THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông


I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG



tải về 1.66 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG


1- Đặc điểm phân bố và môi trường sống:

1.1. Đặc điểm phân bố

Cá bống tượng có tên khoa học Oxyeleotris Marmoratus là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới ở các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kênh, rạch, ao hồ, đồng ruộng…loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia, Indonesia … Ở Việt nam, cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).



1.2. Môi trường sống

- Cá Bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chui xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy và có thể sống ở đó hàng chục giờ. Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ. Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn pH = 7, cá có thể chịu đựng pH = 5; Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-320C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,50C; Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng và sống ở môi trường có độ mặn đến 15 ‰; Cá cần có dưỡng khí trên 3 mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp và đặc biệt cá có khả năng chui rúc sâu trong lớp bùn đáy trong nhiều giờ vì cá có cơ quan hô hấp phụ.



2- Đặc điểm hình thái:

Cá bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau, đầu rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên trên chẽ rộng và sâu, môi dưới lồi. Cá có mắt rộng nằm chếch hai bên đầu.

Vảy cá rất nhỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao. Vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân.

Vây đuôi dài và tròn. Bình thường thân cá có màu nâu đến vàng nhạt, đỉnh đầu đen. Mặt bụng nhạt, lưng và hai bên có chấm đen, các vảy có màu nâu nhạt và các chấm đen không đều.



3- Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng:

Cá Bống Tượng có độ tăng trọng chậm. Trong tự nhiên cá có trọng lượng 100-200 g là đã có 01 năm tuổi. Để đạt cỡ cá thương phẩm 400 g/con trở lên phải nuôi từ 10-12 tháng trong ao hoặc bè.

- Cá có tập tính ăn động vật chủ yếu như: tép, cá nhỏ, cua, ốc,… Từ ngày thứ 4 sau nở cá đã hết noãn hoàn và bắt đầu ăn động vật phù du. Kích thước nhỏ và các hạt mịn như bột, trứng, sữa, đậu nành. Đến ngày thứ 10 chúng ăn được giáp xác thấp như: Trứng nước, trùng chỉ,… Từ ngày 20 trở đi chúng ăn được trùng chỉ.

- Sau một tháng chúng bắt đầu có tính ăn của loài ăn: tép, cá con vừa miệng. Cá bống tượng là loài cá dữ ăn thịt nhưng không rượt đuổi con mồi, mà chỉ nằm bất động rình sẵn bắt con mồi. Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ngày. Ngoài ra khi nuôi trong lồng, ao cá ăn được các thức ăn chế biến là cá tạp xắt nhỏ hoặc phụ phế phẩm lò mổ.



4- Đặc điểm sinh sản:

- Trong tự nhiên cá thành thục sau 01 năm tuổi.

- Mùa vụ đẻ bắt đầu từ 04 tháng kéo dài đến tháng 10 nuôi vỗ cho đẻ nhân tạo cá có thể thành thục sớm hơn, nếu nuôi tốt cá đẻ quanh năm. Cá đẻ tập trung vào tháng 4-8 hàng năm. Cá đẻ nhiều lần trong năm.

- Sức sinh sản rất cao từ 10-30 nghìn cá thể trứng 100 g/thể trọng. Cá có tập tính bắt cặp khi sinh sản, cá đẻ trứng dính thành ô tròn trên giá thể hoặc các gốc cây, hang hốc ven bờ. Tuy sức sinh sản cao nhưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhiều.


II/ KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT


1- Chọn ao nuôi:

1.1. Vị trí ao

- Ao có vị trí gần nơi có nguồn nước sạch, có đường nước lưu thông tốt, nguồn nước cấp không được tù đọng, điều kiện thay nước dễ dàng, không bị lũ lụt.

- Ao nên chọn ở những nơi có kết cấu đất tốt, chắc thịt, giữ nước như đất sét pha cát, thịt pha sét, thịt pha cát. pH= 6,5-9, ít nhiễm phèn và không bị nhiễm độc.

- Ao ở nơi thoáng mát, gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.



1.2. Thiết kế

- Ao hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn.

- Diện tích ao nuôi khoảng từ 800-1.500 m2, độ sâu 1,5-2m, chiều cao cột nước 1,5 m.

- Bờ ao chắc chắn cao hơn đỉnh lũ là 0,5 m có lưới bao xung quanh.

- Đặt 2 cống gồm 1cống cấp nước và 1cống thoát nước, đáy ao bằng phẳng và có độ dốc nghiêng về phía cống để đảm bảo xả hết nước khi cần.

2- Cải tạo ao nuôi:

- Trước khi thả cá khoảng một tuần. Dọn vệ sinh ao, tát cạn nước bắt hết cá tạp, cá dữ, lấp hết hang mội, sên vét bùn đáy ao, rào lưới chắn xung quanh bờ ao.

- Bón vôi CaCO3 10-15 kg/100 m2 tuỳ thuộc vào đất mà bón vôi cho phù hợp.

- Phơi nắng ao từ 3-7 ngày, cấp cho nước vào ao qua lưới lọc.

- Đặt sàn cho cá ăn trong ao. Sàn ăn làm bằng lưới cước.

- Chuẩn bị vèo đặt trong ao để thả cá giống vào nuôi 10-15 ngày chăm sóc cá kỹ và cho cá ăn đầy đủ, kiểm tra cá khoẻ mạnh ta mới thả ra ngoài ao nuôi.

- Sau khi lấy nước vào ao 2-3 ngày thì tiến hành gây màu tự nhiên. Sử dụng chế phẩm vi sinh liều lượng 7-10 lít/1.000 m2 tạt xuống ao hoặc dùng phân vô cơ NPK liều lượng 2 kg/1.000 m2

Có thể sử dụng phân chuồng đã ủ hoai với 2-3% vôi CaO bón xuống ao với liều lượng 80-100 kg/100m2 sau 5-7 ngày đến khi lên màu xanh đọt chuối là được.



3- Chọn cá giống:

* Bảng 1: So sánh giữa giống tự nhiên và giống nhân tạo

Giống tự nhiên

Giống nhân tạo

- Số lượng hạn chế nên thời gian thả kéo dài.

- Cung cấp đủ số lượng giống với số lượng lớn một lần.

- Kích cỡ cá giống lớn nhưng không đều, cá dễ bị phân đàn trong quá trình nuôi.

- Kích cỡ cá giống nhỏ, đều.

- Cá dễ bị xây xát do đánh bắt.

- Cá ít bị xây xát.

- Giá thành cao.

- Giá thấp.

- Chất lượng cá không ổn định.

- Chất lượng cá ổn định.

- Thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao.

- Thời gian nuôi dài, chi phí cao.

- Con giống nhân tạo phải đạt tiêu chuẩn tốt dựa vào các yếu tố sau:

+ Ngoại hình: Màu sắc sáng rõ không bị thương tật dị hình, không bị chầy xước, các tia vây phải còn đầy đủ.

+ Kích cỡ: chọn cá đồng cỡ, đầu và mình cá cân đối, có kích cỡ dài 8-10cm, cỡ thả giống thả tốt nhất từ 50-70 gam/con.

+ Sức khoẻ: Cá khoẻ mạnh không bị nhiễm bệnh, cá hoạt động bơi lội và ăn thức ăn mạnh.



4- Mật độ thả giống:

- Cá giống nhân tạo: 6-10 con/m2, kích cỡ cá giống thường là: 3-4 cm/con; 4-6 cm/con; 6-8 cm/con.

- Cá giống tự nhiên: 0,5-1 con/m2, trọng lượng cá giống dao động 50-100 gr/con.

- Nếu chủ động được thức ăn đặt biêt là thức ăn tươi sống cùng với khả năng kiểm soát được môi trường nước ao nuôi tốt người nuôi có thể thả với mật độ tăng lên 8 con/ m2 ao.



5- Thả cá giống:

- Trước khi thả cá giống phải được tắm bằng nước muối 20-30 gam/lít trong thời gian 10-15 phút để sát khuẩn cho cá.

- Thả cá vào lúc trời mát trước khi thả vào vèo trong ao nuôi ta phải ngâm bao cá trong nước ao nuôi khoảng 10-15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt độ. Sau đó mở miệng bao ra và thả cá ra môi trường từ từ.

6- Quản lý và chăm sóc cá nuôi:

6.1. Quản lý thức ăn

- Cá có tập tính ưa thích thức ăn tươi sống không ăn thức ăn ươn thối. Dùng cá tạp làm thức ăn phải bỏ ruột, cắt nhỏ hay xay nhiễn cho vừa cỡ miệng cá.



Thức ăn tươi sống nên bảo quản bằng cách cho vào thùng xốp ướp đá hoặc cho vào các tủ đông lạnh để bảo quản lâu hơn và tránh tình trạng ươn thối.

- Nên sử dụng sàng ăn để cho cá ăn, nhằm kiểm soát lượng thức ăn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần:

+ Lần 1: sáng lúc 7-8 giờ

+ Lần 2: chiều lúc 17-18 giờ

+ Cỡ cá có trọng lượng từ dưới 10 g/con: cho ăn khẩu phần 7-10 %/trọng lượng đàn/ngày.

+ Cỡ cá có trọng lượng từ 10-50 g/con: cho ăn khẩu phần 3-6 %/trọng lượng đàn/ngày.

+ Cỡ cá có trọng lượng từ 50 trên 100 g/con đến thu hoạch: cho ăn khẩu phần 2-3%/ trọng lượng đàn/ngày.



* Lưu ý: Trong quá trình cho ăn cần bổ sung thêm Vitamin C, premix khoáng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn để tăng cương sức đề kháng cho cá nuôi.

- Thức ăn cho cá ăn là tép, cá nhỏ, cua, ốc, trùng,… phải tươi sach không ươn thối hay nhiễm vi khuẩn.

- Dụng cụ cho cá ăn là sàng tre đan thưa, nhẵn hoặc bằng sàng lưới cước được đặt cách mặt nước 40-50 cm.

- Sau khi cho cá ăn khoảng 1giờ đến 1giờ 30 phút kiểm tra lại sàng ăn để xem khả năng cá ăn mồi, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp ở lần kế tiếp.

- Phải chà rửa sàng ăn mỗi ngày để tránh nấm, sinh vật ký sinh, vi khuẩn bám có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cá.

Ngoài ra có thể thả bổ sung một số loại thức ăn sống có kích thước nhỏ như tép trấu, cá bạc đầu...làm thức ăn cho cá bống tượng

- Trong giai đoạn cá còn nhỏ, trong giai nên bổ sung thêm thức ăn trùn quế để tăng sức đề kháng cho cá.

- Giai đoạn đầu nên gây dựng thức ăn tự nhiên trong ao cho cá trước khi thả cá giống như thả cá Bạc đầu hay cá lòng tong cho đẻ để làm thức ăn tự nhiên; Giai đoạn cá từ 01-02 tháng tuổi có thể tha ghép cá Rô phi, trắm cỏ hoặc cá mè (từ 3-5 %).

- Khi nguồn thức ăn cá tạp khan hiếm, giá cao thì người nuôi có thể thay thế bằng thức ăn hỗn hợp tự chế, phối trộn theo công thức:

Công thức 1:

+ Bột cá: 30-35 %.

+ Cám, bột gạo, ngô (bắp): 50-60 %.

+ Dầu cá: 7-10%.

+ Bộ đậu nành, chất kết dính: 3-5%.

Công thức 2:

+ Bột cá: 30-35 %.

+ Cám, bột gạo, ngô (bắp): 50-60 %.

+ Dun đất, ốc biêu vàng, tép nhỏ: 7-10%.

+ Bột đậu nành, chất kết dính: 3-5%.

Thức ăn này được phối trộn và nấu chín sau đó vón cục hoặc đùn qua máy thức ăn bỏ vào nhá cho cá ăn. Nếu nuôi môi trường tốt thì hệ số chuyển đổi thức ăn cá tạp từ 6-8 kg sẽ cho ra 01 kg cá thương phẩm, cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ số lượng giúp cá tăng trưởng nhanh và tăng khả năng đề kháng với bệnh tật.



6.2. Quản lý môi trường

Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, bao lưới xung quanh để chống rò rỉ và mưa tràn bờ thất thoát cá. Cần kiểm tra pH của ao nhất là sau những trận mưa lớn.

* Phương pháp cơ học: Khi nuôi cá bống tượng với mật độ cao nên sử dụng từ 3-4 quạt nước/ha ao nuôi, tránh hiện tượng cá thiếu khí; Tháng đầu không cần sử dụng máy sục khí, tháng thứ 3-4 quạt khí 4-5 h/ngày từ 2h-5h sáng, từ tháng nuôi thứ 6 trở đi quạt khí 6-7 h/ngày từ 0h-7h sáng. Chú ý quạt nước vào những lúc thay đổi thời tiết, không có nắng thì tăng cường quạt khí, ngược lại trời mưa to, gió lớn thì giảm quạt lại để tiết kiệm năng lượng.

* Phương pháp hóa học: Sử dụng bột đá vôi (CaCO3) định kỳ đánh 10 ngày/lần liều từ 10-20 kg/1000 m3 nước. Vào 03 tháng nuôi cuối chu kỳ đánh

Zeolite để hấp thu khí độc và kim loại nặng, liều dùng từ 10-20 kg/1000 m3 nước, định kỳ 10 ngày/lần.

Sử dụng TTCA (Tricloisoxianuric axit) từ tháng thứ 3-6 định kỳ 7-10 ngày/lần để khử trùng và diệt bớt tảo và phòng bệnh cho cá trong ao nuôi thâm canh, liều dùng 0,3-0,5 g/m3 nước.




Thời gian nuôi

Tần suất thay nước

Lượng nước thay một lần

Tháng thứ 1

Thêm nước

1/4

Tháng thứ 2

Thêm nước

1/4

Tháng thứ 3

2

1/3

Tháng thứ 4

4

1/3

Tháng thứ 5

4

1/3-1/2

Tháng thứ 6

4

1/2
Bảng 2: Chế độ thay nước dùng cho ao nuôi thâm canh cá bống tượng

* Phương pháp sinh học:

Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý môi trường ao nuôi định kỳ 7 ngày/lần. Sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch đáy môi trường ao nuôi cá như Aro-zyme®, Aquapond-100; Pond clear; Soil-Pro.

Bảng 3: Sử dụng các chế phẩm sinh học cho ao nuôi cá bống tượng


Thời gian sử dụng

Soil-Pro

Pond clear

Aro-zyme®

Aquapond-100

Cải tạo ao nuôi (1.000 m2)

200 g

200 g

200 g

150 g

Tháng 3-4 (10 ngày/lần/1.000 m3)

100 g

100 g

100 g

50 g

Tháng 5-6 (10 ngày/lần/1.000 m3)

150 g

150 g

125g

75 g

Tháng 7-8 (10 ngày/lần/1.000 m3)

200 g

200 g

150 g

100 g

- Sử dụng Thio-fresh® hấp thu kim loại nặng, khí độc, mùi hôi làm sạch nước, theo dõi sát sao mức nước ao nuôi dõi bổ sung kịp thời, gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho cá bằng cách bón thêm phâm vô cơ.

- Hằng ngày thăm ao vào lúc sáng sớm, quan sát và kiểm tra môi trường nước để có biện pháp xử lý kịp thời. Nên thường xuyên thay nước với lượng nước thay từ 20-30% lượng nước trong ao; Định kỳ 7-10 ngày dùng vôi bột liều lượng từ 1-2 kg/100 m3 tạt xuống ao để ổn định môi trường và phòng bệnh cho cá.

- Các thông số môi trường thích hợp nuôi cá bống tượng:

- Lúc cá lớn từ tháng thứ 5 trở đi nên định kỳ kiểm tra sức khỏe và khả năng tăng trọng của cá.



7- Thu hoạch và vận chuyển:

- Sau 10-12 tháng nuôi, khi cá đạt trọng lượng dao động từ 400-800 gam/con thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 10-15 ngày không dùng hóa chất kháng sinh nằm trong Danh mục thuốc háo chất, kháng sinh hạn chế sử dụng theo thông tư số 69/2010/TT-BNNPTNT ngày 06/12/2010 cảu Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Dùng lưới kéo cá thao tác phải nhanh gọn tránh xây sát cá.

- Các dụng cụ vận chuyển cá phải được khử trùng sạch.

- Cá thương phẩm thu hoạch đạt yêu cầu các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi thu hoạch cho cá nhịn ăn từ 2-3 ngày, dùng lưới hoặc xả cạn ao thu hoạch toàn bộ rồi phân cỡ, có thể để lại các con nhỏ hơn (<300 g/con) để nuôi tiếp, thu hoạch trong thời gian ngắn sẽ làm giảm tỷ lệ hao hụt.

- Sản phẩm cá sau khi thu hoạch phải được rửa sạch cho vào thùng phi sục khí và vận chuyển xe lạnh ở nhiệt độ < 40C. Cá sau khi thu hoạch cần nhanh chóng vận chuyển tới các cơ sở thu mua hoặc chế biến.

- Khi vận chuyển cá đi xa > 100 km thì tốt nhất nên sử dụng xe lạnh vận chuyển, thùng phi chứa cá có sục khí để đảm bảo chất lượng sản phẩm cá.

8- Xử lý chất thải sau khi nuôi:

8.1. Xử lý chất thải lỏng

Sau khi thu hoạch cá, dùng vôi nung khử trùng môi trường ao nuôi, liều lượng 10-15 kg/100 m2. Sau 2-3 ngày dùng chế phẩm sinh học để xử lý mùn bã hữu cơ.



8.2. Xử lý chất thải rắn

Sau khi khử trùng ao tháo cạn nước hoặc gom các chất cặn bã và thức ăn dư thừa ở đáy ao chuyển ra khỏi ao nuôi đến nơi quy định, có thể dùng làm phân bón cho cây trồng.



III/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC PHÓNG VÀ TRỊ Ở CÁ BỐNG TƯỢNG

Trong vấn đề nuôi các đối tượng thủy sản thì phòng bệnh là chính và trị bệnh chỉ là thú yếu, vì vậy nếu làm tốt công tác phòng bệnh thì người nuôi sẽ tiết kiệm được chi phí nuôi và mang lại hiêu quả kinh tế cao hơn.



1- Phòng bệnh :

- Chọn giống tốt để nuôi, cơ sở giống có uy tín.

- Không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Điều chỉnh thức ăn thích hợp. Định kỳ 7-10 ngày đánh men vi sinh xử lý nước và treo túi vôi ở 04 góc ao.

- Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu trong quá trình nuôi.

- Điều chỉnh nước trong ao nuôi thích hợp, tránh gây xáo trộn, gây sốc đột ngột cho cá. Hàng tuần nên trộn thêm các loại Vitamin, khoáng, men tiêu hóa … vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá.

- Phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho cá nuôi bằng Sulphat đồng (CuSO4), hòa nước phun xuống ao, liều lượng 0,5-0,7 g/m3 nước, mỗi tháng 2-3 lần hoặc thuốc tím (KmnO4) với liều lượng 0,5-0,7 g/m3 nước mỗi tháng 2-3 lần.

- Phòng bệnh nội ký sinh trùng bằng cách tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi trông vào thức ăn Vitamin C liều lượng 50-60mg/kg cá/ngày; Men vi sinh Probiotic và Enzym dạng bột với liều lượng 0,5-1g/kh thức ăn; Dầu mực 10g/kg thức ăn; Tỏi 4-5g/kg thức ăn.

2- Một sốt bệnh thường gặp:

2.1. Bệnh ký sinh trùng

- Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh do các sinh vật rất nhỏ bám vào mang, da của cá để hút máu hoặc chất dinh dưỡng gây nên những vết thương, xuất huyết. Khi bị bệnh màu sắc cá trở nên nhợt nhạt, cá thích tập trung ở nơi có đường nước chảy vào. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi dầy, điều kiện vệ sinh kém, mưa kéo dài, thời tiết lạnh.



- Phòng trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung

- Cách trị: dùng formol tạt xuống ao với nồng độ 20-25 ml/m3.

2.2. Bệnh nấm thuỷ mi

- Triệu chứng: khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước. Khi bệnh phát triển nhiều trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, thân cá gầy, đen sẫm. Nấm ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm.

- Cách phòng: áp dụng biện pháp phòng bệnh chung

- Trị bệnh: Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 3-5 g/m3 nước, hoặc dùng dung dịch muối ăn 3 % tắm cá trong 15 phút.

2.3. Bệnh đốm đỏ

- Nguyên nhân: do vi trùng Pseudomonas punotata hay Aeromonas hydrophila gây ra.

- Triệu chứng: Thân và vùng bụng bị xuất huyết, vảy dựng lên, các gốc vây xuất huyết và ứ nước vàng. Bụng cá trương to, chứa dịch và đỏ bầm. Ở một số cá bệnh mắt, hậu môn lồi ra, một số vây cá bị rách xơ xác dần dần bị rụng, bên trong thịt ứ máu và mủ. Cá lội lờ đờ, chậm chạp, ít ăn hoặc bỏ ăn.

- Cách phòng: không nuôi mật độ quá dày, cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, môi trường ao nuôi luôn giữ ổn định và sạch sẽ. Định kỳ 15 ngày tạt vôi bột CaCO3 với lượng 1-2 kg/100 m3 (vôi hoà tan trong nước tạt đều khắp ao).

- Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh Neomycine 4 g/100 kg cá bệnh và Vitamine C 3 g/100 kg cá bệnh, thuốc được trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục từ 5-7 ngày.

2.4. Bệnh lở loét (Hội chứng lở loét)

- Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân kết hợp như virus, vi khuẩn, nấm thuỷ mi, nấm nội Aphanomyces, giáp xác ký sinh, môi trường nước quá dơ bẩn,...

- Triệu chứng: cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương. Cơ quan nội tạng hầu như không bị thương tổn.

- Phòng bệnh: luôn giữ môi trường sạch, định kỳ dùng vôi bột 1-2 kg/100 m3 hoà nước tạt đều ao, các hoá chất xử lý đáy ao.

- Trị bệnh: dùng thuốc tím KMnO4 3g/m3 kết hợp với muối ăn 0,3 kg/m3 tạt xuống ao. Đồng thời trộn kháng sinh cho ăn liên tục từ 5-7 ngày với liều Oxytetracyline 2 g/kg thức ăn, bổ sung vitamin C 3 g/kg thức ăn.

2.5. Bệnh mất nhớt

- Nguyên nhân: dễ xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do đánh bắt vận chuyển hoặc do môi trường thay đổi đột ngột.

- Triệu chứng: khi bị bệnh khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ. Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân từng vùng bị trắng. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và ngoại ký sinh phát triển. Bệnh nặng cá chết chìm xuống đáy ao.

- Phòng bệnh: tránh các yếu tố gây sốc cho cá, định kỳ hoặc trước những cơn mưa to tạt vôi bột CaCO3 với liều 1-2 kg/100 m3 vào ao nuôi.

- Trị bệnh: dùng formol 25 ml cho 1 m3 nước, ngâm cá để diệt nấm và ngoại ký sinh, sau 24 giờ thay 1/2 nước rồi dùng lặp lại thuốc với liều trên một lần nữa.

Phối hợp trộn kháng sinh Rifamycin vào thức ăn với liều 4 viên/100 kg cá bệnh, dùng liên tục từ 5-7 ngày.



KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG THƯƠNG PHẨM

TRONG AO ĐẤT

Phần một: KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG

I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

          Cá điêu hồng (con lai F1 loài O. mosambicus với loài O. niloticus) nên có đặc điểm sinh học tương đối giống cá rô phi chỉ khác ở hình thái là toàn thân phủ vẩy, có màu đỏ đến hồng.. loài cá ăn tạp, cụ thể là các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng côn trùng, trong ao nuôi, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20-25%). Điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là: nhiệt độ 22-300C, pH 6-8, ôxy hòa tan > 1,5 mg/l cá rô phi đỏ là loài dễ đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng hoặc có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Cá điêu hồng có sức sống kém hơn bố mẹ chúng, nhưng tăng trưởng nhanh hơn. Ở Việt Nam cá điêu hồng thường được nuôi rộng rãi trên khắp cả nước bằng nhiều hình thức nuôi như nuôi trong ao đất, nuôi lồng bè...sau 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng > 500 g/con, sau 8 tháng.



Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương