TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ



tải về 4.81 Mb.
trang23/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   79

TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ


Từ đầu năm 2004, ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ nhằm loại bỏ dần các hạn chế về thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN và Trung Quốc đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên. Các quy định trong khuôn khổ ACFTA về cơ bản phải phù hợp với các luật lệ và quy tắc của GATS và các cam kết phải cao hơn (GATS cộng).


Cũng như GATS, các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ được quyền tự do lựa chọn các lĩnh vực dịch vụ để đưa vào danh mục cam kết và trong từng lĩnh vực dịch vụ đưa vào cam kết, các nước có quyền duy trì các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia. Hơn nữa, các nước thành viên còn có thể được miễn trừ thực hiện Đối xử quốc gia nếu các miễn trừ này được quy định cụ thể trong danh mục miễn trừ tối huệ quốc. Mặc dù Tối huệ quốc là một quy định chung áp dụng đối với mọi biện pháp ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ, nhưng GATS cũng cho phép duy trì một số biện pháp mà không áp dụng quy chế tối huệ quốc. Về nguyên tắc, các biện pháp này chỉ được duy trì trong vòng 10 năm nhưng phải được đánh giá lại sau 5 năm và phải được quy định cụ thể trong Danh mục miễn trừ tối huệ quốc. Ngoài ra, trong quá trình đàm phán, các nước có quyền áp dụng các cam kết bổ sung, thay đổi cam kết (có đền bù), đẩy nhanh tiến trình tự do hóa giữa một số quốc gia thành viên.
Hiệp định về Thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ACFTA hiện đang được đàm phán là Hiệp định hoàn chỉnh đầu tiên của các nước ASEAN với đối tác ngoài khối, trong đó quy định nhiều nội dung chặt chẽ và cụ thể hơn so với Hiệp định AFAS của nội khối ASEAN và GATS của WTO.
ACFTA về thương mại dịch vụ gồm 3 phần: Hiệp định khung, Phụ lục của một số ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, vận tải và Danh mục các cam kết cụ thể của các nước thành viên và các miễn trừ tối huệ quốc. Trong Hiệp định khung, dự kiến có 34 Điều với các quy định cơ bản không thể thiếu như minh bạch hóa, quy định trong nước, công nhận lẫn nhau, các biện pháp tự vệ, thanh toán và chuyển tiền quốc tế, các ngoại lệ chung, trợ cấp, cơ chế giải quyết tranh chấp, cung cấp dịch vụ độc quyền, tăng cường sự tham gia của các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam), nguyên tắc WTO, tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia, lịch trình các cam kết cụ thể và cơ chế rà soát. Trung Quốc có quan điểm là sẽ thỏa thuận và ký kết Hiệp định khung về thương mại dịch vụ trước rồi sẽ thỏa thuận về các cam kết cụ thể sau.
Cho tới nay, về cơ bản, nhiều nội dung của Hiệp định đã được các thành viên thống nhất. Tuy nhiên, còn một số vấn đề nhạy cảm liên quan đến tính pháp nhân mà cụ thể là phạm vi của đối tượng thụ hưởng các cam kết theo Hiệp định, các quy định trong nước, thỏa thuận song phương và nhiều bên...vẫn cần phải đàm phán thêm. Các chuyên gia đàm phán nhận định rằng, Hiệp định dịch vụ ACFTA hoàn tất sẽ là một tiền đề chắc chắn cho đàm phán dịch vụ tương lai với các đối tác ngoài khối của ASEAN.
Trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và chính sách phát triển thương mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc để từ đó đề xuất mô hình đàm phán và các đối sách phù hợp cho Việt Nam trong quá trình tham gia đàm phán ký kết và thực hiện Hiệp định về Thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ACFTA là hết sức cần thiết.
Nghiên cứu về tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ACFTA do 4 Nhóm nghiên cứu độc lập thực hiện gồm 4 phần:


  • Phần A: Đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA.




  • Phần B: So sánh các biện pháp và chính sách về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc.




  • Phần C: Ảnh hưởng của ACFTA đối với sự phát triển dịch vụ vận tải biển Việt Nam.




  • Phần D: Mô hình đàm phán tự do hóa dịch vụ thích hợp với Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA.


PHẦN A: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG KHUÔN KHỔ ACFTA
So với các quốc gia ASEAN khác trong khu vực, với vị trí địa lý gần gũi lại có những nét tương đồng về văn hoá, tập quán, ACFTA mở ra cơ hội đặc biệt cho Việt Nam và Trung Quốc phát triển các hoạt động hợp tác mới bên cạnh cơ chế hợp tác truyền thống song phương của hai nước. Mặc dù, cả ASEAN và Trung Quốc đều cho rằng thương mại hàng hoá sẽ là nền tảng ban đầu quan trọng để thiết lập Khu vực mậu dịch tự do nhưng những cơ hội để các bên mở rộng khai thác tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã được các bên thực sự quan tâm. Ngay từ năm 2004, ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu tiến trình thảo luận nhằm xác định hướng ưu tiên hợp tác và tự do hóa lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Nhằm đánh giá khả năng thâm nhập thị trường qua lại cũng như việc hợp tác xây dựng thị trường dịch vụ chung của hai bên, Nghiên cứu này xem xét một cách khái quát thực trạng và những tiềm năng của hai nước trong việc mở rộng hợp tác dịch vụ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những biện pháp hợp tác không chỉ giới hạn trong khuôn khổ ACFTA mà cả trong cơ chế song phương vốn có đã và đang phát huy hiệu quả.
Nghiên cứu gồm 3 phần (i) Tổng quan ngành dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc (ii) Khảo sát tiềm năng hợp tác để phát triển một số ngành dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc (iii) Các biện pháp chủ yếu khai thác tiềm năng hợp tác phát triển dịch vụ Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hình thành ACFTA.


I. TỔNG QUAN NGÀNH DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC:

1. Tổng quan về dịch vụ Việt Nam:


Tỷ trọng của các ngành dịch vụ ngày càng tăng trong GDP (tính theo giá hiện hành ) ở mức ổn định trên dưới 40%. Tỷ trọng dịch vụ cho dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nếu như năm 1995, tỷ trọng của dịch vụ trên GDP khoảng 42-43% thì năm 2000 chỉ còn khoảng 38,73% và năm 2003 là 37,99%. Năm 2004, tỷ trọng dịch vụ trong GDP là 38,15%. So sánh với thế giới, tỷ trọng của các ngành dịch vụ Việt Nam trong GDP là thấp hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Phillipines. Kinh tế nhà nước có tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động dịch vụ chiếm trên 55%, tuy vậy, hiệu quả kinh doanh còn chưa cao. Theo kế hoạch, đến năm 2010, tỷ trọng dịch vụ trong GDP chiếm 43-45% có nghĩa là mức tăng trưởng phải đạt 9-10%/năm và cao hơn mức tăng trưởng GDP (khoảng 8 đến 8,5%). Năm 2004, tốc độ tăng trưởng của dịch vụ là 7,47% và thấp hơn mức tăng trưởng GDP chung là 7,69%. Những ngành dịch vụ có tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam bao gồm dịch vụ thương nghiệp (phân phối, sửa chữa...) chiếm 14,5% GDP, dịch vụ xây dựng (6%), các dịch vụ khác như tài chính, viễn thông có tỷ trọng thấp hơn khoảng 2-3%.

Tỷ trọng dịch vụ trong GDP



Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2003)

Xuất nhập khẩu dịch vụ ít khi được đánh giá một cách đầy đủ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Mặc dù những thống kê sơ bộ về cán cân thương mại dịch vụ là chưa đầy đủ nhưng xu thế phát triển của thương mại dịch vụ là rất rõ nét. Nếu như các năm từ 1995 trở về trước, Việt Nam xuất siêu dịch vụ thì từ năm 1996 trở đi, tình hình thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Xu hướng nhập siêu ngày càng rõ rệt. Năm 1996 ta nhập siêu khoảng 61 triệu USD dịch vụ thì năm 2000 con số này đã lên tới 615 triệu USD, năm 2001 là 572 triệu USD và 2002 lên tới 722 triệu USD. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thâm hụt cán cân dịch vụ đã góp phần làm xấu thêm cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây. Xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam đều tăng lên với tốc độ khá nhưng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ tăng nhanh hơn. Từ năm 1992 đến năm 1996, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình là 43% (cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa) thì mức tăng trưởng nhập khẩu là trên 64%. Trong đó, đáng lưu ý là năm 1994 và 1995, tốc độ tăng cao nhất với 84% đối với xuất khẩu và 88% đối với nhập khẩu. Năm 1996, đánh dấu sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ để cho các năm tiếp theo tiếp tục xu thế nhập khẩu nhiều hơn xuất. Mức tăng trưởng xuất khẩu từ năm 1997 đến 2002, ngược lại đều giảm đi và hầu như không tăng. Tốc độ xuất khẩu trung bình giai đoạn này là 0.2% trong khi nhập khẩu là 4%.



Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ (BOP)



Nguồn: Thống kê IMF (tháng 12/2003)

Ðầu tư vào các ngành dịch vụ có sự tham gia rộng rãi của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đang tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Cơ cấu đầu tư chứng tỏ tính hiệu quả và sự hấp dẫn của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng đầu tư trong ngành dịch vụ chiếm phần lớn cơ cấu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế với 72%. Tỷ trọng này cao hơn nhiều lần so với các ngành nông nghiệp và thủy sản (chiếm 8%) và gấp hơn 2 lần so với lĩnh vực công nghiệp, chế tạo (chỉ chiếm 20% đầu tư của toàn xã hội). Tuy vậy, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp. Theo thống kê đến thời điểm này, khoảng 22% số dự án được cấp phép và 30,7% tổng số vốn đăng ký của nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ. Điều đó cho thấy phát triển các ngành dịch vụ phụ thuộc lớn vào đầu tư trong nước hơn là đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

So sánh tỷ trọng vốn FDI thực hiện trên cam kết trong các ngành dịch vụ bao gồm giao thông và thông tin, khách sạn và du lịch, văn phòng và căn hộ cho thuê, các dịch vụ và các ngành khác là công nghiệp và nông nghiệp, thủy sản trong các năm từ 1995 trở lại đây, ta nhận thấy tỷ trọng thực hiện của các ngành dịch vụ nói chung thấp hơn so với mức trung bình. Loại trừ trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, mức vốn thực hiện chiếm khoảng trên 60%, các ngành còn lại đều thấp, đặc biệt là dịch vụ văn phòng và căn hộ cho thuê, các ngành dịch vụ khác, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ chiếm 38%.

Mức độ tạo công ăn việc làm trong các ngành dịch vụ Việt Nam là rất quan trọng. Ðối với Việt Nam, là một nước đang phát triển có đến 80% dân số vẫn sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nhưng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ chiếm một phần quan trọng. Tổng số lực lượng lao động của Việt Nam (tính thời điểm năm 2001) là 36 triệu lao động. Trong đó có 65,3 % lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, 10% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và 24,1 % lao động làm việc trong các ngành dịch vụ.

Trước đây, chính sách phát triển các ngành dịch vụ Việt Nam chưa thực sự được quan tâm đúng mức ví lý do dịch vụ chỉ được xem như những ngành “phi sản xuất” không tạo thêm của cải cho xã hội. Cách thức quản lý và điều hành còn thiếu tính hệ thống. Tuy vậy, cùng với sự cải thiện của đời sống và tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về dịch vụ cũng ngày một phát triển, ngành dịch vụ đã được khẳng định được vai trò trong nền kinh tế. Chính sách của nhà nước đang có sự điều chỉnh tích cực theo hướng phát triển hơn nữa quan hệ thương mại trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là trước yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1995, ngay sau khi nộp đơn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã tiến hành đánh giá và hệ thống hoá chính sách liên quan đến thương mại dịch vụ theo chuẩn mực của WTO(23). Từ đó đến nay, chính sách thương mại dịch vụ liên tục được hoàn thiện thông qua các biện pháp như đổi mới cơ chế quản lý, môi trường cạnh tranh bình đẳng, loại bỏ nhiều biện pháp phân biệt đối xử, hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ được ký kết đã lần đầu tiên ràng buộc chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam theo những chuẩn mực chung của WTO. BTA không chỉ là kết quả của sự đổi mới trong chính sách mà còn là một động lực quan trọng để đổi mới chính sách về dịch vụ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, tham gia vào các thoả thuận khu vực như ASEAN hay ASEAN với các bên đối tác. Tiến trình đó cũng gắn liền với những cam kết về dịch vụ thực sự đã tạo nên những chuyển biến to lớn trong chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương