TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


II. KHẢO SÁT TIỀM NĂNG HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VÀ Trung Quốc



tải về 4.81 Mb.
trang25/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   79

II. KHẢO SÁT TIỀM NĂNG HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VÀ Trung Quốc:

1. Dịch vụ viễn thông:

1.1. Một số nét về ngành viễn thông Việt Nam và Trung Quốc


Thị trường Việt Nam có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản có mạng lưới hạ tầng với Tổng công ty bưu chính và viễn thông Việt Nam (VIệT NAMPT) là nhà cung cấp dịch vụ chủ lực chiếm hơn 90% thị phần. Đến tháng 10/2004 mật độ điện thoại đã đạt 11,8 máy /100 dân. Ngoài các dịch vụ viễn thông cơ bản, các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng điện thoại cố định và di động phát triển mạnh. Dịch vụ điện thoại cố định có số lượng thuê bao liên tục tăng trưởng với tốc độ hàng năm cao (từ 20% - 40%). 93,76% số xã được cung cấp dịch vụ điện thoại. Cùng với dịch vụ di động trả trước, các dịch vụ gia tăng giá trị như WAP, nhắn tin quảng bá, hộp thư thoại, nhắn tin SMS, MMS...cũng đã được đưa vào khai thác. Các dịch vụ điện thoại đường dài, quốc tế sử dụng công nghệ VoIP đã được cung cấp. Đến tháng 10/2004 có 1,54 triệu thuê bao Internet, đạt tỷ lệ người sử dụng 6,7%. Hiện đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IXP) và 15 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các dịch vụ truyền số liệu dịch vụ kênh thuê riêng, dịch vụ điện báo, telex... đã xuất hiện. Thị trường hơn 80 triệu dân, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì ở mức cao và ổn định. Tuy vậy, mật độ điện thoại còn thấp (mới đạt 12% vào cuối 2004), trong khi năng suất và hiệu quả kinh doanh viễn thông chưa cao.... Dự báo đến 2010, thị trường viễn thông sẽ phát triển như sau: mật độ điện thoại đạt 24-26 máy/100 dân, trong đó cố định là 14 máy/100 dân, di động là 18 máy/100 dân, mật độ Internet sẽ đạt 13 thuê bao/100 dân, trong giai đoạn từ nay đến 2010, tốc độ tăng trưởng viễn thông và Internet sẽ cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tiềm năng và triển vọng phát triển dịch vụ viễn thông của Việt Nam còn rất lớn. Chính sách của Việt Nam cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước, Việt Nam đã ban hành các chính sách tạo cho doanh nghiệp quyền tự chủ về giá cước, các quy định về kết nối, xây dựng Quỹ dịch vụ phổ cập để tách bạch hoạt động kinh doanh và công ích... từng bước đáp ứng yêu cầu theo thông lệ và qui tắc của quốc tế.
Về thị trường viễn thông Trung Quốc, trong 10 năm qua, Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế - ITU). Đến cuối 2003, Trung Quốc có 263 triệu thuê bao cố định, 268 triệu thuê bao di động, gần 80 triệu thuê bao Internet, mật độ điện thoại đạt 43 máy/100 dân (trong đó cố định là 21% và di động 22%). Nhiều loại hình dịch vụ mới được cung cấp rộng rãi trên thị trường như các dịch vụ băng rộng, Internet tốc độ cao, các dịch vụ giá trị gia tăng... Đón đầu xu thế mở cửa thị trường, Trung Quốc đã nhanh chóng cấp phép, đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông trong nước trước khi gia nhập WTO vào cuối năm 2001. Hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh nhanh chóng được hoàn thiện với việc ban hành Luật Viễn thông và các quy định quản lý của Bộ Công nghiệp Thông tin (MII).Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung Quốc đã tiến hành sắp xếp lại hệ thống các doanh nghệp nhà nước đang cung cấp dịch vụ, sát nhập các công ty viễn thông vùng, miền thành sáu (6) tập đoàn lớn, chuyên trách về từng loại hình dịch vụ: cố định (China Telecom, China Railcom), di động (China Unicom, China Mobile), truyền dữ liệu (China Netcom) và vệ tinh (China Satcom). Năng lực mạng lưới viễn thông Trung Quốc đã được đầu tư phát triển nhanh chóng. Trung Quốc chủ trương tập trung phát triển mạnh công nghệ thông tin (IT) trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005), coi đây là lĩnh vực then chốt và là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Với dân số hơn 1,3 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, GDP bình quân cũng khá cao (khoảng 5000 USD), mật độ điện thoại ở mức trung bình của thế giới, viễn thông Trung Quốc đang phát triển thành một thị trường lớn nhất thế giới, về cả doanh số và quy mô mạng lưới, là địa chỉ đầu tư rất hấp dẫn với các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông thế giới.

1.2. Tiềm năng hợp tác phát triển dịch vụ viễn thông Việt Nam và Trung Quốc

1.2.1. Tiềm năng về đầu tư trực tiếp cung cấp dịch vụ:


Trung Quốc phát triển hệ thống viễn thông hết sức nhanh chóng. Ngoài 6 tập đoàn viễn thông lớn, có năng lực cạnh tranh cao, đến nay, Trung Quốc có hơn 10.000 nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và Internet, trong đó 70% là các công ty tư nhân của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về số lượng thuê bao di động và thứ hai thế giới về số lượng thuê bao Internet (sau Mỹ). Nhờ tiềm năng về tài chính, có mạng lưới phân phối sâu rộng và hết sức năng động, các doanh nghiệp viễn thông của Trung Quốc tỏ ra có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Mặt khác, thị trường viễn thông của Trung Quốc đã được bảo hộ khá chặt chẽ (nhất là đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản) nên doanh nghiệp Trung Quốc được nhà nước bảo đảm một thị trường hết sức rộng lớn, có thể tạo nên lợi thế nhờ quy mô. Thực tế cho thấy sau khi Trung Quốc tham gia WTO, các tập đoàn viễn thông lớn của nước ngoài vẫn rất khó thâm nhập thị trường rộng lớn này. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam với năng lực hạn chế càng khó có cơ hội mở rộng đầu tư trực tiếp và cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông của Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, tuy có tốc độ tăng trưởng cao trong gần 20 năm qua nhưng quy mô mạng lưới viễn thông Việt Nam còn nhỏ so với các nước khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, bảng so sánh cho thấy năng suất lao động của VIệT NAM vẫn còn thấp khi so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển của viễn thông ở Việt Nam, với nhiều dự án hợp tác xây dựng mạng lưới và cung cấp dịch vụ với các công ty quốc tế như Telstra (Australia-mạng quốc tế), Comvik (Thụy điển-mạng di động Mobifone), SLD (Hàn Quốc-mạng di động Sfone), KT (Hàn Quốc-mạng nội hạt Hải phòng-Quảng Ninh-Hưng Yên-Hải Dương), NTT (Nhật Bản-mạng nội hạt Hà Nội)... Tuy nhiên đến nay chưa có đầu tư từ Trung Quốc. Trung Quốc đến nay mới tham gia cung cấp thiết bị (tổng đài, truyển mạch, các thiết bị đầu cuối...). Nguyên nhân là do các hạn chế trong hình thức BCC của Việt Nam. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là các dự án đầu tư viễn thông đòi hỏi vốn lớn, lãi suất cao nhưng rủi ro cao trong khi đó các công ty viễn thông Trung Quốc (công ty nhà nước) gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam cam kết mở rộng các hình thức đầu tư khác thì rất có thể sẽ mở ra những cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Những thành công của Trung Quốc trong thời gian gần đây về phát triển các hệ thống thông tin vệ tinh đã mở ra một tiềm năng mới trong quan hệ hợp tác song phương. Cùng đầu tư xây dựng và khai thác hoặc chia xẻ dung lượng vệ tinh có thể là một hướng hợp tác mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin quốc tế của hai bên.

1.2.2.. Tiềm năng hợp tác xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng thông tin khu vực:


Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dung lượng viễn thông quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc đã và đang tham gia nhiều chương trình phát triển cở sở hạ tầng thông tin khu vực, như các dự án xa lộ thông tin tiểu vùng Mekong, mạng thông tin Châu Á, chương trình băng rộng Châu Á, mạng cáp quang đất liền nối Trung Quốc và các nước ASEAN, mạng cáp quang nối Việt Nam với Hồng Kông, Thái Lan... Các chương trình hợp tác này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu lượng thông tin hai chiều giữa Việt Nam với Trung Quốc và chuyển tiếp tới các nước khác. Cả hai bên đều có nhu cầu và động lực để tăng cường hợp tác trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin khu vực.

1.2.3. Tiềm năng về phát triển và ứng dụng công nghệ:


Công nghiệp viễn thông của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh trong 10 năm qua, với việc nghiên cứu sản xuất thành công nhiều hệ thống thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn hiện đại, giá cả có tính cạnh tranh cao. Một số tập đoàn lớn của Trung Quốc, cả của nhà nước (như Trung Hưng) và tư nhân (như Huawei), đã trở thành các nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu trên thế giới, đang mở rộng thị trường không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả các nước OECD. Các hệ thống thiết bị viễn thông Trung Quốc đã và đang được sử dụng ở một số tỉnh thành của Việt Nam có tính ổn định cao, chất lượng đảm bảo.

1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực:


Do đặc thù là ngành kinh tế kỹ thuật có công nghệ cao và thay đổi nhanh, trong thời gian qua ngành viễn thông của Trung Quốc và Việt Nam đã đầu tư rất lớn để phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tăng cường năng lực của các cơ sở nghiên cứu. Hai bên đã bước đầu có các chương trình hợp tác trao đổi kết quả nghiên cứu, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo cấp đại học và sau đại học. Trung Quốc có thể là nơi tiến hành đào tạo hoặc cung cấp nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao cho Việt Nam và ngược lại.
Tổng kết tiềm năng hợp tác hai nước trong lĩnh vực viễn thông


Mục

Việt Nam

Trung Quốc

Tiềm năng về đầu tư trực tiếp cung cấp dịch vụ






Xây dựng mạng lưới và cung cấp dịch vụ






Tiềm năng phát triển và ứng dụng công nghệ






Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin khu vực





Phát triển nguồn nhân lực









tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương