TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


An toàn vệ sinh thực phẩm



tải về 4.81 Mb.
trang21/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   79

An toàn vệ sinh thực phẩm:


Cũng như nhiều loại nông sản thực phẩm khác, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề phải quan tâm hàng đầu đối với rau quả vì lợi ích của người tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ công tác xuất khẩu. Cần hết sức lưu ý là các loại rau quả chủ yếu là ăn sống. Các cơ quan chức năng, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan phải phối hợp chặt chẽ việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vấn đề dư lượng hoá chất đã tác động xấu tới xuất khẩu rau quả.

Nhà nước cũng nên sớm có hiệp định về kiểm dịch thực vật (KDTV)với Trung Quốc để rau quả Việt Nam có thể dễ dàng trong xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nhanh chóng ban hành các qui trình sản xuất trái cây an toàn (GAP), xây dựng qui trình cụ thể để xác nhận trái cây được sản xuất theo GAP. Điều này sẽ hỗ trợ đầu ra, nhất là việc xuất khẩu trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới.

Nói tóm lại, cho đến nay sự phát triển của ngành hàng rau quả mới chủ yếu dựa vào sự khai thác những lợi thế sẵn có của Việt Nam về khí khậu, đất đai, con người. Khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu dựa trên mức giá thấp.

Ngành rau quả Việt Nam là một ngành hàng cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, trong đó có những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, những cũng còn nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình hoặc thấp. Tuy vậy, có thể khẳng định ngành rau quả Việt Nam là một ngành hàng có nhiều tiềm năng phát triển để phục vụ hơn nữa thị trường trong nước và tăng nhanh lượng xuất khẩu.

Xuất khẩu rau quả đang mở ra một cơ hội để có bước phát triển vượt bậc nhờ có sự chuyển hướng sang đa dạng hoá nông sản. Nhu cầu thế giới được dự đoán là sẽ có những bước phát triển thuận lợi. Trong bối cảnh chung đó, để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa và xuất khẩu của mình, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường chính cho Việt Nam. Yếu tố quan trọng ở đây là chất lượng của khâu sản xuất và chế biến của Việt Nam. Phát triển xuất khẩu cần tập trung voà nâng cao chất lượng của nguyên liệu đầu vào và khâu chế biến, cố gắng nâng cao dần giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà kho, cơ sở làm lạnh, xây dựng chiến lược marketing trên một số thị trường lựa chọn trọng điểm.

Như vậy, để thực sự đưa ngành hàng rau quả thành một ngành hàng sản xuất lớn và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 thì chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cả về tiền của và công sức vào khoa học công nghệ, hệ thống hạ tầng phục vụ lưu thông. Chỉ có như vậy, chúng ta mới đủ sức cạnh tranh với những nước xuất khẩu rau quả trong ASEAN trên thị trường Trung Quốc rộng lớn./.


PHỤ LỤC 1 - DANH MỤC LOẠI TRỪ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC





Số TT

Mã HS/Miêu tả mặt hàng

(Việt Nam)



Mã HS/Miêu tả mặt hàng

(Trung Quốc)



 

Gia cầm giống, gồm các loại gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, gà Nhật Bản

Gia cầm giống, gồm các loại gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, gà Nhật Bản

1.

010511900

- Loại không quá 185 g:

- - Gà:

-- - Loại khác



010511900

- Loại không quá 185 g:

- - Gà:

-- - Loại khác



2.

010592900

- Loại khác

- - Gà trọng lượng không quá 2000g:

-- - Loại khác



01059290

- Loại khác

- - Gà trọng lượng không quá 2000g:

-- - Loại khác



3.

010593000

- Loại khác:

- - Gà trọng lượng trên 2000g:

 


01059310

- Loại khác:

- - Gà trọng lượng trên 2000g:

-- - Để làm giống

 

01059390


- Loại khác:

- - Gà trọng lượng trên 2000g:

-- - Loại khác


4.

010599900

- Loại khác:

- - Loại khác:

-- - Loại khác



01059991

- Loại khác:

- - Loại khác:

-- - Loại khác

--- - Vịt

 

01059992



- Loại khác:

- - Loại khác:

-- - Loại khác

--- - Ngỗng

 

01059993


- Loại khác:

- - Loại khác:

-- - Loại khác

--- - Gà Nhật Bản

 

01059994


- Loại khác:

- - Loại khác:

-- - Loại khác

--- - Gà tây



 

0207

Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm



0207

Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm



5.

020711000

- Của gà:

- - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh


020711000

- Của gà:

- - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh


6.

020712000

- Của gà:

- - Chưa chặt mảnh, ướp đông


020712000

- Của gà:

- - Chưa chặt mảnh, ướp đông


7.

020713000

- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh


02071311

- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

-- - Chặt mảnh:

--- - Có xương

 

02071319



- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

-- - Chặt mảnh:

--- - Loại khác

 

02071321


- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

-- - Nội tạng:

--- - Cánh

 

02071329


- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh:

-- - Nội tạng:

--- - Loại khác

 


8.

020714000

- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông


02071411

- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

-- - Đã chặt mảnh:

--- - Có xương

 

02071419



- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

-- - Đã chặt mảnh:

--- - Loại khác

 

02071421


- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

-- - Nội tạng:

--- - Cánh

 

02071429


- Của gà:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp đông:

-- - Nội tạng:

--- - Loại khác

 


9.

020726000

- Của gà tây:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh


020726000

- Của gà tây:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, tươi hoặc ướp lạnh


10.

020727000

- Của gà tây:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp lạnh


020727000

- Của gà tây:

- - Đã chặt mảnh và các bộ phận nội tạng, ướp lạnh


11.

0407

Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hoặc hấp chín hoặc luộc chín



0407

Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hoặc hấp chín hoặc luộc chín



11.

040700100

- Để làm giống



040700100

- Để làm giống



12.

040700900

- Loại khác



04070021

-- - Loại khác, trong vỏ, tươi:

--- - Của gà mái

 

04070022



-- - Loại khác, trong vỏ, tươi:

--- - Của vịt

 

04070023


-- - Loại khác, trong vỏ, tươi:

--- - Của ngỗng

 

04070029


-- - Loại khác, trong vỏ, tươi:

--- - Loại khác

 

04070091


-- - Loại khác

--- - Trứng muối

 

04070092


-- - Loại khác

--- - Trứng ngâm bảo quản bằng lá chanh

 

04070099


-- - Loại khác

--- - Loại khác

 


 

0805

Quả có múi (họ chanh), tươi hoặc khô



0805

Quả có múi (họ chanh), tươi hoặc khô



13.

080530000

- Chanh (Citrus limon, Citrus limonum) và chanh lá cam (chấp) (Citrus aurantifolia)



080530000

- Chanh (Citrus limon, Citrus limonum) và chanh lá cam (chấp) (Citrus aurantifolia)



14.

080540000

- Bưởi


080540000

- Bưởi


15.

080590000

- Loại khác



080590000

- Loại khác




PHẦN D: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trong khuôn khổ ACFTA, toàn bộ các mặt hàng phi nông sản được cam kết theo Hiệp định thương mại hàng hóa với lộ trình cắt giảm thuế bắt đầu từ ngày 1/7/2005 và hoàn thành với thuế suất 0% vào năm 2010 đối với ASEAN6 và Trung Quốc, vào năm 2015 đối với Việt Nam. Với lộ trình loại bỏ hàng rào thuế quan như vậy, việc tham gia vào ACFTA sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhưng cũng đặt ra những thách thức cạnh tranh rất lớn đối với các ngành hàng công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng tương đồng với Trung Quốc sản xuất và thường có trình độ phát triển đi sau Trung Quốc.
Trên cơ sở phân tích các cam kết thương mại hàng hóa của Việt Nam trong ACFTA, bằng phương pháp tổng hợp và khai thác các thông tin cập nhật về thực trạng sản xuất và thương mại trong nước để đánh giá khả năng cạnh tranh của 4 nhóm sản phẩm công nghiệp: sắt thép; xi măng clanke; ôtô và xe máy. Hầu hết những mặt hàng này thuộc Danh mục mặt hàng nhạy cảm của Việt Nam trong ACFTA. Đây là những ngành công nghiệp có tính chiến lược, trọng tâm, được chú trọng đầu tư lớn và phát triển trong những năm gần đây, nhưng đồng thời là mặt hàng công nghiệp có thế mạnh của Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Dựa trên cơ sở phân tích về thực trạng sản xuất và thương mại, chính sách phát triển và cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam, Nghiên cứu đưa ra những đánh giá định tính ban đầu về mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết ACFTA đến thị trường giá cả, sản xuất và khả năng chuyển hướng thương mại của Việt Nam trong tương lai gần, trung hạn và dài hạn đối với các nhóm sản phẩm này rồi từ đó đưa ra một số nhận định và một số khuyến nghị có tính định hướng chính sách vĩ mô và giải pháp thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng công nghiệp trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế khu vực.
Một số yếu tố khác có khả năng tác động đến sự cạnh tranh của các mặt hàng như vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ, vấn đề lợi thế buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, ....được loại bỏ hoặc giả định là không thay đổi.

I. CÁC CAM KẾT CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG ACFTA:


  1. Các cam kết:

Theo tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc năm 2002, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) sẽ được hình thành trong vòng 10 năm. Lộ trình thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN – Trung Quốc được chia làm 2 phần:


Phần 1: Chương trình thu hoạch sớm với lộ trình cắt giảm thuế xuống 0% trong vòng 3 năm đối với ASEAN 6 và Trung Quốc và 5 năm đối với Việt Nam. Các nước bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm từ năm 2004 với phạm vi áp dụng tất cả các mặt hàng nông sản thuộc chương 1 đến chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu. Theo Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi MFN, Chương trình thu hoạch sớm của Việt Nam có tổng số 484 dòng thuế được thực hiện cắt giảm thuế theo đúng cam kết.

Phần 2: Thực hiện lộ trình tự do hóa thương mại đối với hầu hết các mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu theo cam kết cụ thể trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, được ký kết tháng 11/2004 và bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2005. Tóm tắt các cam kết cắt giảm thuế cụ thể như sau:




  • Các mặt hàng thông thường sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình cụ thể sau:


Bảng 2: Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam - Danh mục thông thường


X = Mức thuế MFN (2003)

Mức thuế suất ưu đãi FTA

(Áp dụng từ 1/1 đến 31/12, riêng năm 2005 từ ngày 1/7)

2005*

2006

2007

2008

2009

2011

2013

2015

X > 60%

60

50

40

30

25

15

10

0

45% < X < 60%

40

35

35

30

25

15

10

0

35% < X < 45%

35

30

30

25

20

15

5

0

30% < X < 35%

30

25

25

20

17

10

5

0

25% < X < 30%

25

20

20

15

15

10

5

0

20% < X < 25%

20

20

15

15

15

10

0-5

0

15% < X < 20%

15

15

10

10

10

5

0-5

0

10% < X < 15%

10

10

10

10

8

5

0-5

0

7% < X < 10%

7

7

7

7

5

5

0-5

0

5% < X < 7%

5

5

5

5

5

5

0-5

0

X < 5%

Không thay đổi

0




  • Các mặt hàng nhạy cảm: sẽ không có lộ trình cắt giảm thuế hàng năm, thay vì việc cam kết cắt giảm đến mức thuế suất cuối cùng tại một số thời điểm. Kết quả cam kết cuối cùng của Việt Nam trong ACFTA đối với các mặt hàng nhạy cảm gồm:




    • Các mặt hàng nhạy cảm thường cắt giảm xuống 20% vào năm 2015 và tiếp tục cắt xuống 0-5% vào năm 2020




    • Các mặt hàng nhạy cảm cao sẽ cắt giảm xuống không quá 50% vào năm 2018. Không điều chỉnh tăng mức thuế suất MFN.


2. Một số nhận định về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam:
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tập trung ở các nhóm mặt hàng nông sản, thủy sản và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng, trong khi các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là rất đa dạng, trong đó tập trung ở các mặt hàng xe máy, vải, các máy móc thiết bị công nghiệp và máy nông nghiệp, sản phẩm sứ, sắt thép, phân bón, xăng dầu, các linh kiện điện tử và một số mặt hàng nông sản như hoa quả tươi.
Xét về cơ cấu thương mại, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc và có xu hướng tăng do tốc độ tăng giá trị nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ nhập siêu bình quân tăng trên 30% so với tổng kim ngạch nhập khẩu trong các năm 2001 - 2003 và tăng 43% trong năm 2003 trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng không đáng kể và duy trì ở mức 9%/năm. Điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận thị trường (cạnh tranh lớn) của hàng hoá Trung Quốc ở thị trường Việt Nam ngày càng tăng với tốc độ cao, ngay khi chưa thực hiện ACFTA.
Theo số liệu thống kê và xem xét cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, các chuyên gia đánh giá rằng việc thực hiện mở cửa thị trường thương mại hàng hóa của Việt Nam trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc sẽ là một thách thức lớn về cạnh tranh giá cả ở ngay thị trường nội địa đối với nhiều ngành hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên nếu Việt Nam có những chính sách khuyến khích đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cơ lợi thế, như nhóm mặt hàng nông sản và thủy sản, thì Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hẹp mức thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc.
Việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc với lộ trình cắt giảm thuế quan trong 10 năm để đạt mục tiêu tự do hoá thương mại vào năm 2015 đặt ra rất nhiều thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Một số nhận định về lợi ích và thuận lợi, một số khó khăn chính của Việt Nam khi tham gia thực hiện cam kết ACFTA như sau:
2.1. Lợi ích và thuận lợi:
2.1.1. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng xét trên cả phương diện sản xuất và tiêu dùng. Việc Trung Quốc mở cửa thị trường với thuế suất 0% vào 2010 trong khuôn khổ ACFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông sản, lâm thuỷ sản. Điều này sẽ giúp Việt Nam ổn định và tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho gần 80% dân số Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.2. Trung Quốc có thế mạnh lớn trong các ngành công nghệ sinh học, công nghệ điện tử và kỹ thuật cao. Các hoạt động hợp tác kinh tế theo thỏa thuận của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với các ngành nghệ cao để ứng dụng và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Về phía Việt Nam, ACFTA cũng tạo ra một thị trường đáng kể cho một số mặt hàng công nghiệp, nhất là các máy móc nhỏ phục vụ nông nghiệp của Trung Quốc.
2.1.3. Quá trình đàm phán và cam kết trong lĩnh vực đầu tư cùng với quá trình tự do thương mại hàng hóa của AC FTA có thể thúc đẩy thu hút đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đặc biệt là thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (đồng, niken, than, gang, bôxit, dầu, năng lượng) và công nghiệp hoá chất (nhựa, cao su, chất tẩy rửa) nhằm tạo nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc.
2.2. Khó khăn và thách thức:


      1. Sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp nhẹ của Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với hàng hoá của Việt Nam. Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của sản phẩm Trung Quốc đứng thứ 44 năm 2003 trong khi Việt Nam đứng thứ 60. Hàng hoá của Trung Quốc đẹp về mẫu mã, phong phú về chủng loại, nắm bắt tốt nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và đặc biệt là khả năng cạnh tranh về giá rất mạnh. Việc thành lập ACFTA sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà.




      1. Những ngành công nghiệp mũi nhọn Việt Nam đang đầu tư phát triển như thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, ô tô, xe máy cũng chịu tác động không nhỏ từ việc hình thành ACFTA. Đây là những ngành mà Trung Quốc đã và đang phát triển mạnh với năng lực cạnh tranh cao.




      1. Một loạt ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như dệt may, da giầy, lắp ráp điện tử, công nghiệp chế biến nông sản sẽ bị tác động lớn vì đây cũng là những ngành Trung Quốc có lợi thế xuất khẩu và có năng lực cạnh tranh cao. Nếu không có bước tiến mới thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường của Trung Quốc.


tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương