TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Tổng quan kinh tế và thương mại của Trung Quốc



tải về 4.81 Mb.
trang9/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   79

1. Tổng quan kinh tế và thương mại của Trung Quốc:

1.1. Kinh tế:

Nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, bình quân 10,1% trong suốt thập kỷ 90. Đến năm 2004, Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng cao (nóng), ở mức 9,5%. Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc với giá rẻ và phù hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân.


Sự tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc đã tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào cho xuất khẩu, với chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn.
Chính mức tăng trưởng GPD cao và được duy trì liên tục trong nhiều năm đã làm tăng sản lượng từ 300 tỷ đôla năm 1980 lên hơn 1,6 ngàn tỷ đôla năm 2004. Cuối năm 2004, Trung Quốc đứng thứ bảy trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu so sánh theo tổng sản lượng, xếp sau Italia và trước Canada. Nếu sử dụng tỷ giá theo sức mua thì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Mặc dù những thành tựu về kinh tế của Trung Quốc rất ấn tượng và nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế, quốc gia này vẫn đối mặt với nhiều thách thức to lớn như là giải quyết các vấn đề nội tại mang tính dài hạn và chỉ ra các rủi ro ngắn hạn liên quan đến sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Năm 2004, mức tăng trưởng GPD của Trung Quốc đạt 9.5% nhưng quan trọng hơn, Trung Quốc là quốc gia có khả năng duy trì tăng trưởng mạnh trong một khoảng thời gian dài. Theo tiêu chí này, những thành tựu về kinh tế của Trung Quốc là rất đáng chú ý. Từ năm 1980, mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là trên 9% và đây là mức tăng cao và bền vững trong một thời gian dài mà không dễ gặp ở một quốc gia nào khác trên thế giới.



Bảng 1: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc 1980-2004

    1. Thương mại:

Thương mại là yếu tố lớn nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Cải cách kinh tế thị trường đã làm mở rộng quy mô thương mại cũng như làm thay đổi cơ cấu hàng hoá. Cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp. Sự tăng nhanh trong xuất khẩu của Trung Quốc từ sau cải cách là do các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn lực lao động. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc bao gồm máy móc, công nghệ cũng như các nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất để xuất khẩu.


Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trở thành thành viên chính thức năm 2001, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc với sự đối xử công bằng ở tất cả thị trường các nước thành viên, hàng rào thuế quan ngày càng thấp.


Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc 1983-2004 (nguồn: Hải quan Trung Quốc)
    1. Thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN:

Thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt ấn tượng từ khi Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN được ký vào năm 2002. Năm 2003, giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Trung Quốc đạt 47.3 tỷ đôla và ngược lại giá trị nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào ASEAN đạt 30.9 tỷ đôla. Con số này lần lượt tăng 51.7% và 31.2% so với năm 2002.


Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký ASEAN, năm 2004 quan hệ thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 65,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 47% so với năm 2003, và tăng 67% so với năm 2000.
Sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ngày càng đến gần và có tính hiện thực hơn (hầu hết các mặt hàng CEPT sẽ có thuế suất 0-5% vào năm 2003 đối với ASEAN6, và 2006 đối với Việt Nam) đã tạo ra khả năng tốt hơn và thúc đẩy vị thế của ASEAN trong việc mở rộng đối tác thương mại và đầu tư tiềm tàng, trong đó có Trung Quốc nhằm duy trì sự phát triển ổn định trong khu vực.
Việc thực hiện hiệp định ACFTA bắt đầu vào tháng 1 năm 2005 đã tạo đà thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN mạnh hơn nữa. Sáu tháng đầu năm 2005, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 25% và đạt kim ngạch gần 60 tỷ đôla. Việc cắt giảm thuế quan giữa Trung Quốc và ASEAN có hiệu lực vào tháng 7 năm 2005 hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thương mại hai chiều. Trung Quốc và ASEAN cam kết cắt giảm tất cả các dòng thuế cho 6 nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước còn lại thuộc ASEAN. Hiện tại ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc, riêng năm 2004, Trung Quốc đã đầu tư 226 triệu đôla vào ASEAN. Mục tiêu của hai bên khi thiết lập khu vực tự do hóa thương là kim ngạch thương mại vào năm 2005 phải đạt 100 tỷ đôla, một mục tiêu mà vào năm 2004 đã được thực hiện với tổng kim ngạch đạt 206 tỷ đôla.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại giữa nước này và Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2005 đã đạt mức kỷ lục 130,4 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2004 trong đó trao đổi buôn bán với Việt Nam, Lào, Mianma, Thái Lan và Campuchia chiếm khoảng 32 tỷ USD.
  1. Chính sách xuất nhập khẩu:

Trung Quốc có truyền thống hạn chế nhập khẩu thông qua sử dụng các biện pháp thuế quan và các loại thuế khác cao, quota hoặc các biện pháp phi thuế quan khác, và hạn chế trong thương quyền. Năm 2002, Trung Quốc đã giảm mức thuế quan đáng kể cho rất nhiều sản phẩm và một số hàng hóa liên quan đến quota nhập khẩu, mở rộng thương quyền cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và tăng tính minh bạch cho các thủ tục cấp phép.


Trong năm 2003, trong khi Trung Quốc tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết và có những nỗ lực cải cách thì sự quan liêu trì trệ và sự bảo hộ các ngành công nghiệp nhạy cảm đã làm giảm những nỗ lực của năm trước. Năm 2004, Trung Quốc tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan ràng buộc bao gồm cả những vấn đề liên quan đến việc Trung Quốc tiếp tục tham gia vào Hiệp định Công nghệ Thông tin và thực hiện đầy đủ các cam kết về thương quyền.
2.1. Thương quyền:
Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc hạn chế số lượng và loại hình các thực thể với các quyền thương mại. Chỉ có những công ty trong nước và nước ngoài với thương quyền mới có thể nhập hàng hóa vào hoặc xuất hàng hóa đi. Sự hạn chế về mặt số lượng và loại hình với các quyền thương mại đã tác động một cách có hệ thống đến tính hiệu quả của hệ thống thương quyền Trung Quốc và tạo ra nạn buôn lậu và tham nhũng.
Trong các điều khoản gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết sẽ tự do hóa hơn nữa lĩnh vực thương quyền. Cụ thể là, Trung Quốc đã cam kết hủy bỏ hệ thống kiểm tra và cấp phép quyền thương mại tiến đến xây dựng hệ thống thương quyền tự động cho tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc, các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty tư nhân trong vòng 3 năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, cùng thời điểm với thời gian dự kiến để hủy bỏ tất cả các hạn chế trong lĩnh vực phân phối.
Tháng 1/2004, Trung Quốc dự thảo lấy ý kiến Luật Ngoại thương. Nội dung của dự thảo này bao gồm các điều khoản về hệ thống thương quyền tự động và đưa Trung Quốc đến việc tuân thủ đầy đủ các cam kết của WTO về thương quyền cho tất cả các công ty liên doanh của Trung Quốc với nước ngoài, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Với một số sửa đổi do có yêu cầu của cộng đồng quốc tế, Luật Ngoại thương mới đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật cho phép tất cả các cá nhân và tổ chức với giấy phép kinh doanh và đăng ký có thể xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và công nghệ, ngoại trừ những hàng hóa trong danh mục cấm của chính phủ.
2.2. Thuế quan:
Trung Quốc cam kết thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu cho các hàng hóa công nghiệp để tiếp tục mở cửa thị trường rộng hơn nữa. Thuế nhập khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc theo đó sẽ giảm đến 8.5% từ mức 25% năm 1997. Hầu như tất cả việc cắt giảm thuế này sẽ phải hoàn thành vào tháng 1 năm 2005 và đối với một số ít mặt hàng sẽ tiếp tục cắt giảm đến 2010. Thuế cho các mặt hàng nông sản sẽ được giảm đến 17%. Một số dòng thuế sẽ cắt giảm nhiều hơn cho các mặt hàng có ưu tiên của Hoa Kỳ, trung bình sẽ giảm đến 14.5%. Tất cả các việc cắt giảm phải hoàn thành vào năm 2004.
Thuế nhập khẩu bao gồm các mức thuế dành cho quy chế đãi ngộ tối huệ quốc, thuế ưu đãi, thuế chung và các mức thuế quota. Các mức thuế tạm thời có thể được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định. Sự cắt giảm hoặc miễn giảm thuế ưu đãi được áp dụng cho 5 đặc khu kinh tế, các thành phố mở và các khu thương mại nước ngoài trong các thành phố này.
Trung Quốc có thể áp dụng các mức thuế thấp hơn mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc trong trường hợp các hàng hóa áp thuế được chính phủ xác định là cần thiết cho sự phát triển của các ngành trọng điểm. Mức thuế dành cho quy chế đãi ngộ tối huệ quốc được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên WTO và các điều khoản quy chế tối huệ quốc được áp dụng cho nước này; và cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có thiết lập hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc bao gồm các điều khoản đối xử đãi ngộ tối huệ quốc; và cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các vùng lãnh thổ trực thuộc Trung Quốc.
Trung Quốc tham gia hiệp định Công nghệ Thông tin và cam kết hủy bỏ các dòng thuế áp dụng cho 2/3 các sản phẩm như máy tính, bộ bán dẫn và các sản phẩm công nghệ thông tin khác thuộc hiệp định này vào tháng 1 năm 2003 và sẽ hủy bỏ tiếp các dòng thuế áp dụng cho các sản phẩm còn lại vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Các sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác Trung Quốc đồng ý tiến hành cắt giảm thuế bao gồm: mỹ phẩm, rượu qua chưng cất, dụng cụ y tế, xe máy, các sản phẩm giấy, thiết bị khoa học và dệt may.
Trung Quốc áp dụng thuế quan ràng buộc cho tất cả các dòng thuế của mình. Đối với thuế quan áp dụng, Trung Quốc đã cắt giảm mức thuế nhập khẩu cho 2414 mặt hàng và làm giảm mức thuế suất trung bình từ 11% còn 10.4%. Bên cạnh đó, năm 2004, Trung Quốc tiếp tục áp dụng hạn ngạch thuế quan cho 11 nhóm hàng nhập khẩu bao gồm: bột mỳ (6 mặt hàng), bột ngô (5 mặt hàng), gạo (14 mặt hàng), dầu nành (2 mặt hàng), dầu cọ (3 mặt hàng), dầu cải (5 mặt hàng), đường (6 mặt hàng), gỗ (6 mặt hàng), gỗ củ (3 mặt hàng), côtông (2 mặt hàng), phân hóa học (3 mặt hàng).
Đối với thuế quan ưu đãi, năm 2004, Trung Quốc đã áp dụng các mức thuế ưu đãi đặc biệt với các hàng hóa nhập hoặc có xuất xứ từ Lào, Campuchia, Myanmar, Banglades lần lượt là 238, 330, 131 và 20 mặt hàng chịu thuế. Trung Quốc cũng áp dụng 902 dòng thuế với mức thuế thỏa thuận được áp dụng cho các hàng hóa được nhập khẩu hoặc có xuất xứ từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Lào, Bangladesh dựa trên Hiệp định Băngkok. Trung Quốc cũng áp dụng 902 dòng thuế với mức thuế thỏa thuận theo Hiệp định ưu đãi thuế quan Trung Quốc và Pakistan. Trung Quốc lục địa và Hồng Kông đã ký thỏa thuận Đối tác Kinh tế và bắt đầu thực hiện cắt giảm 374 dòng thuế năm 2004. Tương tự, thỏa thuận Đối tác Kinh tế với Macao cũng cắt giảm 311 dòng thuế.
2.3. Định giá hải quan:
Trung Quốc đồng ý thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định Định giá Hải quan ngay sau khi gia nhập WTO mà không cần có giai đoạn chuyển tiếp. Trung Quốc đồng ý không sử dụng giá tối thiểu hoặc giá tham chiếu như một phương pháp để xác định giá trị hải quan. Giá trị thuế phải nộp cho một hàng hóa nhập khẩu là giá CIF, bao gồm giá giao dịch thông thường của hàng hóa đó cộng thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm và lợi nhuận của người bán. Hải quan Trung Quốc sử dụng phương pháp đánh giá trị giá hợp lý cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu. Giá trị hàng hóa nhập khẩu sẽ được đối chiếu với dữ liệu các hàng hóa nhập khẩu bao gồm giá thị trường quốc tế, giá thị trường trong và ngoài nước.
Trung Quốc ấn hành các quy định về “Phương pháp kiểm tra và xác định giá trị hải quan cho các hàng hóa nhập khẩu” tháng 1, 2002 để chỉ ra những sự khác nhau giữa phương pháp định giá hải quan của Trung Quốc và của Hiệp định Định giá Hải quan. Tháng 11/2003 Trung Quốc cam kết thực hiện Quyết định về giá trị các thiết bị xử lý dữ liệu có các phần mềm đi kèm là mức thuế phải nộp được đánh giá dựa trên cơ sở giá trị thực của hàng hóa, thay cho việc đánh thuế các hàng hóa kỹ thuật dựa trên giá trị đầu vào.
Mặc dù có sự ấn hành các quy định về định giá mới nhưng những nhà nhập khẩu vẫn tiếp tục báo cáo là hải quan Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng các danh mục giá tham chiếu hơn là giá trị thực tế giao dịch cho việc định giá hàng hóa. Thêm vào đó, hải quan vẫn tự động áp dụng phí bản quyền và phần mềm vào thuế phải thu cho dù là các quy định mới của Trung Quốc hướng dẫn là chỉ thêm các phí này nếu chúng có liên quan đến vấn đề nhập khẩu và ở điều kiện hàng hóa bán ra được định giá.
2.4. Quy tắc xuất xứ:
Trung Quốc cam kết tuân thủ mọi quy định của Hiệp định Quy tắc xuất xứ của WTO và đồng thời khẳng định sẽ áp dụng quy chế xuất xứ một cách bình đẳng cho mọi mục đích và không sử dụng quy chế xuất xứ như một công cụ để theo đuổi các mục tiêu thương mại gián tiếp và trực tiếp.
Cho đến năm 2004, Trung Quốc vẫn thực hiện theo những quy định ấn hành từ những năm 80 cho việc xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Với sự ban hành Quy định về Xuất xứ của Hàng hóa xuất nhập khẩu tháng 8 năm 2004 và Quy tắc về các Tiêu chuẩn Chuyển đổi theo những Quy định không ưu đãi về Xuất xứ tháng 12/2004, cuối cùng Trung Quốc đã ban hành các biện pháp nhằm bảo đảm các quy định về xuất xứ của Trung Quốc về hàng hóa xuất nhập khẩu tuân thủ các quy định của WTO. Những biện pháp này sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005.
2.5. Giấy phép nhập khẩu:
Trung Quốc cam kết thực hiện hiệp định giấy phép nhập khẩu của WTO cho phép các quốc gia thành viên được sử dụng giấy phép nhập khẩu trong thương mại. Mục đích của Hiệp định này không phải là các quốc gia sử dụng giấy phép nhập khẩu như là một hình thức của hàng rào thương mại mà nhằm nâng cao tính minh bạch.
2.6. Các biện pháp phi thuế quan:

Từ năm 1992 đến năm 2001, Trung Quốc đã tự nguyện loại bỏ các biện pháp phi thuế quan một cách thành công bao gồm quota nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu cho các hàng hóa nhập khẩu. Trung Quốc tiếp tục loại bỏ 221 dòng thuế áp dụng cho các sản phẩm điện tử và máy móc theo các biện pháp phi thuế quan từ 1/1/2002. Từ 1/1/2004, Trung Quốc tiếp tục hủy bỏ 24 dòng thuế cho các hàng hóa nhập khẩu có liên quan đến các biện pháp phi thuế quan. Như vậy, tính đến thời điểm năm 2004 chỉ còn 123 dòng thuế của các hàng hóa nhập khẩu là còn áp dụng quota, giấy phép xuất nhập khẩu bao gồm xe ôtô và các bộ phận chính, các thiết bị đĩa laser, hóa chất, các sản phẩm liên quan đến hóa chất ôzôn.


2.7. Cấm/Hạn chế định lượng nhập khẩu:
Trung Quốc cấm nhập khẩu các mặt hàng sau đây: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các loại ma túy; Các loại hóa chất độc; Sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động,
2.8. Các quy định nhập khẩu khác:
2.8.1. Thuế chống bán phá giá:
Trung Quốc cam kết hiệu chỉnh các quy định về thuế chống bán phá giá cho phù hợp với hiệp định chống bán phá giá của WTO tại thời điểm gia nhập. Trung Quốc nổi lên là một trong những nước sử dụng các biện pháp chống bán phá giá với 58 biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho 17 quốc gia và 35 biện pháp chống bán giá đang được điều tra.
2.8.2. Thuế đối kháng:
Trung Quốc cam kết sửa đổi các quy định và quy trình về các biện pháp đối kháng cho phù hợp với Hiệp định Trợ cấp và Đối kháng của WTO.
2.8.3. Tự vệ:
Trung Quốc cam kết sửa đổi các quy định và quy trình về các biện pháp đối kháng cho phù hợp với Hiệp định Tự vệ của WTO.

3. Chính sách nội địa:

3.1. Không phân biệt đối xử:

Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) được áp dụng cho các thành viên trong lĩnh vực thuế và phí xuất nhập khẩu, thuế và phí trong nước. Trong các vùng kinh tế đặc biệt được áp dụng các ưu đãi thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc cũng áp dụng MFN trong biên mậu, chủ yếu với Nga nhưng đang giảm dần.


Quy chế đãi ngộ quốc gia (NT) được sử dụng để mở rộng việc áp dụng đối với giá cả và hàng hoá dịch vụ do cơ quan nhà nước hoặc DNNN cung cấp trong các lĩnh vực sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ.
3.2. Thuế trong nước:
VAT: các mức phổ thông là 13,17%. Nhiều trường hợp miễn giảm thuế cho sản phẩm sản xuất trong nước. Trên thực tế các doanh nghiệp trong nước thường nộp thuế VAT thấp hơn so với hàng nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: mặc dù mức thuế như nhau nhưng cơ sở tính thuế khác nhau nên mức thuế thực tế đối với hàng nhập khẩu vẫn cao hơn hàng sản xuất trong nước.
3.3. Trợ cấp:
Trung Quốc cam kết sẽ xoá bỏ tất cả các chương trình trợ cấp bị cấm: trợ cấp theo kết quả xuất khẩu, theo hàm lượng nội địa thay thế nhập khẩu, tín dụng, áp dụng cho cả các vùng kinh tế đặc biệt. Việc xác định mức độ trợ cấp sẽ sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài hoặc của một nước có một nền kinh tế thị trường. Đồng thời, Trung Quốc cũng cam kết cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về các chương trình trợ cấp.
3.4. Giá cả:
Danh mục các mặt hàng nhà nước kiểm soát hoặc quy định giá định hướng. Quy trình định giá đối với những giá do nhà nước quy định mức cụ thể. Sẽ không mở rộng danh mục này, trừ trường hợp đặc biệt.
3.5. Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật:
Nguyên tắc: công khai và không phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và nhập khẩu. Rà soát các quy định về thủ tục xây dựng, thông qua và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bắt buộc áp dụng quy định kỹ thuật và thủ tục chứng nhận (giám định và chứng nhận), mức độ hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng các yêu cầu riêng ngoài các tiêu chuẩn quốc tế. Thống nhất các cơ quan chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn để chịu trách nhiệm chung về cả hàng trong nước và nhập khẩu. Thành lập uỷ ban liên ngành do cơ quan tiêu chuẩn đứng đầu. Cho phép đặt văn phòng tiêu chuẩn của tư nhân nước ngoài. Quy định mới về bắt buộc cấp Chứng nhận tiêu chuẩn an toàn cho hàng trong nước và nhập khẩu. Thành lập các trung tâm thông tin về tiêu chuẩn.
3.6. Doanh nghiệp nhà nước:
Nhà nước không can thiệp vào quyết định của DNNN, DN do nhà nước đầu tư về giá cả, chất lượng, khả năng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm, dịch vụ. DN tự quyết định dựa trên các cân nhắc lợi hại về kinh tế. Đối với công ty thương mại nhà nước, cung cấp thông tin đầy đủ về cơ chế định giá của công ty thương mại nhà nước, đảm bảo công khai quy trình nhập khẩu để tránh tình trạng nâng giá nhập khẩu.
3.7. Mua sắm Chính phủ:
Chưa tham gia hiệp định WTO về lĩnh vực này nhưng Luật mua sắm chính phủ phản ánh tinh thần của WTO và dựa trên Luật mẫu của LHQ. Hướng dẫn về đấu thầu. Đồng ý đảm bảo việc mua sắm của CP trung ương và địa phương được tiến hành công khai và nếu cho phép nước ngoài tham gia thì sẽ áp dụng MFN.
3.8. Đầu tư:
Yêu cầu đặt ra là đối xử không kém thuận lợi hơn hàng trong nước, không hạn chế số lượng nhập khẩu. Rà soát luật pháp trước khi gia nhập WTO, xoá bỏ các quy định về yêu cầu nội địa hoá, yêu cầu xuất khẩu, cân đối ngoại tệ và chuyển giao công nghệ. Không còn yêu cầu chuyển giao công nghệ mà chỉ đưa ra các khuyến khích chuyển giao. Thực tế các vấn đề này vẫn được đưa ra cân nhắc khi xét duyệt dự án đầu tư. Điều chỉnh chính sách công nghiệp đối với ngành ô tô. Chưa sửa đổi danh mục cấp phép đầu tư nước ngoài.
3.9. Nông nghiệp:
3.9.1. Tiếp cận thị trường:
Giảm thuế nhập khẩu đáng kể, giảm từ 31% năm 1997 xuống 14%, năm 2002 bỏ hạn ngạch nhập khẩu, áp dụng thuế hạn ngạch. Vẫn tiếp tục duy trì đáng kể các biện pháp phi thuế.
Quy định rõ ràng về thủ tục nhận hồ sơ xin hạn ngạch, phân bổ hạn ngạch và tái phân phối hạn ngạch không sử dụng hết. Chia hạn ngạch thành 2 loại: hạn ngạch cho chế biến và hạn ngạch tái xuất. Thực tế thiếu minh bạch, không rõ công ty nào được nhận bao nhiêu hạn ngạch; Quy định thuế hạn ngạch thấp hơn mức thị trường có thể chấp nhận, nên yêu cầu cấp phép khá phức tạp; Để lại một phần đáng kể hạn ngạch cho chế biến và tái xuất. Quy định về công nghệ sinh học: đưa ra quy định mới về an toàn sinh học, kiểm định và dán nhãn sản phẩm. Yêu cầu thẩm định mức độ an toàn dựa trên cơ sở khoa học và phải có chứng nhận an toàn đối với sản phẩm sinh học. Thời gian áp dụng còn ngắn, kiểm tra thực tế.
3.9.2. Hỗ trợ:
Hỗ trợ trong nước: giảm dần các hình thức hỗ trợ trong nước bị cấm, duy trì hoặc tăng các hình thức hỗ trợ như nghiên cứu, đào tạo. Cam kết mức hỗ trợ thấp hơn các nước đang phát triển.
3.9.3. Trợ cấp:
Trợ cấp xuất khẩu: xoá bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu không có ngoại lệ nào (các nước khác có 4 trường hợp ngoại lệ). Cam kết thêm về việc cho phép các công ty thương mại không phải quốc doanh được nhập khẩu một phần các sản phẩm vốn do nhà nước độc quyền (nhưng vẫn duy trì quyền nhập khẩu của các công ty thương mại nhà nước)
3.10. Sở hữu trí tuệ:
3.10.1. Khuôn khổ pháp lý: đang sửa đổi toàn diện các luật, văn bản dưới luật và quy định thực thi về sở hữu trí tuệ: luật và văn bản dưới luật về phát minh, luật nhãn mác và luật quyền tác giả. Ngoài ra còn ban hành quy định thực hiện cho các lĩnh vực cụ thể như bảng vi mạch, phần mềm máy tính, dược phẩm.
3.10.2. Nhãn mác: Có kế hoạch sửa đổi văn bản dưới luật về thực thi quy định về nhãn mác. Một số địa phương liên kết với nhau trong việc thực hiện. Nhiều địa phương đã xây dựng chương trình hành động để hạn chế tình trạng vi phạm.
3.10.3. Quyền tác giả: dự thảo quy định thực thi quyền tác giả trên Internet, Các biện pháp bảo vệ quyền truyền tin trên Internet (có quyền xoá tin bắt chước), Quy định về bảo vệ quyền tác giả trên mạng thông tin. Quy định bắt buộc cơ quan nhà nước TW (rồi đến địa phương) phải sử dụng phần mềm máy tính bản quyền, có kiểm tra. Chưa tham gia WIPO liên quan đến Internet.
Quy định về hải quan bảo hộ quyền tác giả. Chuẩn bị phê chuẩn WIPO về Internet.
Thực thi: tình hình vi phạm không cải thiện, ngưỡng đưa ra truy tố cao trong khi khung hình phạt thấp, cán bộ toà án thiếu kiến thức, thiếu đào tạo. Giải pháp đề ra: tăng mức hình phạt, mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt, phạm vi điều tra từ khâu nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ trong kho, vận chuyển, phân phối hàng giả, hàng nhái và các loại vi phạm trực tuyến; tuyên truyền, giáo dục người tiêu dùng. Tập trung vào các khâu: xuất nhập khẩu, triển lãm hội chợ, phân phối, mua bán thương hiệu và xuất bản. Thành lập Ban công tác để khắc phục tình trạng thiếu sự phối hợp giữa trung ương địa phương, giữa các bộ. Mở các đợt tấn công vào các điểm buôn bán hàng giả, hàng nhái ở các thành phố lớn.
Xử lý hành chính: biện pháp chủ yếu được sử dụng nhưng mức rất thấp (30% giá trị hàng tịch thu, tối đa 6030$). Hàng giả trong kho chưa bị coi là vi phạm. Tăng cường cán bộ chuyên gia và nguồn lực cho hải quan ở cảng, tăng số lần kiểm tra (6-7% chuyến tàu). Xử lý hình sự: giải pháp: tăng mức hình phạt; tăng cường các giải pháp giải thích luật, sửa đổi quy định về điều tra, khởi tố, kết án và tuyên án. Ngưỡng trách nhiệm hình sự rất thấp: chứng minh tổng doanh số của vi phạm trên 24.100 USD đối với doanh nghiệp và 6030 USD đối với cá nhân và chỉ áp dụng khi xác định mức phạt mà không áp dụng để quyết định điều tra, khởi tố hay kết tội.
Xử dân sự: do các biện pháp hành chính và xử lý hình sự kém hiệu quả nên xét xử dân sự tăng lên, chủ yếu là các vụ vi phạm đối với chủ sở hữu là người Trung Quốc. Cán bộ toà án thiếu kiến thức về sở hữu trí tuệ, các quy định của toàn án về bằng chứng, nhân chứng là chuyên gia, giữ bí mật thông tin còn thiếu rõ ràng và không hiệu quả. Đối với các vụ xử về bằng sáng chế mất 4-6 năm.
3.11. Viễn thông:
Hiện diện của pháp nhân nước ngoài: Cho phép liên doanh với sở hữu nước ngoài tăng dần theo thời gian, mức giới hạn trong đa số trường hợp là 49%, kể cả trong điện thoại cố định trong nước và quốc tế, di động, truyền số liệu, giá trị gia tăng.
Chấp nhận định giá dựa trên chi phí và đảm bảo quyền kết nối. Ban hành quy định về thành lập liên doanh viễn thông với thủ tục và yêu cầu tương đối rõ ràng. Yêu cầu vốn tối thiểu rất cao (đối với dịch vụ cơ bản: 240 triệu đôla). Lịch trình tự do hoá chậm hơn đối với dịch vụ cơ bản nên yêu cầu vốn tối thiểu cao hơn giá trị gia tăng
Chưa thành lập cơ quan quản lý độc lập. Bộ Công nghiệp Viễn thông tách từ đơn vị kinh doanh viễn thông. Bộ kiểm soát và chi phối chặt chẽ các doanh nghiệp viễn thông trong nước gây bất lợi cho DN nước ngoài.
Bộ đưa ra cách phân loại dịch vụ không hoàn toàn theo WTO, chuyển một số dịch vụ giá trị gia tăng sang dịch vụ cơ bản, hạn chế đưa một số dịch vụ mới vào nhóm dịch vụ giá trị gia tăng. Xem xét đơn xin cấp phép rất chậm chạp
4. Chính sách biên mậu:
Bên cạnh chính sách quản lý xuất nhập khẩu chính ngạch áp dụng chung cho tất cả các nước, Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển mạnh các hoạt động buôn bán, mậu dịch ở các khu biên giới nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân vùng biên theo các hướng như sau: Các thành phần kinh tế bất kể là doanh nghiệp nhà nước, tư nhân được khuyến khích tham gia mậu dịch biên giới với quy mô và khối lượng hàng hoá không hạn chế; Khuyến khích các tổng công ty cấp tỉnh, thành phố (như Côn Minh, Nam Ninh, Quế Lâm, Bắc Hải…), cũng như ở các huyện thị xã (Bằng Tường, Đông Hưng, Hà Khẩu, Ninh Minh…) ở các khu biên giới tham gia vào các hoạt động mậu dịch, đầu tư ở các khu biên giới với quy mô lớn; Đối với cư dân vùng biển, nếu buôn bán dưới 3000 NDT thì được miễn thuế.
Vào năm 1996, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Thông tư của Hội đồng Nhà nước về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế biên mậu nhằm thực hiện sự quản lý chuẩn hoạt động kinh tế biên mậu. Chính phủ Trung Quốc tăng cường vai trò của trung ương, kết hợp giữa sự quản lý của Trung ương và địa phương. Bộ Thương mại cùng các cơ quan của Hội đồng Nhà nước đề ra chính sách và quản lý vĩ mô đối với họat động kinh tế biên mậu và hợp tác kinh tế kỹ thuật tại các vùng biên giới. Phần lớn quyền tham gia hoạt động biên mậu, độc quyền xuất nhập khẩu hàng hóa, quản lý hạn ngạch và giấy phép... được giao lại cho các cơ quan trung ương. Chính quyền địa phương mất đi chức năng quản lý nhập khẩu biên giới.
Nhìn chung, quản lý ở các khu vực cửa khẩu của Trung Quốc theo nguyên tắc là: Cửa khẩu Quốc gia do Trung ương - giao cho Hải quan - quản lý, số thu của Hải quan nộp về cho ngân sách Trung ương. Cửa khẩu biên mậu giao cho địa phương quản lý, số thu nộp về cho ngân sách địa phương. Các thành phố, huyện lỵ nằm sâu trong nội địa thuộc các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã thành lập các Cục biên mậu để quản lý, hướng dẫn và thành lập các Tổng công ty, các công ty khi tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới
Trung Quốc căn cứ vào chính sách của nhà nước đối với từng chủng loại hàng để có mức thuế khác nhau. Mức thuế quốc mậu do Trung ương quy định, mức thuế biên mậu do chính quyền địa phương quy định. Thông thường thuế biên mậu rất thấp so với mức thuế quốc mậu.
Khi đến cửa khẩu, hàng hoá được các cán bộ thuế cùng cán bộ Cục Biên mậu kiểm tra, xác định khối lượng và chủng loại mặt hàng, sau đó cấp giấy xác nhận cho chủ hàng và giải phóng phương tiện khỏi bãi đỗ.
Các phương tiện vận chuyển hàng từ biên giới về đều phải qua một trạm kiểm tra và làm các thủ tục đưa hàng vào nội địa: Đó là tự giác kê và đóng thuế. Tại trạm này có đầy đủ các thành phần: Hải quan, Thuế vụ, Cục Biên mậu, Công an, Kiểm dịch động thực vật, Cục công thương và cán bộ thanh tra Chính phủ. Các bộ phận hoạt động rất thống nhất và hầu như không có hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ hàng với cán bộ kiểm tra.
Việc trao đổi hàng hóa giữa dân cư vùng biên là hàng đổi hàng với số lượng hạn định theo các địa điểm cửa khẩu hoặc các thị trường trong phạm vi 20 km tính từ đường biên. Chính phủ cũng quy định giá trị tối đa đối với việc trao đổi hàng hóa của dân cư biên giới.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã phải từng bước thực hiện các cam kết gia nhập. Trung Quốc đã bỏ hệ thống kiểm tra và phê duyệt các quyền kinh doanh thương mại và tiếp tục điều chỉnh theo các Hiệp định của WTO.
Để giải quyết các vướng mắc trong việc kiểm tra xuất khẩu và hạn chế về phương thức xuất khẩu Nhân dân tệ và thanh toán biên giới, Ủy ban quản lý ngọai hối nhà nước đã điều chỉnh các chính sách về thanh toán biên giới cũng như chính sách về ngọai tệ có hiệu lực từ 1 tháng 10 năm 2002.


  1. tải về 4.81 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương