TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Tổng quan về dịch vụ Trung Quốc



tải về 4.81 Mb.
trang24/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   79

2. Tổng quan về dịch vụ Trung Quốc:


Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Trung Quốc


Nguồn: China Statistics Yearbook (2002) and China Statistic Abstract (2003)

Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Trung Quốc tương đối thấp với mức 33,2% (năm 2002). Tốc độ tăng trưởng dịch vụ cũng không tương xứng với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế. Thực tế này có nguyên nhân từ hiệu quả kinh doanh của các ngành dịch vụ còn yếu kém. Giá trị gia tăng trong lĩnh vực dịch vụ năm 2002 chỉ là 28,3% (giảm so với mức 31,3% vào năm 1990) và kém xa so với lĩnh vực công nghiệp tăng từ mức 41,6% năm 1990 lên mức 58,2% năm 2002.

Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Trung Quốc từ năm 1995 hầu như ít tăng trưởng và ổn định ở mức trên dưới 33% (theo giá hàng) năm 2002 hoặc 28% (tính theo giá năm 1990). So với nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển tương đương như Phillipines, Ấn Độ, Indonesia thì tỷ trọng dịch vụ của Trung Quốc có thấp hơn rất nhiều.

Ở Trung Quốc, tỷ lệ lao động làm trong các ngành dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh chóng từ 13,1% năm 1980 đến 28,6% năm 2002. Những ngành có tỷ trọng nhân công lớn là phân phối (bán buôn, bán lẻ) chiếm 6,74%, giao thông chiếm 2,82%, dịch vụ văn hoá, truyền hình chiếm 2,12%. Từ năm 1990, tốc độ tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn mức trung bình của nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy phát triển ngành dịch vụ là cách thức tăng cơ hội việc làm rất có ý nghĩa. Những nước OECD có tỷ lệ nhân công làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ là 67%.

Về xuất nhập khẩu dịch vụ, năm 2001, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD và nhập khẩu 36 tỷ USD dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc đang cải thiện rõ rệt. Năm 2003, Trung Quốc xuất khẩu 46,7 tỷ USD tăng 18% so với năm 2002 (là nước xuất khẩu lớn thứ 9 trên thế giới) và nhập khẩu đạt 55,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2002 (là nước nhập khẩu lớn thứ 8 trên thế giới). Trung Quốc đang là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ lớn nhất trong số các nước đang phát triển.

Trung Quốc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ là nhu cầu xuất phát từ bản thân đòi hỏi của nền kinh tế. Trung Quốc xác định rất rõ nguy cơ mất cân đối giữa dịch vụ với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế và dành ưu tiên xứng đáng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực dịch vụ kể cả những ngành dịch vụ nhạy cảm. Ðiểm quan trọng nhất của chính sách thương mại dịch vụ là định hướng thu hút đầu tư qui mô lớn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và tri thức dồi dào mà bản thân nền kinh tế không thể tự đáp ứng dễ dàng. Thủ tướng Chu Dung Cơ khẳng định, “tự do hóa thương mại dịch vụ còn góp phần làm giảm sự chảy máu chất xám của nền kinh tế và tăng hiệu quả kinh tế của đất nước”.

Mục tiêu đó đã và đang được Trung Quốc hiện thực hóa một cách ấn tượng thông qua các cam kết đàm phán gia nhập WTO từ năm 2001. Trung Quốc mở cửa thị trường đối với hơn 90 ngành và phân ngành dịch vụ trong đó có các dịch vụ quan trọng như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ chuyên môn như kế toán, kiểm toán, dịch vụ xây dựng, du lịch, giáo dục, vận tải. Trung Quốc lần đầu tiên sắn sàng loại bỏ các hạn chế về cấp phép, về phạm vi địa lý, về quy mô hoạt động. Cho đến thời điểm đó, cam kết về tự do hoá dịch vụ của Trung Quốc được xem là mức cao nhất trong khuôn khổ WTO.

Ngay trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho tiến trình đó bắt đầu từ việc thay đổi đối với chính sách trong nước về dịch vụ. Trung Quốc ban hành hàng loạt những qui định quan trọng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ, tạo cơ sở cần thiết cho việc từng bước mở cửa thị trường dịch vụ cho nước ngoài. Năm 1999, Trung Quốc hoàn thành thoả thuận song phương với Hoa kỳ về việc gia nhập WTO, trong đó bao hàm một phần lớn các vấn đề dịch vụ, tạo cơ sở và động lực để đổi mới chính sách, qui định trong nước trong lĩnh vực dịch vụ. Thực tế là sau thoả thuận đó, tiến trình vào WTO của nước này chỉ là vấn đề thời gian và mức độ chủ động đổi mới cơ chế quản lý trong nước. Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO. Thực hiện những cam kết của mình, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi và bổ sung nhiều qui định mới trong các lĩnh vực. Chỉ sau 3 năm, Trung Quốc đã thanh lý và huỷ bỏ gần 3000 văn bản mang tính pháp qui của Chính phủ và hơn 200.000 văn bản pháp qui của địa phương. Trong đó, đáng chú ý nhất là nhiều qui định chuyên ngành được xây dựng một cách cụ thể những vấn đề bảo đảm sự ổn định của hệ thống dịch vụ, điều mà không phải nước đang phát triển nào cũng có được.

Nghiên cứu bảng cam kết về tự do hoá thương mại dịch vụ của Trung Quốc, ta có thể nhận thấy rất rõ định hướng đẩy nhanh tốc độ tự do hoá trong hầu hết các ngành dịch vụ. Trong chiến lược phát triển dịch vụ, Trung Quốc đã đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu. Đầu tư nước ngoài có mặt rộng rãi trong hầu hết mọi lĩnh vực nhằm khai thác nguồn lợi sẵn có của đất nước, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm nhất như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, hàng không dân dụng, đường sắt, lập chi nhánh luật và kế toán. Hơn thế nữa, nhà đầu tư nước ngoài còn nhận được sự bảo đảm một cách chắc chắn về thủ tục pháp lý từ các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương24. Với các qui định về vốn, kinh nghiệm, đòi hỏi kỹ thuật, Trung Quốc muốn dành ưu tiên không phải những doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước đang phát triển vốn có sức cạnh tranh yếu mà là những tập đoàn kinh tế khổng lồ của các nước tiên tiến ví dụ, vốn của ngân hàng nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Trung Quốc là 20 tỷ USD, bảo hiểm là 5 tỷ USD. Hàng năm, Trung Quốc thu hút từ 50 – 60 tỷ USD đầu tư nước ngoài. 450 trên tổng số 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới đã có mặt tại Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh của nước ngoài và thừa nhận cạnh tranh như là liều thuốc để phát triển các ngành dịch vụ trong nước. Bằng cách đó, Trung Quốc đã biến sự bị động mở cửa thị trường dịch vụ thành sự chủ động của chính mình.

Như vậy, trình độ phát triển dịch vụ của Trung Quốc còn chưa cao nhưng tiềm năng để phát triển là rất lớn. Trung Quốc cũng đang trong quá trình tự đổi mới và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ, củng cố các ngành dịch vụ trong nước. Cũng tương tự như Việt Nam, quá trình đổi mới chính sách thương mại dịch vụ của Trung Quốc gắn với đòi hỏi của quá trình hội nhập, đặc biệt là gia nhập WTO. Trung Quốc cũng gặp khó khăn về nhận thức và quan điểm về tính “phi sản xuất” của các ngành dịch vụ, xuất phát điểm thấp, nhu cầu về dịch vụ thiếu đa dạng, đặc biệt tình trạng độc quyền, đặc quyền còn phổ biến trong một số ngành dịch vụ chủ chốt như viễn thông, tài chính, vận tải và hạn chế cơ bản nhất là nguồn nhân lực còn chưa theo kịp với yêu cầu xây dựng một nền kinh tế dịch vụ phát triển. Mặc dù, thái độ và chính sách của Trung Quốc đối với thương mại dịch vụ đã thay đổi nhưng sẽ cần nhiều thời gian nữa Trung Quốc mới có thể khắc phục đầy đủ hạn chế đó.



3. Kết luận:

Đối với Việt Nam và Trung Quốc, ngành dịch vụ đang trải qua những chuyển biến sâu sắc từ nhận thức của các cấp quản lý đến doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong từng ngành dịch vụ cụ thể. Tiến trình hội nhập KTrung QuốcT đã và đang tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới, nhất là đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả cạnh tranh của các ngành dịch vụ.

Trong ngắn hạn, khả năng cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Trung Quốc và Việt Nam chưa cao. Trong bối cảnh Trung Quốc đang thực hiện các cam kết tự do hoá của mình sau khi gia nhập WTO, ưu tiên của Trung Quốc cần phải dốc sức củng cố năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ trong nước, đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày một tăng từ các nước phát triển. Ngược lại, với Việt Nam, khả năng khai thác đáng kể các cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ này là không rõ rệt vì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn khiêm tốn. Tuy nhiên, về dài hạn, bức tranh về cạnh tranh của hai bên sẽ có nhiều khác biệt. Tốc độ và quy mô phát triển như hiện nay chứng tỏ tiềm năng phát triển dịch vụ của Trung Quốc là rất đáng quan tâm. Trung Quốc đang trong giai đoạn thu hút, tập trung vốn và công nghệ thông qua các dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Bản thân chính sách của Trung Quốc đang tiến tới xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh mẽ, có sức cạnh tranh trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã bắt đầu thâu tóm một số tập đoàn lớn trên thế giới và có thể trở thành đối thủ lớn đối với doanh nghiệp ASEAN và Việt Nam. Bên cạnh dó, cùng với sự hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực dịch vụ của hai bên, sẽ có những cơ hội để hợp tác và cùng khai thác các tiềm năng chung như du lịch, dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, dịch vụ chuyên môn.

So với các quốc gia ASEAN khác, với đặc thù về vị trí địa lý và quan hệ văn hoá láng giềng gần gũi, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng và khác biệt sẽ là cơ sở quan trọng để hai bên có thể phát hiện và khai thác tốt các tiềm năng hợp tác. Mặt khác, trong những năm gần đây, quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ. Chắc chắn, cơ hội và tiềm năng này của Việt Nam và Trung Quốc sẽ hơn hẳn các quốc gia khác trong ASEAN, ta sẽ lần lượt nghiên cứu một số nét chính trong các dịch vụ được xem là có tiềm năng nhất giữa hai nước.




tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương