HỒ SƠ thị trưỜng niu-di-lân mục lụC



tải về 133 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích133 Kb.
#28946


HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG NIU-DI-LÂN

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG 1

1. Các thông tin cơ bản 1

2. Lịch sử 2

3. Đường lối đối ngoại 2

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 3

1. Tổng quan 3

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn: 3

3. Các chỉ số kinh tế 3

III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 4

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM 5

1. Hợp tác thương mại 5

2. Hợp tác đầu tư 7

Tính đến hết tháng 11/2014, Niu Di-lân có 25 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 81,96 triệu USD, vốn thực hiện đạt 44,23 triệu USD , đứng thứ 42/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, công nghiệp, chế biến, chế tạo, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, nông-lâm nghiệp và thủy sản tại 6 tỉnh/thành phố trong cả nước, chủ yếu tại Bình Định và TP. Hồ Chí Minh. Việt Nam có 01 dự án liên doanh đầu tư tại Niu Di-lân (của Công ty Sữa Vinamilk) với tổng vốn đầu tư là 87 triệu USD, trong đó vốn của Việt Nam là 8,4 triệu USD, tập trung vào thu mua và sản xuất sữa chất lượng cao. 7

3. Hợp tác phát triển 7

V. HỢP TÁC VỚI VCCI 7

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết 7

2. Các vấn đề khó khăn thuận lợi 8

VI. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH 8

VI. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Các thông tin cơ bản












Tên nước

NIU DI-LÂN (New Zealand)

Thủ đô

Wellington

Quốc khánh

06/02/1840 (Ngày ký Hiệp định Waitangi)

Diện tích

270.534 km2

Dân số

4,401,916 (dự kiến 7/2014) trong đó gốc Châu Âu 69,8%, Maori 97,9%, Châu Á 5,7%, đảo Thái Bình Dương 4,4%, dân tộc khác 12,1%

Khu vực hành chính


Niu Di-lân được chia làm 74 đơn vị hành chính theo lãnh thổ (territorial authority), gồm 15 hội đồng thành phố, 58 hội đồng quận (district council) tại các vùng nông thôn, và 1 hội đồng địa hạt (county council) dành cho vùng Chatham Islands. Mỗi đơn vị hành chính do một thống đốc (mayor) đứng đầu.

Thành phố chính: Auckland 1,36 triệu người; WELLINGTON (thủ đô) 391.000 người (2009)




Khí hậu

Ôn đới

Ngôn ngữ

Tiếng Anh (chính thức) 91,2%, tiếng Maori (chính thức) 3,9%, Samoan 2,1%, tiếng Pháp 1,3%, Hindi 1,1%, Yue 1.1%, Trung Quốc 1%, ngôn ngữ khác 12,9%


Tôn giáo

Giáo phái Anh 24%, Giáo hội trưởng lão: 18%, Thiên chúa giáo La mã 15%, giáo phái rửa tộI 2%, tin lành 3%, phi tôn giáo 33%.

Đơn vị tiền tệ

Đôla Niu Di lân (NZD), 1 USD = 1,206 NZD (2014)

Múi giờ

GMT + 12

Thể chế

Niu Di-lân theo chế độ quân chủ nghị viện

Thủ tướng

Thể chế Nhà nước,

Đảng và đoàn thể


Ông John Key (lãnh tụ Đảng Dân tộc, từ 19/11/2008)

Người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh Ê-li-da-bét II. Toàn quyền do Nữ hoàng Anh cử theo đề nghị của Thủ tướng Niu Di-lân. Niu Di-lân không có Hiến pháp chính thức bằng văn bản. Người đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng, là thủ lĩnh đảng hoặc liên đảng chiếm đa số trong Nghị viện. Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong nội các.

Quyền lập pháp thuộc về nghị viện. Nghị viện Niu Di-lân chỉ có 01 viện là Viện Dân biểu. Nghị viện gồm 122 ghế, thường được bầu 3 năm một lần.

Các đảng phái chính trị

Hiện nay, Niu Di-lân có khoảng 20 đảng phái, trong đó có 2 đảng lớn:



  1. Đảng Dân tộc - hiện là đảng chính trong liên minh cầm quyền, thành lập năm 1936 - bảo vệ quyền lợi cho tư bản lớn và điền chủ giàu có, thủ lĩnh hiện nay là ông John Phillip Key (Giôn Phi-líp Ky);

  2. Công Đảng - hiện là đảng đối lập, thành lập năm 1916 - đại diện cho các công đoàn, (sau thất bại trong cuộc bầu cử ngày 8/11/08, bà Hê-len Clác đã từ chức lãnh tụ Công đảng. Thủ lĩnh hiện nay là ông Phin Gốp); Ngoài ra còn có một số đảng nhỏ khác như Đảng Tiến bộ, Đảng Niu Di-lân Trên hết (Niu Di Lân First), Đảng Tương lai Đoàn kết, Đảng Xanh, Đảng Dân tộc... Liên minh cầm quyền bao gồm Đảng Dân tộc liên minh với các đảng Tương lai Đoàn kết, Maori và đảng ACT



2. Lịch sử


Theo những nhà nghiên cứu thì người Polynesian Maori xâm nhập và định cư khu vực này khoảng năm 1250–1300 sau Công nguyên. Năm 1840, tù trưởng của họ đã ký với Anh Hiệp ước Waitangi, theo đó họ nhượng lại chủ quyền cho Nữ hoàng Victoria trong khi giữ lại quyền lãnh thổ. Trong cùng năm đó, người Anh bắt đầu ổn định tổ chức thuộc địa. Một loạt các cuộc chiến tranh từ năm 1843 và 1872 đã kết thúc với thất bại của các dân tộc bản địa. Niu Di lân đã dành được quyền độc lập vào năm 1907 và hỗ trợ quân sự cho Anh trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Niu Di lân tham gia đầy đủ các liên minh quốc phòng, tuy nhiên những liên minh này đã tan rã vào những năm 80. Trong những năm gần đây, chính phủ phải tìm cách để giải quyết các vấn đề đã tồn tại rất lâu của người Maori.

3. Đường lối đối ngoại


Niu Di lân tham gia các tổ chức quốc tế sau: ADB, ANZUS (Mỹ đã tạm dừng nghĩa vụ an ninh của Niu Di lân vào ngày 11/8/1986), APEC, ARF, ASEAN (nước đối thoại), Australia Group, BIS, C, CP, EAS, EBRD, FAO, FATF, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IOM, IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, NSG, OECD, OPCW, Paris Club (thành viên liên kết), PCA, PIF, Sparteca, SPC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMISS, UNMIT, UNTSO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tổng quan


Trong 20 năm qua, New Zealand đã thay đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào những ưu đãi tiếp cận thị trường Anh thành một nền kinh tế thị trường tự do công nghiệp hóa, có thể cạnh tranh trên toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu người tăng trong mười năm liên tục cho đến năm 2007, nhưng giảm trong năm 2008-09. Lạm phát làm cho các ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản đều đặn từ tháng 1 năm 2004 cho đến khi đạt mức cao nhất trong các nước thành viên OECD vào năm 2007-08; .Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế quốc gia đã rơi vào suy thoái và tăng trưởng liên tục suy giảm trong năm quý liên tục giai đoạn 2008 – 2009. Giống như các quốc gia khác, ngân hàng trung ương buộc phải cắt giảm mạnh lãi suất và chính phủ phải đưa ra các biện pháp kích cầu tài chính. Nền kinh tế sụt giảm 2% năm 2009 tuy nhiên đã thoát khỏi suy thoái vào cuối năm và đạt mức tăng trưởng 1,7% năm 2010 và 2% năm 2011. Tuy vậy các khu vực thương mại quan trọng vẫn nhiều bất ổn do nhu cầu bên ngoài suy giảm. Chính phủ đang có kế hoạch thúc đẩy năng suất lao động, phát triển cơ sở hạ tầng đồng thời cắt giảm chi tiêu.

Hiện nay, Niu Di-lân thi hành chính sách thương mại mở cửa và linh hoạt, đa dạng hóa các quan hệ, ủng hộ và cam kết với các thỏa thuận tự do hóa thương mại đa phương và song phương. Hiện Niu Di-lân có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó các bạn hàng lớn nhất là Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm sữa, thịt gia súc, gỗ, thiết bị máy móc, nhôm, hoa quả và thủy sản. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phương tiện giao thông, xe cộ, máy móc, nhiên liệu và dầu thô, tàu thuyền và thiết bị điện.


Theo báo cáo của nhóm Ngân hàng thế giới về “Môi trường Kinh doanh năm 2015”, Niu Di-lân được đánh giá đứng thứ 2 trong số 10 nền kinh tế thuận lợi nhất cho kinh doanh, sau ingapore và tiếp sau là Hồng Công, Hàn Quốc và Ô-xtrây-li-a.

Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Niu Di-lân chủ yếu đến từ Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng và du lịch. Năm tài khóa 2013, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Niu Di-lân đạt hơn 100 tỉ NZD (trong đó Ô-xtrây-li-a là 63 tỉ NZD, Mỹ 10 tỉ NZD và Trung Quốc chỉ 391 triệu NZD). Tổng đầu tư của Niu Di-lân ra nước ngoài đạt 22,7 tỉ NZD.


2. Các ngành kinh tế mũi nhọn:


Sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi: sản phẩm sữa, thịt cừu, lúa mỳ, lúa mạch, khoai tây, rau xanh, hoa quả, cá, thịt bò, len...

Các ngành quan trọng khác : chế biến thực phẩm, các sản phẩm giấy và gỗ, dệt may, máy móc, phương tiện vận tải, bảo hiểm & ngân hàng, du lịch, khai thác mỏ...


3. Các chỉ số kinh tế





2009

2010

2011

2012

2013

2014

GDP (ppp)

118,9 tỷ USD

124 tỷ USD

125,7 tỷ USD


149,0 tỷ USD

153,2 tỷ USD

158,7 tỷ USD

Tăng trưởng GDP

-2%

1,8 %

1,3 %


2,5 %

2,6%

3,6%

GDP theo đầu người

27.500 USD

28.400 USD

28.500 USD


33.600 USD

34.200 USD

35.000 USD

GDP theo ngành (2014)

Nông nghiệp: 3,8% - Công nghiệp: 26,6% - Dịch vụ: 69,6%


Lực lượng lao động









2,402 triệu người





2452 triệu người

Tỷ lệ thất nghiệp




6,5%

6,5%



6,5%

6,2%

5,9%

Tỷ lệ lạm phát




2,3%

4%


1,2%

1.1%

1.4%

Kim ngạch xuất khẩu





31,88 tỷ USD

38,35 tỷ USD

37,73 tỷ USD

39,94 tỷ USD

40,21 tỷ USD

Mặt hàng chính

sản phẩm từ sữa, thịt, gỗ và sản phẩm gỗ, cá, máy móc

Các bạn hàng chính (2013)

Trung Quốc 20,8%, Ôxtrâylia 19%, Mỹ 8,5%, Nhật Bản 5,9%







Kim ngạch nhập khẩu





29,52 tỷ USD

35,61 tỷ USD

35,65 tỷ USD

38,81 tỷ USD

40,71 tỷ USD

Mặt hàng chính

thiết bị máy móc,xe cơ giới, máy bay, dầu khí, điện tử, dệt may, nhựa

Các bạn hàng chính (2013)

Trung Quốc 17,5%, Ôxtrâylia 13,3%, Mỹ 9,4%, Nhật Bản 6,4%, Đức 4,6%, Malaysia 4,1%









III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM


Ngày 19/6/1975, Việt Nam và Niu Di-lân thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ quán Niu Dilân tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Niu Dilân tại TP Hồ Chí Minh thành lập từ tháng 11/1995. Ta lập Đại sứ quán tại Niu Dilân tháng 5/2003. Đến nay, quan hệ song phương giữa hai nước phát triển mạnh mẽ và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, du lịchCác hiệp định đã ký kết:

- Hiệp định Hợp tác Kinh tế Thương mại (1994)

- Hiệp định Khuyến kích và Bảo hộ Đầu tư.

- Hiệp định Hàng không.

- Thỏa thuận Thành lập UBHH Kinh tế- Thương mại (2005).

- Tháng 10/2005, phiên họp UBHH Kinh tế - thương mại Việt Nam - Niu Di Lân lần đầu tiên giữa 2 nước đã được tiến hành tại Wellington. Trong phiên họp lần 1 này, hai bên đã ký Thỏa thuận thành lập UBHH hai nước, tạo cơ sở pháp lý hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm chính thức Niu Di Lân từ ngày 9 đến 12/9/2009. Hai bên nhất trí thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Niu Di Lân, phản ánh lợi ích của hai nước trong việc tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương. Tháng 1/2010, Bộ trưởng Ngoại giao Niu Di Lân Murray McCully thăm và làm việc tại Việt Nam.

Hai nước duy trì cơ chế họp Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (cấp Thứ trưởng) thành lập tháng 10/1996  (kỳ họp thứ 9 tổ chức 7/2013 tại Niu Di-lân và kỳ họp thứ 10 dự kiến sẽ tổ chức trong năm 2015 tại Hà Nội). Hai nước đã hoàn tất chương trình hành động (CTHĐ) giai đoạn 2010-2013 (do Ngoại trưởng hai nước ký tháng 7/2010 bên lề ARF tại Hà Nội) và ký CTHĐ giai đoạn 2013-2016 (nhân chuyến thăm Việt Nam của Toàn quyền Niu Di-lân tháng 8/2013).

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

1. Hợp tác thương mại


Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại vào tháng 7/1994. Ủy ban hợp tác Kinh tế và Thương mại (JTEC) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006 với tần suất họp 2 năm/lần. Hai bên đã tổ chức phiên họp thứ 4 Ủy ban hỗn hợp Kinh tế-Thương mại Việt Nam-Niu Di-lân tại Hà Nội (11/2012), và phiên họp thứ 5 tại Niu Di-lân (11/2014). Việc Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Ô-xtrây-li-a-Niu Di-lân (AANZFTA) có hiệu lực (từ tháng 01/2009) đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới về kinh tế-thương mại. Kim ngạch thương mại hai chiều hiện còn khiêm tốn, nhưng tăng dần qua các năm. Tính đến hết tháng 12/2014, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nước đạt 794 triệu NZ$, tăng 9,74% so với cùng kỳ năm 2013. Niu Di-lân là đối tác thương mại lớn thứ 31 của VN. VN là đối tác lớn thứ 20 của Niu Di-lân, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Niu Di-lân.

Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần giữa hai nước có hiệu lực từ ngày 05/5/2014.



Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Niu Di lân trong những năm vừa qua

Đơn vị: triệu USD

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

VN XK

76,6

70,5

122,6

151,4

184,2

274,46

316,1

VN NK

237,2

249,7

353

383,9

384,9

449,39

478,42

Tổng XNK

349,8

320,2

475,6

535,3

569,1

723.85

794.3

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Niu Di lân năm 2014

Đơn vị: USD


STT

Mặt hàng xuất khẩu

2013

2014

% tăng trưởng 2013-2014



Gỗ và sản phẩm gỗ


21.830.070


28.384.698


30,03



Hạt điều

13.916.379


15.654.000


15,38



Hàng thủy sản

18.447.884


21.539.989


12,49



Giày dép các loại


18.087.269


22.041.132


21,86



Hàng dệt, may

12.963.987


17.243.903


33,01



Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

11.239.902

14.099.768


25,44
Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Niu Di lân năm 2014

Đơn vị: USD

STT

Mặt hàng nhập khẩu

2013

2014

% tăng trưởng 2013-2014



Sữa và sản phẩm sữa


271.570.206


270.945.004


-0,23



Hàng rau quả

6.225.276


8.430.444


35,42



Gỗ và sản phẩm gỗ


65.084.206


56.616.854


-13,01



Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày


37.420.615


37.715.133


0,78



Phế liệu sắt thép


17.018.712


41.182.300


141,98



Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

9.587.549

10.982.797

14,55



Sắt thép các loại


5.620.500


3.912.434


-30,39



Kim loại thường khác


668.661


92.213


-86,21



Sản phẩm hóa chất


2.572.931

3.697.893


43,72

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

2. Hợp tác đầu tư

Tính đến hết tháng 11/2014, Niu Di-lân có 25 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 81,96 triệu USD, vốn thực hiện đạt 44,23 triệu USD , đứng thứ 42/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, công nghiệp, chế biến, chế tạo, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, nông-lâm nghiệp và thủy sản tại 6 tỉnh/thành phố trong cả nước, chủ yếu tại Bình Định và TP. Hồ Chí Minh. Việt Nam có 01 dự án liên doanh đầu tư tại Niu Di-lân (của Công ty Sữa Vinamilk) với tổng vốn đầu tư là 87 triệu USD, trong đó vốn của Việt Nam là 8,4 triệu USD, tập trung vào thu mua và sản xuất sữa chất lượng cao.

3. Hợp tác phát triển


Niu Di-lân bắt đầu cấp ODA cho Việt Nam từ năm 1995; và tăng dần đều qua các năm: 3,2 triệu NZ$ năm 2003/2004; 3,1 triệu NZ$ năm 2004/2005; 4,7 triệu NZ$ năm 2005-2006; 6,7 triệu NZ$ năm 2006-2007; 10,5 triệu NZ$ năm 2007-2008; 10,9 triệu NZ$ năm 2009-2010; 10,4 triệu NZ$ năm 2010-2011 và 10,5 triệu NZ$ trong năm tài khóa 2012 – 2013. Vốn ODA không hoàn lại cung cấp cho Việt Nam luôn giữ ổn định ở mức 10 triệu NZ$/năm. ODA của Niu Di-lân nhìn chung có hiệu quả, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực (giáo dục-đào tạo), phát triển nông nghiệp-nông thôn, quản lý rủi ro thiên tai. Niu Di-lân đã hỗ trợ ta khắc phục hậu quả thiên tai hai lần trong năm 2009 thông qua Hội chữ thập đỏ (tháng 9 và tháng 11/2009) với tổng giá trị đạt 370.000 USD

Ngoài viện trợ song phương, hàng năm Niu Di Lân còn viện trợ cho Việt Nam thông qua các cơ chế đa phương và viện trợ nhân đạo, tổng cộng khoảng 1,3 triệu NZD nữa. Viện trợ của Niu Di Lân tuy nhỏ nhưng có hiệu quả tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như phát triển nguồn nhân lực, phát triển nông nghiệp và nông thôn và y tế, quản lý nhà nước.

Các hoạt động chủ yếu được tiếp tục triển khai trong khuôn khổ chương trình hợp tác Việt Nam- Niu Di Lân bao gồm đào tạo tiếng Anh dành cho cán bộ Việt Nam, y tế, hỗ trợ hoạt động y tế thông qua Tổ chức sức khỏe Việt Nam- Niu Di Lân, cấp học bổng sau đại học cho cán bộ Việt Nam…. Sau khi dự án nông lâm kết hợp giai đoạn 2 kết thúc, phía Niu Di Lân đã tài trợ thông qua Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để thực hiện dự án Tăng cường chất lượng và sự dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại tỉnh Bình Định. Đây là dự án lớn nhất của Niu Di Lân dành cho Việt Nam từ trước tới nay với quy mô 3 triệu USD, thực hiện trong 3 năm (2003-2006).

V. HỢP TÁC VỚI VCCI

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết


  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại Canterbury tổ chức thành công Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Niu-di-lân nhân chuyển thăm chính thức của Chủ tịch nước VN sang Niu – di- lân năm 2007

  • Ký thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Auckland (ARCC) tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Niu-di-lân vào ngày 23/5/2007 tại Auckland, Niu-di-lân

2. Các vấn đề khó khăn thuận lợi


  • Thuận lợi

Việt Nam và Niu-Di-lân cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹp đó là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Không chỉ trong khuôn khổ song phương, sư hợp tác giữa hai nước còn phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ đa phương, đặc biệt hiện nay cả hai nước đang trong quá trình đàm phán để gia nhập TPP, nếu thành công thì quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước có thể được tăng cường hơn nữa do những cam kết giảm thuế quan giữa các thành viên tham gia TPP.

  • Khó khăn

Thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và XTTM.

Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Niu-di-lân đều phải đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm cao của Niu-di-lân. Mặc dù đã cuối tháng 4/2011 vừa qua, một đoàn chuyên gia của Niu Di Lân đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Vì vậy bước qua năm 2012, trái xoài của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào Niu Di Lân sau khi được xử lý bằng các phương pháp là chiếu xạ và hơi nước nóng. Đây cũng là kinh nghiệm hay để các ngành hàng khác có thể áp dụng để tạo thuận lợi cho mặt hàng xuất khẩu của mình, tránh gặp phải những rào cản về mặt kỹ thuật không đáng có.


VI. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH


1. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI

Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

Tel: +84 4 35742022/ext. 248

Fax: +84 4 35742020/30

Email: phuongnn@vcci.com.vn

2. Đại sứ quán Niu Di Lân tại Việt Nam

63 Ly Thai To Street -Ha Noi - VIET NAM


Tel. 0084 4 3824 1481
Fax.0084 4 3824 1480
E-mail: nzembassy.hanoi@mft.net.nz

3. Tổng lãnh sự quán Niu Di Lân tại TP Hồ Chí Minh

P 804/Tầng 8 Tòa nhà Metropole 235 Đồng Khởi, Quận 1

Tel. 0084 8 38226907
Fax.0084 8 38226905

E-Mail: linh.to@nzte.govt.nz



4. Đại sứ quán Việt Nam tại Niu Di Lân

Level 21 Grand Plimmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace, Wellington

Điện thoại: 00 64 4 473 5912
Fax: 00 64 4 473 5913
Email: embassyvn@clear.net.nz

Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Niu Di Lân, kiêm nghiệm Cộng hòa Figi và Nhà nước Độc lập Samoa: Ông Nguyễn Hồng Cường


VI. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO


  • Hồ sơ thị trường các nước của Cục Xúc tiến Bộ Công Thương: http://www.vietrade.gov.vn/h-s-th-trng.html

  • Trang web các bộ ngành Việt Nam: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – www.mpi.gov.vn , Tổng Cục Hải quan - http://www.customs.gov.vn , Bộ Công Thương - www.moit.gov.vn , Bộ Ngoại giao - www.mofa.gov.vn , Tổng Cục Thống kê - www.gso.gov.vn

  • Bài viết trên các trang web: www.dantri.com.vn ; www.bbc.co.uk ; www.tinkinhte.com

  • Trang web của Central Intelligence Agency (the World FactBook): www.cia.gov






tải về 133 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương