THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

2- Bảo quản sau thu hoạch:


* Vệ sinh kho: Vệ sinh kho trước khi bảo quản là việc làm hết sức cần thiết nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng. Có thể sát trùng kho bằng cách phun Sumithion 3D, Actellic 50EC, K - Obiol 25WP, Vineem + nước vôi sau đó đóng kín cửa kho ít nhất một ngày đêm.

Phun 1-2 lần trước khi cho hành vào bảo quản. Phun trên tường, kệ và dụng cụ chứa hành.

* Thông gió kho chứa hành: kho được bố trí nơi thoáng mát, có sự thông gió tự nhiên, để hạn chế sự tăng nhiệt, tăng ẩm,… Để tăng cường thêm sự thông khí cần lắp thêm quạt hút cho kho chứa.

* Kệ chứa: sau khi xử lý thuốc xong, có thể treo củ hành lên cây đòn hoặc chất lên kệ có chân cao. Kệ được làm 2 ngăn để tăng sức chứa của kho mà vẫn bảo đảm được sự thông thoáng. Các bó hành chồng lên nhau lần lượt tâm bó trên chồng lên cuống bó hành dưới để có khe thoáng, 1 chồng khoảng 4-6 bó chồng lên nhau chiều cao khoảng 1m cho 1 ngăn.





KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÔM

I/ KHÁI QUÁT CHUNG

1- Đặc tính sinh học:

Tên khoa học: Sterculia Foetida L

Trôm là loài cây gỗ lớn sống lâu năm, mọc hoang rải rác trong các rừng nhiệt đới như Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh cây trôm phát triển nhiều, tập trung. Gỗ Trôm có thể dùng làm bao bì, làm bột giấy, ván dăm, ván sợi gỗ. Bộ phận dùng: Vỏ thân - Cortex Sterculiae Pexae. Hạt ăn được. Mủ thân có thể uống giải nhiệt. Giá trị kinh tế nhất của cây Trôm là mủ Trôm. Đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Vì là vùng có khí hậu khô hạn trôm cho gôm (mủ) tốt nhất (khô và trắng). Nhưng hiện nay việc khai thác gôm (mủ) không đúng kỹ thuật nên rừng trôm đang có nguy cơ bị thu hẹp, cây trôm chết dần

Cây Trôm trồng 5 năm bắt đầu cho gôm, gôm là chất ở thể keo do cây tiết ra, hiện nay giá gôm rất cao, giá bán ngoài thị trường 400.000 đồng/kg. Ninh Thuận có diện tích bán khô hạn khoảng 100.000 ha, những năm gần đây diện tích trồng cây Trôm đã tăng nhanh. Các hộ trồng Trôm đã khai thác mủ trôm đạt hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu hoạch 30 triệu đồng/ha. Đặc tính cây Trôm là loài cây chịu được khí hậu khắc nghiệt nắng nóng, trồng trên đất rừng vừa khai thác tiềm năng đất đai, cải tạo môi trường sinh thái, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trôm thích nghi với vùng núi đá, cơ sở phát triển rừng Trôm trên diện rộng, nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời mang lại thu nhập cao cho người nông dân vùng khô hạn. Rừng Việt Nam hiện có 4 loài trôm: Trôm hôi, Trôm hoa nhỏ, Trôm Nam bộ và Trôm đỏ. Ở Ninh Thuận cây Trôm có 2 loài:

* Trôm hôi - Sterculia foetida L., thuộc họ Trôm-Sterculiaceae. Thân thẳng, hình trụ, cành mọc khoẻ, là loài thực vật mọc hoang và cũng được trồng làm cây bóng mát ở đường phố, vườn hoa.

* Trôm đơn: Trôm hoe-Sterculai pexa Pierre, thuộc họ Trôm-Sterculiaceae. Cây gỗ cao 6-9 m; nhánh non to 1 cm. Lá do 7-9 lá chét không cuống, dài 10-20cm, mặt dưới đầy lông hoe;

2- Nhu cầu sinh thái:

a. Điều kiện về đất

Cây trôm sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm, thoát nước tốt. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất bí chặt, đất có độ đá lẫn hơn 40% ít thích hợp cho việc trồng trôm.



b. Điều kiện về khí hậu

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24-300C. Ở nơi có nhiệt độ trung bình từ 200C, trôm sinh trưởng quanh năm.

- Lượng mưa trung bình năm từ 600 mm trở lên.

- Độ ẩm không khí: 70%.



II/ KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠM

1- Thời vụ gieo hạt:

Để xác định thời vụ gieo hạt cần căn cứ thời vụ trồng rừng, tuổi cây con xuất vườn để xác định. Thời điểm xử lý và gieo hạt từ tháng 3 đến tháng 4, chú ý tùy theo số lượng lao động mà xử lý lượng hạt từng đợt cho phù hợp.



2- Tạo bầu ươm cây:

a. Vỏ bầu:

Vỏ bầu ươm cây bằng poly ethylen. Kích thước khoảng 13 x 18 cm. Phía đáy có đục 8-10 lỗ tròn, đường kính lỗ 6 mm.



b. Hỗn hợp ruột bầu:

+ Hỗn hợp ruột bầu có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, phân chuồng phải được ủ cho hoai mục, được đập nhỏ và sàng qua sàng có độ rộng mắt lưới 1,0 cm trước khi cho vào bầu đất.

+ Thành phần hỗn hợp ruột bầu như sau:

- Đất thịt trung bình: 50%.

- Cát: 40%.

- Phân hỗn hợp: 10% (trong đó 90% phân chuồng hoai + 5% phân lân + 5% kali).



3- Luống xếp bầu:

Làm luống chìm hay luống nổi căn cứ mức độ thoát nước của vườn ươm. Quy cách: dài 10-15 m, rộng 1 m, rãnh luống rộng 0,4 m. Đất vườn phải được xử lý và cuốc xới giũ cỏ 2 lần trước khi làm luống.



4- Mật độ xếp bầu:

Xếp bầu đất thẳng hàng sát vào nhau. Sau khi xếp bầu phải tiến hành chèn đất, bầu chèn xong mặt bầu phải bằng phẳng.



5- Gieo hạt - dặm hạt:

a. Xử lý hạt:

Hạt đem ngâm nước ấm hai sôi, ba lạnh trong 12 giờ, ngâm tiếp hạt trong nước lạnh 12 giờ. Sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào bao tải ủ. Trong thời gian ủ mỗi ngày rửa chua một lần. Sau 3 ngày ủ, hạt bắt đầu nứt nanh. Chọn hạt nứt nanh đem gieo vào bầu đã chuẩn bị sẵn. Chỉ chọn hạt nứt nanh tối đa là 4 ngày kể từ ngày hạt đầu tiên nẩy mầm. Cũng có thể dùng hạt đã xử lý gieo trực tiếp vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn.



b. Chuẩn bị bầu cấy cây:

Bầu đất sau khi được xếp và chèn, trước khi cấy 4-5 giờ phải tưới nước cho ướt đều. Cấy vào buổi sáng và buổi chiều, nếu trời mát có thể cấy cả ngày.



c. Gieo hạt:

Hạt nứt nanh hay hạt đã qua xử lý đem gieo vào bầu. Khi gieo chú ý cắm nghiêng hạt 450 đầu nhọn hạt xuống dưới, độ sâu gieo hạt khoảng 1,0 cm. Gieo xong tủ rơm rạ lượng 1 kg/m2 mặt bầu. Sau 3-4 ngày gieo hạt thì dỡ bỏ rơm rạ che tủ (đối với hạt nứt nanh), 6-7 ngày (đối với hạt qua xử lý), kiểm tra thấy bầu nào không có cây dùng hạt đã ủ nứt nanh dặm lại ngay.

Rơm rạ che tủ phải xử lý qua nước vôi trong để tránh sâu bệnh hại.

6- Chăm sóc cây con:

a. Tưới nuớc cho cây con:

Trong thời gian 10 ngày đầu (tính từ khi gieo hạt, cấy cây) ngày tưới 02 lần mỗi lần 10 lít/m2 nếu là vườn đất cát pha và 7 lít/m2 nếu là đất thịt nhẹ. Thời gian 20 ngày còn lại của tháng thứ nhất ngày tưới 01 lần và lượng nước tưới là 12 lít/m2. Sau thời gian trên, ngày tưới một lần lượng nước trung bình mỗi lần tưới là 8 lít/m2.

Trong vòng 15-20 ngày trước khi trồng nên giảm lượng nước tưới để cây mau thành thục.

b. Làm cỏ:

- Tháng thứ nhất làm cỏ phá váng 2 lần.

- Tháng thứ 2 làm cỏ phá váng 1 lần.

- Tháng thứ 3 cây phủ kín mặt luống không cần làm cỏ.



c. Đảo bầu và phân loại cây:

Tháng thứ 3 tiến hành đảo bầu đồng thời phân loại cây.

Loại bỏ các cây không đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Nếu thấy cây chậm phát triển phải tiến hành bón thúc cục bộ hoặc toàn diện, tùy theo mức độ có thể bón thúc thêm phân vô cơ. Hoặc hòa tan phân trong nước để tưới, tưới vào buổi chiều mát, sau khi tưới phân nên tưới lại nước với lượng 8 lít/m2 để rửa phân còn bám lại trên thân lá, chú ý chỉ bón thúc phân vô cơ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3.



7- Phòng trừ sâu bệnh:

Cây trôm ít bị sâu bệnh, nếu phát hiện thấy sâu hại dùng các lọai thuốc trừ sâu thông thường phun trừ. Phun 01 bình 8 lít cho 100 m2 mặt luống với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun làm 3 lần, cách nhau 5-7 ngày/lần.



8- Tiêu chuẩn cây con xuất vuờn:

- Tuổi cây: 3- 4 tháng tuổi (tính từ ngày gieo hạt).

- Cao cây: 40-45 cm. Đường kính cổ rể 1,0-1,3 cm.


  • Tỉ lệ D/H = 1/35 – 1/45.

- Cây sinh trưởng và phát triển cân đối, không cụt ngọn, không sâu bệnh.

- Cây con trước khi xuất vườn phải được nghiệm thu theo tiêu chuẩn quy định.



III/ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG TRÔM

Mật độ trồng: Mật độ trồng cây Trôm được qui định 400 cây/ha. Bố trí hố 5m x 5m ( cây cách cây 5 mét, hàng cách hàng 5 mét)

1- Chuẩn bị đất trồng:

a. Chọn đất trồng rừng:

Đất trồng rừng trôm phải có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất dày hơn 40 cm, tỉ lệ đá lẫn thấp hơn 40%. Không trồng trôm vào nơi kém thoát nước, úng ngập.

Xử lý thực bì cục bộ theo băng và được bố trí theo đường đồng mức, chiều rộng băng xữ lý bằng 2 mét .

b. Làm đất:

Sau khi phát dọn thực bì xong tiến hành đào hố theo qui cách 40 x 40 x 40 cm. Khi đào hố phải cho lớp đất mặt qua một bên, đất phía dưới qua một bên. Công tác đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 10 –15 ngày để có điều kiện thời gian kiểm tra qui cách hố và khoảng cách trồng. Nơi có điều kiện nên bón lót khoảng 1- 5 kg phân chuồng và 0,05-0,1 kg phân NPK 16-16-8 cho mỗi hố và trộn đều với lớp đất mặt trước khi trồng.



2- Mật độ trồng:

Tùy điều kiện đất đai tốt hay xấu, mật độ trồng rừng trôm biến động từ 500-800 cây/ha.

- Hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 3 m. Mật độ 800 cây/ha.

- Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m. Mật độ 500 cây/ha.



3- Thời vụ trồng:

Trồng vào đầu vụ mưa hàng năm của khu vực trồng rừng trôm.



4- Phương thức trồng rừng trôm:

Cây trôm được bố trí trồng thuần hoặc trồng hỗn giao với các cây trồng khác như điều, mãng cầu,...



5- Vô bầu và vận chuyển cây con:

- Khi bứng cây con cần nhẹ nhàng, không được làm vở bầu đất.

- Khi vận chuyển cây con phải nhẹ nhàng, không làm vở bầu đất, Cây con không được gãy ngọn, dập nát. Trồng đến đâu vận chuyển đến đó, không được chuyển ra hiện trường trước trồng quá 3 ngày.

6. Trồng cây:

Đào lỗ sâu 20-25 cm tại tâm lỗ, cắt đáy bầu và cây trồng phải đặt ngay ngắn giữa hố, sau đó dùng dao lam rạch một đường thẳng từ trên miệng xuống đáy túi bầu, từ từ lột bỏ vỏ bầu (tránh làm vỡ bầu). Dùng tay hoặc cuốc lấp đất lại và giẫm nhẹ xung quanh gốc.



- Chú ý Cho lớp đất mặt xuống đáy hồ, Nếu có bón phân chuồng hoai thì phải trộn đều trước khi trồng, không được lấp đầy hố mà chỉ lấp đất cách miệng hố 4-5 cm để tận dụng nước mưa và mùn trong đất.

7- Trồng dặm:

Sau khi trồng từ 7-10 ngày tiến hành trồng dặm những cây chết bằng cây con cùng tuổi để đảm bảo mật độ cho rừng trồng.



IV/ CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ THU HOẠCH

1- Chăm sóc:

a. Chăm sóc sau khi trồng (năm 1)

- Rừng trồng phải được chăm sóc cẩn thận, tiến hành chăm sóc 2-3 lần.

- Cách thức chăm sóc là dãy cỏ xung quanh gốc cây với bán kính là 0,5 m. Xới đất sâu 5 cm và vun gốc cao 10 m, trồng dặm và sửa cây đỗ ngã.

- Bón bổ sung 0,05-0,1 kg/gốc phân NPK 16-16-8.

- Tủ cỏ xung quanh gốc để giữ ẩm vào cuối mùa mưa.

b. Chăm sóc năm thứ 2:

Tiến hành 2 đợt: đầu vụ mưa và cuối vụ mưa.

* Đợt 1: vào đầu mùa mưa, khi đất đủ độ ẩm, tiến hành:

- Làm cỏ; xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây.

- Trồng dặm các cây đã chết. Dặm cây có cùng độ tuổi.

- Bón phân với lượng 0,1 kg NPK 16-16-8/ gốc.

* Đợt 2: vào lúc cuối mùa mưa

- Làm cỏ, bón phân với lượng 0,1 kg NPK 16-16-8/ gốc.

- Tiến hành xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho cây.

c. Chăm sóc năm thứ 3:

Kỹ thuật chăm sóc như năm thứ 2, tăng cường lượng phân theo tuổi cây. Chú ý làm đường băng chống cháy vào cuối mùa mưa.



2- Bảo vệ:

Rừng trồng phải được người bảo vệ, chống sự phá hại của người và gia súc cũng như việc đốt lửa vô ý thức của trẻ chăn bò gây cháy rừng.



3- Thu hái hạt:

Hạt thu hái ở những quả già vào tháng 12 và tháng 1, dùng chế dầu và nhân giống.Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu béo có tỷ lệ thay đổi 30,80-51,78 %. Hạt cũng giàu protein (21%) và tinh bột (12%). Tính vị, tác dụng: Dầu hạt màu vàng nhạt, dịu có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện.



a. Thu hái hạt giống:

Thu hái hạt giống trên các cây mẹ có tuổi trên 10 năm, lá có màu xanh đậm, thân thẳng.



b. Mùa thu hái, kỹ thuật thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống:

* Mùa thu hái:

Quả Trôm chín tập trung từng chùm, quả chín rải rác từ tháng 1 đến cuối tháng 2 DL, chín tương đối tập trung trong tháng 1 đến nửa tháng 2 DL.



* Kỹ thuật thu hái:

Khi quả chín, màu quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Chỉ thu hái các quả đã có màu đỏ còn ở trên cây bằng sào. Không được thu hái quả còn xanh. Trong thời gian quả chín phải thường xuyên theo dõi, khi thấy màu quả chuyển từ xanh sang đỏ phải thu hái ngay. Nếu để chậm, quả khô hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch.



* Chế biến hạt và bảo quản:

Quả đem về phơi khô hạt tự tách ra. Đem hạt phơi tiếp 2-3 ngày cho khô và đưa cất trữ bình thường trong chum, vại, thùng phuy có nắp đậy tránh chuột hay các loại côn trùng phá hại.

Một kilôgam hạt giống đạt tiêu chuẩn có từ 550-600 hạt, tạo được khoảng 400-450 cây giống (khoảng 0,5 ha).

KỸ THUẬT KHAI THÁC MỦ TRÔM VÀ CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT


1. Mủ trôm ( gôm):

Nhựa mủ (gum = gôm) hay mủ trôm (Gum Karaya): là dịch rỉ ra từ các cây Trôm (Sterculia). Mủ trôm ít tan trong nước lạnh, không tan trong cồn và có mùi acid acetic đặc trưng, pH = 4,3-5,5 và chứa các thành phần: galacturonic acid, D-galactose, L-rhamnose, D-glucuronic acid. Khi trộn với nước, mủ trôm thành một thể nhày có màu sắc và độ trong khác nhau tùy theo loại. Gum (gôm) không tan trong nước, nhưng tạo một dung dịch keo. Bột mủ Trôm trương nở trong nước lạnh, 3-4% sol tạo ra chất đặc quánh đồng nhất trơn láng. Mủ trôm được phân loại như sau: cao nhất là loại mủ màu trong mờ, không có vỏ cây. Loại mủ thấp có màu từ vàng đến nâu, chứa 3% tạp chất. Mủ trôm bột màu trắng đến trắng xám.

Mủ Trôm được dùng rất lâu đời trong các món ăn truyền thống, chủ yếu sử dụng đặc tính phòng ngừa, chữa bệnh, tạo cấu trúc. Ngày nay, mủ Trôm rất cần thiết trong dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Trong dược phẩm mủ Trôm được dùng làm hợp chất dán trong phẫu thuật, nha khoa. Trong thực phẩm, mủ Trôm được sử dụng trong chế độ ăn kiêng giảm cân và làm chất ổn định trong nước sốt (sauce).

Giá mủ Trôm tại Ninh Thuận hiện nay là 240.000 đồng/kg. Cây Trôm qua 8 năm tuổi cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm.



Khai thác gôm

Năng suất bình quân một cây trôm có thể sản xuất 100 gr gôm đối với cây 2-3 năm và 1 kg gôm đối với cây lâu năm. Cây 2 năm tuổi cho gôm màu trắng và cây già 10 năm tuổi cho gôm màu vàng. Sau khi trồng hai năm, cây bắt đầu được khai thác mủ, tốt nhất trôm trên 5 năm, cao 4-5 m, đường kính bình quân trên 30 cm. Cây trôm càng lâu năm cho gôm càng nhiều (2,5-4 kg). Gôm khai thác quanh năm, khai thác mủ vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốt nhất là vào tháng 6, tháng 3-4 cây trôm rụng lá nên ngừng khai thác.

Trên thân cây trôm mở lỗ cách gốc 50 cm đến nơi cây phân cành. Kích thước lỗ dài 2 cm, rộng 2 cm, sâu vừa hết lớp vỏ. Theo chiều thẳng đứng, lỗ cách lỗ 30 cm. Theo chu vi lỗ cách lỗ 20 cm, sát lỗ chéo nhau, thu hồi gôm từ các lỗ chảy ra.

V/ KINH NGHIỆM KHAI THÁC MỦ TRÔM

1- Khai thác mủ theo tập quán cũ (truyền thống):

Thường áp dụng khai thác cho những cây mọc hoang dại hoặc trong trường hợp rừng trồng quá dày, muốn tỉa bớt. Người nông dân thường áp dụng biện pháp khai thác giống như khai thác dầu rái. Người khai thác dùng rìu hoặc rựa vạt sâu vào thân cây, vết cắt ăn sâu tới phần gỗ của cây một góc gần 350C có hình gần giống mũi tên ở phía dưới gốc cây dùng rơm khô hoặc lá khô kết hợp với củi đốt ở phía dưới. Nhiệt độ nóng sẽ tạo áp lực cho mủ trôm dồn về rất nhiều ở phía dưới vết cắt. Với cách khai thác này thường chu kỳ khai thác và thời gian ngắn do vết thương lớn, mủ cây tiết nhiều, cây mau chóng suy yếu, chỉ cần gió thổi mạnh, cây dễ bị đỗ ngã, dần dần rồi chết.



2- Khai thác mới:

Đây là kiểu khai thác có nhiều ưu điểm hơn, chu kỳ khai thác lâu dài, trong trường hợp này người khai thác có chủ yếu thường khai thác mủ trong mùa nắng (bắt đầu từ tháng 11 đến đầu mùa mưa tháng 5-6 năm sau). Vì khai thác trong mùa nắng, chất lượng mủ trôm sẽ trắng hơn giá trị thương phẩm thu mua sẽ cao hơn từ 240-250 ngàn đồng/kg. trong trường hợp khai thác trong mùa mưa chất lượng mủ trôm sẽ đục hơn giá trị thương phẩm, thu mua giảm từ 110-120 ngàn đồng/kg.

Kiểu khai thác này được tiến hành theo các bước sau:

Người khai thác dùng đục (dùng đục thợ làm mộc). Đục thành hình vuông mỗi cạnh: 3 cm (bề mặt rộng 3 cm), vết đục (cắt) ăn sâu tới phần gỗ của cây. Thời gian từ lúc cắt đến lúc cây ra mủ khoảng từ 15 đến 20 ngày. Thời gian vết thương lỗ đục liền lại khoảng 30 ngày, người khai thác lại tiếp tục đục lại vị trí cũ, hoặc ở vị trí mới. Cứ thế được lập lại 3 - 4 lần trên một vụ khai thác.

Vết đục (cắt trên một cây thường tiến hành đục ở 2 bên hoặc 4 bên thân cây, mỗi bên từ 4 đến 8 lỗ (đục) phụ thuộc vào đường kính thân to hay nhỏ. Vị trí mỗi lỗ cách nhau từ 15-20 cm. Tuổi cây khai thác từ năm thứ 5 trở đi là tốt nhất.

Chế biến mủ trôm

Mủ trôm ít tan trong nước lạnh, không tan trong cồn và có mùi acid acetic đặc trưng, pH = 4,3-5,5 và chứa các thành phần: galacturonic acid, D-galactose, L-rhamnose, D-glucuronic acid.

Khi trộn với nước, mủ trôm thành một thể nhày có màu sắc và độ trong khác nhau tùy theo loại. Gum (gôm) không tan trong nước, nhưng tạo một dung dịch keo. Bột mủ Trôm trương nở trong nước lạnh, 3-4% sol tạo ra chất đặc quánh đồng nhất trơn láng.

Mủ trôm được phân loại như sau: cao nhất là loại mủ màu trong mờ, không có vỏ cây. Loại mủ thấp có màu từ vàng đến nâu, chứa 3% tạp chất. Mủ trôm bột màu trắng đến trắng xám.

Mủ Trôm được dùng rất lâu đời trong các món ăn truyền thống, chủ yếu sử dụng đặc tính phòng ngừa, chữa bệnh, tạo cấu trúc. Ngày nay, mủ Trôm rất cần thiết trong dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Trong dược phẩm mủ Trôm được dùng làm hợp chất dán trong phẫu thuật, nha khoa. Trong thực phẩm, mủ Trôm được sử dụng trong chế độ ăn kiêng giảm cân và làm chất ổn định trong nước sốt (sauce).

Qua phân tích mủ Trôm có nhiều chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng Magiê chiếm tỉ trọng 567,5 mg/ kg, Kali chiếm tỉ trọng 2,44 g/kg, Zn chiếm tỉ trọng 4,52 mg/kg, Na chiếm tỉ trọng78,85 mg/ kg , Ca chiếm tỉ trọng 2,02 g/ kg .Thành phần dinh dưỡng của các chất Magiê, Kali, Zn, Na, ca được các nhà khoa học, dược học, y học đánh giá rất cao mà con người luôn luôn có nhu cầu cần thiết không thể thiếu được.



Các sản phẩm chế biến:

Mủ Trôm chế biến thành bột đóng thành gói nhỏ uống liền khi hoà tan với nước (sản phẩm có đường, sản phẩm không có đường), khối lượng tịnh 15 gram, sản phẩm thô chưa qua chế biến, hạt dùng để ép lấy dầu làm thực phẩm nấu ăn .

Sản phẩm mủ Trôm thô cho vào máy sấy ly tâm, sấy khô đạt yêu cầu cho vào máy xây nghiền thành hạt ly ti, cho đường thực phẩm vào máy nghiền nhỏ. Đồng thời cho mủ Trôm, đường vào máy trộn đảo đạt tiêu chuẩn quy định, sản phẩm được chuyển đến máy định lượng cho sản phẩm vào túi định lượng theo tiêu chuẩn và đóng thành bao bì, hoàn thiện sản phẩm .Hiện nay tại Ninh Thuận có cơ sở chế biến mủ Trôm:

Cơ sở sản xuất chế biến mủ Trôm thiên nhiên DƯƠNG THẢO. Địa chỉ 204 - đường Ngô Gia Tự, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Điện thoại :0913882009 – 01685608158 - (068) 3826555 - 3500484 ; Fax: 068. 3823224

E -mail: duong thao@mutromphanrang.com.vn

Website: www.mutromphanrang.com.vn

QUI TRÌNH CHẾ BIẾN MỦ TRÔM CƠ SỞ DƯƠNG THẢO





KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH

I/ MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TRIỂN VỌNG

1- Giống V 87-13:

Giống này có chiều cao trung bình từ 50-60 cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V 87-13 có hạt đóng kín hạt khá đều, tương đối lớn, dạng hình trống, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/ha. Đậu xanh tốt có thể đạt 2 tấn/ha. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung bình.



2- Giống HL89-E3:

Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hạt tròn hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50-53g. Đặc điểm của 2 giống V 87-13 và HL 89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưatrong quá trình thu hái.



3- Giống V91-15:

Giống này cao cây trung bình 60-65cm phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ thích hợp với người tiêu dùng. Tỉ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70-80%. Giống chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.



4- Giống V 94-208:

Giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 1,4-1,5 tấn/ha, có những nơi giống đã đạt 2,8 tấn/ha. Đặc điểm nổi bật của V 94-208, chiều cao cây 70-75cm, thân to, lá rộng, bộng nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Hạt đóng không khít trong trái, vì vậy, khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Hạt giống V 94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp. Giống rất dễ bị mọt, vì vậy cần lưu ý. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình-yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông xuân.



5- Giống VN93-1:

Ưu điểm nổi bật là chín tập trung, không bị tách vỏ quả, chống bệnh, chịu nóng, chống đổ tốt. VN93-1 trồng được 3 vụ/năm. Tiềm năng năng suất đạt 17-25 tạ/ha.



6- Giống V123:

Giống thuộc loại hình thâm canh cao, lá xanh đậm, vỏ hạt mỡ, có thể trồng được 3 vụ/năm. Thích hợp trên chân đất phù sa. Tiềm năng năng suất có thể đạt 25 tạ/ha.



7- Giống T135:

Giống thuộc loại hình thâm canh cao, sinh trưởng khỏe, bộ lá phát triển mạnh, có thể trồng được 3 vụ/năm. Đặc biệt T135 có hình hạt tròn, màu hạt xanh mốc, ruột vàng thơm. Tiềm năng năng suất đạt 17-22 tạ/ha.



8- Giống KPS1:

Giống có màu vỏ hạt xanh mỡ, thích hợp vùng đồng bằng, vùng ven biển trong cơ cấu luôn canh tăng vụ. Giống có khả năng chống đổ tốt, kháng sâu đục quả và bệnh đốm lá khá. Tiềm năng năng suất từ 16-22 tạ/ha.



9- Giống HL.2:

Giống có thời gian sinh trưởng từ 85-90 ngày, khối lượng 1.000 hạt từ 55-60 gam, kháng bệnh đốm lá, xoăn lá, gỉ sắt, năng suất hạt đạt từ 20-25 tạ/ha.



II/ NHU CẦU SINH THÁI:

1- Ánh sáng:

Đậu xanh là cây trồng ngày ngắn. Do đặc tính thích nghi với chế độ chiếu sáng thay đổi, đồng thời quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo luôn xảy ra nên đậu xanh đã hình thành khả năng thích nghi rộng hơn với độ dài ngày so với đặc tính ban đầu của giống loài.

Cây đậu xanh ưa sáng, tuy nhiên có thể trồng xen với các loại cây màu có tán cao như ngô, mía, khoai mỳ…, tuy nhiên phải bố trí thời điểm gieo trồng các loại cây để khi đậu ra hoa tạo trái không bị che rợp làm giảm năng suất và chất lượng hạt đậu.

2- Nhiệt độ:

Đậu xanh là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, do đó khi trồng trong điều kiện nhiệt độ thấp và sương giá thường khó khăn về sinh trưởng. Trong điều kiện nhiệt độ ở phạm vi từ 22-270C (TB 240C) năng suất đạt cao nhất, khi nhiệt độ từ 16-210C (TB 180C) hoặc 31-360C (TB 330C) năng suất đạt thấp hơn.



3- Lượng mưa và ẩm độ:

- Vùng sản xuất đậu xanh phân bố tập trung ở nơi có lượng mưa trung bình năm từ 600 – 1000mm, tương ứng với vùng khô hạn và vùng cận ẩm. Những vùng mưa lớn, sản xuất đậu xanh có xu hướng giảm, do độ ẩm không khí cao dễ làm hạt nẩy mầm ngay trên đồng ruộng.

- Đậu xanh là cây trồng chịu hạn khá, song muốn nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, phải tưới nước cho đậu xanh, đặc biệt là những giống thâm canh. Ở hầu hết các thời kỳ sinh trưởng của đậu xanh cần độ ẩm đất khoảng 80%. Thời kỳ khủng hoảng nước là giai đoạn ra nụ, hoa, đậu quả. Giai đoạn cây con cần tưới khi độ ẩm đất < 60%, còn giai đoạn ra hoa không để độ ẩm đất < 80%

4- Đất đai và dinh dưỡng:

Do đậu xanh có tính chịu hạn và chịu muối, kiềm khá nên có thể trồng trên nhiều loại đât. Tuy nhiên để nâng cao năng suất, nên trồng đậu xanh trên đất màu mỡ và có tưới tiêu chủ động. Việc bổ sung Lân cho đất rất cần thiết (bón 20 – 40kg P2O5/ha), trên đất đá ong, bón 100kg P2O5 /ha mới cho hiệu quả cao nhất.

- Môi trường pH đất cho đậu xanh cũng rất quan trọng (pH = 6 – 7.5 là phù hợp nhất). Cung cấp Can xi cho đất để điều chỉnh pH là yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất đậu xanh tăng năng suất đậu xanh.

- Đậu xanh là cây có nốt sần, có khả năng cố định đạm tự nhiên. Lượng đạm tự nhiên mà cây đậu xanh tự tổng hợp được có thể đạt từ 63 - 342 kgN/ha/năm. Do đó cần cân đối nhu cầu đạm của cây và khả năng tổng hợp đạm của đậu xanh để điều chỉnh lượng phân đạm bón thích hợp, tránh lãng phí.



III/ CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐẬU XANH

Thời gian sinh trưởng của cây đậu xanh thay đổi tùy thuộc vào giống, mùa vụ và kỹ thuật canh tác. Thời gian sinh trưởng của cây đậu xanh được chia thành 5 thời kỳ:



1- Thời kỳ mọc mầm:

Bắt đầu từ lúc mọc đến khi hình thành hai lá đơn (lá mầm), thời kỳ này khoảng 3-4 ngày, nếu gặp lạnh có thể kéo dài tới 7 ngày.

Trong thời kỳ này, hạt đậu xanh sẽ hút nước, tăng thể tích lên 2-2,5 lần, mọc thành cọng giá và đẩy 2 lá mầm (tử diệp) lên khỏi mạt đất thanh 2 lá đơn. Thời kỳ này cây vẫn sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong hạt.

2- Thời kỳ cây con:

Từ khi mọc mầm đến khi hình hành 3 lá kép 18-20 ngày sau gieo. Trong thời kỳ này, cây tăng trưởng chậm, yếu nhưng rễ mọc nhanh, ăn sâu xuống đất để hút nước và dinh dưỡng. Lúc này cây chịu hạn tốt, nhưng chịu úng rất kém, cần chú ý tiêu nước cho ruộng đậu, đặc biệt là giai đoạn này cây rất dễ mẫn cảm với một số loại sâu bệnh hại như sâu đục thân, bệnh héo cây con.

Vào cuối thời kỳ cây con, ở nách lá kép sẽ xuất hiện “mỏ chim” (lá bẹ), cây đậu xanh bắt đầu tạo mầm hoa ở các phát hoa đầu tiên. Vì vậy cần bón thúc phân đạm ở giai đoạn này 18-20 ngày sau mọc để cây phát triển nhiều mầm và nụ, hoa.

3- Thời kỳ tăng trưởng chậm:

Từ sau thời kỳ cây con cho đến khi cây đậu xanh có nụ hoa lớn (lưỡi búa) khoảng 33-40 ngày sau mọc. Cây tăng trưởng nhanh hơn thời kỳ cây con, nhưng vẫn còn rất chậm. Đây là thời kỳ hoàn thiện bộ rễ (với đa số các nốt sần đã hữu hiệu), các phát hoa cũng phát triển thành nụ hoa từ dưới lên trên.



4- Thời kỳ trỗ hoa: Khoảng 40-45 ngày sau mọc:

Đặc điểm của thời kỳ này là nằm gối lên thời kỳ sau (tạo trái), do cây đậu xanh có đặc điểm trổ hoa thành 2-3 đợt. Thời kỳ này cây cần nhiều nước, ánh sáng và dinh dưỡng để tạo trái nhanh. Cần bón thúc phân để cây tạo trái và hạt.



5- Thời kỳ phát triển trái (tạo hạt):

Bắt đầu từ khi đậu trái (2 ngày sau khi hoa nở), kéo dài đến khi chấm dứt thu hoạch.

Từ 5-7 ngày sau khi thụ tinh trái dài 4-6cm (trái đỉa), hạt đậu bên trong đã bắt đầu phát triển, trái chín khoảng 20 ngày sau khi thụ tinh (đậu trái).

Trong thời kỳ này cây tăng trưởng nhanh (cao gấp 2-2,5 lần so với lúc nở hoa), do đó cần cung cấp nhiều nước và dinh dưỡng. Trái đậu trên cây chính thành 2-3 đợt (7-10 ngày/đợt). Thời kỳ này cần chú ý sâu đục trái, bệnh khảm lá, đốm lá và cháy lá hại cây.



IV/ KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH

1- Xác định thời vụ:

Ở Ninh Thuận, mùa vụ sinh trưởng của đậu xanh thuận lợi từ 20/2 đến 10/12, vì vậy tiềm năng về mùa vụ cho đậu xanh nhìn chung là rất lớn và có thể gieo trồng đậu xanh quanh năm trừ những tháng lạnh có sương muối của mùa đông. Tuy nhiên, thời vụ đậu xanh ở Ninh thuận có thể chia làm 3 thời vụ chủ yếu sau đây:

Vụ xuân: gieo từ 20/2-20/3; Vụ hè: gieo từ 20/5-20/6; Vụ thu đông gieo từ 20/8-20/9

2- Kỹ thuật làm đất:

- Chọn đất: Các loại đất màu, đất lúa, đất đồi, đất cát biển có khả năng tưới tiêu thuận lợi đều có thể được sử dụng để trồng và phát triển đậu xanh.

- Làm đất: Đất trồng đậu xanh cần được cầy bừa kỹ ở độ sâu 20-25cm, tơi xốp, sạch cỏ dại, không có tàn dư sâu bệnh.

- Lên luống: Kích thước của luống được thiết kế với nhiều kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện canh tác, độ phẳng khu ruộng... tuy nhiên, kích thước luống thông thường dài 15m, rộng 1,5m, cao 15cm và rãnh rộng 25-30cm.



3- Kỹ thuật gieo trồng:

3.1. Chuẩn bị hạt giống

Số lượng 20-30 kg/ha tùy độ lớn của hạt (nếu gieo sạ cần khoảng 35-40 kha/ha). Hạt giống phải đạt tỷ lệ nảy mầm lớn hơn 85%, đồng nhất về độ lớn của hạt và màu sắc, độ đúng giống đạt trên 99,9%, không có mầm mống sâu bệnh hại, độ ẩm hạt đạt 8%.

Trước khi gieo hạt nên đem phơi nắng 4 giờ để hạt nẩy mầm nhanh và đều. Sau đó hạt cần nên xử lý với thuốc sát khuẩn (Arasan, Topsin-M, Benlate 2-3g/kg hạt) và thuốc sát trùng (Basudin 10H: 50-100g/kg hạt).

3.2. Mật độ và khoảng cách

- Mật độ 25-30 cây/m2 được áp dụng cho hầu hết các giống mới trên nền thâm canh. Mật độ 30-35 cây/m2 áp dụng cho các giống ở địa phương hay giống mới nhưng trên nền ít thâm canh.

- Khoảng cách: Hàng cách hàng 30 cm đến 40 cm, cây cách cây 10 cm đối với gieo từng hạt, nếu gieo 2 hạt trên lỗ thì khoảng cách là 20 cm.

3.3. Kỹ thuật bón phân

Cây đậu xanh có khả năng tạo sinh khối không cao, do vậy lượng dinh dưỡng cần cũng không lớn như các loại cây trồng khác. Mặt khác, do có khả năng tạo nốt sần trên rễ, cây đậu xanh tự tổng hợp được 1 phần nhu cầu đạm cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Ước tính cây đậu xanh có thể tự tổng hợp được từ 80-120 kg N/ha/vụ.

Hầu hết các loại đất trồng đậu xanh là đất nghèo dinh dưỡng trong khi các giống đậu xanh ngày nay lại yêu cầu thâm canh. Vì thế bón phân cho đậu xanh là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả. Nhìn chung chế độ phân bón thường được áp dụng cho đậu xanh như sau: 10 tấn phân chuồng + 500kg vôi bột + 40N + 60 P2O5 + 40 K2O. Trong đó: bón lót 100% phân chuồng + 100% vôi bột + 100% lân + 1/2 N + 1/3 K2O, lượng phân còn lại dùng để bón thúc trong giai đoạn vun xới trước khi ra nụ hoa.

3.4. Kỹ thuật chăm sóc

Xới xáo: Với mục đích chính là nâng cao độ xốp, độ thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật và rễ nhanh phát triển. vì thế có thể xới và làm cỏ ít nhất 2 lần:

Lần 1: Xới sau nảy mầm 15 ngày, yêu cầu xới sâu 10-12 cm, bâm nhỏ lớp đất mặt, sang phẳng mặt luống, sạch cỏ dại, chú ý không để tổn thương bộ rễ ở giai đoạn này.

Lần 2: Xới sau khi nảy mầm 30-35 ngày kết hợp bón phân thúc và vun cao, yêu cầu xới sâu 15-20 cm cách gốc 10 cm, bâm nhỏ đất sạch cỏ dại, vun cao, hạn chế tổn thương vùng rễ.

Tưới tiêu: Căn cứ vào yêu cầu nước của đậu xanh trong từng thời kỳ sinh trưởng mà có chế độ tưới tiêu phù hợp hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của đậu xanh yêu cầu độ ẩm 80%. Trong đó, giai đoạn ra hoa quả yêu cầu độ ẩm 83%, giai đoạn cây con 75%, giai đoạn nảy mầm từ 75% đến 80%. vì vậy trong điều kiện hạn hán, thiếu độ ẩm cần tập trung tưới vào 4 giai đoạn chủ yếu là nảy mầm, cây con, ra hoa, hình thành phát triển quả.

V/ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1. Phòng trừ sâu hại:

* Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli):

Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ, màu đen bóng, mắt đỏ, thường hoạt động ban ngày, (nhất là lúc trời mát) để ăn và đẻ trứng. Trứng được đẻ ở mặt dưới lá, gần gân chính. Ấu trùng là dòi màu trắng ngà, dòi nở ra đục thẳng vào gân xuyên qua cuống lá và đục vào thân của cây đậu ăn thành đường hầm ngay giữa thân kéo dài từ gốc đến ngọn cây. Khi đã lớn, dòi đục một lỗ xuyên qua thân để làm đường ra sau nầy và hóa nhộng ở gần đó. Sau khi vũ hoá, thành trùng chui qua lỗ để ra ngoài.



Biện pháp phòng trị:

- Gieo trồng sớm , đồng loạt

- Chọn ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt để giúp cây phục hồi nhanh.

- Nếu mật độ thấp thiệt hại không nghiêm trọng. Có thể dùng thuốc Basudin 10H rải liều lượng 15-20kg/ha lúc gieo hạt. Cũng có thể rải lúc cây đậu ra lá kép nếu thấy có nhiều ruồi xuất hiện.

* Sâu khoang (Spodoptera litura): đây là loại sâu ăn tạp.

Thành trùng là loài bướm hoạt động ban đêm (mạnh nhất từ 6-10giờ đêm). Trứng được đẻ từng ổ dưới mặt lá có phủ lớp lông tơ màu vàng, giai đoạn trứng từ 3-6 ngày.

Ấu trùng trải qua 6 tuổi với thời gian phát triển khoảng 15-21 ngày, màu sắc thay đổi tùy theo tuổi từ xanh lợt đến xám đen, dọc 2 bên sườn bụng có 2 hàng vệt đen hình bán nguyệt không đều nhau. Ấu trùng mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, ăn chất xanh của lá làm lá xơ trắng, úa vàng. Khi lớn lên sâu phân tán dần, ban ngày chui xuống đất, ban đêm hoặc lúc mát trời chui lên cắn phá (ăn khuyết lá hoặc cắn nụ hoa hay đục quả), khi đụng đến sâu cuốn tròn lại rơi xuống đất, nằm bất động. Cuối giai đoạn ấu trùng sâu chui xuống đất để hoá nhộng.

Sâu ăn tạp là loài đa thực, tấn công trên nhiều loại cây trồng và có thể xuất hiện quanh năm, do đó có thể gây hại cho đậu xanh từ giai đoạn cây con cho đến thu hoạch.



Biện pháp phòng trị:

- Sau khi thu hoạch, cày xới phơi đất diệt sâu và nhộng.

- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời các ổ trứng và sâu non mới nở để thu bắt và diệt trừ.

- Dùng bã chua ngọt để bắt bướm.

- Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin, Karate 2.5EC…. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao.

* Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua):

- Thành trùng là bướm đêm, trứng đẻ trên lá, mỗi ổ 20-40 trứng, trứng nở sau 3 ngày. Khi mới nở sâu sống tập trung quanh ổ trứng, sau một thời gian ngắn chúng bắt đầu phân tán. Ấu trùng màu xanh, mặt lưng trơn láng, có tập quán nhả tơ rơi xuống đất. Ấu trùng kéo dài từ 10-19 ngày. Sâu hoá nhộng trong đất.



- Sâu nhỏ ăn diệp lục lá chừa lại lớp biểu bì trắng, sâu tuổi 2 ăn lủng lá thành những lổ nhỏ, sâu lớn ăn lủng lá thành những lổ lớn hơn. sâu gây hại từ khi cây đậu còn nhỏ cho đến khi cây trổ hoa, tượng trái. Sâu ăn cả lá, hoa, trái non, đọt non.

Biện pháp phòng trị:

- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh, xuống giống đồng loạt.

- Thu và diệt ổ trứng giúp làm giảm đáng kể mật số sâu trên ruộng.

- Thiên địch ký sinh giữ giai trò rất quan trọng trong việc giới hạn mật số sâu.

- Một số thuốc hoá học có thể sử dụng như: Match 50ND, Ammate 150SC, Arrivo 50EC, Lorsban 30EC…

* Sâu đục trái (Etiella zinckenella) : Maruca testulalis Geyer

- Đây là đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Thành trùng là loài bướm đêm, có kích thước nhỏ, màu nâu tối. Trứng được đẻ rải rác trên ngọn, chùm hoa và quả non. Ấu trùng màu hồng, đầu đen, có thời gian phát triển khoảng 13-18 ngày. Cuối giai đoạn ấu trùng sâu chui ra khỏi quả và hoá nhộng trong đất.

- Sau khi nở ra 1 ngày sâu đục vào trái, lổ đục rất nhỏ nên khó phát hiện. Thường mỗi trái đậu chỉ có một hai con sâu. Sâu ăn một phần hột của trái rồi chuyển sang trái khác, nên mỗi con có thể phá hại nhiều trái. Tách trái bị đục ta thấy có sâu ở bên trong cùng với phân thải ra. Lỗ đục của sâu tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công hạt. Sâu gây hại nặng từ giai đoạn trái vào hạt đến trước khi hạt cứng.

Biện pháp phòng trị:

- Vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất để diệt nhộng.

- Luân canh, trồng đúng thời vụ.

- Sử dụng thuốc hóa học có tính lưu dẫn như: Basudin 50ND, Regent 800WG, Fenbis 50EC… Cần phun đủ lượng nước từ 600-800 lít nước/ha và chủ yếu vào các thời điểm:

+ Lần 1: Khi đậu bắt đầu xuống trái ( khoảng 43-50 NSG )

+ Lần 2: Cách lần 1 từ 5-7 ngày.

Có thể phun lần 3 và lần 4 nếu mật số bướm hoặc sâu non cao.

2- Phòng trừ bệnh hại:

* Bệnh lở cổ rễ: Nấm Rhizoctonia solani gây ra, gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con từ 1-2 tuần tuổi, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ ẩm không khí cao. Bệnh có thể tồn tại đến khi cây ra hoa đậu quả.

Cây bệnh ở phần thân giáp mặt đất có màu nâu đỏ, sau đó chỗ vết bệnh teo lại, cây đỗ ngã và khô héo. Trên ruộng bệnh phát sinh đầu tiên từ một vài cây, về sau lan rộng ra làm cây chết từng chòm. Mặt đất chỗ cây bệnh thấy những sợi nấm rải rác màu trắng hoặc vàng.

Nấm còn tấn công nhiều cây khác nhau như: Bắp,lúa, lục bình, cỏ… Đất, nước, tàn dư cây trồng là nơi lưu tồn và lây lan bệnh.

Biện pháp phòng trị:

- Thiết kế hệ thống thóat nước để ruộng không bị đọng nước, ẩm ướt, đặc biệt là trên những chân ruộng trũng, ruộng luân canh với lúa nước.

- Tăng cường bón phân chuồng đã được ủ hoai mục để bổ xung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho cây, cải tạo kết cấu của đất và bổ xung vi sinh vật đối kháng giúp khống chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại. Tăng cường bón thêm Lân và Kali.

- Cày bừa ruộng kỹ, bón thêm vôi bột để giúp tiêu hủy nhanh tàn dư cây bệnh có sẵn trong đất từ vụ trước, phơi ải đất nếu điều kiện cho phép.

- Tránh xuống giống vào những thời điểm có mưa nhiều, không nên gieo hột giống sâu qúa. Sau khi mưa nếu đất bị đóng váng nên tranh thủ xới xáo phá váng ngay.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Benlate 50WP (hoặc Bendazol 50WP; Viben 50BTN...) bằng cách cứ mỗi kg hạt  giống trộn đều với 5-7 gram thuốc.

- Để phòng, trị bệnh các bạn có thể phun xịt bằng một trong các lọai thuốc như: Bavistin 50FL; Derosal 50SC/60WP; Vicarben 50BTN; Benlate 50WP; Validacin 3L...

* Bệnh Rỉ sắt: Do các loại nấm Phakopsora pachyrhizi Sydow; Phakopsora sojae Sawada. gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên thân, cuống trái và trái. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ vàng hoặc đỏ nâu, dần dần tâm vết bệnh hơi nhô lên thành các gai rỉ (ở cả 2 mặt lá nhưng rõ nhất là ở mặt dưới). Chung quanh vết bệnh thường có quầng vàng. Bệnh nặng làm lá rụng sớm, trái ít, hạt lững, Bệnh phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-28 0C và thời gian ẩm ướt kéo dài. Giai đoạn đậu ra hoa tạo trái là thời kỳ dễ nhiễm bệnh. Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh và trong đất.

Biện pháp phòng trị bệnh:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh.

- Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb, Boocđo... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.

* Bệnh đốm lá:

Bệnh do nấm Cercospora canescens gây ra, gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khá muộn, khi cây ở giai đoạn hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Nấm bệnh làm lá cháy thành các đốm hình bầu dục, dài 3-5 mm, đôi khi giữa vết bệnh bị cháy khô và có viền vàng nâu bao bên ngoài. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu hạn chế được nấm trên lá sẽ làm tăng năng suất 50-60%



Biện pháp phòng trị bệnh:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh, không dùng rơm rạ có mầm bệnh để che phủ đậu.

- Tạo điều kiện cho ruộng tơi xốp, thoát nước tốt

- Tránh gieo sạ quá dầy.

- Sử dụng giống chống chịu bệnh.

- Luân canh, dùng hạt giống không mang mầm bệnh.

- Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm.

- Dùng thuốc: Bonanza 100 DD; Validacin 3L,5L; Tilt Super 300EC; Bumper 250EC; Appencarb super 50FL; Dapronin, Pamistin, Alvin…



VI/ THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Xác định thời điểm thu hoạch dựa vào 2 loại hình sau đây:

- Đối với những giống không tách quả không bị nhiễm bệnh trên quả sau chín thì thu hoạch khi có > 90% số cây có ít nhất 1 quả chín nhằm hạn chế số lần thu hoạch.

- Đối với những giống dễ tách quả cần thu hoạch khi có > 50% số cây có ít nhất 1 quả chín, nhằm hạn chế một cách tối đa sự thất thoát trên đồng ruộng.

- Đối với đậu xanh, việc bảo quản trong chum vại có đậy nắp, đặt nơi thoáng mát là phương pháp bảo quản truyền thống có hiệu quả cao. Các phương pháp bảo quản trong nhà lạnh là phương án tối ưu cho những lô giống đậu xanh cần lưu giữ trong một thời gian dài hơn.

- Độ ẩm bảo quản: Hạt đậu xanh cần phơi đến khi đạt ẩm độ từ 8 ≤ 10% thì đem bảo quản , tồn trữ



KỸ THUẬT NUÔI HEO HƯỚNG NẠC


Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương