá tạp. Khẩu phần ăn từ 3-5 % trọng lượng thân/ngày. Thức ăn được đưa xuống sàng ăn đặt cách mặt nước 15-20 cm, hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên.

Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh khẩu phần ăn cho cá phù hợp. Khi phát hiện cá bị bệnh phải giảm hoặc ngưng cho cá ăn và tìm biện pháp để xử lý.



2- Quản lý, chăm sóc bè nuôi:

- Phải vệ sinh bè và tẩy trùng sạch sẽ trước khi thả cá.

- Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đàn cá, vệ sinh sàng ăn sau khi cho cá ăn. Có biện pháp kiểm tra đáy bè để giải quyết các thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy bè, để đáy bè thông thoáng không bị ô nhiễm.

- Hằng tuần phải kiểm tra quanh bè, xem xét lưới chắn, vớt rác và bèo lục bình bám vào bè, kịp thời tu sửa những chổ hư hỏng.

- Thu hoạch: Thờ gian nuôi cá lóc bông trong bè từ 8-10 tháng, cá đạt cỡ 0,8-1,5kg/con. Tùy theo tăng trọng của cá và giá cả thị trường người nuôi có thể chủ động thu hoạch.

- Trước khi thu hoạch 1- 2 ngày, giảm thức ăn và không nên cho cá ăn vào ngày thu hoạch.

Ngoài hai hình thức nuôi trên, hiện nay một số hình thức nuôi mới như nuôi trong bể xi mặng, trong ao lót bạt cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.

Nuôi trong bể xi măng hay nuôi trong ao lót bạt có một số ưu điểm như: dễ chăm sóc, quản lý, không mất nhiều diện tích sản xuất, có thể phát triển nuôi ở nhiều địa phương và tận dụng được vật liệu có sẵn tại địa phương để xây dựng bể,…

Kỹ thuật nuôi theo hình thức này khá đơn giản. Thông thường bể xi măng hay ao lót bạt có diện tích từ 15 m2 trở lên. Mật độ nuôi từ 60 - 100 con/m2. Quá trình chăm sóc và quản lý cũng tương tự như các hình thức nuôi khác.

III/ PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

1- Bệnh nhiễm khuẩn:

a) Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas:

- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn gây ra bệnh này là Aeromonas hyhila. Vi khuẩn luôn có trong nước chứa nhiều chất hữu cơ, nhất là khi trong ao dư thừa thức ăn. Cá con dễ nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80% số cá trong ao.

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh, da có màu sẫm lại, lan ra vùng bụng và các phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng đỏ trên thân, đuôi và vây bị hoại tử, có các khối u trên bề mặt cơ thể, vẩy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, xoang bụng chứa dịch, nội tạng bị hoại tử. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng.

- Phòng, trị bệnh:

Không nuôi cá mật độ quá cao, tránh làm cho cá bị xây sát khi kéo lưới kiểm tra cá, giữ môi trường nuôi không bị nhiễm do dư thừa thức ăn và từ các nguồn nước thải khác,…

Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều dùng 10 ppm (10g/m3 nước), sau 3 ngày dùng lặp lại. Định kỳ 2 tuần/lần tắm cho cá.

Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau:

+ Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá, liên tục 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 150 - 200 mg/kg thể trọng cá, cho ăn 7 - 10 ngày.

Trong thời gian dùng thuốc trị bệnh tăng cường vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20 mg/kg. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng Oxy hoà tan trên 4 mg/lít.

b) Bệnh đốm đỏ

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas fluorescens gây nên, thường do các tổn thương trên da, do strees, mật độ thả nuôi quá cao, hoặc do dinh dưỡng kém.

- Dấu hiệu bệnh lý: Biểu hiện cá bị bệnh là xuất huyết trên da, bụng, quanh miệng, nắp mang. Có thể chảy máu một vài chỗ trên thân, cơ thể bị tuột nhớt, dẫn đến số cá trong ao bị chết khoảng 70 - 80%.

- Phòng, trị bệnh:

Dùng thuốc tím (KMnO4) 3 - 5 ppm để tắm cho cá.

Dùng kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

c) Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Edwarsiellosis

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Edwardsiella tarda là một loại vi khuẩn gram âm, có dạng hình que dài, vận động bằng tiêm mao. Bệnh thường xảy ra trong các tháng thời tiết nóng, do nuôi mật độ cao, môi trường nước nuôi bị ô nhiễm.

- Dấu hiệu bệnh lý: Khi bị bệnh, xuất hiện những vết thương trên lưng, sau đó chúng phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, làm cho da bị mất sắc tố, sinh ra khí có mùi hôi và gây hoại tử vùng cơ chung quanh. Vây đuôi bị tưa rách và cá bơi lội khó khăn. Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng.

- Phòng, trị bệnh:

Giữ sạch môi trường nuôi, giảm mật độ nuôi, định kỳ bổ sung các vitamin và khoáng chất vào trong thức ăn, có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị tương tự như bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.



d) Bệnh sưng phù và nổ mắt do vi khuẩn Streptococcus spp

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra, đó là những vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu hoặc hình trứng, không vận động được, chúng gây bệnh cho cá lóc, cá Lóc bông và nhiều loài cá nước ngọt khác cũng như cá biển.

- Dấu hiệu bệnh lý: Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội lung tung không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, mắt mờ đục, sưng phù và có thể bị mù. Cá bị xuất huyết ở các vây, phần bụng, một số chỗ trên thân bị hoại tử, vùng tổn thương có các vòng đen xung quanh. Thận và lách bị sưng to, cá rất dễ bị chết.

- Phòng, trị bệnh:

Mật độ nuôi vừa phải, quản lý thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn. Bổ sung vitamin C, D vào thức ăn định kỳ, hàm lượng 10 - 15 mg/kg thức ăn.

Dùng kháng sinh để điều trị tương tự như đối với bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

2- Bệnh ký sinh trùng:

a) Bệnh do nguyên sinh động vật

* Bệnh trùng bánh xe Trichodina:

- Tác nhân gây bệnh: Đó là trùng bánh xe Trichodina. Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ dày và môi trường nuôi quá bẩn. Trùng bánh xe có dạng hình tròn, soi trên kính hiển vi thấy chúng vận động như bánh xe quay tròn. Trùng bánh xe ký sinh trên da, mang, gốc vây,… Bệnh xuất hiện thường vào mùa mưa, nhiệt độ môi trường thấp.

- Dấu hiệu bệnh lý: Quan sát cá mắc bệnh, thấy có lớp nhớt màu trắng hơi đục, cá thường nổi đầu và tập trung nơi nước chảy, cá thích cọ mình vào các vật cứng, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước. Do mang cá bị phá hủy nên cá thường lắc mạnh đầu, lờ đờ, đảo lộn và chìm xuống đáy rồi chết.

- Phòng, trị bệnh:

Cần giữ môi trường nuôi luôn sạch, mật độ cá nuôi không quá dày. Dùng Sulphat đồng (CuSO4) ngâm cá với nồng độ 0,5 - 0,7 g/m3 nước hoặc tắm cá bệnh với nồng độ 2 - 5 g/m3 nước trong 5 - 15 phút. Dùng muối ăn (NaCl) 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút.



* Bệnh trùng quả dưa Ichthyophthiriosis

- Tác nhân gây bệnh: Đó là trùng quả dưa Ichthyophthiriosis ký sinh trên da, mang và vây của cá, trùng bám tập trung và phát triển thành các đám hạt lấm tấm màu trắng, có thể thấy được bằng mắt thường. Bệnh thường gặp và gây chết ở cá giống.

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.

- Phòng, trị bệnh:

Không thả cá mật độ quá dày, không thả cá có mang trùng bệnh lẫn với cá khỏe. Trước khi thả cá dùng hỗn hợp muối ăn (NaCl) và thuốc tím (KMnO4) để tắm cho cá, liều lượng 7 kg muối ăn + 4 g thuốc tím/m3, tắm cho cá trong 10 - 15 phút.



b) Bệnh do giun sán ký sinh

* Bệnh sán lá đơn chủ

- Tác nhân gây bệnh: Do sán lá 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus ký sinh ở da, mang của cá. Tác hại nghiêm trọng nhất là đối với cá hương và cá giống.

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết.

- Phòng, trị bệnh:

Không nên thả cá mật độ quá dày. Khi cá bị bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) liều lượng 20 g/m3 tắm cho cá trong 15 - 30 phút trước khi thả vào ao nuôi, hoặc dùng muối 2 - 3% tắm cho cá trong 5 - 10 phút. Có thể dùng nước ôxy già (H2O2) nồng độ 150 - 200 ppm tắm cho cá giống trong 1 giờ, sục khí mạnh trong khi tắm. Thường xuyên theo dõi chế độ ăn để điều chỉnh cho thích hợp.



* Bệnh giun sán nội ký sinh

- Tác nhân gây bệnh: Đó là các loài giun đầu móc Acanthocephala, sán dây Bothricephalus và giun tròn Philometra, chúng thường ký sinh trên các loài cá ăn động vật, nhất là cá lóc, cá lóc bông.

- Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh giun sán nội ký sinh trong ruột làm cá chậm lớn, gầy yếu, ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Đôi khi gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột và làm cá chết.

- Phòng, trị bệnh:

Định kỳ vệ sinh ao cá, có thể dùng các loại thuốc tẩy giun sán trộn vào thức ăn cho cá ăn.



c) Bệnh do giáp xác ký sinh

* Bệnh trùng mỏ neo Lernaea

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do các loài thuộc giống Lernea gây nên.

- Dấu hiệu bệnh lý: Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây, gây ra các vết thương, tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, … xâm nhập. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa, gây thiệt hại cho cá hương và cá thịt.

- Phòng, trị bệnh:

Luôn giữ vệ sinh ao cẩn thận, sạch sẽ trong quá trình nuôi. Chọn giống nuôi đảm bảo, không có trùng mỏ neo đeo bám. Trước khi thả giống phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút.

Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) liều lượng 10 - 25 g/m3 tắm cho cá trong 1 giờ. Có thể dùng lá xoan ngâm trong ao liều lượng 0,3 - 0,5 kg/m3 nước.

* Bệnh rận cá

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do các loài thuộc giống Argulus gây nên.

- Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá hủy da, làm viêm loét da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập và gây bệnh cho cá nuôi.

- Phòng, trị bệnh:

Khi cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10 g/m3 tắm cá hoặc ngâm cá trong 1 giờ.





KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG TRONG AO ĐẤT

Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương