TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang1/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79



Nghiên cứu
TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC”
được thực hiện trong khuôn khổ “Tổ công tác Liên bộ về Hợp tác của ASEAN với các đối tác ngoài khối” với sự tài trợ của Dự án Việt - Pháp FSP 2000 – 148

Chỉ đạo nghiên cứu:

Lương Văn Tự

Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Thứ trưởng Bộ thương mại
Chủ nhiệm đề tài:

Trần Trung Thực

Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế



Thư ký đề tài:

Đỗ Cẩm Thơ

Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế



Cán bộ chương trình:

Nguyễn Thúy Hạnh

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Hiệp định khung) đã được lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh, Campuchia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm.

Hiệp định khung có mục tiêu:


  • Củng cố và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia tham gia ký kết;

  • Tự do hóa từng bước và khuyến khích thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như tạo ra một cơ chế đầu tư minh bạch, tự do và thuận lợi;

  • Mở rộng các lĩnh vực mới và phát triển các biện pháp phù hợp để thúc đẩy hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa các bên; và

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước Thành viên mới của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các bên.

Trên cơ sở Hiệp định khung, các nước ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa vào tháng 11 năm 2004 với những lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể để thành lập khu vực thương mại tự do đối với hàng hóa vào năm 2010. Với sự đối xử đặc biệt và khác biệt cũng như sự linh hoạt dành cho các nước thành viên mới của ASEAN, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi tắt là các nước CLMV) các nước ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận lộ trình mở cửa chậm hơn cho các nước CLMV, theo đó Việt Nam được thực hiện chậm hơn 5 năm (2015).


Các Hiệp định về Thương mại dịch vụ và Đầu tư đang được ASEAN và Trung Quốc đàm phán với dự kiến là đến cuối năm 2006 sẽ hoàn tất các hiệp định khung về thương mại dịch vụ và đầu tư. Các cam kết cụ thể sẽ được các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục thỏa thuận sau.
Để phục vụ việc xây dựng phương án đàm phán với Trung Quốc, Tổ công tác liên bộ về khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đã tổ chức nghiên cứu “tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối với Việt Nam”. Nghiên cứu này được thực hiện qua 12 chuyên đề về cả 3 lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Đối với từng lĩnh vực, các chuyên đề đã tổng quan tình hình thực tế và các chính sách được áp dụng để từ đó đánh giá tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và một số lĩnh vực cụ thể nói riêng. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, còn chưa kết thúc đàm phán, Nghiên cứu này đã đề xuất mô hình đàm phán về tự do hóa thương mại dịch vụ và dự kiến các cam kết Việt Nam có thể chấp nhận trong tự do hóa đầu tư.
Nghiên cứu này không chỉ là tài liệu tham khảo tốt đối với các cán bộ trực tiếp tham gia đàm phán và triển khai thực hiện các cam kết mà còn rất bổ ích cho các các bộ nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam, đặc biệt là trong việc triển khai các cam kết sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế xin chân thành cảm ơn Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Tổ chức ADETEF tại Việt Nam và các chuyên gia Pháp đã hỗ trợ cho việc thực hiện Nghiên cứu này.

PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC GIA

VỀ HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI



Trương Đình Tuyển

CÁC CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU

TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
Phần A: Thực trạng thương mại Việt Nam – Trung Quốc khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
1. Trần Trung Thực, Phó Chánh Văn phòng UBQG-HTKTrung QuốcT - Trưởng Nhóm

2. TS. Phạm Thái Quốc, Viện Kinh tế Thế giới

3. Ths. Đào Việt Anh, Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Thương mại

4. Ths. Đỗ Cẩm Thơ, Văn phòng UBQG-HTKTQT


Phần B: Tổng quan chính sách thương mại của Trung Quốc trong khuôn khổ WTO, ACFTA và những chính sách ứng dụng cho Việt Nam
1. TS. Nguyễn Trường Sơn, Văn phòng Chính phủ - Trưởng Nhóm

2. Ths. Nguyễn Thanh Hà, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

3. Ths. Nguyễn Xuân Dương, Văn phòng Chính phủ
Phần C: Tác động của Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA đối với thương mại rau quả của Việt Nam


  1. Nguyễn Viết Vinh, Chuyên viên cao cấp Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Trưởng Nhóm

  2. Nguyễn Minh Tiến, Cục Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và PTNT

  3. Trần Trung Thực, Phó Chánh Văn phòng UBQG-HTKTrung QuốcT


Phần D: Đánh giá tác động của việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối với một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam


  1. Ths. Nguyễn Thị Bích, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính - Trưởng Nhóm

  2. Ths. Phan Thị Thu Hiền, Trưởng phòng ASEAN, Bộ Tài chính

  3. Ngô Viết Sơn, Phó Trưởng phòng ASEAN, Bộ Tài chính


TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Phần A: Đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ của Việt Nam tại Trung Quốc và dịch vụ của Trung Quốc tại Việt Nam khi quá trình tự do hóa diễn ra trong khuôn khổ Hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc
1. TS. Lê Quang Lân, Vụ Đa biên, Bộ Thương mại - Trưởng Nhóm

2. Nguyễn Tương, Bộ Giao thông Vận tải

3. Triệu Minh Long, Bộ Bưu chính Viễn thông

4. Nguyễn Hồng Thanh, Vụ Đa biên, Bộ Thương mại


Phần B: So sánh các biện pháp và chính sách về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc
1. TS. Võ Trí Thành, Trưởng Ban Hội nhập, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Trưởng Nhóm

2. Nguyễn Tú Anh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

3. Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

4. Trịnh Quang Long, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương


Phần C: Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại dịch vụ tự do ASEAN – Trung Quốc đến phát triển dịch vụ vận tải biển Việt Nam và các đối sách phù hợp của Việt Nam trong tiến trình thực hiện tự do hóa


  1. Nguyễn Hoàng, Chuyên viên cao cấp Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải - Trưởng Nhóm

  2. Vũ Thế Quang, Phó Chánh Văn phòng Cục Hàng hải

  3. Ths. Lê Thị Thu Hương, Vụ Thương mại Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Phần D: Mô hình đàm phán tự do hóa dịch vụ thích hợp đối với Việt Nam trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định dịch vụ ASEAN-Trung Quốc
1. TS. Lê Quang Lân, Vụ Đa biên, Bộ Thương mại - Trưởng Nhóm

2. Nguyễn Hồng Thanh, Vụ Đa biên, Bộ Thương mại

3. Ths. Nguyễn Khánh Ngọc, Văn phòng UBQG-HTKTrung QuốcT
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ
Phần A: Hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư;

Phần B: Đánh giá các cam kết đa phương và song phương của Trung Quốc về đầu tư;

Phần C: Đánh giá khả năng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và ASEAN vào Việt Nam;

Phần D: Đề xuất các cam kết của Việt Nam về tự do hóa đầu tư trong ACFTA
1. TS. Phạm Mạnh Dũng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trưởng nhóm

2. Trần Hào Hùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3. Nguyễn Thu Hằng, Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4. Luật sư Trần Thanh Hải, Công ty Luật Price Water House Cooper



CÁC CHUYÊN GIA PHẢN BIỆN

  1. Đào Ngọc Chương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc

  2. Ngô Viết Sơn, Phó Trưởng phòng ASEAN, Bộ Tài chính

  3. Cao Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp

  4. Ths. Trần Đông Phương, Vụ trưởng Phụ trách hợp tác ASEAN, Bộ Thương mại

  5. Thái Doàn Tửu, Phó Vụ trưởng Vụ thương mại Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  6. Trần Việt Phương, Chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ

  7. Luật sư Võ Nhật Thăng, Tổng Thư ký Hiệp hội Giao nhận

  8. Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Đa biên, Bộ Thương mại

  9. TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

  10. TS. Ngô Văn Điểm, Phó Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ

  11. Nguyễn Nam Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng Chính phủ

  12. Nguyễn Trung, Chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ




tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương