THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông



tải về 1.66 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

- Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu.

+ Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ.

+ Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non. Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.

- Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn theo nguyên tắc “4 đúng”, không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

6.4. Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây.

Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao khoảng 120 cm, cách nhau 3-4 m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50 cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75 cm, 90 cm, 100 cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.

6.5. Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:

Ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt > 10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá).

+ Lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2 m, để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.

6.6. Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài:

Phần ngọn khoảng 10 cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng. Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6 cm, cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8 cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài, làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng thời kiềm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn.

7- Các loại sâu bệnh hại và cách phòng trừ:

Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp,… các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng,… vào mùa mưa măng tây xanh rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, thối rễ, thối măng,… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

7.1. Các loại sâu hại:

- Các loại sâu đất, sâu khoang, sâu xanh, côn trùng cắn hại cây măng, có thể dùng các loại chế phẩm Chlorban 50, Tungrin - 50 EC, Vertimec, Biocin, Success 25 SC, Agromectin 1.8 EC,…

- Đối với loài bọ trĩ, rầy mềm,... có thể dùng thuốc NaViNeem 0,15 EC, Proclaim 1.9 EC, Confidor, Regent, Comite 73EC, Actara 25WG…

- Đối với dế nhũi, rệp sáp,... hại rễ có thể dùng các loại thuốc diệt rầy. Ngoài ra, còn có 2 loại bọ măng tây, kích cỡ chúng bằng nhau, hình dạng oval, dài khoảng 6mm. Có thể sử dụng các loại thuốc để trị như Azimex 20EC, Catex 1,8EC; Quesen 0,9EC; 3,6EC; 1,8EC; 5,0EC.

+ Bọ đốm măng tây màu cam, ửng đỏ với 12 chấm nổi bật trên thân, bọ đẻ trứng trên măng non, ấu trùng có màu cam, đầu đen, kiếm ăn trên đỉnh măng và tán lá gây nên các vết nâu trên mục măng.

+ Bọ măng tây cánh cứng xanh đen sáng với các đốm lớn vuông, màu vàng nhạt. Chúng ăn đỉnh và búp đọt non làm cho măng bị biến dạng, rúm ró và biến thành màu nâu. Ấu trùng có màu xanh đậm đến xám.



7.2. Các loại bệnh hại:

Cây Măng tây trồng trên đất sản xuất thường thấy có bệnh thán thư, bệnh thối gốc rễ và chồi măng, bệnh khô cây, bệnh nấm măng tây gây đốm ở thân và lá, bệnh sương mai, bệnh gỉ, bệnh héo rủ vàng lá gây thối rễ, một số bệnh do tuyến trùng và Virus hại Măng tây gây ra. Dùng thay đổi các loại thuốc: Coc 85, Triscophos, Ridomil Gold 68WP, Validan, Carban, Carbenzim, Daconil,… phun trong thời gian nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế, tạm ngưng thu hoạch măng, hoặc kết hợp cẩn thận phun vào những lúc làm cỏ, bón phân. Đối với nấm hại rễ có thể dùng thuốc Aliete, Bordeaux, Copper B. Đối với các loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng thuốc Kozuma 8SL, Kasumin, Kasugamycin… để diệt trừ.



Để phòng trừ hiệu quả các loại bệnh hại cây Măng tây, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

- Chọn hạt giống cây Măng tây sạch bệnh, an toàn, có căn cứ kiểm tra nguồn gốc sản xuất rõ ràng.

- Làm đất thật kỹ, xử lý đầy đủ các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin, và các chế phẩm có gốc đồng, Antracol, Tilt Super, Chitosan,… để phòng trừ nấm, bệnh hại cây.

- Lên liếp cao 30-50 cm đủ để tiêu thoát nước tốt nếu có trời mưa lớn, hoặc gặp triều cường.

- Sử dụng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.

+ Chú ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải đọc kỹ hướng dẫn, bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”, nhất là phải bảo đảm thời gian cách ly ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch đúng như quy định của từng loại thuốc bảo vệ thực vật. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

Nếu cây bị bệnh nặng, cần phải tạm ngưng thu hoạch, tiến hành cắt bỏ hoàn toàn, tiến hành xử lý thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới, hy vọng có thể khắc phục được bệnh.

8- Thu hoạch, phân loại và bảo quản:

Măng Tây Xanh cho thu hoạch liên tục trong vòng 3 tháng rồi nghỉ một tháng để dưỡng cây, như thế một năm người trồng Măng Tây Xanh có thể thu hoạch trong vòng 9 tháng (tuổi thọ của cây Măng Tây Xanh có thể lên đến 15-20 năm).



8.1. Thu hoạch măng:

Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua. Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25-30 cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm.

Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao > 25 cm (loại 1) và > 22 cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 30-450C giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Đem vào phân loại măng loại 1 và loại 2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1,0-1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại 1. Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng.

+ Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 20C hoặc cắm chân măng vào 3-5 cm nước (đá) lạnh.

8.2. Phân loại măng:

Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây xanh:

- Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ > 10-30 mm, dài 25 cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

- Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5-10 mm, dài 22 cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

8.3. Bảo quản măng:

Bảo quản được 3-4 ngày:

- Măng tây mua về không rửa, để nguyên bó dựng đứng vào 1 cái  thau có 1-2 cm nước lạnh khỏang 5 phút. (chú ý: không cho nước dính vào đầu búp măng, vì sẽ làm thối đầu măng trong những ngày tiếp theo).

- Sau đó, gỡ bỏ hết những sợi thun, dùng giấy báo sạch, giấy ẩm hoặc khăn ẩm sạch quấn măng lại bỏ vào bao xốp cột kín cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản được 1 tuần:

- Cắt bỏ 1 cm gốc măng (nếu măng tươi, hái trong ngày không cần cắt bỏ) cắm vào 1 cái ly có chứa 3-6 cm nước sạch, dùng 1 túi nylon chụp lên đầu măng. Để vào ngăn mát tủ lạnh.



Xử lý măng tây bị héo:

- Nếu bạn không tìm mua được măng tây tươi, hoặc khi mua măng về vì 1 lý do nào đó mà măng tây bị héo, mềm bạn hảy làm theo cách sau: Cắt loại bỏ bớt phần gốc bị úng, hư rồi cắm vào 1 cái ly có chứa 3-6 cm nước sạch, dùng 1 túi nylon chụp lên đầu măng. Để vào ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 giờ măng sẽ tươi lại.



* Để giống: Khi quả măng già, hái về, bóp lấy hạt đem phơi kỹ 3-5 nắng, sau đó bảo quản cho tốt, cất giữ cẩn thận. Hạt thu được từ cây F1 không dùng để làm giống.

Sau khi thu hoạch, cần lấp đất thật chặt và san bằng mặt luống. Sau mỗi đợt thu hoạch cần bón phân bổ sung cho măng.





KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA NƯỚC

THEO 1 PHẢI 5 GIẢM

Khuyến cáo 1 phải 5 giảm:

1 Phải: - Phải chọn giống lúa cấp xác nhận.

5 Giảm: - Giảm lượng giống.

- Giảm phân bón.

- Giảm thuốc bảo vệ thực vật.

- Giảm tiết kiệm nước.

- Giảm thất thoát thu hoạch

Nội dung chính của kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” là sử dụng giống xác nhận và giảm lượng lúa giống, phân đạm, thuốc BVTV, nước tưới, tổn thất sau thu hoạch (đưa cơ giới vào thu hoạch đúng độ chín), góp phần giảm lượng hóa chất trên đồng ruộng, tích cực cải thiện môi trường nông thôn và tăng năng suất, phẩm chất hạt lúa cao hơn so với kỹ thuật trước đây



KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA NƯỚC

I/ CHUẨN BỊ ĐẤT

- Vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất ít nhất 2-3 tuần lễ trước khi gieo trồng nhằm mục đích diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại và giảm độc tố hữu cơ tồn dư trong ruộng lúa; tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

- San bằng mặt ruộng để quản lý mực nước trong ruộng được tốt hơn.

- Khai thông mương tưới tiêu để chủ động tưới tiêu nước kịp thời.



II/ CHỌN GIỐNG

Sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt. Tiêu chuẩn chất lượng cấp xác nhận (theo qui định của Bộ NN & PTNT):

- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%

- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%

- Hạt khác giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%

- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt

- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) > 85%

- Độ ẩm (%) < 13.5 %

Đối với Ninh Thuận sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt như OM 1723, OM2301, OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm,… Đối với các giống hạt bầu như TH 330, TH6, TH41, ML48,… phải là các giống xác nhận.

III/ THỜI VỤ

Thực hiện lịch thời vụ theo chỉ đạo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vụ Đông Xuân: gieo từ ngày 15 tháng 12 đến ngày 15 tháng 01 năm sau.

Vụ Hè Thu: gieo từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 10 tháng 6.

Vụ mùa: Gieo từ 20 tháng 8 đến 15 tháng 9.

IV/ NGÂM Ủ GIỐNG

1- Xử lý hạt giống trước khi gieo:

Trước khi ngâm ủ hạt giống, nên phơi lại hạt giống từ 1-2 nắng vào buổi sáng (8-12 giờ) để tăng sức hút nước và sức nẩy mầm của hạt giống.

Xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15%: có tác dụng rất tốt loại bỏ đáng kể mầm bệnh lưu tồn trên hạt, các hạt lép, hạt lửng và hạt cỏ dại.

Cách xử lý: Dùng nước muối 15% (15 kg muối hòa với 100 lít nước) đổ hạt giống vào, khuấy đảo đều và ngâm trong 15 phút rồi vớt bỏ phần hạt lép, hạt lửng, hạt bị sâu bệnh hại và hạt cỏ nổi lên trên; thu lấy phần hạt tốt chìm bên dưới, sau đó rửa sạch và ngâm ủ như bình thường.

Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser Plus 312.5FS và các loại thuốc chuyên dùng khác để phòng ngừa rầy nâu, bọ trĩ ở giai đoạn cây con và trừ một số mầm bệnh khác tiềm ẩn trong hạt giống



2- Ngâm, ủ giống:

Ngâm trong nước khoảng 24-36 giờ (ngâm trong lu, vại; bể chứa là tốt nhất) Sau đó, vớt giống lên, rửa sạch nước chua, để ráo nước, rồi mới ủ.

Trong quá trình ủ giống, phải thường xuyên lấy “ngót” (nghĩa là bổ sung thêm nước cho hạt giống và đảo giống đều để đảm bảo ẩm độ và nhiệt độ cần thiết cho hạt giống nẩy mầm tốt) khoảng 6-12 giờ 1 lần. Khi hạt nẩy mầm đạt yêu cầu thì đem gieo.

Chú ý: Nếu sạ bằng dụng cụ gieo hàng thì độ dài của mầm khoảng 1,0-1,5 cm là tốt nhât; Nếu sạ thẳng bằng tay thì mầm có thể dài hơn.

V/ KỸ THUẬT CHĂM SÓC



1- Quản lý nước:

Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày.

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.

Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

2- Bón phân:

2.1. Nguyên tắc bón phân cho lúa:

Bón phân theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa vào các thời điểm (mạ, đẻ nhánh, tượng đòng). Bón đúng liều lượng.



2.2. Lượng phân bón:

- Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng 85-100 ngày, lượng phân bón theo tỷ lệ N:P:K ghi trong bảng 2.



Bảng 2. Lượng phân bón trong vụ Đông Xuân và Hè Thu

Loại đất

Lượng phân nguyên chất (kg/ha)

Ure

P2O5

K2O

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

Đất phù sa

103-115

90-103

56-64

48-56

60-72

48-60

Đất Gley

92-103

85-92

56-64

48-56

60-72

48-60



Loại đất

LƯỢNG PHÂN BÓN THỰC TẾ (kg/ha)

N

P2O5

KCl

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

Đất phù sa

224-250

196-224

350-400

300-350

100-120

80-100

Đất Gley

200-224

185-200

350-400

300-350

100-120

80-100

Ghi chú: ĐX: Đông Xuân; HT: Hè Thu

- Đối với giống có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày và đất trồng 3 vụ lúa/năm, có thể bón thêm 20% tổng lượng phân đạm. Nên bổ sung phân hữu cơ (khoảng 5-10 tấn/ha) để cải tạo đất.



2.3. Thời kỳ bón:

- Bón lót: Khi bừa (xới) lần cuối trước khi gieo sạ. Toàn bộ phân lân. Trong trường hợp đất bị chua, nên bón thêm vôi (250-300 kg/ha) để giảm độ chua của đất, giúp bộ rễ phát triển tốt hơn.

- Bón thúc: 03 lần tại các giai đoạn như sau:

Lần 1: Giai đoạn 8-12 ngày sau sạ (lúa được 2-3 lá): bón 30% lượng đạm, 30% lượng Kali và 100% lương lân (nếu không có điều kiện bón lót trước khi gieo sạ).

Lần 2: Giai đoạn 20-22 ngày sau sạ: bón 40% tổng lượng đạm và 20% lượng Kali.

Lần 3: Giai đoạn 40-45 ngày sau sạ: bón đón đòng, trước trổ khoảng 15-20 ngày; bón lượng phân đạm và kali còn lại. Chú ý quan sát giai đoạn lúa bắt đầu làm đòng (lúc tim đèn dài 0,5 -1 cm) để xác định thời điểm bón.



Chú ý: Dựa vào tình hình sinh trưởng, thời gian sinh trưởng của giống và mùa vụ để điều chỉnh thời điểm bón và liều lượng bón cho phù hợp.

3- Quản lý cỏ dại:

- Sử dụng hạt giống cấp xác nhận (không hoặc rất ít lẫn hạt cỏ dại nguy hiểm).

- Đưa nước vào ruộng sớm để hạt cỏ không có điều kiện nẩy mầm.

- Nhổ cỏ kết hợp với cấy dặm, tỉa lúa tại giai đoạn 15-18 ngày sau sạ.

- Cắt bông cỏ còn sót trên ruộng, không để cỏ trổ bông và rụng hạt.

- Không để cỏ dại tạo hạt trên bờ ruộng và kênh mương dẫn nước.

- Luân phiên sử dụng thuốc diệt cỏ và theo nguyên tắc “4 đúng” như sau:

Đúng loại: Phải nhận biết được các loài cỏ dại đang hiện diện trên ruộng để chọn ra một loại thuốc trừ cỏ thích hợp.

Đúng liều lượng và nồng độ: Sử dụng đúng liều lượng thuốc khuyến cáo trên bao bì và phải pha đủ lượng nước (400 lít nước/ha) để phun phủ đều khắp mặt ruộng.

Đúng thời điểm (đúng lúc): phụ thuộc vào cơ chế tác dụng của từng loại thuốc để quyết định thời điểm phun cho phù hợp, cụ thể: Đối với thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm, phải phun sớm trước khi hạt cỏ nẩy mầm, tức là ngay sau khi làm đất lần cuối xong hoặc sau khi gieo lúa từ 1 đến 3 ngày. Đối với thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm, phun sau khi cỏ đã mọc, lúc cỏ còn non.

Đúng cách: Tùy vào đặc tính của từng loại thuốc (dạng lưu dẫn qua thân, lá, rễ hay dạng tiếp xúc qua lá) và độ ẩm của đất ruộng để quyết định vị trí của bề mặt đối tượng và thời điểm cần phun. Không nên phun thuốc trừ cỏ khi trời nắng nóng, trời có gió to hay sắp mưa. Sử dụng béc phun thuốc hình nón thẳng để phun thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa.

Chú ý : Hiệu quả nhất là sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để phun ngay sau khi làm đất lần cuối xong hoặc sau khi gieo lúa từ 1 đến 3 ngày.

VI/ QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI

1- Rầy nâu: (Nilaparvata lugens Stal)

* Cách sinh sống và phá hại 

- Rầy non (rầy cám) và rầy trưởng thành (cả cánh dài và cánh ngắn) đều chích hút nhựa cây lúa gây hiện tượng cháy rầy khi mật số cao.

- Rầy nâu còn truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khi chích hút từ nguồn bệnh (cây lúa bị bệnh, lúa chét, cỏ bị bệnh) tồn tại trên đồng ruộng. Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến chết.

- Rầy nâu là một đối tượng sâu hại bình thường trong ruộng lúa và được xếp vào loại “côn trùng thứ yếu ”. Rầy nâu chỉ gia tăng mật số nhanh và cao (bộc phát) khi:

+ Trồng lúa liên tục trong năm, trồng một giống liên tục trong nhiều vụ.

+ Dùng giống nhiễm rầy.

+ Gieo sạ mật độ dày. Bón dư thừa phân đạm.

+ Phun thuốc trừ sâu không đúng cách (phum sớm, phun nhiều lần, phối trộn nhiều loại thuốc,...).



* Biện pháp phòng ngừa

- Vệ sinh đồng ruộng hoặc cày vùi rơm rạ để diệt trứng rầy, tàn dư bệnh virus còn lại trên rơm rạ. Tiêu diệt ký chủ phụ như cỏ rác ở xung quanh.

- Quản lý tốt cỏ dại trên đồng ruộng, nhất là cỏ lồng vực.

- Không trồng lúa liên tục trong năm, cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 15 ngày, không để vụ lúa chét.

- Chuẩn bị đất sẵn và gieo tập trung để có khoảng thời gian ngắt vụ nhằm cắt nguồn thức ăn của rầy, ngăn ngừa sự gia tăng mật số rầy.

- Gieo sạ đồng loạt trên cùng cánh đồng để tránh né rầy gây hại.

- Gieo ở mật độ vừa phải, bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm.

- Phải theo dõi rầy vào bẫy đèn để “tránh né rầy” khi rầy di cư đến, vì mỗi tháng chỉ có một lứa rầy với mật độ cao. Gieo sạ ngay sau khi rầy vào bẫy đèn giảm; cây lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh.

- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và theo dõi diễn biến mật số rầy nâu trong ruộng.

- Không phun thuốc trừ sâu tại giai đoạn 0-40 ngày sau gieo để bảo vệ thiên địch.



* Biện pháp trừ

Chỉ phun thuốc trừ rầy khi mật độ rầy cám (tuổi 2-3) cao hơn 3con/dảnh, tương đương trên 3.000 con/m2. Sử dụng thuốc hóa học theo 4 đúng, tránh làm ảnh hưởng đến quần thể thiên địch tự nhiên trên đồng ruộng. Dùng các loại thuốc như: Oshin 20 WP, Map-Judo 25WP, Applaud 10WP, Dantotsu 16 WSG, Elsin 10 EC, Butyl 10WP, Bassa 50EC, Chess 40WG, Topten 400WP, Confidor 700WG,… để trừ rầy.

Nên phun thuốc vào lúc chiều mát hoặc lúc sáng sớm; lúc phun thuốc, phải cho nước vào ruộng nhiều và đưa vòi xịt xuống sát gốc lúa, nơi rầy tập trung nhiều để đạt hiệu quả cao. Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Ometar (nấm xanh Metarhizium anisopliea), Biovip (nấm trắng Beauveria bassiana) để trừ rầy.


Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương