THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

2- Sâu đục thân: (Scirpophaga incertulas)

* Cách sinh sống và phá hại

- Sâu đục thân thường tấn công cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh đến trổ.

- Bướm cái thường đẻ trứng ở gần chóp phiến lá, ổ trứng hình bầu dục có lông tơ che phủ. Sâu non đục vào thân gây hiện tượng dảnh héo, làm cho toàn bộ hạt lúa trên bông bị lép hoàn toàn khi lúa trổ. Sâu trưởng thành bò xuống phía gốc cây ở vị trí gần mặt đất hoặc dưới đất vài phân để hoá nhộng, ngay cả ruộng có nước. Một đời sâu non có thể di chuyển phá hại vài ba dảnh lúa nếu ruộng không có nước, làm tỉ lệ dảnh lúa bị hại tăng lên. Thường trong một dảnh lúa chỉ có một sâu non sinh sống. Sâu gây hại tất cả các giống lúa và cả các vụ.

* Biện pháp phòng ngừa

- Vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng đúng vụ và đồng loạt.

- Cày lật đất sớm và ngâm nước ruộng sau mỗi vụ lúa để diệt sâu và nhộng tồn tại trong rơm rạ.

- Gieo mật độ vừa phải, bón phân cân đối.

- Ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo và bông bạc, cần cắt sát gốc để tiêu diệt nguồn sâu trong thân cây lúa. Khi sâu non phá hại không để ruộng cạn nước.

- Phát huy vai trò của thiên địch: Ong ký sinh, Nhện, con đuôi kìm, …



* Biện pháp trừ

Thường xuyên thăm đồng, quan sát các triệu chứng gây hại, nhất là triệu chứng dảnh héo. Dùng thuốc hóa học khi mật độ sâu đến ngưỡng phòng trừ. Dùng các loại thuốc: Basudin 10H, 50 EC, Sago super 3G, Vibam 5H, Padan 4G, Regent 0.3G, 800 WG,… để trừ sâu đục thân.



3- Sâu cuốn lá nhỏ: (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)

* Cách sinh sống và phá hại

Bướm đẻ trứng rời rạc trên phiến lá. Sâu non ăn phần biểu bì lá và cuốn lá lại, làm trơ màng trắng dọc theo gân lá. Sâu phá hại nặng vào thời kỳ lúa đẻ nhánh rộ đến trổ, thường phá hại nặng ở những nơi rậm rạp thiếu ánh sáng. Cây lúa bị tấn công sẽ cằn cõi, diện tích lá để quang hợp giảm, làm tỷ lệ lép cao, bông ít hạt.



* Biện pháp phòng ngừa

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các ký chủ phụ như cỏ lồng vực, cỏ ống,…

- Mật độ gieo sạ vừa phải. Tránh bón thừa phân đạm.

- Không cần sử dụng thuốc trong vòng 40 ngày sau gieo vì cây lúa lúc này có khả năng phục hồi.



* Biện pháp trừ

Dùng thuốc hóa học khi mật độ sâu đến ngưỡng phòng trừ. Dùng các loại thuốc như: Ammate 150 SC, Silsau 5.7 EC, Decis 2.5 EC, Secsaigon 5EC, Karate 2.5EC, Proclaim 1.9EC,.. để trừ sâu cuốn lá.



4- Muỗi hành (Sâu năn): Orseolia oryzae

* Cách sinh sống và phá hại

- Muỗi trưởng thành to bằng muỗi thường nhưng bụng có màu hồng lợt. Chúng đẻ trứng rãi rác ở mặt dưới lá. Muỗi hoạt động mạnh vào mùa mưa nên dịch muỗi hành thường xảy ra vào vụ Mùa, Đông xuân

- Trứng nở thành sâu chui vào đọt non của lúa làm lá non không mở ra được, cuốn tròn như cọng hành. Sâu hóa nhộng luôn trong đó và khi lột xác thành muỗi rồi đục lỗ phía trên đọt tròn đó để chui ra, sau đó chồi bị chết.

- Chúng có thể sống trên cỏ dại và lây lan rất nhanh gây thiệt hại nặng trên các trà lúa muộn.



* Biện pháp phòng trừ

Thường xuyên thăm đồng, quan sát các triệu chứng gây hại, nhất là triệu chứng dảnh héo. Dùng thuốc hóa học khi mật độ sâu đến ngưỡng phòng trừ. Dùng các loại thuốc: Basudin 10H, 50 EC, Sago super 3G, Vibam 5H, Padan 4G, Regent 0.3G, 800 WG,… để trừ sâu đục thân.



5- Nhện gié: (Steneotarsonemus spinki Smiley)

* Cách sinh sống và phá hại

- Nhện gié gây hại mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa tại mọi giai đoạn từ lúc gieo mạ đến trổ chín. Thành trùng rất nhỏ, trong suốt, màu nâu sáng, có 4 đôi chân, sống ở phía trong của phần trên bẹ lá lúa, chích hút nhựa tạo thành những sọc nâu kéo dài, nếu chích hút bông làm hạt lúa bị lép lửng.

- Sự gây hại của nhện gié thường kéo theo sự phát triển của vài loại nấm như Saclocdalium oryzae (thối bẹ), Curvularia sp.(đốm nâu), Alternaria padwrekii (lem lép hạt). Trong đó, chủ yếu là nấm Saclocladium oryzae gây bệnh thối bẹ lúa.

* Biện pháp phòng ngừa

- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ.

- Sử dụng lúa giống cấp xác nhận để gieo. Không sử dụng các giống lúa khác đã bị nhện gié hại nặng làm giống.

- Mật độ gieo sạ hợp lý; Bón phân cân đối, tránh bón dư thừa phân đạm.

- Không phun thuốc quá sớm và không phun phòng ngừa để tạo điều kiện cho thiên địch tự nhiên như Bọ trĩ đen (Bù lạch) và Nhện nhỏ bắt mồi phát triển.



* Biện pháp trừ

Chú ý phát hiện sớm nhện gié hại lúa ở 2 thời kỳ để có biện pháp trừ.



Thời kỳ 1: Cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh (40-50 NSS) khi thấy ruộng có 5% số dảnh có bẹ lá xuất hiện vết cạo gió hoặc vết màu nâu đen hình chữ nhật chạy dọc bẹ lá.

Thời kỳ 2: Trước trổ 5-7 ngày, khi có triệu chứng gây hại của nhện gié (5% bẹ lá đòng có vết cạo gió hoặc vết màu nâu đen chạy dọc, hoặc 5% lá đòng ở bên trong chuyển sang màu hơi thâm nâu).

Khi thấy triệu chứng trên, cần phun thuốc trừ nhện gié. Có thể phun thuốc trừ nhện gié từ 1 đến 2 lần, bằng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách). Sử dụng một số thuốc hóa học đặc trị trừ nhện như Kumulus 80 DF , Comite 73 EC, Danitol-S 50EC, Mitac 20 EC, Rufast 3 EC,… (sử dụng theo liều khuyến cáo). Trước khi phun thuốc, mực nước trong ruộng lúa phải cao để đẩy nhện gié di chuyển lên phía trên thân lúa, dễ dính thuốc. Do nhện gié sống trong bẹ lá lúa, nên phun thuốc với lượng nước cao (3-4 bình 16 lít/1000 m2) mới có thể tiêu diệt được nhện gié.



6- Bệnh khô vằn (đốm vằn hay ung thư): Rhizoctonia solani Kuin

* Đặc điểm phát sinh và gây hại

- Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển tốt ở ẩm độ không khí cao (95-97%), nhiệt độ thích hợp 25-320C

- Bệnh xuất hiện đầu tiên ở bẹ lá, rồi từ đó lan dần lên phiến lá. Trên bẹ lá, vết bệnh lúc đầu tròn hay bầu dục, màu xám có viền nâu, sau lan ra không đều thành những vết loang lỗ vằn vện như da hổ, bẹ lá khô tóp lại làm lá bị chết khô, bông lúa trổ bị nghẹn hoặc trổ nhưng hạt bị lép nhiều. Trên ruộng, bệnh xuất hiện thành từng ổ, sau đó có thể lan ra cả ruộng, làm ảnh hưởng đến năng suất. Triệu chứng rõ nhất từ thời kỳ lúa làm đòng đến lúc chín.

* Biện pháp phòng ngừa

- Vệ sinh đồng ruộng nhằm làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.

- Cày ải phơi đất giúp cho vi sinh vật có lợi phát triển để diệt mầm bệnh.

* Biện pháp trừ

Khi bệnh phát sinh, cần rút nước trong ruộng ra và sử dụng các loại thuốc như: Validacin 5SP, Monceren 25WP, Topsin-M 70WP, Anvil 5SC, Superin 80EC, Tilt 250ND, Carbenzim 500FL …(sử dụng theo khuyến cáo ghi trên bao bì).



7. Bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas campestris pv. Oryzae)

* Đặc điểm phát sinh và gây hại

Bệnh cháy bìa lá (bệnh bạc lá) do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSS trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống.

Bệnh phát sinh chủ yếu trên phiến lá, vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở rìa lá như thấm nước và lan dần vào trong, tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám và phát triển lên chóp lá. Giữa phần lá bệnh và không bệnh nổi lên một đường gợn sóng. Bệnh nặng lan rộng ra khắp phiến lá, xuống tới tận gốc của bẹ lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá; lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm.

* Biện pháp phòng ngừa

- Sử dụng giống chống chịu kết hợp với xử lý hạt giống (như đã khuyến cáo).

- Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm khi phát hiện trên ruộng có triệu chứng bệnh.

* Biện pháp trừ

Khi lúa bị bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để trị bệnh như: Kasumin 21, Kasuran 47 WP, Xanthomix 20 WP, Cuproxat 345 SC, ... Cần tiến hành phun thuốc ngay khi bệnh mới xuất hiện để đạt hiệu quả cao. Khi phun thuốc, nên hạ thấp cần phun để thuốc tiếp xúc nhiều với lá. Nên phun thuốc vào chiều mát, khô ráo.



8- Bệnh đạo ôn: (Pyricularia grisea)

* Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh đạo ôn (bệnh cháy lá) do nấm gây ra, bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 25-300C và ẩm độ không khí cao trên 93%. Bào tử nấm bệnh trong không khí phát tán lan truyền theo gió, tồn tại trên hạt giống, trên tàn dư cây bệnh vụ trước và từ các cây cỏ bị bệnh .Từ các vết bệnh ban đầu, bào tử nấm lan truyền lây lan cho các cây xung quanh.

Bệnh có thể hại trên lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié.

- Trên lá: vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh, sau lớn dần lên có hình thoi, hai đầu nhọn dọc theo gân lá, xung quanh viền nâu, giữa bạc trắng. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm lá bị cháy khô từng mảng, không có hình rõ rệt (nên còn gọi là bệnh cháy lá).



- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân, làm thân lúa khô thắt lại, cây lúa có thể bị gẫy gục.

- Trên cổ bông , cổ gié: vết bệnh màu nâu, làm tắt nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lững (còn gọi là bệnh khô cổ gié ).

Bệnh có thể gây hại rất sớm khi lúa còn ở giai đoạn mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô.

* Biện pháp phòng ngừa

- Diệt sạch nguồn lây lan bệnh như các ký chủ phụ.

- Sử dụng giống kháng.

- Mật độ gieo sạ vừa phải. Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm.

- Bố trí lịch gieo sạ né đỉnh nhiễm bệnh hàng năm.

* Biện pháp trừ

Những diện tích lúa nhiễm nặng cần phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày, bằng các loại thuốc đặc hiệu trừ đạo ôn như: Beam 75 WP, Bump 800 WP, Filia 52.5 SE, Rabcide 30WP, Fuji One 40EC, Kasai 21.2WP, Hinosan 30EC, 40EC, ….

Ngoài ra, trên lúa còn có các loại sâu bệnh khác như: Bọ trĩ, rầy lưng trắng, bện lùn sọc đen, bệnh đốm nâu,…nếu xuất hiện thì thực hiện phòng trừ theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng.

VII/ THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

1- Thu hoạch lúa:

- Thu hoạch: Khi lúa chín đều (khoảng 85-90% số hạt trên bông lúa chuyển sang màu vàng rơm) thì mới thu hoạch. Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch, nhằm hạn chế thất thoát và giảm chi phí; đồng thời đảm bảo được chất lượng hạt lúa tốt hơn, với thời gian thu hoạch nhanh và gọn hơn so với cách thu hoạch thủ công (gặt bằng tay xong, thu gom lúa bó, vận chuyển, tách bằng máy suốt lúa).

- Sau khi thu hoạch xong, hạt lúa phải được làm khô ngay (phơi hoặc sấy) và làm sạch để đảm bảo chất lượng hạt lúa trước khi đưa vào kho bảo quản.

Phơi, sấy đúng cách và đạt tiêu chuẩn về độ ẩm của hạt (đối với lúa thương phẩm: độ ẩm hạt dưới 14%; đối với lúa để làm giống: độ ẩm hạt dưới 12%). Trong quá trình phơi sấy, không để hạt lúa quá nóng do nhiệt độ biến đổi bất thường. Nếu phơi hoặc sấy không đạt tiêu chuẩn thì hạt gạo sẽ mất chất lượng (hạt gạo dễ gãy nát, bể, vỡ, gạo tấm nhiều, ít gạo nguyên, hạt gạo tăng tỷ lệ bạc bụng, ...) lúc xay xát; hoặc hạt lúa để làm giống không đạt được Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống (tỷ lệ nảy mầm thấp, dễ bị sâu bệnh tấn công trong quá trình bảo quản, ..).

Làm sạch để loại bỏ các loại tạp chất (đất, cát, sỏi, đá, kim loại, rôm rạ, gié lúa, hạt lững, hạt vỡ, hạt lép, hạt cỏ, sâu bọ, ..) ra khỏi lô hạt lúa.

2. Bảo quản:

Bảo quản lúa sau thu hoạch là khâu cần thiết, nếu bảo quản không tốt (không đúng kỹ thuật) sẽ làm giảm chất lượng hạt lúa. Để bảo quản hạt lúa tốt, cần chú ý một số điểm sau:

- Chất lượng hạt lúa trước khi đưa vào kho bảo quản phải đạt tiêu chuẩn về độ ẩm hạt và độ sạch.

- Nơi bảo quản hạt (kho bảo quản hạt) phải khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

- Dụng cụ bảo quản: Bao (sử dụng loại bao xác rắn dày có phủ một lớp mỏng nhựa Polyme ở phía bên trong là tốt nhất); thùng.

- Thời gian bảo quản: Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, đối với thương phẩm , độ ẩm hạt lúa nhỏ hơn 14%; đối với lúa làm giống, độ ẩm hạt lúa nhỏ hơn 12%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm hạt lúa phải thấp hơn từ 1-2%.



- Thường xuyên kiểm soát vi sinh vật (nấm mốc), côn trùng (sâu, mọt), chuột gây hại.



KỸ THUẬT TRỒNG BẮP LAI

I/ MỘT SỐ GIỐNG BẮP ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

LVN10: Là giống bắp lai đơn, do Viện Nghiên cứu bắp sản xuất, có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày, thích ứng rộng có năng suất cao nhất hiện nay, tiềm năng năng suất 80-85 tạ/ha, độ đồng đều cao, chịu chua phèn, chịu hạn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh, trồng được nhiều thời vụ trong cả nước. Tuy nhiên, nếu trồng vào thời vụ thích hợp và điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng cao. Vỏ bi kín, dạng hạt nửa đá, màu cam vàng và cho hiệu quả cao khi trồng xen với cây họ đậu.

VN8960: Là giống bắp lai đơn của Viện Nghiên cứu Ngô. Giống có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày ở vụ Hè-Thu, giống chịu hạn tốt, chiều cao cây trung bình khoảng 190-210 cm, thân cứng chắc, trái hình chóp, hạt màu vàng cam, dạng đá, tỷ lệ hạt/trái đạt 79%, năng suất đạt 70-90 tạ/ha.

G49: Là giống lai đơn của công ty Syngenta nhập nội. Giống có thời gian sinh trưởng 95-110 ngày, tăng trưởng nhanh, vỏ bi bao kín đầu trái, trái to, dài, cùi nhỏ, hệ thống rễ phát triển mạnh, chống đổ ngã, chịu hạn tốt, dạng hạt đá, màu vàng cam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất cao từ 80-90 tạ/ha, tính thích nghi rộng phù hợp trồng trên nhiều loại đất.

C919. Là giống lai đơn của công ty Monsanto Việt Nam nhập nội. Giống có thời gian sinh trưởng 90-110 ngày, tăng trưởng nhanh, vỏ bi hơi hở đầu trái (5-10%), trái to, dài, cùi nhỏ, hệ thống rễ phát triển mạnh, chống đổ ngã, chịu hạn tốt, dạng hạt đá, màu vàng cam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất trung bình từ 70-95 tạ/ha, tính thích nghi rộng phù hợp trồng trên nhiều loại đất.

NK66. Là giống lai đơn của công ty Syngenta. Giống có thời gian sinh trưởng 95-110 ngày, tăng trưởng nhanh, vỏ bi bao kín đầu trái, trái to, dài, cùi nhỏ, hệ thống rễ phát triển mạnh, chống đổ ngã, chịu hạn tốt, dạng hạt đá, màu vàng cam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất cao từ 80-90 tạ/ha, tính thích nghi rộng phù hợp trồng trên nhiều loại đất. Khi trái chín bộ lá vẫn còn xanh cho đến khi thu hoạch nên bà con có thể làm thức ăn cho gia súc.

NK67. Là giống lai đơn của công ty Syngenta. Giống có thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, tăng trưởng nhanh, vỏ bi bao kín đầu trái, trái to, dài, cùi nhỏ, hệ thống rễ phát triển mạnh, chống đổ ngã, chịu hạn tốt, dạng hạt đá, màu vàng cam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất cao từ 70-80 tạ/ha, tính thích nghi rộng phù hợp trồng trên nhiều loại đất. Khi trái chín bộ lá vẫn còn xanh cho đến khi thu hoạch nên bà con có thể làm thức ăn cho gia súc.

SSC557. Là giống lai đơn do công ty Giống Cây trồng Miền nam sản xuất. Giống có thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, sinh trưởng khỏe, độ đồng đều khá cao. Hạt vàng, dạng bán răng ngựa, tỷ lệ hạt/bắp cao 75%. Tiềm năng năng suất có thể đạt 80-85 tạ/ha. Thích nghi rộng, phù hợp trên nhiều loại đất.

SSC586. Là giống lai đơn do công ty Giống Cây trồng Miền nam sản xuất. Giống có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, sinh trưởng khỏe, độ đồng đều khá cao. Bộ lá gọn, xanh bền, chống chịu sâu bệnh hại tốt, chống đổ, chịu ướt. Hạt màu vàng cam, dạng bán đá, năng suất thâm canh có thể đạt 80-140 tạ/ha.

Bioseed 96-98. Là giống lai kép, do Xí nghiệp liên doanh Bioseed Genetics Việt Nam sản xuất. Giống có thời gian sinh trưởng 110-120 ngày. Cây mập, khỏe, hình dạng gọn. Hạt màu vàng, dạng bán răng ngựa, năng suất thâm canh có thể đạt 60-70 tạ/ha.

II/ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY BẮP

1- Thời kỳ nảy mầm: (từ nảy mầm đến 3 lá thật):

Thời kỳ này kéo dài từ 7-10 ngày tùy theo giống.

Ở thời kỳ này bắp tạo ra rễ mầm, thân mầm và lá mầm rất nhanh do các bộ phận có sẵn trong phôi hạt. Tiếp theo cây bắp hình thành lá thật đầu tiên, lá thứ 2 và lá thứ 3, lúc này cây bắp đã bắt đầu quang hợp tạo ra các sản phẩm mới nuôi cây. Sau khi có lá thật thứ 3, các chất dinh dưỡng chứa trong hạt sẽ hết, cây bắp con bắt đầu hút dinh dưỡng từ đất.

Muốn có ruộng bắp mọc đều, phát triển tốt ở thời kỳ này cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Chọn hạt giống tốt: Cần chọn giống tại những địa điểm cung cấp đảm bảo chất lượng hạt giống, giống phải đạt tỷ lệ nảy mầm > 90% mới tạo ra ruộng bắp mọc đều và cây khỏe.

+ Kỹ thuật làm đất: Đất phải cày bừa kỹ, độ ẩm đạt 75-80%, tránh gieo hạt trên đất quá ẩm hoặc quá khô. Khi gieo gặp mưa phải thoát nước nhanh tránh thối hạt.

+ Nhiệt độ: Thích hợp cho nảy mầm của hạt là 25-300C, bố trí thời vụ hợp lý sao cho giai đoạn nảy mầm, có nhiệt độ thích hợp.

+ Ở giai đoạn này, cây bắp non rất rễ bị các loại sâu hại tấn công, cần chú ý phòng chống các loại sâu hại cho bắp. Xử lý đất trước trồng, phun thuốc phòng trừ sâu hại.



2- Thời kỳ cây con: (Từ 3 lá thật đến phân hóa hoa 7-9 lá)

Ở thời kỳ này cây bắp có khả năng chống chịu khá tốt, đặc biệt là chịu hạn trong một thời gian khá dài, tuy nhiên không lạm dụng khả năng này. Giai đoạn này bắp cần độ ẩm 65-75%, đất tơi xốp, đảm bảo đủ cung cấp ôxy cho rễ phát triển. Giai đoạn này cần bón thúc cho bắp có đủ dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời tỉa định cây, kết hợp xới xáo vun nhẹ gốc cho bắp.



3- Thời kỳ vươn cao-sinh trưởng tích cực: (phân hóa hoa-trỗ cờ)

Ở thời kỳ này cây bắp lớn rất nhanh, phân hóa và tạo ra các bộ phận của bông cờ và bắp, quyết định đến tiềm năng năng suất hạt bắp sau này.

Đặc điểm của thời kỳ này là bắp ra lá nhanh, lá phát triển cả chiều dài và chiều rộng, các đốt thân vươn cao, do đó chiều cao cây tăng nhanh. Cuối giai đoạn làm đốt, bông cờ dài ra và đẩy bông nhú ra khỏi bẹ lá ngọn. Thời kỳ này cây bắp cần rất nhiều dinh dưỡng (nhiều nhất trong các giai đoạn), đủ nước, ẩm độ đất thích hợp là từ 70-75% độ ẩm đất tối đa. Nếu thiếu nước và dinh dưỡng trong giai đoạn này thường dẫn đến cây phát triển không đều, trỗ cờ không tập trung, hoặc không trỗ cờ được, tỷ lệ hạt phấn chết trong bao phấn cao, khả năng nhận hạt phấn của vòi nhụy (râu bắp) cũng kém, năng suất giảm. Cần bón phân kịp thời ngay từ đầu thời kỳ, đồng thời xới xáo vun gốc, lên luống cao cho bắp.

4- Thời kỳ nở hoa: (trỗ cờ - tung phấn-phun râu và thụ tinh)

Thời kỳ này diễn ra trong khoảng 10-15 ngày, có tác dụng quyết định đến năng suất bắp.

Thời kỳ này đặc biệt quan trọng vì khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, rất dễ bị chết nếu gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Nhiệt độ phù hợp là 22-280C, nếu nhỏ hơn 130C hoặc lớn hơn 350C, hạt phấn mất sức sống. Ẩm độ không khí thích hợp khoảng 80%, nếu ẩm độ không khí quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất sức sống của hạt phấn.

Thời kỳ này bắp cần nhiều nước và chất dinh dưỡng, do đó việc bón phân trước trỗ cờ là rất quan trọng cho việc hình thành năng suất ở cây bắp.



5- Thời kỳ chín: (thụ phấn đến chín)

Thời kỳ này yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: ẩm độ đất 60-70%, nhiệt độ 20-250C, trời nắng, không có mưa bão.

Đặc điểm ở thời kỳ này là hầu hết các chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung chuyển về hạt. Vai trò quang hợp của bộ lá rất qua trọng, có khoảng 60-80% sản phẩm quang hợp từ lá được vận chuyển về nuôi hạt.

Thời kỳ chín bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn từ chín sữa (10-15 ngày): hạt bắp non, bắt đầu đông sữa và còn chứa nhiều nước. Giai đoạn này lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu trong hạt cao nhất. Nếu trồng bắp lấy thân lá nuôi gia súc thì nên thu hoạch vào giai đoạn này.

Giai đoạn chín sáp (10-15 ngày): hạt bắp đã mất nước và tương đối khô ở phần ngoài, vật chất bên trong hạt như sáp ong. Giai đoạn này màu sắc của hạt đã ổn định đặc trưng cho giống.

Giai đoạn chín hoàn toàn (10-15 ngày): hạt đã mất nước, độ ẩm hạt giảm dần, hạt khô cứng và dưỡng chất tích lũy tối đa và ổn định, lá bi khô dần.

Sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng của giống bắp 115 ngày

Mọc Trỗ cờ-thụ phấn Chín

55 ngày 15 ngày 45 ngày



sinh trưởng dinh dưỡng Sinh trưởng sinh thực

Tạo thân, lá, rễ Tạo bắp, hạt

III/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CƠ QUAN TRÊN CÂY BẮP VÀ QUÁ TRÌNH THỤ PHẤN THỤ TINH

1- Đặc điểm của bộ rễ:

Cây bắp có 3 loại rễ: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng

+ Rễ mầm: Phát triển từ rễ sơ sinh của phôi hạt. Có tác dụng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây con, loại rễ này rất dễ bị tổn thương, không có khả năng tái sinh, cần chú ý tránh làm tổn thương rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây bắp sau này. Đến giai đoạn 4-5 lá, vai trò của rễ mầm giảm dần.

+ Rễ đốt: Phát triển từ thân đốt nằm dưới mặt đất, thường có 4-5 lớp rễ đốt, phân nhánh cấp 2-3, phát triển xa gốc và sâu dưới đất để hút dinh dưỡng để nuôi cây bắp trong suốt thời gian sinh trưởng.

+ Rễ chân kiềng: Phát triển từ các đốt thân gần sát mặt đất, có tác dụng hút nước, dinh dưỡng và đặc biệt là chống đổ cho cây.

Rễ bắp rất cần ôxy để hô hấp và hút dinh dưỡng, cần chú ý làm đất tơi xốp để bộ rễ bắp phát triển tốt.



2- Đặc điểm của bộ lá:

Bộ lá thật của cây bắp cao sản thường có từ 18-22 lá. Đây là bộ phận chính quyết định khả năng quang hợp của cây bắp. Đặc điểm là lá bắp có mật độ khí khổng rất lớn 250-300 tế bào khí khổng/cm2, do đó khả năng quang hợp rất mạnh so với các loại cây trồng khác. Bộ lá bắp tạo góc nhỏ so với thân, tăng cường khả năng tận dụng ánh sáng, tạo điều kiện bố trí mật độ cao hơn. Bộ lá bắp đóng vai trò rất quan trọng trong quang hợp tạo sản phẩm nuôi bắp. Cần chú ý phòng chống các loại sâu bệnh hại lá, giúp bắp quang hợp tốt, đạt năng suất cao.



3- Đặc điểm của bông cờ:

Bông cờ là cơ quan sinh sản đực, trên bông chứa nhiều hoa đực. Trong mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực chứa 1 bao phấn có khoảng 2000-5000 hạt phấn. Trên một bông cờ có thể có từ 10-30 triệu hạt phấn. Các hoa đực trên bông cờ nở không đồng đều, mỗi bông cờ nở thường kéo dài 3-5 ngày, các hoa nở theo thứ tự từ trên xuống, từ ngoài vào trong. Do đặc điểm nở hoa này, phấn giữa bông cờ tương ứng với các ngày thứ 2, thứ 3 và thứ 4 có số hoa nở nhiều nhất, lượng hạt phấn được tung ra lớn nhất, chất lượng tốt nhất.

Sức sống của hạt phấn cũng giảm dần theo thời gian, sau khi tung phấn 12 giờ, sức sống hạt phấn giảm còn 97%, sau 24 giờ còn 79%, sau 72 giờ còn 7,9%. Kết quả trên cho thấy sức sống của hạt phấn bắp là khá cao, đặc điểm này làm tăng khả năng nhận phấn thụ tinh, giúp cây bắp thích ứng với việc thụ phấn nhờ gió.

4- Đặc điểm của bắp:

Bắp bắp là phần phát triển từ trục chính của hoa tự cái, bao gồm 2 bộ phận là lõi bắp và hoa cái:

Lõi bắp: Là phần trục của bắp để đính các hoa cái lên, trên bắp có rất nhiều hoa cái (hình thành hạt sau này), các hoa cái xếp thành từng hàng trên lõi bắp. Số hàng hạt trên bắp luôn chẵn. Nguyên nhân là do kết quả của quá trình phân hóa mầm nách, tới bước 4 của quá trình phân hóa bắp, có quá trình phân đôi các khối u sau này sẽ tạo nên các hoa cái.

Hoa cái: Là bộ phận xếp thành các hàng đính trên lõi bắp, sau phát triển thành hạt bắp. Cấu tạo hoa cái gồm 3 bộ phận:

- Vòi nhụy cái: (râu bắp): Đến thời kỳ thụ phấn sẽ phát triển vươn ra khỏi lá bi (phun râu), trên râu có nhiều nhánh nhỏ để tăng khả năng nhận phấn. Râu có thể vươn dài để dễ tiếp nhận hạt phấn.

- Bầu nhụy cái: Là bộ phận đính trên lõi bắp, đây là nơi xảy ra quá trình thụ tinh, phát triển thành hạt bắp sau này.

- 2 mày hoa: Nằm dưới chân của nhụy cái, có tác dụng bảo vệ cho nhụy ở giai đoạn đầu của hạt. Khi hạt phát triển lớn lên, hai mày này bị thoái hóa, ít phát triển.

Quá trình phun râu của bắp

Do đặc điểm của quá trình hình thành bông cờ và hình thành bắp không cùng thời gian và tốc độ phân hóa khác nhau. Trên cùng 1 cây bắp, bông cờ thường tung phấn trước khi phun râu từ 2-3 ngày (cá biệt cũng có giống tung phấn và phun râu cùng ngày hoặc cách nhau khá xa 5-6 ngày). Nhờ có đặc điểm chênh lệch về thời gian tung phấn và phun râu trên cùng một cây, nhờ có cấu tạo của bộ lá, vị trí của bông cờ và bắp trên thân cây nên râu bắp ít khi nhận được hạt phấn của chính nó. Trong thực tế tỷ lệ tự thụ của bắp rất thấp. Bắp là cây giao phấn rất điển hình trong tự nhiên.

Trên một bắp bắp có rất nhiều hoa cái, râu bắp phải vươn dài dọc theo cùng cấp hàng hoa để ra đầu bắp, các hoa cái ở cuối bắp được hình thành trước nên phun râu trước, tiếp đếp là các hoa ở giữa bắp, cuối cùng là các hoa ở đầu bắp.

Ở phần đầu bắp, các hoa nhận được hạt phấn trước, thụ tinh trước, tích lũy vật chất sớm nên hạt thường to, tuy nhiên hạt không đều, chất lượng hạt không cao.

Ở phần giữa bắp, các hoa nhận được nhiều hạt phấn, chất lượng hạt phấn tốt, kết hợp việc cung cấp các hất nuôi hạt còn nhiều, nên các hạt đều, hàng hạt ổn định. Đây là phần hạt tốt nhất trên bắp. Khi sản xuất hạt giống, người ta thường lựa chọn hạt ở phần giữa bắp.

Ở phần cuối bắp: các hoa nhận được hạt phấn sinh ra ở thời kỳ cuối, chất lượng hạt phấn kém, hơn nữa khi thụ phấn thụ tinh xong thì lượng chất dinh dưỡng để nuôi hạt giảm hơn, làm cho hạt ở cuối bắp nhỏ và không đều.



Quá trình nhận phấn và thụ tinh ở bắp

Cây bắp là cây giao phấn chéo nhờ gió. Xét về mặt sinh học, các loại cây giao phấn có sức sống cao hơn các loại cây tự thụ và cây sinh sản vô tính. Do các cá thể con cái được hình thành từ các tế bào sinh sản của bố và mẹ. Trong quá trình kết hợp, thế hệ sau có ưu thế lai cao, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

Khi hạt phấn rơi vào râu bắp, gặp dịch dinh dưỡng trong râu bắp và sẽ nảy mầm sau khoảng 5-6 giờ. Từ một tế bào phấn phân chia thành hai tế bào: tế bào ống phấn và tế bào phấn. Tế bào ống phấn mọc dài ra, đi dọc theo chiều dài của râu bắp đi vào trong bầu nhụy cái. Tế bào phấn phân chia thành hai tinh trùng (dạng đơn bội 1n), di chuyển vào đầu ống phấn. Khi vào tới bầu nhụy cái, đầu ống phấn vỡ ra phóng 2 tinh trùng vào bầu nhụy cái. Tại bầu nhụy cái xảy ra hai quá trình kết hợp:

- Một tinh trùng (n) kết hợp với tế bào trứng đơn bội (1 n) tạo ra hợp tử 2n phát triển thành phôi.

- Một tinh trùng (n) kết hợp với hạch thứ cấp (2n) tạo thành tế bào tam bội (3n), tế bào này sau phát triển thành nội nhũ.

Tòan bộ quá trình thụ tinh từ lúc hạt phấn nảy mầm đến khi thụ tinh xong khoảng 24 giờ.

Trên một ruộng bắp thời gian từ lúc bắt đầu tung phấn đến lúc kết thúc quá trình thụ phấn thụ tinh kéo dài từ 10-15 ngày.

IV/ NHU CẦU SINH THÁI VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY BẮP

1- Nhu cầu sinh thái:

1.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Cây bắp có nguồn gốc nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ cao trên 200C trong suốt quá trình sống. Nhiệt độ thích hợp là 25- 30oC, cây bắp tăng trưởng ở nhiệt độ từ 18-23oC. Nếu nhiệt độ càng cao thì rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.

Nhiệt độ ở các tỉnh phía nam rất thuận lợi cho cây bắp sinh trưởng và phát triển quanh năm.

1.2. Yêu cầu về ánh sáng

Cây bắp yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện ánh sang mạnh bắp sẽ cho năng suất cao.

Ánh sáng ảnh hưởng đến cây bắp theo hai hướng:

- Thời gian chiếu sáng trong ngày: Cây bắp có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, tuy nhiên có một số giống ngắn ngày có phản ứng trung tính với ánh sáng. Ở các nước vĩ độ thấp như Việt Nam rất thích hợp cho bắp sinh trưởng và phát triển.

- Cường độ chiếu sáng:

Cây bắp quang hợp theo chu trình C4, thích hợp với cường độ chiếu sáng mạnh, do đó không trồng bắp dưới tán các cây trồng khác. Ở giai đoạn thụ phấn bước vào thời kỳ tích lũy vật chất vào hạt, nếu có ánh sáng mạnh sẽ có lợi cho năng suất hạt.

Bắp là cây trồng có khả năng quang hợp rất mạnh, có điểm bù ánh sáng rất cao fc = 900 (fc = đơn vị ánh sáng), trong khi đó cây ưa bóng fc =100 (điểm bù ánh sáng: quang hợp và hô hấp bằng nhau), khả năng tích lũy năng suất sinh khối là rất lớn, do đó cây bắp yêu cầu ánh sáng mạnh để tăng trưởng.

1.3. Yêu cầu về nước

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng khác nhau, nhu cầu nước của cây bắp cũng khác nhau: giai đoạn cây con cây bắp cần ít nước (từ nảy mầm đến 5-7 lá) và giai đoạn gần thu hoạch, chỉ cần 40-50% lượng nước của cả quá trình sống. Giai đoạn trổ cờ và tạo hạt (từ 10 ngày trước khi trổ đến 20 ngày sau khi trổ) cây bắp yêu cầu lượng nước lớn nhất (50%), nếu giai đoạn này thiếu nước làm năng suất giảm 30-50%. Cần cung cấp đủ nước cho cây bắp ở giai đoạn này, độ ẩm đất giai đoạn này cần 75-85%.



1.4. Yêu cầu về đất đai

Cây bắp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tốt nhất là đát phù sa, đất thịt hay thịt pha cát, giàu hữu cơ và giữ nước tốt. Ở các tỉnh phía nam cây bắp trồng thích hợp trên đất đỏ Bazan, đất xám, đất phù sa ven sông, đất cồn,… cây bắp có thể trồng trên đất có độ pH từ 5-8.



2- Dinh dưỡng khoáng của cây bắp:

2.1. Đạm (N)

Đạm là nguyên tố ảnh hưởng quan trọng đến qúa trình sinh trưởng và năng suất của cây bắp, được thể hiện qua 2 vai trò chính sau:

- Tham gia vào thành phần các axit amin, protein, diệp lục. Đây là các chất đặc biệt quan trọng trong quá trình quang hợp và xây dựng cơ thể cây bắp.

- Tham gia vào thành phần các Enzim, các chất có hoạt tính sinh lý cao đóng vai trò điều tiết các hoạt động sống của cây

Cây bắp có khả năng tạo ra một khối lượng vật chất rất lớn trong một vụ trồng, do vậy lượng đạm cây bắp hút rất lớn, có thể lên đến 260-270 kg N nguyên chất/ha. Đầy đủ đạm cây bắp mọc nhanh, thân lá phát triển tốt, cờ to nhiều phấn, trái nhiều hạt năng suất cao.

Đặc điểm hút đạm:

Cây bắp hút đạm trong suốt chu kỳ sống, tập trung nhiều nhất là giai đoạn 25-75 ngày sau trồng) đối với cây bắp có thời gian sinh trưởng là 120 ngày. Giai đoạn này cây bắp hút tới 55-57% tổng lượng đạm cả chu kỳ sống, do cây bắp cần đạm để phát triển nhanh thân lá ở giai đoạn này. Trong quá trình canh tác bắp cần chú ý bón phân đạm đầy đủ ở giai đoạn này. Có 2 giai đoạn cây bắp cần ít đạm trong quá trình sống là 25 ngày đầu và 25 ngày cuối, cả hai giai đoạn này cây bắp chỉ cần 17-18% tổng lượng đạm của cả chu kỳ sống.

Hiện tượng thiếu đạm ít khi được phát hiện sớm. Khi thấy các cây con có màu hơi vàng, chậm lớn, chóp lá màu vàng thì đó có thể do thiếu đạm. Nếu phát hiện sớm có thể bón phân đạm để khắc phục. Khi cây bắp mọc cao khoảng 30 – 40 cm thì tốc độ sinh trưởng gia tăng, do đó nhu cầu đạm của cây cũng tăng nhanh. Thông thường cây bắp cần khoảng 3,5 kg/ ha/ngày và có thể tăng gấp đôi ở các giai đoạn cây cần nhiều đạm. Nếu không cung cấp đủ đạm cho cây thì các lá phía dưới sẽ bắt đầu vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên trên và các lá dưới sẽ chết trước. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, bắp trỗ cờ phun râu không đều, trái nhỏ, hạt lép.

2.2. Phân Lân (P)

Lân rất quan trọng đối với cây bắp, được thể hiện qua các vai trò sau:

+ Tham gia vào các thành phần của các hợp chất Nucleotit của ADN và ARN, tham gia vào thành phần các hợp chất cao năng (ATP, ADP) lag các hợp chất quan trọng trong quá trình phân chia tế bào tạo các bộ phận mới ở cây bắp.

+ Có tác dụng làm tăng sự phát triển của cây, gia tăng rễ cây, tăng số gié hoa cao, diện tích lá và tuổi thọ lá, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và sâu bệnh. Làm tăng sức sống và phẩm chất hạt bắp.



Đặc điểm dinh dưỡng lân:

Đối với cây bắp (giống 120 ngày), lượng lân cần cho thời gian 45 ngày đầu là 30%, 50 ngày tiếp theo là 65% và 25 ngày cuối là 5%.

Như vậy trong sản xuất, có thể bón thúc lân ở giai đoạn 45 ngày sau gieo bằng các loại phân lân dễ tiêu (phân bón đa yếu tố), để cây bắp có điều kiện sử dụng lân có hiệu quả.

Sự thiếu lân thường xảy ra trong thời kỳ cây con. Đầu tiên lá có màu đỏ tím và các hiện tượng khác như thân mọc thẳng, yếu, trái nhỏ méo mó và hạt lép. Vào đầu vụ nếu trong điều kiện nhiệt độ thấp, đất khô quá hay ẩm ướt quá hay bất kỳ hạn chế tự nhiên nào đối với sự phát triển của rễ, đều ảnh hưởng đến hiện tượng thiếu lân, ngay cả khi lân trong đất đủ để cung cấp cho cây.

Thiếu lân còn đẫn đến hiện tượng chín muộn. Việc cây hấp thụ một lượng lớn dinh dưỡng trong các giai đoạn tăng trưởng nhanh đã cho thấy tầm quan trọng độ phì của đất trong việc cung cấp lân đầy đủ cho cây.

2.3. Kali (K)

Đối với cây bắp trong điều kiện thâm canh cao, Kali được coi là nguyên tố quan trọng đứng thứ 2 sau đạm.

Vai trò của Kali đối với bắp:

+ Xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp tích lũy về hạt.

+ Cần thiết cho hoạt động của keo nguyên sinh chất, kìm hãm sự thoát hơi nước, giảm thiệt hại của bắp do sương giá và nhiệt độ thấp.

+ Giúp cho cây tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh khô vằn.

+ Thúc đẩy việc hút các nguyên tố dinh dưỡng khác như đạm, lân, kích hoạt sự hoạt động của các nguyên tố này (tăng hiệu quả của phân bón).

Đặc điểm dinh dưỡng Kali:

Cây bắp cần nhiều kali nhất trong thời kỳ tăng trưởng tích cực nên cần bón thúc kali. Kết quả theo dõi trên giống bắp 120 ngày cho thấy: 25 ngày đầu cây bắp hút 9% lượng Kali của cả chu kỳ, 25 ngày tiếp theo hút 43%, thời kỳ tung phấn phun râu hút 30%, thời kỳ tạo hạt hút 15%, thời kỳ chín hút 3%.

Khi thiếu kali, đầu tiên sẽ thấy dọc theo mép các lá dưới có màu vàng hoặc nâu và lan dần vào gân lá và lên các lá trên. Một triệu chứng thông thường khác của triệu chứng thiếu kali là khi cắt dọc thân sẽ nhận thấy các đốt bên trong có màu nâu đậm.

Thiếu kali ảnh hưởng đến kích thước trái cũng như thiếu đạm hoặc thiếu lân, nhưng các hạt ở đầu mút không phát triển và có thể bắp lép. Kali còn là một yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nước, do đó sự khô hạn sẽ gây ảnh hưởng rất rõ rệt cung cấp đủ kali cho cây. Ở các thời kỳ mà nhu cầu dinh dưỡng cao, cây bắp hút kali nhiều hơn đạm, điều này cho thấy tầm quan trọng của độ phì đất để đạt được năng suất cao.

V/ KỸ THUẬT THÂM CANH BẮP

1- Chọn đất:

Cây bắp lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu..... Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp.

Không nên trồng bắp lai trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng bị ngập úng.

2- Thời vụ và các mô hình trồng bắp lai:

Cây bắp lai có thể trồng được quanh năm, trong mùa khô và mùa mưa.Tùy thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu của giống cũng như cơ cấu cây trồng khác mà bố trí hợp lý cho từng vùng. Chú ý khi gieo hạt cần tránh cho bắp trổ cờ phun râu lúc thời tiết nóng để bắp đậu hạt tốt và cần lưu ý những vấn đề sau:

- Phải có đủ nước tưới trong mùa khô.

- Không bị ngập úng trong mùa mưa.

Nhìn chung các mô hình đã trồng được bắp nù, bắp vàng địa phương trước đây đều có thể trồng được bắp lai (như luân canh, xen canh với lúa mùa nổi, xen canh với đậu nành, đậu xanh, củ sắn trên đất chuyên màu...) Ngoài ra cây bắp lai còn có thể trồng được trên nền đất ruộng (nhất là ruộng gò) theo từng khu vực liền nhau. Không nên trồng bắp lai trên vùng đất bị nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay ngập úng.

3- Làm đất:

Do hệ thống rễ của bắp lai mọc nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân nom nên đất cần được cày sâu từ 15-20 cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cở 4-5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng bắp nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp.

Nếu trồng bắp trong vụ mùa mưa cần phải xẻ rãnh thoát nước hoặc lên liếp cao để chống úng.

*Chú ý: nên làm bầu để trồng giậm vào những chỗ bị hư sau này. 4- Mật độ trồng:

- Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 75 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 53.000 cây/ha (trồng 1 cây/1 lỗ).

- Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 70 cm x 25 cm (1cây/1lỗ) ứng với mật độ 56.000 cây/ha.

Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu.

* Lượng giống cần 12-17 kg/ha tùy theo từng giống. Mỗi lỗ gieo 1 hạt, tỉa với độ sâu 3-5cm, trước khi gieo nên rãi thuốc Furadan 3H, Basudin 10H, Bam 5H liều lượng 8-10 kg/ha để ngừa côn trùng cắn phá.



5- Phân bón:

Cây bắp thích nghi rất cao đối với đạm, ở bắp lai không có hiện tượng lốp đổ khi bón nhiều phân như lúa, nhưng tùy loại giống mà định lượng phân bón cho có hiệu quả nhất. Nhu cầu phân bón cho cây bắp lai cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất.

* Lượng phân bón cho 1 ha (10.000 m2): 150 kg N: 90 kg P2O5 : 90 kg K2O, tương đương:

- Urê: 320-350 kg.

- Super Lân: 500 kg.

- KCl: 200 kg.

Nếu khu vực đất chua pH < 5,5, cần bón thêm 600-800 kg vôi bột/ha.

* Cách bón:

- Bón lót: Bón toàn bộ phân DAP hoặc phân Lân bón lót xong lấp đất lại rồi mới tiến hành gieo hạt.

- Bón thúc lần 1: Vào khoảng 12-15 ngày sau khi gieo khi cây bắp được 3-4 lá, bón 80-100 kg Urê và 1/2 lượng Kaly . Kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, Chú ý khi bón ở giai đoạn này, cây còn nhỏ nên cẩn thận bón phân xuống rồi lấp đất nhẹ lên, không làm phân dính vào lá, gây cháy lá.

- Bón thúc lần 2: Vào khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, bón 150 kg Urê. kết hợp làm cỏ và vun cao gốc. Giai đoạn này có thể dùng bò cày vun gốc hai bên để tạo thành luống bắp cao giúp cây ít bị đổ ngã.

- Bón thúc lần 3: Vào giai đoạn 40-45 ngày sau khi gieo bón 80-100 kg Urê và 1/ lượng kaly còn lại

Để cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, cứ 5-7 ngày ta pha loãng đạm với nước phân chuồng mục tưới cho bắp. Phải bón đạm, kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẫm.



6- Tưới nước:

Bắp được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây bắp lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). cây bắp có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.

Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trước và sau khi trổ 20 ngày.

7- Làm cỏ:

Phun đều trên mặt ruộng thuốc diệt cỏ Dual với liều lượng 1-1,2 lít/ha hai ngày sau khi gieo hạt lúc đất còn ẩm (một ngày sau khi tưới nước lần đầu). Kết hợp làm cỏ vun gốc vào giai đoạn 15 và 30 ngày sau khi gieo.



8- Chăm sóc:

- Sau khi gieo 5 ngày tiến hành kiểm tra đồng ruộng để dặm lại những chỗ không mọc để đảm bảo đủ số cây, đảm bảo năng suất.

- Khi bắp mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

9- Phòng trừ sâu bệnh:

9.1. Phòng trừ sâu hại

* Sâu đất (Agrotis ysilon): Sâu màu xám thường khoanh tròn khi chạm phải, thân sâu mập láng, lưng có 2 sọc trắng. Sâu thường cắn phá vào ban đêm và lúc gần sáng. Phá hoại trong giai đoạn cây con, cắn đứt ngang gốc khi cây được 3-5 lá và cắn phá rễ làm cây héo. (Ít phá hoại cây lớn khi cây cao trên 50 cm).

* Sùng trắng (Alissonotum impresicole): Thành trùng là bọ hung màu xanh lục. Sùng có nhiều lông mịn, thân tắng và cong hình chữ C khi chạm phải. Cắn phá rễ làm cây kiệt sức và dễ đỗ ngã. Biện pháp phòng trừ sâu đất và sùng trắng:

Cày bừa đất kỹ dọn sạch tàn dư xử lý đất bằng thuốc Padan 4H, Diaphos 10H: 3kg /sào (nếu rãi đều ), 2 kg/ sào (nếu rãi theo hàng ). Có thể sử dụng các loại thuốc sâu thông thường nhưng phải xịt sớm lúc sâu mới nở.



* Sâu đục thân (Chilo suppressalis): Đây là đối tượng gây hại đáng kể cho cây bắp.

Sâu thân trắng ngà, đầu lớn và đen. Khi hóa nhộng thường chui gần miệng hang để kéo kén, kén màu vàng sẫm. Sâu thường gây hại ỡ:

Đọt cây: Khi cây được 4-5 tuần tuổi sâu đục thủng đọt thàng một lỗ xuyên ngang nên khi lá phát triển có một hàng lỗ thẳng hàng, xếp ngang nhau.

Thân cây: Sâu đục phá bên trong đốt thân, làm hang và chui vào đục phá làm thân dễ bị gẫy. Nơi miệng lỗ của hang có những bả vàng như mạc cưa do phân và thân bắp vụn thải ra.

Bông cờ: Cắn phá lúc cây bắp vừa ló bông cờ, làm bông cờ ít hoặc không tung phấn và dễ bị gãy, héo.

Trái bắp: sâu đục thân xuyên qua cuống trái, cắn phá lõi và hạt bắp



Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, dùng giống cứng cây, bón phân cân đối, xử lý đất trước khi gieo bằng Vibasu 3H, có thể rắc vào nách lá lúc bắp 7-8 lá, kết hợp xịt thuốc lúc giai đoạn sâu non bằng thuốc Karate hoặc Decis.

* Sâu đục trái bắp (Heliothis armigera): Sâu có màu xanh, hồng hay nâu, có hai sọc song song ở giữa lưng, đầu vàng nhỏ, có lông ngắn, trắng vàng trên thân. Thường cắn phá râu, trái bắp lúc hạt còn non, đầu trái bị cắn có nhiều phân giống mạc cưa

Biện pháp phòng trừ: Dùng giống có lá bi bao kín đầu trái, xịt thuốc giai đoạn sâu còn non chưa chui vào trái bằng thuốc Decis và rắc thuốc Vibasu vào loa kèn bắp lúc cây có 7-8 lá.

9.2. Phòng trừ bệnh hại

* Bệnh Mốc sương: Bệnh do nấm Phytopthora infestans gây ra, theo ghi nhận gần đây bệnh gây hại nặng trên các giống bắp trắng địa phương, nhất là ruộng có mật độ cao.

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, có thể xuất hiện rất sớm, khi bắp có 2-3 lá thật và kéo dài đến trổ cờ. Triệu chứng điển hình là vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là những bào tử lây nhiễm). Cây bị nhiễm bệnh nặng lá màu trắng bạc, lùn và chết dần.



Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.

- Gieo trồng đồng loạt.

- Không chọn giống từ cây nhiễm bệnh.

- Xử lý giống trước khi gieo với thuốc trừ bệnh Manthane M 46, Juliet 80 WP.

- Không trồng liên tục nhiều vụ, luân canh với cây khác nhất là lúa.

- Bón phân cân đối NPK, không bón nhiều phân đạm.

- Sử dụng thuốc khi mới phát hiện như Manthane M46, Juliet 80WP phun kỹ, đều 2 mặt lá, nếu cần thiết nên xử lý lần 2 sau đó 5 ngày.



* Bệnh Đốm lá

- Bệnh Đốm lá nhỏ:  do nấm Helminthosporium carbonum gây ra. Ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như mũi kim, màu hơi vàng sau đó phát triển dần thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ có chiều dài khỏang 5-6 mm và chiều rộng khỏang 1-1,5mm, mầu nâu hoặc hơi xám, có viền nâu đỏ xung quanh, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Ngoài lá, bệnh còn gây hại trên cả bẹ lá và hạt. Bệnh có thể phát sinh rất sớm ngay từ khi cây bắp mới ra được 2-3 lá.

- Bệnh Đốm lá lớn: do nấm Helminthosporium turcicum gây ra. Vết bệnh dài và có dạng hình thoi, mầu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Vết bệnh thường dài khoảng 5-15mm, rộng khoảng 2- 4 mm, cũng có những vết dài khỏang 5-10cm. Nếu nặng nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp,  rách tươm ở đầu chót lá. Bệnh thường xuất hiện trước tiên ở những lá già phía dưới, sau đó lan dần lên những lá phía trên và có thể ở cả những lá bi, bệnh thường phát sinh từ khi cây bắp đã có 7- 8 lá trở đi.

Biện pháp phòng trừ:

- Nên gieo trồng bắp ở những ruộng đất thịt nhẹ hoặc cát pha, có hệ thống tưới tiêu tốt, đảm bảo thóat nước trong mùa mưa và có đủ nguồn nước để chủ động tưới cho cây bắp trong mùa khô, tạo cho cây bắp sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

- Sau mỗi vụ thu họach cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây bắp như lá, thân, bẹ... đưa ra khỏi ruộng rồi tìm cách tiêu hủy như làm chất đốt, cho trâu, bò ăn hoặc sử dụng làm phân hữu cơ.

- Bón phân và tưới nước đầy đủ để cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt, đây là một biện pháp hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.

- Khi ruộng đã bị bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Tilt super 300EC; Kumulus 80DF; Dizeb-M45  80WP; Mancozeb 80WP...để phun xịt.

- Nếu ruộng bắp thường xuyên bị bệnh gây hại nặng nên luân canh một vài vụ với một số lọai rau mầu khác, để cắt đứt nguồn bệnh, sau một vài vụ tiếp tục trồng bắp trở lại.



VI/ CÔNG TÁC SAU THU HOẠCH BẮP

Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầu và cuối bắp. Khi lá bi bao bắp đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt, nếu ở chân các hạt này có chấm màu đen là hạt đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Nên chặt ngọn, phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây bắp sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.



* Chú ý:

Giống bắp lai chỉ sử dụng 1 lần, do khả năng phân ly của bắp đời F2 rất cao, không ổn định về ưu thế lai. Nếu để giống trồng lại thì năng suất giảm rất lớn so với giống lai F1.

* Tiêu chuẩn thu mua:

- Ẩm độ 15% .

- Tạp chất 1%.

- Hạt nứt bể 4-6%, không bị sâu mọt, ẩm mốc.





KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÀNH CỦ

I/ GIỚI THIỆU VỀ CÂY HÀNH TÍM

Hành tím (Allium ascalonicum) thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn trong đời sống hàng ngày. Đây là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao.



Về công dụng của hành, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học. Người Ấn Độ đã sử dụng cây hành để chữa bệnh từ cách đây hàng ngàn năm, còn người Ai Cập Cổ đại đã ghi nhận là hành có thể làm dịu hơn 8.000 bệnh tật. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra nhiều thành phần chống bệnh của hành, thậm chí còn tốt hơn cả tỏi ở một khía cạnh nào đó.

II/ MỘT SỐ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI CÂY HÀNH TÍM TRỒNG LẤY CỦ

Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng hành lấy củ đất cần cao ráo, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Hành tím là cây trồng cần dinh dưỡng cao hơn nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là phân chuồng. Hành tím thích hợp với nhiệt độ 20 – 250C, vì vậy vụ hành trồng vào tháng 11 thường cho năng suất cao hơn các vụ còn lại. pH thích hợp cho cây hành tím biến động từ 5,8 đến 6,5. Đất chua hoặc kiềm đều không thích hợp cho cây hành phát triển.



III/ KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM LẤY CỦ

1- Thời vụ trồng hành:

Tại Ninh Thuận, hành tím có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông Xuân hay nông dân thường gọi là vụ bấc (gieo vào tháng 11 và thu hoạch vào tháng 2 dương lịch) là thích hợp và cho năng suất cao nhất.

Thời gian sinh trưởng của cây hành lấy củ kéo dài từ 45 – 75 ngày tùy thuộc vào từng thời vụ. Vụ Đông Xuân, thời gian sinh trưởng dài nhất, tính từ khi trồng đến khi thu hoạch là 65 – 75 ngày (tùy theo tình hình sinh trưởng của cây hành).

2- Chuẩn bị đất:

2.1. Đất trồng hành

- Đất cát, cát pha, thoát nước tốt, độ pH thích hợp 5,8-6,5;

- Đất được cày bừa kỹ, tơi xốp, bằng phẳng và sạch cỏ dại;

Nếu đất chua (pH < 5,8) cần phải bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tùy theo độ chua của đất (trung bình 500-1.000 kg/ha);

- Đất mới trồng, thường pH > 6 thì không cần bón vôi.

2.2. Khoảng cách trồng

Đất làm kỹ lên luống rộng khoảng 70-120 cm. Cắm củ trên luống theo khoảng cách hàng 15 cm, cách cây 15 cm.



2.3. Giống hành và cách trồng

Chọn củ tốt, màu tím sậm, không ra rễ, không bị sâu, bệnh hại.

Nên xử lý củ giống trước khi trồng bằng dung dịch nấm Trichoderma NOLATRI 1% hoặc hỗn hợp thuốc Nativo 750 WG nồng độ 1% + Kasumin 2L (1%) bằng cách phun ướt đều toàn bộ củ hành.

Mỗi hốc chỉ cần trồng 01 củ, cắm vừa ngập củ hành vào trong đất. Ngay sau khi trồng, tưới một lượt nấm Trichoderma (10 lít/1.000m2) rồi phủ một lớp cát lên mặt.



3- Bón phân:

3.1. Lượng phân bón (tính cho 1 ha)

Tùy đất tốt xấu có thể sử dụng lượng phân như sau:

- Phân chuồng: 20 tấn

- Phân hóa học: 200-250 kg đạm Urê; 500-550 kg Super lân; 200-240 kg Kali sulfat.



3.2.Thời kỳ bón phân và lượng phân bón tương ứng

- Bón lót: 20 tấn phân chuồng đã được ủ hoai + 100 kg Trichoderma NOLATRI + 100 kg phân super lân + vôi bột (nếu cần)

- Thúc lần 1: 10-15 ngày sau khi trồng: Bón 100kg urea + 150 kg super lân + 30 kg Kali sulfat.

- Thúc lần 2: 25-30 ngày sau trồng bón: Bón 70 kg urea + 150 kg super lân + 50 kg Kali sulfat + CUP 2.9 SL (1 lít/ha)+ thuốc ra rễ GUGO-R (5 ml/ bình 8 lít).

- Thúc lần 3: 40-50 ngày sau trồng. Đây là giai đoạn tạo củ nên cần bổ sung lượng đồng, thuốc kích thích ra rễ và tăng cường lượng lân, kali và giúp bộ lá dày để giảm sâu bệnh.

Lượng bón là: 70 kg urea + 150kg super lân + 120kg Kali sulfat + CUP 2.9 SL (1 lít/ha) + thuốc ra rễ GUGO-R (5ml/ bình 8 lít).



Ghi chú:

- Có thể sử dụng một số loại phân bón qua lá hoặc vi lượng nếu cần thiết.

- Tùy theo thị hiếu của thị trường, bà con có thể điều chỉnh lượng đồng phun vào giai đoạn cuối vụ để thay đổi màu đỏ của củ hành.

3.3. Chăm sóc

3.3.1. Phòng trừ cỏ dại

Sau khi trồng 1-3 ngày, phun thuốc Ronstar 25EC, liều lượng 30 ml/bình 8 lít. Thường xuyên nhổ sạch cỏ trên ruộng hành.



3.3.2. Tưới nước

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới theo phương pháp tưới phun hoặc tưới tràn.



- Trong 10 ngày đầu tưới 1-2 lần/ ngày, sau đó giảm lượng nước đi ½ (tưới 2 ngày/lần).

- Ngừng tưới 01 tuần trước khi thu hoạch.

4- Phòng trừ sâu, bệnh

4.1. Sâu hại

4.1.1. Bọ trĩ Thrips tabaci 

Bọ trĩ Thrips tabaci là loài dịch hại chính trên cây hành. Ngoài cây hành, chúng còn gây hại trên nhiều loài cây trồng khác trên phạm vi toàn cầu.



Mô tả:

* Ấu trùng:

- Hình dạng: Rất nhỏ, chiều dài từ  Từ 0,5 đến 1,2 mm. Cơ thể có hình thon dài, hình elip và thanh mảnh. Bọ trĩ chưa trưởng thành có ăng-ten ngắn. Sự khác biệt giữa bọ trĩ non và bọ trĩ trưởng thành là đôi cánh.

- Nơi sống: Phần lớn bọ trĩ non được tìm thấy giữa các lá non ở giữa. Để tìm thấy chúng phải quan sát kỹ ở phần cổ của chùm củ hành.

Gây hại: Bọ trĩ thích ăn các lá mới nẩy, các lá non. Chúng gây hại làm mất diệp lục và làm giảm khả năng quang hợp của lá. Ngoài ra, bọ trĩ còn là vectơ truyền một số virus và các vi sinh vật khác gây bệnh cho cây hành.



4.1.2. Ruồi đục lá (Liriomuza sativa)

- Triệu chứng gây hại

Chúng gây hại nặng trên cây cà chua, dưa, bầu bí, đậu đỗ…Ấu trùng dòi đục lá đục vào trong lá ăn mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra những đường ngoằn nghèo trên lá.

- Đặc điểm hình thái

Thành trùng là loài ruồi đen nhỏ, có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém nên di chuyển trên ruộng theo hướng gió

- Sâu non là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng kem, nằm trong mô mặt trên của lá trong đường đục, ấu trùng dài khoảng 3 mm. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.

Sâu non là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng kem, nằm trong mô mặt trên của lá trong đường đục, ấu trùng dài khoảng 3 mm. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.

Nhộng màu vàng, nâu bóng dính trên lá hoặc rơi xuống mặt đất.

- Vòng đời:

- Trứng: 2 - 4 ngày

- Sâu non: 10 -13 ngày

- Nhộng: 5-7 ngày



4.2. Bệnh hại

4.2.1. Bệnh tím lá do nấm Alternaria porri

Triệu chứng: Lúc đầu vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu trắng, có viền màu tím, hơi lõm xuống. Các phần bị bệnh mềm yếu sau đó rũ xuống, tuy nhiên phần thân vẫn còn đứng. Ở cây trưởng thành, phần cổ lá thường rất dễ bị bệnh tấn công và gây hại tạo thành vết nhũn nước. Vết bệnh có màu vàng đến đỏ tím rất dễ nhận diện. Cuối cùng vết bệnh khô và teo tóp lại.

Nguồn bệnh: Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư, khi lá khô, nấm phát tán vào trong không khí và lây nhiễm trên lá hành mới trồng.

Biện pháp quản lý: Luân canh hành với các cây trồng khác. Dọn sạch tàn dư lá, cây hành bị bệnh sau khi thu hoạch và trước khi trồng vụ mới. Không nên tưới quá đẫm.



4.2.2. Bệnh đốm khô lá hành do nấm Stemphylium botryosum

 Triệu chứng: Bệnh xuất hiện vào giai đoạn cây hành hình thành củ cho đến khi thu hoạch. Bệnh chỉ gây hại trên lá, vết bệnh đầu tiên thường ở phần giữa lá bánh tẻ trên các vết nứt tự nhiên của lá hành. Nấm xâm nhập và lan rộng kéo theo thân lá tạo thành vết bệnh hình bầu dục dài, màu thâm đen, vàng trên nền xám trắng, sau 5 – 7 ngày lá hành gẫy gục ở giữa và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài  từ 10 – 30cm. Trời ẩm, sương mù trên bề mặt vết bệnh có một lớp nấm màu đen.



Nguồn bệnh: Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư cây hành từ vụ trước, từ trong đất, phát tán nhờ gió và gây hại cho cây hành trồng mới

4.2.3. Bệnh thối cổ rễ do nấm Botrytis spp

Bệnh này gây hại cho cây hành trong quá trình canh tác lẫn củ hành trong bảo quản sau thu hoạch và trong quá trình vận chuyển.



Triệu chứng: Phần cổ của củ hành bị thối. Cắt củ hành ra bên trong phần gần cổ rễ chuyển màu nâu hoặc xám đen. Bào tử nấm nấm trong đất và đây cũng là nguồn lây lan cho phần củ hành.

Biện pháp quản lý

- Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch và trước khi trồng vụ mới

- Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm

- Luân canh



4.2.4. Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum

Triệu chứngỞ đầu lá thường có màu vàng và dần chuyển thành màu nâu. Cây sinh trưởng phát triển kém và có thể bị héo. Những chấm nâu đỏ xuất hiện ở xung quanh đế hành, sau ăn vào thịt củ, cắt đôi củ hành ta thấy các vết bệnh nhũn, màu nâu. Bệnh có thể tiếp tục phát triển trong quá trình lưu trữ

Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh cây trồng

- Bón phân hợp lý

- Phòng trừ tốt các loại côn trùng gây tổn thương bộ rễ

- Tránh các tác động cơ học gây tổn thương bộ rễ

- Sử dụng các biện pháp khử trùng xông hơi trước khi trồng

- Loại bỏ các củ bị sâu hoặc bị trầy xước trước khi bảo quản ở nhiệt độ thấp

4.2.5. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporiodes  

Triệu chứng:

- Bệnh có thể gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây nhưng mạnh nhất ở giai đoạn phát triển củ cho đến khi thu hoạch và bảo quản.

- Trên lá vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, có màu sáng trắng, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở phần giữa lá, sau đó lan rộng và kéo dài theo chiều dài của lá.

- Trên củ vết bệnh có kích thước lớn hơn so với trên lá. Vết bệnh có màu xám trắng, trên vết bệnh xuất hiện nhiều chấm đen nhỏ xếp thành vòng đồng tâm mở rộng đó là các đĩa cành của nâm gây bệnh.

- Bệnh phát triển mạnh làm cho bị khô, củ dễ bị thối và kích thước nhỏ hơn bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển: 

- Bệnh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, gây hại trên đồng và cả trong quá trình bảo quản. 

- Nấm tồn tại ở củ hành trên giàn bảo quản và trong tàn dư cây bệnh nằm trong đất.

4.2.6. Bệnh thối ướt do vi khuẩn Erwinia sp.

Bệnh gây hại cả trên đồng và trong bảo quản sau thu hoạch.



Triệu chứng: Bệnh xuất hiện khi cây hành bắt đầu hình thành củ, vi khuẩn xâm nhập chủ yếu từ rễ lên củ và từ ngọn xuống củ. Vết bệnh ban đầu có dạng giọt dầu nằm trong mô củ hành, sau đó kéo dài ra ăn sâu vào thịt củ và bẹ lá. Nếu bị sớm cây hành, lá hành vàng úa giống như bị ngập nước, cây còi cọc. Nếu cắt ngang củ sẽ thấy các vết thâm đen có đường đồng tâm theo thân giả, bóp nhẹ sẽ thấy các giọt dịch vi khuẩn màu kem. Nếu cắt dọc củ sẽ thấy vết bệnh xâm nhập vào nõn tạo ra các đường màu thâm đen chạy dọc mô củ. Mô củ bị thối rữa.

Nguồn bệnh Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong củ và tàn dư lá bệnh, trong đất. Trong điều kiện khô hạn vi khuẩn có thể tồn tại đến 24 tháng.

Vi khuẩn E. carotovora rất mẫn cảm với lượng đạm tự do trong thân, củ hành.

Trong điều nóng ẩm của kho bảo quản thì bệnh phát sinh nặng, gây tổn thất nghiêm trọng.

Biện pháp quản lý

Trong giai đoạn ruộng sản xuất: Chọn củ hành tốt, không bị nhiễm bệnh, trồng đúng mật độ. Bón phân cân đối là biện pháp quan trọng hạn chế sự phát triển của bệnh, tránh bón thừa đạm.



4.2.7. Bệnh thối đen do nấm mốc Aspergillus niger

Triệu chứng: Bệnh gây hại cho củ hành trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Củ bị nhiễm bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu đen ở vảy ngoài, nếu bị nặng có thể nhiễm vào cả các lớp vảy tươi bên trong. Nấm gây hại sinh ra độc tố Aflatoxin gây độc cho người và môi trường.

Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của bệnh cần làm mát và thông thoáng kho bảo quản.



Biện pháp quản lý:

- Dọn sạch tàn dư cây hành và củ hành bị bệnh sau khi thu hoạch và trước khi trồng mới.

  - Sử dụng củ giống sạch bệnh

- Tránh làm trầy xước củ khi thu hoạch

- Phơi khô củ ngay sau khi thu hoạch

- Bảo quản, vận chuyển ở nhiệt độ thấp



4.3. Phòng trừ sâu, bệnh hại hành

4.2.1. Biện pháp canh tác

a/ Luân canh cây trồng: Không nên trồng nhiều vụ hành liên tục trên cùng một diện tích. Sau 1 hoặc 2 vụ hành liên tiếp nên luân canh hành với một số cây trồng khác để giảm mầm sâu, bệnh lưu tồn trong đất;

b/ Vệ sinh đồng ruộng: Sau mỗi vụ hành, nên tiến hành thu gom và tiêu hủy tàn dư lá hành được tỉa ra hoặc củ hành bị hư hại. Trước vụ trồng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây hành, củ hành trước khi làm đất và gieo trồng;

c/ Bón phân chuồng đã được ủ hoai với chế phẩm Trichoderma hoặc chế phẩm EM;

d/ Bón, tưới chế phẩm Trichoderma hoặc EM vào đất để tiêu diệt mầm bệnh sau khi làm luống hoặc ngay sau khi trồng;

e/ Tưới nước hợp lý;

f/ Bón phân cân đối;

g/ Sử dụng bẫy màu vàng để thu hút và diệt trưởng thành của các loài sâu chích hút như: bọ trĩ, ruồi đục lá;

* Biện pháp xử lý thuốc sinh học và hóa học để quản lý sâu hại hành

- Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại trên đồng ruộng, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, ngừng phun thuốc trước thu hoạch trên 7 ngày;

- Chỉ được phép sử dụng thuốc BVTV cho phép trong danh mục, chú ý đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng thuốc;

- Trừ sâu miệng nhai như sâu xanh da láng, sâu khoang: Sử dụng thuốc sinh học như NPV, Matrine (Aphophis 10EC , Agri-one 1 SL), liều lượng 0,3-0,5 lít/ha) hoặc Vineem 1500 EC (0,4-0,6 lít/ha) để phun;

- Trừ bọ trĩ: Chú ý phun vào đầu vụ, khi cây có biểu hiện bị hại và dừng phun trước khi thu hoạch 15-20 ngày. Thuốc phun là Confidor 100 SL (0,3 lít/ha) hoặc Admire 50EC (0,5 lít/ha) luân phiên với Abamectin (Vibamec, Vertimec 1.8 EC, liều dùng 0,5 lít/ha);

- Trừ dòi đục lá: Nếu phát hiện thấy cây hành có biểu hiện bị dòi đục lá gây hại thì sử dụng Trigard 100 SL để phun (liều dùng 0,3-0,4 lít/ha). Có thể sử dụng Trigard 100SL luân phiên với Secure 10EC (liều dùng 0,3-0,4lít/ha) để phun. Thuốc Radiant 60SC có thể kết hợp để trừ bọ trĩ và dòi đục lá với liều dùng 0,3-0,4 lít/ha.



Chú ý nên bổ sung thêm thuốc bám dính (10 ml/lít nước rồi đổ thuốc BVTV vào) để tăng tính bám dính của thuốc trên lá hành. Việc phun thuốc phải được tiến hành vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun vào giữa trưa.

* Biện pháp xử lý thuốc sinh học và hóa học quản lý bệnh hại hành

Đối với bệnh hại, phòng bệnh là chính. Khi bệnh đã xuất hiện thì việc xử lý chủ yếu là hạn chế sự lây lan của bệnh. Cụ thể như sau:

- Xử lý đất bằng nấm Trichoderma;

- Giai đoạn từ 10-30 ngày sau khi trồng: Sử dụng luân phiên các loại thuốc gốc đồng (Cu.P 2.9 SL, Kasuran, Kasumil, Canthomil, Cuprymicin) với Aliette hoặc Anvil với định kỳ 10 ngày;

- Phun Benomyl 50WP liều lượng 0,3-0,4 lít/ha vào giai đoạn 40-50 ngày sau khi trồng;

- Phun Carbendazim 1 lần vào giai đoạn 10-15 ngày trước khi thu hoạch để hạn chế sự gây hại của nấm trong thời gian bảo quản.



IV/ THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

1- Thu hoạch, phơi và xử lý trước khi bảo quản củ hành:

* Thu hoạch: Thu hoạch là một khâu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và khả năng bảo quản củ hành. Hai tháng sau khi trồng, cần giảm lượng nước tưới đi một nữa, điều này rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và tồn trữ được lâu. Khi 50% hành lá khô hoặc héo, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngã 80% thì bắt đầu nhổ. Đối với hành trồng vào tháng 2-3 dương lịch, thì thời gian thu hoạch vào khoảng 70-75 ngày sau trồng. nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo.

* Phơi: Củ hành được phơi ngay ngoài đồng sau khi được nhổ lên bằng cách được chất thành lớp ngoài đồng và dùng lá hành đậy lại. Bước này gọi là xử lý ổn định củ hành, quá trình xảy ra tự nhiên và kéo dài từ 5-10 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, tốt nhất vào khoảng nhiệt độ 25-350C.

* Xử lý tạp chất và chùm củ hành

Quá trình này cần thực hiện các biện pháp sau:

- Làm vệ sinh: cắt bỏ những phần không cần thiết để giảm rủi ro hư hỏng.

- Loại bỏ những củ chưa đúng lứa, củ không có lá hoặc cuống bị gãy, bị sâu, bị nấm, dập, trầy xước, củ mềm.

- Vận chuyển: Tránh làm xây xát củ trong quá trình vận chuyển

Phun qua một lần thuốc Kasuran (10 ml/bình 8lít) trước khi bó chùm củ lại. Lúc này cuống của củ hành phải khô và thắt chặt lại (nông dân thường kiểm tra bằng tay: dùng 2 ngón tay xoay quanh cuống, và cảm nhận xem cuống có thắt chặt lại chưa), cuống phải được bó chặt và chiều cao cuống khoảng 8-10 cm. Củ hành được bó với các chùm nhỏ sau đó thắt chùm lại với mức khối lượng 3-5 kg và tiếp tục phơi khoảng 5-7 ngày trước khi xử lý thuốc và cho vào kho bảo quản.

* Xử lý thuốc bảo quản sau thu hoạch

- Loại thuốc: Kocide 53.8 DF (hoặc Balacide 32 WP) + Vertimec 1.8EC (hoặc Secure 10 EC) với liều lượng 10 g/bình 8 lít. Phun thuốc ướt đều hai mặt chùm hành rồi để trong mát cho khô trước khi cho vào kho để bảo quản.


Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương