TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Tác động của Chương trình thu hoạch sớm



tải về 4.81 Mb.
trang18/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   79

3. Tác động của Chương trình thu hoạch sớm:


Để có thể đánh giá cụ thể và tương đối chính xác tác động của Chương trình thu hoạch sớm đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc, đòi hỏi phải có mô hình toán để lượng hoá các tác động đối với các mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam. Mô hình này đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu chi tiết về cung cầu, giá thành sản xuất cũng như các chi phí khác như phí vận chuyển của Việt Nam, Thái Lan, Philippines và một số nước ASEAN khác. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, việc lượng hoá tác động qua mô hình toán không được áp dụng; do vậy, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra một số đánh giá chung về những tác động đã xảy ra của Chương trình Thu hoạch sớm đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc cũng như một số phân tích mang tính định tính về những tác động có thể xảy ra trong những năm tới đây.

Theo các nguồn tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc, sau khi Trung - Thái thực hiện thoả thuận theo Chương trình thu hoạch sớm, cho nhau hưởng mức thuế nhập khẩu rau quả bằng 0, tình hình mậu dịch giữa hai nước đã có những chuyển biến tích cực. Mậu dịch xuất nhập khẩu rau quả giữa hai nước Trung Thái đã tăng nhanh, thúc đẩy mậu dịch song biên giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời tạo cơ hội làm ăn mới cho doanh nghiệp hai nước.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong quý I năm 2004, kim ngạch mậu dịch về rau quả giữa hai nước Trung - Thái đã đạt 114 triệu USD, trong đó Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan 13,891 triệu USD (trái cây 8,574 triệu USD, tăng trưởng 87,84% so với cùng kỳ năm trước, rau xanh đạt 5,317 triệu USD, tăng trưởng 34,54%), chủ yếu gồm táo, lê, bạch quả, hạt dẻ, hành tây, củ cải, nấm… Trung Quốc nhập khẩu của Thái Lan 99,632 triệu USD (trong đó trái cây 30,22 triệu USD, tăng 143,43%; rau đạt 69,412 triệu USD, tăng 150,02%) chủ yếu gồm các loại lựu, chôm chôm, long nhãn, chuối tiêu, sắn lát khô, và tinh bột sắn….

Trong nửa đầu năm 2004, Trung Quốc đã nhập khẩu rau quả từ các nước ASEAN với kim ngạch lên tới 330 triệu USD, với mức tăng trưởng 38,7% so với cùng kỳ năm 2003. Trong cùng kỳ, Trung Quốc xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN với tổng giá trị đạt 270 triệu USD, tăng 34%. Xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang Trung Quốc đã tăng hơn 30% và đạt tới 210 triệu USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ khối ASEAN vào thị trường Trung Quốc trong cùng kỳ.

Theo Chính phủ Thái Lan, trong vòng 15 tháng kể từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 12 năm 2004, Thái Lan đã xuất khẩu lượng rau quả trị giá 18 tỷ baht (hay 461 triệu USD) sang Trung Quốc trong khuôn khổ chương trình thu hoạch sớm, bình quân đạt 38,4 triệu USD/tháng. Theo Bộ Thương mại Thái Lan, thì mức tăng mạnh mẽ này là kết quả của việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm giữa Thái Lan và Trung Quốc.

Sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng giữa hai nước đã có tác động đáng kể đến thị trường rau quả tại Trung Quốc cũng như Thái Lan, đặc biệt là tác động về giá. Theo báo China Daily số ngày 9/8/2004, giá một số quả nhiệt đới của Thái Lan trên thị trường Bắc Kinh đã giảm tới 50% so với năm 2003. Cũng tương tự, giá táo và lê của Trung Quốc bán tại thị trường Thái Lan cũng giảm mạnh khoảng từ 40-50%.

Bên cạnh đó, theo các quan chức của Trung Quốc thì việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm cũng góp phần làm giảm và dẫn tới loại bỏ hoàn toàn hiện tượng buôn lậu rau quả tại biên giới Trung Quốc - với các nước ASEAN. Với mức thuế nhập khẩu bằng 0% thì việc buôn lậu rau quả sẽ bị ngưng hoàn toàn.

Về phần mình, bắt đầu từ tháng 10/2003, các sản phẩm rau quả thuộc Chương 7 và 8 của Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% khi xuất khẩu vào thị trường Thái Lan, so với mức thuế hiện hành là từ 30-40% đối với hầu hết sản phẩm tương tự của các nước khác vào Thái Lan, trừ mức 10% áp dụng đối với táo. Qua đó, Trung Quốc hoàn toàn có thể tận dụng khả năng dành lợi thế về giá vì mức chênh lệch thuế là tương đối cao. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính, do sự bất lợi về giá, xuất khẩu quả của Mỹ sang Thái Lan có thể giảm 15-20% kể từ năm 2006, cụ thể là giảm từ mức 18,1 triệu USD vào năm 2003 xuống còn 15 triệu USD vào năm 2006. Do đó, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng chiếm ưu thế tại thị trường Thái Lan đối với sản phẩm quả ôn đới, cụ thể là táo, lê, nho/nho khô, mận, v.v.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ Hiệp định khung về ACFTA đã và đang tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu rau quả và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng này của Việt Nam. Tác động của việc thực hiện Chương trình thu hoạch sớm phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của ngành hàng rau quả của Việt Nam so sánh với các nước thành viên khác trong khu vực và được trình bày trên đây, cụ thể đối với hai nước Thái Lan và Philippines. Có thể nói ngay trong năm 2004, Thái Lan đã dành được những lợi thế rất đáng kể nhờ sớm nhanh chóng thực hiện cắt giảm thuế song phương với Trung Quốc. Do vậy, những lợi thế từ ưu đãi thuế quan trước đây của Việt Nam trong trao đổi mậu biên đã không còn. Thậm chí, do Trung Quốc bỏ ưu đãi thuế đối với mậu biên tại Quảng Tây thì rau quả của Việt Nam khi đi nhập khẩu qua tỉnh này sẽ phải chịu mức thuế cao hơn đáng kể so với rau quả của Thái Lan. Như vậy, ưu thế còn lại của Việt Nam chỉ là quãng đường vận chuyển ngắn hơn và do đó chi phí vận chuyển có thể thấp hơn. Trong khi đó, các yếu tố khác như chất lượng, mẫu mã ngày càng đó vai trò quá trình khi Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO.
Trước những thực tế này, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm rất mạnh từ mức 67,1 triệu USD năm 2003 xuống còn 24,9 triệu USD trong năm 2004. Trong khi đó, xuất khẩu rau quả chung của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể sau khi liên tục giảm trong giai đoạn 2002-2003, cụ thể kim ngạch xuất khẩu tăng từ 151.5 triệu USD năm 2003 lên 187 triệu trong năm 2004 với mức tăng 28,7%, hay trên 30 triệu USD. Do kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các nước đều tăng, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh xuống còn 13,3%, mức thấp nhất trong một thấp kỷ qua. Điều lý giải cơ bản chỉ có thể là do tác động của Chương trình thu hoạch sớm giữa Thái Lan và Trung Quốc, vì cũng trong cùng kỳ năm 2004, xuất khẩu rau quả của Thái Lan vào Trung Quốc đã tăng mạnh (hơn 30%). Với tốc độ tăng đó, Thái Lan đã chiếm tới 2/3 xuất khẩu rau quả của khối ASEAN vào Trung Quốc. Năm 2004, Việt Nam xuất được 24 triệu USD (chỉ bằng 36% năm 2003) thì Thái Lan xuất được 445 triệu USD (tăng 91% so với năm 2003), chiếm 41% thị phần nhập khẩu rau quả Trung Quốc.

Kể từ tháng 10 năm 2003, Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thoả thụân song phương để giảm thuế rau quả xuống 0%. Trong khi đó, mức thuế rau quả Việt Nam phải chịu thấp nhất là 12% và cao nhất là 24,5% khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Với chênh lệch này, khó một lợi thế nào về chi phí vận chuyển có thể bù đắp nổi. Theo một số chuyên gia thương mại của Trung Quốc, một số sản phẩm rau quả của Thái Lan trước đây chuyển qua Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc nhằm hưởng những ưu đãi về thuế đối với mậu biên. Tuy nhiên, từ đầu năm 2004, sản phẩm Thái Lan không qua Việt Nam nữa mà xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.20

Đồng thời cũng trong những năm qua, sản phẩm rau quả của Việt Nam phải đứng trước thách thức về chất lượng và tiêu chuẩn hoá. Từ sau khi Trung Quốc vào WTO, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã có chiều hướng giảm dần. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là Trung Quốc căn cứ vào quy tắc của WTO đã ban bố nhiều quy định mới về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, trong khi rau quả của Việt Nam về thương hiệu, chất lượng và quy phạm còn cần phải nâng cao nhiều.

Như vậy, tác động của Chương trình thu hoạch sớm đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào một số kịch bản khác nhau:



  • Trong kịch bản như hiện nay, khi Thái Lan và Trung Quốc đã thoả thuận cắt giảm thuế xuống còn 0% thì tác động đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam là bất lợi như số liệu xuất khẩu trong hai năm qua cho thấy. Trước đây, Việt Nam có lợi thế cả về chi phí vận chuyển và mức thuế thấp khi xuất khẩu vào Trung Quốc thông qua thương mại biên mậu. Tuy nhiên, khi mức thuế đối với rau quả của Thái Lan đã được giảm mạnh thì lợi thế về thuế của Việt Nam là không còn. Hơn nữa, hiện nay rau quả Việt Nam xuất khẩu qua tỉnh Quảng Tây còn phải chịu thuế cao hơn nhiều so với rau quả của Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong kịch bản này, tác động chung là bất lợi đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc.

  • Trong kịch bản nếu Việt Nam đẩy nhanh việc thực hiện cắt giảm thuế đối với sản phẩm rau quả chưa chế biến thì điều kiện thâm nhập vào thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn khi thuế suất thấp. Hơn thế nữa, mức thuế thấp sẽ được duy trì ổn định (không như trước đây là phụ thuộc vào chính sách ưu đãi của Trung Quốc đối với thương mại biên mậu nên có thể thay đổi và gây ra những biến động bất lợi đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam). Trong trường hợp này, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể gia tăng trở lại, đặc biệt là thông qua con đường chính ngạch. Hơn nữa, so với các nước ASEAN khác, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn về chi phí vận chuyển khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc. Như vậy, trong kịch bản này, tác động của Chương trình thu hoạch sớm đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ là tích cực vì sản phẩm của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất thấp và ổn định.





tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương