TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


THƯƠNG MẠI RAU QUẢ GIỮA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC



tải về 4.81 Mb.
trang15/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   79

THƯƠNG MẠI RAU QUẢ GIỮA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC

      1. Thị trường rau quả Trung Quốc:


Trung Quốc với dân số khoảng 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 1/4 tổng dân số của toàn thế giới. Dân số của Trung Quốc tăng trưởng hàng năm khoảng dưới 1%. Với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 7,5-8% và tầng lớp trung lưu ở đô thị của Trung Quốc ước tính khoảng 350 triệu người và có thể đạt tới 575 triệu người vào năm 2005. Tăng thu nhập của hộ đang ngày càng gia tăng tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc và cho phép họ từng bước chuyển đổi xu hướng tiêu dùng thực phẩm. Xu hướng nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng rõ ràng theo hướng đối với những thực phẩm và nông sản có chất lượng cao, trong đó có rau quả.

Thị trường đối với rau quả là khu vực lớn nhất trong thị trường bán lẻ thực phẩm ở Trung Quốc. Trong năm 2001, lượng tiêu thụ quả bình quân trong năm của người dân Trung Quốc đạt 48 kg. Mức độ tiêu thụ rau cũng xấp xỉ như vậy. Xu hướng tăng nhẹ trong những năm vừa qua đối với người dân tiêu thụ ở đô thị cũng như ở nông thôn là dùng nhiều quả tươi hơn. Nhiều người đã có đủ thu nhập để tiêu thụ quả tươi đắt tiền do vậy dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với nhiều loại quả có chất lượng cao. Khoảng 60-70% quả ở Trung Quốc được tiêu thụ ở dạng tươi. Quả chế biến chỉ chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu tiêu thụ quả.

Đối với Trung Quốc, có một sự phân biệt rõ ràng giữa thương mại về quả và rau. Trung Quốc là nước xuất khẩu ròng về rau và rau chế biến rất lớn. Ngược lại, Trung Quốc nhập khẩu quả nhiều hơn là xuất khẩu, hay nói cách khác Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng về quả.

Nhập khẩu rau quả của Trung Quốc đã tăng rất mạnh trong những năm vừa qua, từ mức dưới 100 triệu USD năm 1992 lên mức trên 600 triệu USD năm 2001. Trong đó, quả tươi chiếm khoảng một nửa kim ngạch nhập khẩu rau quả của Trung Quốc, các sản phẩm chế biến chiếm khoảng 1/3. Phần còn lại là rau tươi, đậu và các loại hạt. Nguồn nhập khẩu rau quả của Trung Quốc chủ yếu là từ châu Á, Mỹ và Nam Mỹ.

Trong những năm qua, nhập khẩu quả tươi của Trung Quốc đã tăng nhanh nhất góp phần vào tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu, cụ thể là chuối (chiếm tới 49% kim ngạch nhập khẩu quả trong giai đoạn 1999-2001), nho (chiếm 11%), cam (7%) và táo (5%). Trung Quốc vẫn sản xuất tất cả các loại quả này nhưng không đủ khối lượng lớn về sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đang gia tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng đô thị với thu nhập người dân tăng nhanh chóng.

Trung Quốc là nước nhập khẩu chuối (HS 080300) đứng thứ 7 trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu đạt 169 triệu USD vào năm 2000 và giảm mạnh xuống còn 92 triệu USD vào năm 2003. Về xoài và ổi (HS 080450), Trung Quốc là nước nhập khẩu đứng thứ 6 trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu xoài và ổi của Trung Quốc chỉ có 3,3 triệu USD thì đến năm 2003 đã lên tới 20,8 triệu. Trung Quốc đứng thứ 10 trên thế giới về nhập khẩu quả (HS Chapter 08) với kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng trong 5 năm giai đoạn 1999-2003 và đạt 494,7 triệu USD trong năm 200313.

Năm 2004, các sản phẩm rau quả Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu có: chuối (380,9 ngàn tấn với kim ngạch 93,45 triệu USD), cam quýt (66,9 ngàn tấn với kim ngạch 48,43 triệu USD), nước quả đông lạnh (28,7 ngàn tấn với kim ngạch đạt 30,58 triệu USD), táo tươi (20,9 ngàn tấn với kim ngạch 16,43 triệu USD)14.

Trung Quốc vừa là quốc gia nhập khẩu cũng đồng thời là quốc gia xuất khẩu lớn về rau. Tuy nhiên, có thể thấy lượng nhập khẩu rau hàng năm của Trung Quốc là tương đối thấp. Trung Quốc chỉ đứng thứ 9-10 trong các nước nhập khẩu rau hàng đầu trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu trong những năm qua cũng chỉ xấp xỉ 200-220 triệu USD, cụ thể đạt 241 triệu USD năm 2003. Trong đó, đậu các loại, sắn là những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc. Có thể thấy được, kim ngạch nhập khẩu rau hàng năm của Trung Quốc thậm chí còn thấp hơn so với lượng nhập khẩu hàng năm của Malaysia (đạt khoảng 280 triệu USD) và chỉ tương đương với Singapore (khoảng 200 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu sắn của Trung Quốc trong năm 2002 là 143 triệu USD và đạt tới 195 triệu USD vào năm 2003 và lên tới 344 triệu USD vào năm 200415.

Mặc dù vậy, có thể nhận thấy rằng số liệu thương mại về nhập khẩu rau quả của Trung Quốc cho đến năm 2003 chưa thực sự chuẩn xác vì vùng phía Nam Trung Quốc tiếp tục là cửa ngõ đối với một khối lượng đang kể rau quả, đặc biệt là quả, nhập khẩu vào Trung Quốc từ Hong Kong và phần nào Việt Nam. Do vậy, có thể nhận xét rằng số liệu chính thức về nhập khẩu rau quả của Trung Quốc vẫn chưa tính đến một lượng đáng kể nhập khẩu vào miền Nam Trung Quốc.

      1. Thương mại rau quả giữa Việt Nam và Trung Quốc:

Kể từ khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hoá quan hệ năm 1991, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có sự phát triển nhanh chóng, toàn diện. Trung Quốc hiện hành là một trong ba bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, rau quả là một trong 5 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Trung Quốc và chủ yếu được tiến hành thông qua buôn bán tiểu ngạch. Buôn bán quốc tế thông thường có thể chia làm 2 phương thức:



  • Chính ngạch: theo thông lệ quốc tế (hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, mở L/C…);

  • Tiểu ngạch: không theo thông lệ quốc tế.

Buôn bán tiểu ngạch chỉ có thể diễn ra giữa những quốc gia có chung đường biên, đất liền hay biển. Biên mậu rau quả Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là phương thức tiểu ngạch trong đó chia làm hai đường:

  • Qua cửa khẩu: cửa hải quan 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam phải khai hải quan. Doanh nghiệp Trung Quốc phải nộp thuế nhập khẩu.

  • Không qua cửa khẩu: Doanh nghiệp không nộp thuế nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu rau quả của Việt Nam sử dụng con đường không qua cửa khẩu này là do yêu cầu của các nhà nhập khẩu Trung Quốc để tránh nộp thuế nhập khẩu.

Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại HS với 4 chữ số thì trong số các sản phẩm thuộc Chương 7 (rau), trừ sản phẩm 0714 (thân rễ có hàm lượng tinh bột, cụ thể là sắn) Trung Quốc và Việt Nam cùng xuất nhập qua lại với nhau với số lượng lớn, Việt Nam chỉ có một phần sản phẩm gồm 0713 (đậu hạt, đã bóc vỏ hoặc tách đôi là xuất khẩu sang Trung Quốc, còn lại tất cả các sản phẩm rau đều chủ yếu là từ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. Điều này cho thấy, Trung Quốc có ưu thế lớn hơn đối với các loại rau (trên thực tế Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu rau).


Còn ở Chương 08 (quả), tính bổ sung hỗ trợ cho nhau của quả mang tính thời vụ của hai nước là rất rõ ràng, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu quả nhiệt đới của Việt Nam như sản phẩm 0801 (dừa tươi hoặc khô, điều…), 0803 (chuối tươi hoặc khô), 0804 (dứa, ổi, xoài, măng cụt…), 0807 (dưa ngọt tươi, bao gồm dưa hấu, đu đủ), và 0810 (mận, đào, mơ…). Ngược lại, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là quả ôn đới như 0805 (quả có múi, cam, quýt), 0808 (táo, lê tươi), 0809 (mận, anh đào, đào, mơ…), các sản phẩm 0812 (quả và quả cứng bảo quản tạm thời), 0814 (quả thuộc họ cam quýt hoặc họ dưa).

2.1. Xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc:

Khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, Việt Nam có một số lợi thế sau đây:


  • Trung Quốc rất gần Việt Nam, giảm chi phí vận chuyển và tăng lượng xuất khẩu rau quả tươi dễ hỏng.

  • Thị trường Trung Quốc rất lớn và đang phát triển. Dân số đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra nguồn cầu lớn đối với các sản phẩm không thiết yếu như chăn nuôi và rau quả.

  • Yêu cầu của lục địa Trung Quốc về an toàn và chất lượng thực phẩm nhập khẩu không cao như các nước nhập khẩu chính khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore

Cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc cũng trải qua những biến động mạnh, bất thường trong 6-7 năm qua. Trong giai đoạn 1999-2001, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã tăng rất mạnh, nhưng sau đó lại liên tục giảm sút trong 3 năm qua. (xem hình 5)
Thời kỳ 1998-2001, hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra hết sức sôi động với tốc độ tăng trưởng năm sau gấp đôi năm trước. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích biên mậu rau quả tiểu ngạch đối với Việt Nam, như giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT đến 50% ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, mở nhiều cửa khẩu (sử dụng hộ chiếu nếu đi sâu vào Trung Quốc và dài ngày, sử dụng giấy thông hành nếu đi gần biên giới và ngắn ngày), và miễn thuế nhập khẩu đối với những lô hàng dưới 3.000 tệ (khoảng 5,4-5,5 triệu đồng) do vậy người nhập khẩu có thể chia lô hàng to thành nhiều lô hàng nhỏ để khỏi nộp thuế.

Từng bước, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ trên 10 triệu USD năm 1998 đến mức đỉnh cao 142,8 triệu USD năm 2001. Tỷ trọng của thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo đó cũng tăng mạnh từ 36% năm 1998 lên 56,5% năm 2000.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu những quả từ miền Nam như xoài, nhãn, chuối, thanh long, dưa hấu, dừa và dứa; một số quả miền Bắc như vải, nhãn,.. sang Trung Quốc qua các tỉnh biên giới Quảng Tây và Vân Nam. Tỉnh hải đảo Hải Nam cũng nhập khẩu dừa để chế biến sữa dừa. Ngoài các loại quả, Việt Nam còn xuất khẩu sang các tỉnh có chung biên giới với nước ta như: Quảng Đông, Quảng tây, Vân Nam... một số loại rau nhiệt đới, mặc dù số lượng và giá trị không lớn lắm.

Rau quả của Việt Nam nhập vào Trung Quốc qua biên mậu chủ yếu được tiêu thụ ở các tỉnh biên giới, cụ thể là Quảng Tây, Vân Nam vì một số lý do cơ bản sau:



  • Chất lượng trái cây Việt Nam vẫn còn hạn chế, không bảo quản được lâu, không vận chuyển đi xa được;

  • Số lượng trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không nhiều so với nhu cầu tiêu thụ nên không đủ để vận chuyển đi xa;

  • Đất rộng, dân đông, Trung Quốc phải nhập trái cây từ nhiều nước khác nhau, qua nhiều con đường, bến cảng khác nhau (đường bộ, đường biển ở các cảng khác nhau) vào các miền khác nhau của Trung Quốc để có cung độ gần nhất đến nơi tiêu dùng.

Tuy nhiên kể từ năm 2002, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đang gặp một số khó khăn và chiều hướng tụt giảm nghiêm trọng cả về kim ngạch cũng như tỷ trọng. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2003 chỉ bằng một nửa của năm 2002 và trong năm 2004 thì lại chỉ bằng khoảng 1/3 năm 2003. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2004 chỉ còn 24,9 triệu USD, thấp hơn mức đạt được năm 1999, và đây thực sự là một dấu hiệu hết sức đáng lo ngại. Tỷ trọng của thị trường Trung Quốc cũng giảm mạnh từ mức 45%-55% thời kỳ 2000-2003 xuống chỉ còn 13% năm 2004.

Lý giải về việc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm sút, nhiều doanh nghiệp đổ lỗi cho khó khăn về khâu thanh toán. Rau quả VIệT NAM xuất khẩu qua Trung Quốc lâu nay chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và theo đó thanh toán giữa hai bên cũng theo con đường này. Nghĩa là thanh toán trực tiếp, trao tay, không qua ngân hàng, vì vậy độ rủi ro lớn. Song thời gian 2000-2001, không ít doanh nghiệp đã lợi dung khai man khi hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) moi tiền Nhà nước.

Ngày 13/9/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2002 quy định các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất (GTGT) 0% phải thanh toán tiền bán hàng qua ngân hàng mới được hoàn thuế. Những doanh nghiệp làm ăn tuỳ tiện sẽ thấy khó chịu đối với quyết định này.

Theo quan sát của các chuyên gia thị trường ngành rau quả VIệT NAM thì thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc đang có sự thay đổi khá nhanh (nhất là khu vực thành thị), đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Người Trung Quốc từ mua hàng giá rẻ, chất lượng thấp đang chuyển nhanh sang tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, sạch, bao bì đẹp... theo đó là hàng rào kiểm dịch ngày càng khắt khe, chặt chẽ. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp VIệT NAM vẫn còn cho rằng Trung Quốc là thị trường rộng lớn (hơn 1 tỷ dân), dễ tính, buôn bán kiểu gì cũng xong.

Với sức tiêu thụ lớn, yêu cầu số lượng, chủng loại đa dạng, chất lượng không đòi hỏi quá cao như các nước phát triển, một thị trường luôn có sự biến động về nhu cầu và cơ chế chính sách quản lý, điều hành. Sự ảnh hưởng của quá trình không ổn định này được thể hiện qua thị trường xuất khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Các cửa khẩu: Tân Thanh, Chi Ma, cặp chợ biên giới Bảo Lâm … là những đầu mối chủ yếu xuất khẩu nông sản, rau quả sang Trung Quốc. Từ 2002 trở về trước hoạt động xuất khẩu ở khu vực này luôn sôi động, nhộn nhịp do cơ chế thông thoáng, cởi mở của cả hai bên, kim ngạch xuất khẩu đạt cao. Từ năm 2002 trở lại đây, khi Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO và chính sách ưu đãi phát triển vùng của Trung Quốc có sự thay đổi: ưu tiên phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng vùng miền Tây (Vân Nam) thay cho các tỉnh phía Nam (Quảng Tây) với các cơ chế về hạn ngạch, ưu đãi về thuế nhập khẩu, nới lỏng các quy định về thủ tục và kiểm tra…

Để tạo điều kiện cho các tỉnh miền Tây Trung Quốc phát triển, hình thành các rào cản kỹ thuật hạn chế nhập khẩu nông sản, rau quả của Việt Nam xuất khẩu qua tuyến Lạng Sơn - Quảng Tây. Sau khi ký Hiệp định thương mại tự do ACFTA và thực hiện Chương trình thu hoạch sớm về miền giảm thuế nhanh với hàng nông sản chưa qua chế biến, Trung Quốc đã áp dụng chặt chẽ các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, xuất xứ hàng hoá… yêu cầu nhập khẩu nông sản, rau quả của Việt Nam qua các cửa khẩu Lạng Sơn theo đúng các tiêu chuẩn, quy định của ACFTA và WTO, do đó kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản rau quả qua địa bàn Lạng Sơn đã bị giảm mạnh.

Bộ Tài chính Trung Quốc đã có Thông tri số 80 (2003) ngày 04/4/2003 với nội dung: "Được sự phê chuẩn của Quốc vụ viện, rau quả có nguồn gốc của Việt Nam nhập khẩu qua đường mậu biên vào Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tiếp tục chấp hành chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu mậu biên cho đến trước ngày 31/12/2003. Từ ngày 01/01/2004, ngừng chấp hành." Như vậy, từ 01/1/2004, Trung Quốc sẽ bãi bỏ ưu đãi về thuế (tức là không được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế nhập khẩu và VAT) đối với rau quả Việt Nam nhập khẩu qua đường biên mậu Quảng Tây. Tuy nhiên, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu qua Vân Nam vẫn bình thường (tức là vẫn được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế nhập khẩu và VAT).
Một thách thức lớn nữa đối với công tác xuất khẩu nông sản, rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là: Trung Quốc và Thái Lan đã ký Hiệp định ưu đãi thuế quan riêng rẽ, theo đó hầu hết rau quả của Thái Lan xuất sang Trung Quốc đều được hưởng thuế suất 0%. Như vậy, trong thời gian tới rau quả Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ hàng nông sản lớn của Việt Nam, nhất là mặt hàng rau quả. Tuy nhiên, trái cây Việt Nam đang có nguy cơ mất dần thị trường Trung Quốc do Thái Lan đã ký với Trung Quốc Hiệp định ưu đãi thuế quan riêng cho rau của hai nước. Chính vì thế càng đặt các doanh nghiệp của Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt. Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, tuy vậy lợi thế này cũng đang có nguy cơ mất dần. Các doanh nghiệp đều than vãn: "Chính sách nhập khẩu của Trung Quốc thay đổi liên tục và càng ngày thêm "bóp chặt", do đó việc buôn bán của các doanh nghiệp Việt Nam qua đường biên mậu gặp nhiều khó khăn và vô cùng phức tạp…".

Năm 2002, các mặt hàng trước đây ta luôn tự hào về tiềm năng xuất khẩu vào một thị trường "dễ tính" như Trung Quốc đã giảm sút mạnh, như rau quả giảm 9,81%, thuỷ hải sản giảm 14,2%; chè giảm trên 40%; dầu ăn giảm 86%; hạt điều giảm 59,8%... Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở thị trường này đã phải trả giá vì không theo kịp sự đổi thay của thị trường Trung Quốc. Mặt khác họ cũng rất khó nắm bắt được các thủ tục liên quan tới chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, doanh nghiệp VIệT NAM thường xuyên lâm vào thế bị động.

Sau bài học năm 2002, hàng trăm chiếc xe tải chở hoa quả VIệT NAM bị ách tắc tại cửa khẩu Tân Thanh để chờ kiểm dịch bị thiệt hại lớn, đến nay việc xuất khâu rau quả sang Trung Quốc vẫn chưa có gì thay đổi. Nghĩa là vẫn buôn bán theo con đường tiểu ngạch. Doanh nghiệp chạy buôn từng chuyến hàng nhỏ lẻ, được chuyến nào hay chuyến đó.

Ðầu năm 2003, Bộ Thương mại cũng như các doanh nghiệp hy vọng tình hình xuất khẩu rau quả của VIệT NAM vào thị trường Trung Quốc sẽ khả quan hơn khi Trung Quốc đã ký hiệp định về hợp tác toàn diện với ASEAN. Nhưng qua một số chính sách quản lý xuất nhập khẩu mà Trung Quốc đã ban hành gần đây các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, cũng không nên quá lạc quan. Với một bản quy chế về xuất nhập khẩu theo "chuẩn mực WTO", nhiều mặt hàng chủ lực của ta - nhất là rau quả, thuỷ hải sản - rất khó đáp ứng điều kiện ngặt nghèo về vệ sinh thực phẩm.

2.2. Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc:
So với kim ngạch xuất khẩu thì nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ Trung Quốc là tương đối hạn chế. Tuy nhiên, lượng rau quả Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng tương đối ổn định từ 24,3 triệu USD năm 2000 lên mức 40,2 triệu năm 2003 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18%. Các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Trung Quốc gồm có lê/táo (HS0808) với kim ngạch khoảng trên 10 triệu USD, nho với mức khoảng 2-3 triệu USD, tỏi/hành, cà chua.

Hiện tại ở thị trường nội địa, sản phẩm trái cây trong nước vẫn đang chiếm lĩnh vì trái cây nhập khẩu đắt. Trái cây của Trung Quốc là loại được nhập khẩu nhiều nhất thì bị người tiêu dùng đánh giá là không tốt bằng trái cây của Việt Nam bởi người trồng Trung Quốc sử dụng thuốc trừ sâu. Một số còn sử dụng những hóa chất bị quốc tế cấm sử dụng.


1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương