THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Măng tây còn chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị các chứng táo bón. Măng tây nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ung thư kết tràng. Trong cây Măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạchbệnh goutte. Ngoài ra, Măng tây còn có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống lão hóa cơ thể, chống béo phì, đặc biệt là giảm cholesteron, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạchbệnh đột quỵ tim mạch,


IV/ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Măng tây thuộc cây trồng lâu năm, có tuổi thọ từ 25-30 năm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, rễ chùm trải rộng 50-100 cm và có thể cắm sâu 50-100 cm. Cây có hoa đơn tính, màu vàng hoặc lục nhạt. Quả măng khi chín màu đỏ, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 5-6 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng. Một lon hạt giống trọng lượng 1 pound = 453,6 gr (gần 0,5 kg) ước lượng có khoảng 20.000-25.000 hạt (khoảng 26.725 hạt/pound), tỉ lệ nảy mầm > 90% đạt khoảng 20.000-24.000 cây con, đủ để gieo trồng ra đất được 1 hecta cây Măng tây (hàng cách hàng 120 cm x cây cách cây 45 cm, trồng hàng đơn mật độ 18.500 cây/hecta, trồng hàng đôi mật độ 27.000 cây/hecta). Trọng lượng 1.000 hạt là 20 gr. Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 200C nhưng thích hợp là 250C và đây cũng là nhiệt độ trung bình cần thiết cho cây phát triển.

Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn bị chết. Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này. Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng. Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Măng được thu hoạch trong nhiều năm (8-10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 đến thứ 5. Sang năm thứ 7-8, khi năng suất và chất lượng giảm thì cần phá đi để trồng mới. Các cây hoa đực hình thành rất nhiều mầm và sống lâu hơn, cho sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng kém hơn. Người trồng có thể tận dụng trái chín đỏ của cây mang hoa cái từ dòng F2 lấy hạt làm giống lai tạp sau đời F2 để trồng cây cắt lá măng làm kiểng bán kèm hoa cắt cành (người trồng cũng có thể thu hoạch được Măng nhưng năng suất và chất lượng các dòng cây sau đời F2 sẽ thấp hơn đời F1 khoảng 30%). 

Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi măng non, có tên thương mại là Măng tây xanh. Măng tây xanh là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng. Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non Măng tây xanh khởi đầu có thân màu trắng (Măng tây trắng), khi mọc cao khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp chiếu xạ nên chúng chuyển thành màu xanh (Măng tây xanh) và phát sinh nhiều cành lá, khi thành cây trưởng thành có thể cao tới 1,5-2,0 m. 

V/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Măng tây là một loại cây trồng lâu năm đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 250C-330C. Măng tây là cây ưa ánh sáng. Trồng măng tây ở nơi bị che lợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh sản kém, năng suất măng sẽ giảm. Thời gian chiếu sáng thích hợp là > 7-8 giờ/ngày và vùng có lượng mưa ít (< 1.000 mm/năm). Mùa nắng phải có đủ nước tưới để giữ đều độ ẩm 60-70% trong chân đất trồng,...

Măng tây là loại thực vật khác gốc, nghĩa là loài thực vật có sự phân biệt giống đực, giống cái, do đó năng suất cũng khác nhau, giống đực sống lâu hơn, cho năng suất cao hơn. Nhiều nơi trên thế giới người ta chọn phương pháp ghép giống đực hoặc cho lai tạo các giống măng tây có tính đề kháng sâu bệnh tốt hơn.

Đất trồng cây Măng tây là các loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, đất phù sa mới bồi ven sông, đất bazan, đất cát pha, đất không có sét dẻo, cứng hoặc sạn sỏi,… Đất có tầng canh tác dày >1 m, thế đất gò cao ráo, không bị ngập nước, không bị phèn chua hay nhiễm mặn; đất và nguồn nước tưới phải sạch, pH = 6,5-7,5; tầng sét dẻo, cứng; tầng phèn và mực nước ngầm dưới đất sâu > 1,5-2,0 m.

Đất trồng càng tơi xốp, càng giàu dinh dưỡng hữu cơ, vi sinh có ích thì rau Măng tây càng có chất lượng, năng suất cao.

VI/ KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY

1- Giống: Có 2 nhóm măng tây được trồng hiện nay:

- Măng xanh, đại diện là giống F1 California, Loại này cho năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, song giá trị thương phẩm không cao.



- Măng trắng, đại diện là giống F1 Mary Washington. Đây là giống trồng phổ biến, cho năng suất và chất lượng cao. Ở các điểm trồng thử nghiệm 2 giống trên tại Viện Nghiên cứu Rau-Quả (Gia Lâm), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì) và Trung tâm kỹ thuật Rau-Hoa-Quả (Từ Liêm) Hà Nội, năng suất năm đều đạt 7-8 tạ/ha, năm thứ 2-3 đạt 1,5-2,0 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi đạt tới 3 tấn/ha.

+ Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng Măng rất cao (cao hơn giống F2 khoảng 20-25%), kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường được sản xuất và tiêu thụ tại châu Âu và Hoa Kỳ, giá bán rất đắt, có khi họ đếm từng hạt bán tính tiền chứ không cân ký (# 500 - 800 - 1.000 - 1.500 USD/ha đất trồng).

+ Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao (kém hơn giống F1 khoảng 20-25 %), kháng nấm bệnh cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường được lai tạo theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các quốc gia mua giống trồng cây, giá cả dễ chịu hơn (khoảng > 50%) giá các loại hạt giống dòng F1.

+ Hạt giống tạp (dòng F3, F4,… Fn): Người trồng hái trái chín đỏ của các dòng cây sau đời F2, F3,… làm hạt giống truyền đời trồng cây Măng F3, F4,… Fn có đường kính gốc cây Măng nhỏ 3-4 mm để cắt lá làm kiểng bán kèm với hoa cắt cành, cho thu nhập cũng khá cao (lá Măng làm kiểng bán tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ TP.HCM 2009: 15.000-20.000 đ/kg tuỳ buổi chợ).

Loại hạt giống lai tạp sau đời F2, F3 này đem trồng vẫn thu hoạch được sản phẩm Măng tây, nhưng đường kính thân Măng sẽ rất nhỏ (khoảng 3-5 mm), giá trị thương phẩm rất ít, không kinh tế.

Để tránh nhầm lẫn với hạt giống lai tạp dùng trồng cây Măng lấy lá làm kiểng (còn gọi là cây Dương, cây Liễu) có thể gây thiệt hại kinh tế, người trồng cần thận trọng trước khi quyết định mua hạt giống nếu không có căn cứ xác nhận xuất xứ nguồn giống rõ ràng, minh bạch.

Cây Măng tây nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây có nguồn giống F1 đầu dòng và F2 lai tạo từ dòng F1, phổ biến thấy có các thương hiệu sau: Mary Washington, UC-157, Grande, Atlas, Jersey, Apollo,... Ngoài ra, còn có rất nhiều nguồn giống khác là hàng xách tay từ thân nhân ở nước ngoài, không rõ xuất xứ và đời giống,... Giống cây Măng tây trồng ở Củ Chi trước đây là giống UC-72 và UC-157 (dòng F2) sản xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Quá trình trồng thử nghiệm vài năm qua ở nước ta cho thấy cây Măng tây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng Măng khá cao: Năm thứ 2 đạt 15-20 tấn/ha; năm thứ 3 đạt 20-25 tấn/ha; năm thứ 4 có thể đạt 25-30 tấn/ha, tùy theo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cây của người trồng.

+ Rễ giống (Crown): Ở các quốc gia vùng ôn đới (khí hậu lạnh) cây Măng tây phải mất ít nhất 2-3 năm trồng mới có thể thu hoạch được và việc thu hoạch chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 3 tháng mùa xuân, nên thế giới có loại Rễ giống lấy từ những cây Măng tây > 1-2 năm tuổi chỉ cần trồng ra đất 4-6 tháng là có Măng thu hoạch, rất tiện cho những người muốn trồng vài chục gốc Măng tây trong vườn rau gia đình. Ở nước ta, cây giống Măng tây ươm từ hạt giống đem ra đất trồng 4-6 tháng là có Măng nên không có nhu cầu mua bán Rễ giống rất đắt tiền.

2- Thời vụ:

Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển từ 15-300C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm đó là: gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2,3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.



3- Chuẩn bị đất trồng:

Cây Măng tây thích hợp các loại đất đỏ, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, đất có độ tơi xốp, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 30-40 cm, độ ẩm trung bình 65-70%, độ PH = 6-7, không bị chua phèn, không ngập úng vào mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100 cm, cao 30 cm, phơi nắng 25-30 ngày trước khi trồng.

Tùy theo chất đất, mỗi ha đất trồng cần dùng 1-2 tấn vôi + 10-20 tấn tro trấu, mạt cưa, trấu mục và bã vụn xơ dừa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi khử nấm bệnh rải đều, rồi bừa xới đất 2-3 lần cho đến khi thật sự tơi xốp.

+ Lưu ý: Cần tạo mặt liếp đất trồng cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm và dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới.



4- Mật độ, khoảng cách:

120 cm x 45 cm tương đương 18.000-20.000 cây/ha.



5- Cách trồng:

5.1. Ươm cây con:

- Lượng hạt giống ươm: 500 gr hạt giống/ha (mật độ 18.000-20.000 cây/ha).

- Phơi hạt giống ở nắng nhẹ 4 h (từ 7h đến 10h30’), hạt giống được ngâm trong nước ấm khoảng 520C (2 sôi,3 lạnh) trong thời gian 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu ni lông kích thước 12 x 7 cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn (sau gieo từ 3,0-3,5 tháng, chiều cao cây đạt 25-30 cm, thân có 1-2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại) thì đem trồng được.

- Hoặc có thể ngâm hạt giống trong nước lạnh có pha với phân sinh học WEHG trong 10 h rồi lấy ra ủ.

- Dụng cụ ủ bao gồm: Trải một lớp tro dày 1 cm, lấy một tấm lưới đen phủ lên, tiếp tục phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên trên tấm lưới rồi rải hạt lên trên lớp tro trấu đó, sau đó phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên lớp hạt, lấy áo thun (phải là áo thun để không bị dính) phủ lên, mỗi ngày tưới nước 2 lần (nước có pha phân WEHG) sáng chiều, hạt ủ nơi râm mát nhiệt độ khoảng 25-280C. 5 ngày sau khi ủ kiểm tra và gắp hết những hạt đã nảy mầm bỏ vào bịch ương lấp nhẹ bằng tro trấu.

- Bịch ương bằng túi nilon đen có kích thước 15 x 10 cm, hoặc 20 x 15 cm, chọn địa điểm nơi cao ráo, thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng. Đất đóng bịch bao gồm đất mùn (lớp đất mặt ở ruộng) cần xử lý vôi và diệt khuẩn, tán nhỏ phơi khô, tro trấu mục, phân hữu cơ hoai mục.

- Dùng que tre hoặc gỗ (có khử trùng) nhỏ bằng gốc đũa để tạo lỗ khoảng 0,5-1,0 cm. Sau đó dùng nhíp (có khử trùng) gắp hạt giống đã nãy mầm đặt vào và lấp đất nhẹ cho kín hạt rồi đặt bầu ươm giống vào vị trí có giàn che nắng mưa, hàng ngày tưới phun sương đủ ẩm, khi cây con nhú khỏi mặt đất phải theo dõi xem chừng các loài kiến chích hút nhựa. Chăm sóc cho cây phát triển tốt đến khi đủ tiêu chuẩn thì đem trồng (khi trồng đảm bảo cây đạt độ cao 25-30 cm, sau khoảng 3 tháng gieo ươm, có 1-2 nhánh khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bộ rễ có đủ ít nhất từ 9 cọng rễ trở lên).

5.2. Trồng cây ra đất sản xuất:

Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50 cm x sâu 50 cm, rồi đảo trộn đều đất với 12-15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp phân hữu cơ trùn quế Vạn Long, 50 kg NPK, 1.000 kg vôi tính cho 1 ha để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng.

+ Chú ý: Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20-30 cm lấy vi chất dinh dưỡng cây.

Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm.

Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng dặm bổ sung ngay.

6. Bón phân và chăm sóc:

6.1. Bón phân: Lượng phân tính cho 1 ha.

- Bón lót: Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân 12-15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp 1,5 tấn phân hữu cơ trùn quế Vạn Long, 50 kg NPK 16-16-8; 1.000 kg vôi cho 1 ha đất trồng. Trên mặt liếp dùng cuốc đào một rãnh dọc theo chiều dài rộng 50 cm sâu 25 cm hoặc đào hố kích thước 40-40 cm cách nhau 45-50 cm, đảo trộn đều phân với đất, sau đó rạch bịch nilon trồng cây ngay ngắn.

- Bón thúc:

- Lần đầu sau trồng 15-20 ngày, chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc cho 1ha là 80 kg NPK 16-16-8 - TE cho mỗi lần bón và phân sinh học WEHG 15 ngày/lần. Đồng thời vun gốc sau mỗi lần bón phân để bảo vệ cổ rễ.

 - Sau khi trồng 35 ngày (hơn 1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE. Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao khoảng 120 cm, cách nhau khoảng 3-4 m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50 cm để chống đổ ngả cây.

- Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE. 

- Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE.



  - Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE. Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây) lên các độ cao khoảng 75 cm, 90 cm, 100 cm để chống đổ ngã cây.

- Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc thêm 1 tấn phân hữu cơ trùn quế Vạn Long + 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE.

- Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg NPK 16-8-16 - TE .

- Sau khi trồng 135 ngày (> 4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt > 10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá).

+ Lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh, tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20 m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum xuê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE.

+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay.

+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.

+ Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế: Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 100 kg phân NPK 15-15-15 - TE. Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt > 10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá).

+ Lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2 m để kích thích trổ măng (dưỡng cành lá cho thật sum xuê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc 1 tấn phân hữu cơ trùn quế + 100 kg phân NPK 15-15-15 - TE.

+ Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo. Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làm cây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.

Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với 1 tấn phân hữu cơ trùn quế + 100 kg NPK 16-16-8 - TE. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.

+ Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng: Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Có thể kết hợp phun thêm các loại phân sinh học WEHG, phân bón lá KNO3, hoặc Đầu Trâu 001, 907 để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng tốt hơn. Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất, dế nhũi, côn trùng,... xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm, không thu hoạch được.

+ Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Trong mùa mưa, người trồng măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.

6.2. Tưới nước: 

Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60-70%. Nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh ngày 2 lần vào mùa nắng, 1-2 ngày/lần vào mùa mưa.



Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao.

Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.

Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh là biện pháp thường được dùng vì ít tốn kém. Tùy khả năng và điều kiện của người trồng, cũng có thể dùng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới ngầm, hoặc tưới phun sương. Cách tưới phun có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ lá đài trên đầu các chồi măng. Cách tưới rãnh có thể tránh được nhiều cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp trời mưa to hay gây ra hiện tượng úng ngập làm hỏng mầm các chồi măng non.

+ Lưu ý: Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm. Vì vậy, không được tưới nước cho cây măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày, vì nước tưới (hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau. Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây xanh vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.

6.3. Làm cỏ:

Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng, để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau:

- Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.

- Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100 cm (mặt liếp trồng) và 20 cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này.

Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương