TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Thương mại rau quả giữa Trung Quốc và các nước ASEAN khác



tải về 4.81 Mb.
trang16/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   79

Thương mại rau quả giữa Trung Quốc và các nước ASEAN khác:


Xuất khẩu rau quả của Trung Quốc tăng trưởng rất mạnh từ 2 tỷ USD năm 1992 lên mức 3,7 tỷ USD năm 2001. Trong đó, các sản phẩm chế biến (gồm nước ép) chiếm khoảng 2/3 giá trị xuất khẩu rau quả của Trung Quốc. Rau tươi như nấm, tỏi, hành và củ cải chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Trung Quốc. Phần còn lại là đậu lăng/đậu Hà Lan (chiếm 8%), quả tươi (6%) và các loại hạt (4%). 16 Thị trường xuất khẩu rau tươi của Trung Quốc (HS chương 07 và 08) là châu Á với trên 80%, trong đó Nhật Bản chiếm một nửa khối lượng xuất khẩu rau quả tươi của Trung Quốc, sau đó đến Hong Kong và các nước ASEAN.

Trung Quốc là những xuất khẩu lớn thứ 2 trên giới về rau (chỉ sau Mexico). Kim ngạch xuất khẩu rau của Trung Quốc liên tục tăng ổn định trong những năm qua từ mức 1,52 tỷ năm 1999 lên tới 2,18 tỷ năm 2003. Trong đó, lượng xuất khẩu rau tươi gần 913 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu rau hàng đầu của Trung Quốc bao gồm tỏi, nấm, hành/hẹ.

Trung Quốc là những xuất khẩu lớn nhất thế giới về tỏi (HS070320) với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2002 và 2003 lên tới 350 triệu USD, và đạt 419 triệu USD vào năm 2004, chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu tỏi hàng năm của toàn thế giới. Trong khi đó, các nước thuộc ASEAN là những nước nhập khẩu tỏi hàng đầu trên thế giới. Trong đó, Indonesia là nước nhập khẩu tỏi lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm dao động trong khoảng 45-50 triệu USD. Malaysia là nước nhập khẩu tỏi đứng thứ 5 trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 20-25 triệu USD. Thái Lan và Singapore cũng là những nước nhập khẩu tỏi đáng kể với lượng nhập khẩu đạt 4-5 triệu USD hàng năm.
Bảng 8 - Thị trường xuất khẩu rau quả chưa chế biến của Trung Quốc


Mặt hàng

Thị trường chính

Quả

 

Táo

Nga, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan

Quýt

Philippines, Malaysia, Canada, Indonesia



Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan

Rau

 

Nấm

Nhật Bản

Tỏi

Indonesia, Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia

Hành

Nhật Bản, Nga, Malaysia

Củ cải, củ cải đường

Nhật Bản, Hàn Quốc

Trung Quốc là nước xuất khẩu hành/hẹ (HS070310) đứng thứ 4 trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định trong giai đoạn 1999-2002 và tăng mạnh trong năm 2003. Nếu năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hành/hẹ của Trung Quốc chỉ đạt 43 triệu USD thì năm 2003 đã lên tới 85 triệu USD. Trong khi đó, các nước thuộc ASEAN cũng là những nước nhập khẩu hành/hẹ lớn trên thế giới. Malaysia là nước nhập khẩu thứ 6 trên thế giới về hành/hẹ với kim ngạch nhập khẩu hàng năm dao động trong khoảng 60-68 triệu USD. Indonesia và Singapore cũng là những nước nhập khẩu hành/hẹ với kim ngạch đáng kể, hàng năm đạt khoảng 10-17 triệu USD.

Như vậy có thể thấy được trong các mặt hàng rau xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc thì Indonesia là thị trường tiêu thụ số 1 đối với tỏi, Malaysia là 1 trong ba thị trường tiêu thụ hàng đầu đối với hành của Trung Quốc. Các nước Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines đều là những nước nhập siêu về rau. Đặc biệt, Malaysia và Singapore thuộc nhóm 10 thị trường nhập khẩu rau hàng đầu trên thế giới. Hàng năm, Indonesia cũng nhập khẩu khoảng gần 100 triệu USD.

Trung Quốc là nước đứng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu quả với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm qua, từ 434 triệu năm 2001 lên đến 555 triệu năm 2002 và đạt 751 triệu USD năm 2003. Trong xuất khẩu quả của Trung Quốc thì táo tươi (HS 080810) là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu với với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 149 triệu USD năm 2002, tăng mạnh lên 210 triệu năm 2003 và đạt 274 triệu USD năm 2004.

Thị trường xuất khẩu quả tươi của Trung Quốc lớn nhất là các nước ASEAN, Nga và Hong Kong. Trong ba mặt hàng quả xuất khẩu chủ lực là táo, quýt và lê của Trung Quốc thì ngoại trừ có Nga đối với táo và Canada đối với quýt còn lại các thị trường tiêu thụ lớn nhất của Trung Quốc đều là các nước ASEAN. Đơn cử, táo của Trung Quốc đã cạnh tranh rất mạnh với táo Mỹ tại những thị trường xuất khẩu chính của Mỹ như Hong Kong, Philippines và Thái Lan. Chi phí vận chuyển táo từ Trung Quốc sang Philippines thấp hơn khoảng 15% so với chi phí vận chuyển từ Mỹ sang thị trường này.

Đối với nhập khẩu rau quả của Trung Quốc, số liệu thống kê cũng cho thấy các nước ASEAN là một trong những nguồn cung cấp rau quả chưa chế biến chủ yếu của Trung Quốc, đặc biệt đối với quả nhiệt đới như dứa, chuối, xoài. Về nhập khẩu rau quả chưa qua chế biến, các nguồn nhập khẩu chính của Trung Quốc là Philippines, Thái Lan, Nam Mỹ, Mỹ, Việt Nam, Indonesia.
Bảng 9 - Nguồn nhập khẩu rau quả chưa chế biến của Trung Quốc


Mặt hàng

Các nước xuất khẩu chính

Quả tươi

 

Chuối

Philippines, Ecuador, Colombia

Nho

Mỹ, Chilê

Cam

Mỹ, New Zealand

Táo

Mỹ, New Zealand, Chi Lê

Rau, củ

 

Sắn

Thái Lan, Việt Nam

Cần tây

Mỹ

Đậu các loại

New Zealand

Nấm

Hàn Quốc

Đậu đen, đậu xanh

Thái Lan, Myanmar, Việt Nam

Thái Lan là nước xuất khẩu rau đứng thứ 8 trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trong khoảng 300-400 triệu USD. Xuất khẩu rau của Thái Lan đạt mức kỷ lục năm 1999 với kim ngạch lên tới 445 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu rau của Thái Lan giảm mạnh trong năm 2000 xuống còn 303 triệu USD và có dấu hiệu phục hồi trong những năm gần đây. Năm 2003, Thái Lan xuất khẩu 399 triệu USD về rau. Có thể nhận thấy, trong các nước ASEAN, thì chỉ có duy nhất Thái Lan là nước xuất siêu về rau với lượng xuất siêu hàng năm đạt trên 300 triệu USD.

Trong 4 nước ASEAN (Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia) thì chỉ có Philippines và Thái Lan là hai nước xuất siêu về quả. Trong đó, lượng xuất siêu hàng năm của Philippines đạt 450-500 triệu USD, trong khi lượng xuất siêu về quả của Thái Lan chỉ đạt 140-170 triệu USD hàng năm. Các nước Indonesia và Malaysia là những nước nhập siêu, lượng nhập siêu của Indonesia là khoảng 150-170 triệu USD, trong khi lượng nhập siêu của Malaysia khoảng 20 triệu USD.

Philippines là những xuất khẩu chuối đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Colombia). Kim ngạch xuất khẩu chuối tương đối ổn định trong 5 năm 1999-2003, và đạt khoảng 307 triệu USD vào năm 2003. Philippines là những xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới (sau Mexico và Brazil) về xoài và ổi với kim ngạch hàng năm đạt khoảng 35-45 triệu USD. Trong số các nước ASEAN thì Philippines là những xuất khẩu quả số 1 (đứng thứ 10 trên thế giới về xuất khẩu quả) với kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể trong 3 năm 2001-2003. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu quả của Philippines là 431 triệu USD thì năm 2002 là 473 triệu và năm 2003 lên tới 518 triệu USD.
Thái Lan cũng là một nước đáng kể về xuất khẩu xoài/ổi với kim ngạch đạt khoảng trên 10 triệu USD. Thái Lan cũng là một nước xuất khẩu quả đáng kể với kim ngạch đạt khoảng 200-230 triệu USD hàng năm. Tuy nhiên, hàng năm Thái Lan cũng nhập khẩu một lượng đáng kể quả. Kim ngạch nhập khẩu quả của Thái Lan tăng mạnh từ 60 triệu USD trong những năm 2000-2002 lên tới 104 triệu USD vào năm 2003.

Có thể nhận thấy Trung Quốc và các nước ASEAN là bổ sung lẫn nhau về thương mại đối với rau và quả. Các nước ASEAN xuất khẩu rau quả nhiệt đới sang Trung Quốc (ví dụ như xoài, chuối, ổi, sắn, rau nhiệt đới …) và nhập khẩu những sản phẩm rau quả ôn đới (hành, tỏi, táo, lê, rau ôn đới,…) Như vậy, có thể nhận thấy chương trình thu hoạch sớm được coi là mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Trong những năm vừa qua, Thái Lan đã vượt Philippines để trở thành nước xuất khẩu rau quả chưa chế biến lớn nhất sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng chuối nhập khẩu, Philippines là nguồn cung cấp lớn nhất, sau đó là Ecuador, một số nước thuộc ASEAN (Indonesia, Việt Nam, Thái Lan) và một số nước Nam Mỹ khác (Colombia và Costa Rica).

Thái Lan là nước xuất khẩu bưởi lớn nhất sang thị trường Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, lượng bưởi xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc đạt khoảng 2300-2400 tấn, chiếm 2/3 tổng khối lượng nhập khẩu bưởi của Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Thái Lan cung cấp khoảng gần 80% lượng nhập khẩu rau tươi của Trung Quốc.

Bên cạnh quả, Trung Quốc cũng là một nước nhập khẩu khá lớn về sắn, chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam và một số loại rau từ Việt Nam và Indonesia.

Trong số các nước ASEAN thì trao đổi thương mại giữa Thái Lan với Trung Quốc là lớn nhất. Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy trong năm 2002, Trung Quốc xuất khẩu 8,47 triệu USD rau và 13,72 triệu quả sang Thái Lan, chiếm 0,29% và 0,46% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Thái Lan. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ Thái Lan là 114 triệu USD đối với rau và 70,55 triệu đối với quả trong năm 2002, chiếm 20,4% và 1,26% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2002 đối với táo của Thái Lan từ Trung Quốc là 19,5 triệu USD, đối với lê/quả mộc là 3,2 triệu, đậu các loại xấp xỉ 800 ngàn USD. Trong năm 2002 và 2003, sản phẩm quả có từ nguồn gốc của Trung Quốc đã chiếm hơn 1/3 tổng lượng nhập khẩu quả của Thái Lan.





tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương