THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Chương V


QUẢN LÝ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
Điều 18. Chi quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương

1. Nội dung chi quản lý các chương trình, dự án khuyến nông

a) Nội dung chi quản lý chương trình, dự án khuyến nông cấp Bộ thực hiện theo quy định tại mục a khoản 10 Điều 5 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

b) Nội dung chi quản lý dự án khuyến nông của tổ chức chủ trì, bao gồm: xây dựng thuyết minh dự án; tổ chức thẩm định nội dung và dự toán kinh phí dự án; kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu dự án hàng năm; viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu cấp cơ sở khi kết thúc dự án; mua văn phòng phẩm, thông tin, liên lạc; quản lý cơ sở; phụ cấp chủ nhiệm dự án và các khoản chi khác.

2. Mức chi quản lý chương trình, dự án khuyến nông cụ thể áp dụng theo mức chi được quy định tại Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của Ngân sách nhà nước, Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT- BTC- BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của liên Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành.



Điều 19. Giao dự toán

Hàng năm căn cứ quyết định phê duyệt dự án và thông báo giao nhiệm vụ khuyến nông Trung ương của Bộ, Vụ Tài chính giao dự toán cho các Tổ chức chủ trì dự án như sau:

1. Giao dự toán kinh phí cho các Tổ chức chủ trì dự án trực thuộc Bộ.

2. Giao dự toán kinh phí cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đối với kinh phí khuyến nông thường xuyên và kinh phí các dự án do các tổ chức không trực thuộc Bộ chủ trì.



Điều 20. Quyết toán và thanh lý hợp đồng

1. Quyết toán hàng năm

a) Căn cứ để xem xét quyết toán là hồ sơ nghiệm thu hàng năm (biên bản nghiệm thu và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm) và báo cáo quyết toán của Tổ chức chủ trì; thời gian gửi báo cáo quyết toán hàng năm về Vụ Tài chính chậm nhất trước ngày 31 tháng 3;

b) Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết toán các dự án, nhiệm vụ do các tổ chức trực thuộc Bộ chủ trì; Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia quyết toán các dự án do các tổ chức không trực thuộc Bộ chủ trì.

2. Quyết toán dự án khi kết thúc

a) Tổ chức chủ trì dự án trực thuộc Bộ thực hiện báo cáo quyết toán các dự án kết thúc cho Vụ Tài chính; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổng hợp báo cáo quyết toán các dự án khi kết thúc của các Tổ chức chủ trì dự án không trực thuộc Bộ và tổng hợp báo cáo Vụ Tài chính;

b) Vụ Tài chính thực hiện việc tổng hợp quyết toán đối với tất cả các dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương khi kết thúc theo kết quả đã quyết toán từng năm.

3. Thanh lý hợp đồng

Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả thực hiện dự án, kết quả quyết toán, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành thanh lý hợp đồng với các Tổ chức và cá nhân chủ trì dự án trực thuộc Bộ; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiến hành thanh lý hợp đồng với các Tổ chức và cá nhân chủ trì dự án không trực thuộc Bộ.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN



Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ

1. Trách nhiệm của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

a) Đầu mối quản lý nhà nước về công tác khuyến nông; trực tiếp quản lý các chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược khuyến nông và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về khuyến nông;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tuyển chọn, xét chọn, thẩm định và trình Bộ phê duyệt các chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm, dự án, nhiệm vụ khuyến nôngTrung ương;

d) Chủ trì tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến nông;

đ) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề xuất cơ cấu phân bổ kinh phí khuyến nông Trung ương hàng năm;

e) Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động khuyến nông hàng năm trên phạm vi toàn quốc và các chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm, định kỳ trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc việc kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện các dự án khuyến nông Trung ương, báo cáo Bộ.

2. Trách nhiệm của Vụ Tài chính

a) Tham gia xây dựng chiến lược khuyến nông và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về khuyến nông;

b) Trực tiếp giúp Bộ thực hiện quản lý kinh phí khuyến nông Trung ương theo quy định;

c) Tham gia kiểm tra, đánh giá, tổng kết các chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương.

3. Trách nhiệm của các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Phối hợp Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

4. Trách nhiệm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

a) Tham gia xây dựng chiến lược khuyến nông và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về khuyến nông;

b) Hướng dẫn nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông;

c) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên và các dự án khuyến nông Trung ương được giao chủ trì;

d) Ký hợp đồng triển khai dự án khuyến nông Trung ương đối với các Tổ chức chủ trì dự án không trực thuộc Bộ;

đ) Phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Tài chính trong quá trình xây dựng, tuyển chọn, xét chọn, thẩm định các dự án khuyến nông Trung ương;

e) Phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu hàng năm và kết thúc các dự án khuyến nông Trung ương.

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm dự án

1. Tổ chức chủ trì dự án

a) Tổ chức thẩm định, phê duyệt thuyết minh dự án hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện, nghiệm thu dự án hàng năm; nghiệm thu cấp cơ sở đối với các dự án khi kết thúc; khi cần thiết, kiến nghị Bộ điều chỉnh nội dung, kinh phí, thời gian thực hiện và chủ nhiệm dự án; chịu trách nhiệm quản lý sử dụng kinh phí của các dự án theo đúng các quy định hiện hành;

b) Có văn bản thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền địa phương nơi triển khai thực hiện dự án để phối hợp quản lý, theo dõi.

2. Cá nhân chủ nhiệm dự án

Tổ chức thực hiện những nội dung theo thuyết minh dự án đã được phê duyệt, sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm đầy đủ, đúng yêu cầu kết quả thực hiện dự án và tiến độ giải ngân với Tổ chức chủ trì và cơ quan quản lý; đề xuất thay đổi nội dung, địa điểm, kinh phí, thời gian thực hiện dự án với Tổ chức chủ trì và cơ quan quản lý và chỉ được thực hiện những thay đổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý; ký kết hợp đồng với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài đơn vị để triển khai nội dung dự án theo đúng quy định hiện hành; được hưởng chế độ phụ cấp theo chế độ hiện hành.



Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tham gia đề xuất chương trình, dự án khuyến nông Trung ương.

2. Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đánh giá và giám sát các chương trình, dự án khuyến nông Trung ương thực hiện tại địa phương.

3. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác khuyến nông địa phương; định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện chương trình, dự án khuyến nông địa phương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



Điều 24. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 04 năm 2013.

2. Thông tư này thay thế Thông tư 38/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được xem xét giải quyết./.

­­­­­

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Lãnh đạo Bộ nông nghiệp và PTNT;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TW;

- Cơ quan TW của các Tổ chức Đoàn thể, Hội, Hiệp Hội liên quan;

- Các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT;

- Lưu: VT, KHCN.



KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG


(Đã ký)



Bùi Bá Bổng




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH THUẬN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Về chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ,

chế biến gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND

ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)



Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng cho việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Theo hướng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng: các tổ chức, cá nhân trong nước có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thực hiện dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư).

Điều 2. Điều kiện áp dụng

a) Dự án (hoặc phương án) xây dựng, nâng cấp, cải tạo các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định hiện hành của Nhà nước;

b) Phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;

c) Phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Pháp lệnh Thú y và các văn bản hướng dẫn quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của tỉnh Ninh Thuận;

d) Về quy mô, công suất giết mổ áp dụng theo Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Các dự án xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô lớn, công suất giết mổ tối thiểu là 500 con/giờ đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng); 200 con/ngày đối với heo; 150 con/ngày đối với dê, cừu và 50 con/ngày đối với trâu, bò.

- Các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ phải có quy mô, công suất giết mổ tối thiểu là 200 con/ngày đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng); 50 con/ngày đối với heo; 30 con/ngày đối với dê, cừu và 5 con/ngày đối với trâu, bò.

- Các dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô, công suất giết mổ tối thiểu là 500 con/ngày đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng); 200 con/ngày đối với heo; 150 con/ngày đối với dê, cừu và 50 con/ngày đối với trâu, bò.

- Các dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ phải có quy mô, công suất giết mổ tối thiểu là 200 con/ngày đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng); 50 con/ngày đối với heo; 30 con/ngày đối với dê, cừu và 5 con/ngày đối với trâu, bò.

Chương II

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Điều 3. Đối với dự án xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp

1. Tùy theo điều kiện thực tế và từng trường hợp cụ thể, theo quy định của pháp luật về đất đai để ưu tiên thực hiện xã hội hoá việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng để tiến hành xây dựng các công trình với các hình thức sau:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

b) Cho thuê đất và được miễn tiền thuê đất.

Riêng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư chung theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

2. Đối với những dự án đầu tư không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư được phép nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng phải bảo đảm theo quy định tại Điều 2.

a) Trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp mà làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký để được phép chuyển mục đích sử dụng đất và được miễn thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

b) Trường hợp nhà đầu tư thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký để xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp mà làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì bên cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký để được phép chuyển mục đích sử dụng đất và được miễn thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định trước khi làm thủ tục cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

c) Trường hợp nhà đầu tư là chủ sở hữu diện tích khu đất muốn đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp, phải thực hiện thay đổi mục đích sử dụng đất thì được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3. Được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án

a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu là đường giao thông) đến hàng rào dự án. Các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành như cấp điện, cấp nước, thông tin, viễn thông, … do các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư để cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư theo hợp đồng giữa các bên.

b) Trường hợp Nhà nước chấp thuận cho nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (đầu tư thay cho Nhà nước), thì nhà đầu tư sẽ được ngân sách hoàn trả kinh phí đầu tư bằng cách khấu trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất hoặc trả dần giá trị đầu tư công trình cho nhà đầu tư trong thời hạn 5 năm kể từ ngày công trình hoàn thành và được nghiệm thu cùng với lãi suất kỳ hạn 5 năm (theo lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tại thời điểm công trình hoàn thành). Mức hỗ trợ tối đa không vượt quá tổng số tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp của dự án.

4. Hỗ trợ tín dụng: được thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển từng thời điểm và do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo thực hiện.

5. Hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường: đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có xử lý chất thải trong hàng rào sẽ được hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thông báo hằng năm.



Điều 4. Đối với các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ

1. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này.

a) Nếu nhà đầu tư thuê đất của hộ gia đình, cá nhân (phải là đất hợp pháp) để tiến hành đầu tư xây dựng dự án, được tỉnh hỗ trợ 20% tiền thuê đất theo khung giá đất thấp nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cho 5 năm đầu tiên, tính từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản;

b) Nếu nhà đầu tư có dự án xây dựng mới nằm trong quy hoạch các cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Được hưởng các chính sách ưu đãi đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 5. Đối với các dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp

1. Được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian còn lại của dự án.

2. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư được quy định tại Điều 3 của Quyết định này khi tiến hành nâng cấp, cải tạo cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp.

3. Thực hiện các chính sách ưu đãi đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.



Điều 6. Các chính sách khác

1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.

2. Đối với các cơ sở (hộ gia đình) hành nghề giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, nằm trong khu vực bị giải toả hoặc trong khu dân cư buộc phải di dời đến địa điểm theo quy hoạch để đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, ngoài việc được hỗ trợ theo Quyết định này còn được miễn giảm các khoản thuế có liên quan trong vòng 2 (hai) năm theo quy định kể từ khi đưa vào cơ sở mới để hoạt động; đồng thời được hưởng hỗ trợ về sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà xưởng và các công trình khác khi phải di dời (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 66/2005/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Ngoài các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư được quy định tại Quyết định này, các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn 6 huyện (địa bàn C) có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 và Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính, còn được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước theo quy định.



Điều 7. Cơ chế giao chủ đầu tư và tổ chức thực hiện các dự án

1. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định lựa chọn, giao chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện, thành phố quản lý đảm bảo phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm tập trung, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp (chưa có đất) thì Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định để tạo quỹ đất sạch giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Nhà nước và của tỉnh.

3. Đối với các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào:

a) Giao các nhà đầu tư làm chủ đầu tư “Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào”. Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm triển khai lập thành dự án riêng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định của Nhà nước và của tỉnh về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách tỉnh Ninh Thuận;

b) Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ theo dự án được duyệt. Việc triển khai lập, thực hiện dự án, tạm ứng, thanh quyết toán công trình hoàn thành theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.



Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập kế hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong quý I/2012 để triển khai thực hiện;

b) Chủ trì xây dựng Đề án phát triển các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhằm cung cấp nguyên liệu an toàn, sạch bệnh cho các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thành phố;

c) Phối hợp với các Sở: Thông tin và Truyền thông; Văn hoá, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người dân và những người hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm biết về chính sách của tỉnh kêu gọi hợp tác đầu tư xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và kế hoạch di dời vào khu giết mổ tập trung theo quy định của tỉnh;

d) Hướng dẫn xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm đúng theo tiêu chuẩn quy định của ngành, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước;

đ) Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ theo quy định hiện hành của Nhà nước;

e) Làm đầu mối triển khai, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện và tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính lập kế hoạch vốn ngân sách của tỉnh hỗ trợ, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giải quyết các thủ tục đầu tư các dự án do ngân sách hỗ trợ theo quy định.

3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ; hướng dẫn các chủ đầu tư về việc tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng dự án.

4. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện, thành phố; cung cấp các thông tin và hướng dẫn các thủ tục liên quan, xác định địa điểm, quy hoạch kiến trúc các dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép xả thải cho các dự án xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp hoặc cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ theo quy định. Hướng dẫn chủ đầu tư các thủ tục liên quan đến sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

6. Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) cùng với các sở, ngành liên quan, theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm kêu gọi, hướng dẫn các nhà đầu tư vào đầu tư, thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ theo quy định.

7. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Thương mại hướng dẫn, giải quyết các thủ tục vay vốn, cho vay và lãi vay của dự án đầu tư tại bản Quy định này theo các quy định lãi suất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.



Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Chủ trì, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án (nếu có); chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố, phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án theo quy định hiện hành và nhiệm vụ của tỉnh giao, đảm bảo phối hợp đồng bộ về tiến độ thời gian thực hiện giữa dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào với dự án đầu tư trong hàng rào khi xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ của các nhà đầu tư.

2. Quản lý Nhà nước trên địa bàn đối với các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ theo quy định.

3. Phối hợp chặt chẽ với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn và quy hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

4. Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn hoặc có ý kiến thoả thuận, thống nhất về phương án khi triển khai các dự án này theo phân cấp, ủy quyền của tỉnh.

Điều 10. Trách nhiệm của nhà đầu tư

1. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố giao theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiến độ xây dựng dự án và yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về hiệu quả đầu tư dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

3. Báo cáo tiến độ thực hiện các dự án hằng tháng, quý, năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.



Điều 11. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và đề nghị các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo từng lĩnh vực được phân công giải quyết đúng quy định. Nếu vượt thẩm quyền; tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.






TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)





Trần Xuân Hòa


KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY

(Asparagus officinalis L.)

I/ NGUỒN GỐC

Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinali L., thuộc họ Asparagaceae. Chúng có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ miền bắc Tây Ban Nha tới Bắc Ai-len, Anh, và phía tây bắc Đức) nên chúng ta quen gọi là Măng tây để phân biệt với Măng ta (Măng tre, Măng le,…), là một loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi non Măng tây xanh làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp. Cây măng tây đã được sử dụng từ rất sớm như một loại rau và dược liệu, do mùi vị tinh tế và tính chất lợi tiểu của nó. Măng tây đã có mặt trong công thức nấu ăn lâu đời của người La Mã vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Măng tây được trồng bởi những người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ, những người này đã sử dụng ăn tươi trong mùa vụ và phơi khô để sử dụng trong mùa đông. Măng tây còn xuất hiện trong kiến trúc của người Ai Cập khoảng 3.000 năm sau công nguyên.



II/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MĂNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1- Tình hình trồng Măng tây xanh trên thế giới

Tính đến năm 2007, người Thái Lan đã trồng được khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang Tô,…) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây Măng tây xanh với sản lượng trên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới, hiện nay các nước có trồng cây Măng tây xanh vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây Măng tây xanh 4-6 năm trước đây nay phải bỏ đi vì đã kết thúc một vòng đời chu kỳ thu hoạch măng 4-6 năm của cây.



2- Tình hình trồng Măng tây xanh tại Việt Nam

Măng tây xanh được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây xanh để lấy Măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng),… Năm 2012, cây Măng tây xanh được sự khuyến khích và được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận,...



3 - Tình hình trồng Măng tây xanh tại tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, ít mưa và nằm trong vùng khô hạn, phù hợp cho một số loại cây trồng phát triển, trong đó có cây măng tây xanh hiện đang được phát triển trồng phổ biến tại như: phường Văn Hải (TP. Phan Rang-Tháp Chàm), xã An Hải, Phước Hải, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước),... Đây là cây trồng đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho người nông dân.



III/ GIÁ TRỊ VÀ CÔNG DỤNG

Măng tây là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra, Măng tây còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...

Đặc biệt hơn, Măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây làm thuốc trị bệnh táo bón suy gan, thận. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược liệu và sử dụng rộng rãi.

Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương