TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang13/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   79

Sản xuất rau quả:


Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o với mùa đông lạnh ở phía Bắc và nhất là các tỉnh miền núi. Do các đặc điểm đó, Việt Nam có các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây rau quả thuộc các dạng, từ quả ôn đới như mận, đào, đến quả cận nhiệt đới như vải thiều, hay quả nhiệt đới như măng cụt, sầu riêng, và các loại rau vụ đông như dưa chuột, cà chua, khoai tây.

Hầu hết các loại cây ăn quả được trồng hoặc xung quanh nhà với một vài cây hoặc tại các vườn cây ăn quả tập trung với qui mô nhỏ từ 0,5 ha đến 2 ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của nhà nước đã hình thành và phát triển nhiều vườn cây ăn quả có diện tích rất lớn đến vài chục ha, nhất là ở trung du - miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ. So với các cây ăn quả, thì rau chủ yếu được trồng tại vườn nhà hoặc các vườn tập trung có qui mô nhỏ hơn nhiều chỉ từ vài trăm m2 đến dưới 1 ha.



Hình 18

Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh. Tính đến năm 2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt xấp xỉ 606 ngàn ha (chưa kể diện tích trồng một số loại củ như sắn, khoai lang). Đối với rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và xúp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong giai đoạn 2001 - 2004, tổng sản lượng rau đậu các loại đã tăng tương đối ổn định từ 6,8 triệu tấn lên đạt 8,9 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng 0,7 triệu tấn.

Tính đến năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt 747,8 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích khoảng 253 ngàn ha, chiếm hơn 35% diện tích cây ăn quả của cả nước.

Bảng 6. Sản l­ượng rau và một số cây ăn quả chính, 2001-2004 (ngàn tấn)9


 

2001

2002

2003

2004

Quả có múi

451.5

435.4

497.3

538

Dứa

318.9

373.8

383.2

422.3

Chuối

1080.4

1097.7

1281.8

1353.8

Xoài

180.6

230.8

264

314.2

Nhãn

670.4

647.4

569.7

585.9

Rau các loại

6,777

7,485

8,183

8,877

Trong các loại cây ăn quả của Việt Nam thì có 5 nhóm cây ăn quả chính, chiếm hơn 73% tổng diện tích trồng cây ăn quả của các nước, cụ thể là vải/chôm chôm, nhãn, chuối, xoài, quả có múi và dứa. Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam, nhãn thì trồng cả miền Nam và miền Bắc. ĐBSCL chiếm khoảng 2/3 sản lượng cây có múi, dứa và xoài. Sản xuất chuối phân tán hơn, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, Đông nam Bộ và ĐBSH.

Hình 2



Đến nay, Việt Nam đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tập trung:



  • Vải-nhãn-chôm chôm được tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và vùng Đông Bắc.

  • Chuối được trồng rải rác ở tất cả các nơi trên toàn quốc.

  • Cây có múi được trồng chủ yếu ở ĐBSCL

  • Dứa cũng được trồng tập trung tại ĐBSCL

  • Xoài được trồng chủ yếu ở ĐBSCL.10

Số liệu thống kê cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trồng cây ăn quả lớn nhất của Việt Nam. Duy nhất, chỉ có vải là tập trung trồng ở đồng bằng Sông Hồng và Đông Bắc.


2. Xuất khẩu rau quả:
Diễn biến xuất khẩu rau quả tươi và chế biến của Việt Nam trong 7 năm qua (1998-2004) là tương đối phức tạp và có nhiều dấu hiệu bất ổn định. Cụ thể trong giai đoạn 1998-2001, xuất khẩu rau quả đã tăng với tốc độ rất nhanh, nhưng sau đó lại có chiều hướng giảm liên tục trong hai năm 2002-2003 và chỉ có dấu hiệu phục hồi đôi chút trong năm 2004. (xem hình 3)


Kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chế biến tăng từ 52.6 triệu USD năm 1998 đến trên 344.3 triệu USD năm 2001 với tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 87%/năm. Sự tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó chịu tác động mạnh của (i) chính sách mở rộng phát triển thương mại, (ii) sự tham gia của các thành phần, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và các tư thương, trong hoạt động xuất khẩu, (iii) các nhà nhà xuất khẩu (tư nhân hoặc nhà nước) tăng cường khả năng xác định thị trường mới và đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm của các thị trường này, (iv) do tác động của các chính sách vĩ mô như chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi và (v ) cuối cùng là do sự tăng lên trong nhu cầu nhập khẩu tiêu thụ của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Trong năm 2001, giá trị ngoại tệ thu được từ xuất khẩu rau quả chỉ đứng thứ tư trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính sau gạo, cà phê, và lâm sản. Kim ngạch xuất khẩu rau quả chiếm trên 12% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm vừa qua. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan 20,9%, Trung Quốc 22,8%, Philipin 39,6%.11

Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả năm 2002 lại có chiều hướng giảm xuống. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2002 chỉ đạt khoảng 221.2 triệu USD, tiếp tục giảm trong năm 2003 xuống 151 triệu USD và chỉ phục hồi đôi chút trong năm 2004 với mức kim ngạch đạt 178,8 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu giảm xút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các loại quả tươi. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong mục 2 của Phần III về thương mại rau quả giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Hình 4-Các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam, 2002



Các mặt hàng rau quả của nước ta hiện nay đã có mặt ở gần 50 nước, trong đó chủ yếu là thị trường châu Á, Tây Bắc Âu và Mỹ. Tuy nhiên, số thị trường ta có kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 triệu USD trở lên còn ít chỉ có 4 thị trường gồm Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Số liệu thống kê gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm hơn một nửa (52%) xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật, mỗi thị trường chiếm từ 5-8% xuất khẩu của Việt Nam. Các nước khác chiếm dưới một phần tư (1/4) xuất khẩu của Việt Nam (xem hinh 4).

Một đặc điểm tương đối rõ ràng về sự phân đoạn thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam theo mức độ chế biến, giữa rau quả tươi/khô và rau quả chế biến. Thông thường, rau quả tươi/khô/bảo quản chiếm khoảng 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm của Việt Nam, phần còn lại là rau quả đã qua chế biến (thuộc Chương 20 của Biểu thuế HS). Trung Quốc thông thường chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu rau quả chưa chế biến của Việt Nam, phần còn lại được xuất khẩu sang các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và ASEAN. Trong khi đó, đa số rau quả chế biến của Việt Nam (đặc biệt là dứa hộp) lại được xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương