TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


v.KIẾN NGHỊ: Chính sách thương mại



tải về 4.81 Mb.
trang19/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   79

v.KIẾN NGHỊ:

  1. Chính sách thương mại:

Việt Nam nên cân nhắc để sớm thực hiện bỏ thuế nhập khẩu rau quả hai nước theo Chương trình thu hoạch sớm mà không chờ đến năm 2006-2008. Thực tế cho thấy, nếu rau quả Thái Lan tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu khi vào thị trường Trung Quốc so với Việt Nam thì chỉ trong vài năm tới Thái Lan sẽ độc chiếm hoàn toàn thị trường quả nhiệt đới nhập khẩu của Trung Quốc. Đến khi đó, Việt Nam có muốn "chen chân" vào cũng sẽ hết sức khó khăn. Hơn nữa, có nhiều bạn hàng quen thuộc mà chúng ta đã hình thành trong mấy năm qua sẽ mất dần, việc dành lại họ sẽ không phải chuyển đơn giản và sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức.

Trong khi đó, việc chúng ta mở cửa sớm hơn thị trường trong nước đối với rau quả của Trung Quốc cũng không thực sự quá lo ngại. Trước tiên, thực tế hiện nay chúng ta chưa hoàn toàn kiểm soát được nhập khẩu từ Trung Quốc, do vậy phần đáng kể rau quả Trung Quốc đã được nhập lậu vào Việt Nam mà không nộp thuế. Do vậy, việc bỏ thuế nhập khẩu cũng chỉ như một biện pháp mang tính hình thức. Hơn nữa, như đã phân tích ở trên Trung Quốc và Việt Nam là tương đối bổ sung nhau về thương mại quả, trong đó Trung Quốc xuất khẩu quả ôn đới và Việt Nam có thể mạnh về quả nhiệt đới. Do vậy, việc bỏ thuế nhập khẩu đối với quả của Trung Quốc sẽ không gây ra những xáo trộn mạnh đối với sản xuất rau quả trong nước.

  1. Chính sách đầu tư, tài chính:


Đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, chúng ta cần phải xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên mà đòi hỏi nhà nước phải “nhúng tay” vào. Đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào thủy lợi (khoảng 60% đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp -nông thôn) và nhất là cho cây lúa. Trong những năm tới đây, cơ cấu đầu tư phải có những điều chỉnh thích hợp với tình hình và điều kiện phát triển hiện tại của ngành nông nghiệp.

Theo đó tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác khuyến nông và nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng. Để có thể nhanh chóng cải thiện và đa dạng hoá giống rau và cây ăn quả đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống mới, giống có chất lượng. Mặc dù trong những năm qua, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác khoa học đã tăng nhanh từ khoảng 80 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 1997-1999 lên trên 200 tỷ đồng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan thì tỷ trọng của đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế21.

Có thể nhận thấy, cho đến nay đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho khâu tiêu thụ - thị trường. Do vậy, nhà nước cần có đầu tư thoả đáng đối với “đầu ra” của quá trình sản xuất. Theo số liệu điều tra thì chi phí vận chuyển chiếm đến 60% tổng chi phí hoạt động của người buôn bán rau quả. Chính vì vậy, việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển lưu thống sẽ góp phần quan trọng giảm giá thành rau quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu rau quả, nhất là rau quả tươi sang thị trường Trung Quốc. Do đó, một hướng cần ưu tiên đầu tư hơn nữa từ nguồn ngân sách nhà nước là hệ thống cơ sở hạ tầng cho tiêu thụ (kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải...), đặc biệt là các chợ đầu mối, chợ bán buôn rau quả, hệ thống kho bảo quan, nhất là kho lạnh ở các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh. Công tác xây dựng và phát triển các chợ bán buôn rau quả cần được đưa vào thành một chương trình ưu tiên đầu tư cho các chợ nông sản trong thời gian tới, nhằm từng bước hướng tới việc buôn bán rau quả với số lượng lớn, chất lượng đồng đều.

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào khâu chế biến. Tuy nhiên, những phân tích trên đây cho thấy chính bảo quản và xử lý sau thu hoạch là khâu cần phải nhanh chóng phát triển trong thời gian trước mắt. Cụ thể hơn, Nhà nước cần ưu tiên cho đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi để xây dựng hệ thống kho lạnh ở các cửa khẩu, vùng nguyên liệu, chợ đầu mối để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác xuất khẩu rau quả tươi.

Đối với thị trường biên mậu với Trung Quốc, cần tăng cường vai trò của ngân hàng để phục vụ hoạt động xuất khẩu rau quả, đưa thanh toàn qua ngân hàng vào nề nếp theo thông lệ quốc tế. Hiện nay một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp hai bên gặp phải là phương thức thanh toán tiền hàng trong buôn bán biên mậu vì việc thanh toán phổ biến bằng tiền mặt thường xảy ra rủi ro rất nhiều cho doanh nghiệp hai bên. Do đó ngân hàng hai bên cần gặp nhau để định ra các phương thức thanh toán thích hợp, phù hợp với điều kiện buôn bán vùng biên giới, đảm bảo lợi ích của hai bên.

  1. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại:


Công tác xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh hơn nữa. Trong thời gian tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng hợp tác xây dựng nhà chưng bày sản phẩm và giao dịch ở thị trường Trung Quốc. Việc tham gia hội chợ triển lãm cũng nên thực hiện theo hình thức hợp tác để có thể hỗ trợ lẫn nhau tăng thêm sức mạnh và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam một cách phong phú, đàng hoàng hơn. Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ rau quả Việt Nam và tiềm năng của thị trường này vẫn còn rất lớn thì cần phải đặc biệt có chiến lược xúc tiến thương mại đặc biệt có qui mô và bài bản.

Các doanh nghiệp và nhất là Hiệp hội trái cây cần khẩn trương xúc tiến ngay việc tổ chức đăng ký nhãn hiệu trái cây Việt Nam cho một số loại trái cây đặc sản của nước ta như xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận, nhãn tiêu Da Bò, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, v.v. tại thị trường Trung Quốc. Những thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều lợi nhuận trên sản phẩm bán ra và hơn nữa tạo ra một thị trường tương đối ổn định. Với các thương hiệu khác nhau, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả có thể phân biệt sản phẩm của mình qua hình ảnh và hương vị, tránh phải cạnh tranh đơn thuần về giá cả đắt rẻ. Đối với những sản phẩm hình thành được thương hiệu thì thị trường sẽ tương đối ổn định vì người tiêu dùng ưu chuộng và gắn bó với các thương hiệu đã nằm sâu trong ký ức họ. Sức mạnh thương hiệu cho phép doanh nghiệp chế biến - kinh doanh có thêm đòn bẩy thương lượng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp cho các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội ngành hàng để đăng ký tại những thị trường chính. Thực tế cho thấy kiến thức và kinh nghiệm về thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh rau quả còn hạn chế nên cần có cú hích ban đầu từ phía Nhà nước.

Về thương hiệu, nên làm một nghiên cứu để xác định hai loại hình sản phẩm có thể xây dựng hai loại thương hiệu. Loại thứ nhất là trái cây nổi tiếng sẽ mang thương hiệu quốc gia. Loại thứ hai kém nổi tiếng hơn sẽ mang thương hiệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam.

Về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng nên phân bổ một phần ngân sách nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu thị trường nông lâm sản. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thiếu vắng các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Đây là thiếu sót mà chúng ta cần nhanh chóng điều chỉnh.




  1. tải về 4.81 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương