TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM



tải về 4.81 Mb.
trang11/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   79

II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM:

        1. Chính sách xuất nhập khẩu:

1.1.Thuế quan:


Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và nghiên cứu phương án ràng buộc thuế quan của mình để phục vụ đàm phán mở cửa thị trường với các nước đối tác trong WTO.
Ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi MFN trên cơ sở danh mục biểu thuế quan chung của các nước ASEAN (AHTN). Biểu thuế nhập khẩu MFN bap gồm 97 chương, 10.689 mặt hàng. Ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT 2003 – 2006.
Ngừng áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với ngành sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy, cơ khí điện và điện tử.
Các mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với các nước ngoài ASEAN và không có ký kết hiệp định MFN với Việt Nam được quy định cao hơn 50% so với các mức thuế suất ưu đãi MFN.
1.2. Hạn ngạch thuế quan:
Việt Nam đã áp dụng thí điểm hạn ngạch thuế quan đối với 3 mặt hàng là bông, thuốc lá nguyên liệu và muối. Việt Nam đã ban hành Danh mục cắt giảm thuế CEPT/AFTA giai đoạn 2003 – 2006.
1.3. Thuế quan ưu đãi:
Năm 2003, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC ngày 13/6/2003 và Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục AHTN. Số lượng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên từ 6515 mặt hàng lên 10.689 mặt hàng.
Việt Nam đã ban hành Danh mục cắt giảm thuế CEPT-AFTA giai đoạn 2003-2006. Theo lộ trình cắt giảm thuế 2003-2006, hiện nay có khoảng 74% số dòng thuế nằm trong danh mục cắt giảm ngay có mức thuế suất từ 0-5%.
1.4. Định giá hải quan:
Việt Nam chưa tham gia WTO nhưng đã đơn phương thực hiện Hiệp định Trị giá WTO. Việt Nam không còn tiếp tục sử dụng bảng giá tối thiểu đối với một số mặt hàng do nhà nước quản lý. Các quy định về định giá hải quan chưa được cụ thể trong luật hải quan.
Đã điều chỉnh và ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu mới trên cơ sở danh mục hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới ở cấp độ 8 chữ số.
Triển khai thực hiện áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO đối với hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN từ 1/7/2003. Bao gồm: Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ Hoa Kỳ; Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại trong Danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN.
1.5. Quy tắc xuất xứ:
Việt Nam đang áp dụng quy tắc xuất xứ cho hàng hóa trong chương trình CEPT của ASEAN. Theo đó, hàng hóa trong danh mục CEPT có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN (40% hàm lượng sản phẩm có xuất xứ từ các thành viên ASEAN hoặc không xác định được xuất xứ phải nhỏ hơn 60%) sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu vào Việt Nam.
Việt Nam cũng đang áp dụng quy tắc xuất xứ trong Khuôn khổ chương trình Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
Việt Nam cũng đang áp dụng thuế suất ưu đãi cho các hàng hóa có xuất xứ từ Lào theo hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Theo đó, hàng hóa sản xuất tại Lào nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế suất nhập khẩu bằng 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế xuất nhập khẩu.
1.6. Giấy phép nhập khẩu:
Việt Nam không áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động. Đối với giấy phép nhập khẩu không tự động, hàng hóa sẽ được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại thời kỳ 2001-2005. Hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ như một số chủng loại kính, một số loại thép, một số loại dầu thực vật tinh thể dạng lỏng, đường tinh luyện, đường thô.
1.7. Các biện pháp phi thuế quan:
Việt Nam hiện áp dụng một số biện pháp phi thuế nhằm bảo đảm một số mục tiêu cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, các biện pháp phi thuế này đang được cắt giảm dần. Đến nay, các biện pháp phi thuế đang được duy trì bao gồm giấy phép xuất nhập khẩu, cấm xuất nhập khẩu chỉ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, môi trường, an ninh xã hội và đảm bảo các tiêu chuẩn sử dụng của sản phẩm.
Danh mục các hàng hóa xuất nhập khẩu chịu sự quản lý bằng giấy phép hoặc bị cấm được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp quy của các Bộ, bao gồm Bộ Thương mại và các Bộ quản lý chuyên ngành của sản phẩm. Danh mục này được rà soát hàng năm.
Các biện pháp phi thuế đang được cắt giảm dần để đảm bảo cho Việt Nam tuân thủ đầy các cam kết trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế đúng thời hạn.
1.8. Cấm/Hạn chế định lượng nhập khẩu:
Việt Nam cấm nhập khẩu các mặt hàng sau:
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các loại ma túy; Các loại hóa chất độc; Sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội; Pháo các loại, trừ pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải; Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng bao gồm: hàng dệt may, giày dép, quần áo, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác;
Phương tiện vận tải tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng, hoạt động trong pham vi hẹp bao gồm xe cần cẩu, xe đào kênh rãnh, xe quét đường, tưới đường, xe chở rác và chất thải sinh hoạt, xe thi công mặt đường, xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho cảng; Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng; Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole;
Các máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước; Các mặt hàng cấm xuất khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Văn hóa Thông tin về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005.
        1. Chính sách nội địa:

2.1. Không phân biệt đối xử:


Có sự khác biệt về thuế, phí, thí dụ như thuế ô tô theo xuất xứ. Việt Nam không áp dụng MFN một cách tự động và có các mức thuế khác nhau theo các hiệp định song phương. Mức thuế biên mậu cao hơn mức thông thường và không phân biệt theo biên giới. Thực tế thực hiện có thể khác nhau giữa các khu vực biên giới.
Tình trạng phân biệt khá phổ biến, chủ yếu trong các lĩnh vực quyền kinh doanh. Phân biệt về giá đang giảm dần, chỉ còn đối với một số phí cảng biển, vé máy bay; Thủ tục hải quan do được hưởng ưu đãi thuế.
2.2. Thuế trong nước:
Mức thuế 5, 10, 17%. Nhiều trường hợp miễn giảm nhưng không trên cơ sở hàng SX trong nước hay nhập khẩu. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, còn có sự khác biệt giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu đối với một số mặt hàng: thuốc lá, ô tô, bia. Hiện dự thảo luật sửa đổi đang được quốc hội xem xét, có lịch trình xoá bỏ.
2.3. Trợ cấp:
Các hình thức trợ cấp còn sử dụng phổ biến: Trợ cấp xuất khẩu (tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu, giảm thuế thu nhập, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng xúc tiến xuất khẩu; cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư). Trợ cấp thay thế XK: sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu: ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. Trợ cấp sản xuất (miễn, giảm, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp và phí, tín dụng ưu đãi đối với cho vay đầu tư, bảo lãnh vay).
2.4. Giá cả:
Nhà nước quản lý giá bằng cách trực tiếp định giá một số sản phẩm thiết yếu. Ngoài ra còn quy định khung giá, giá chuẩn, giá định hướng… Các giải pháp bình ổn giá gồm điều chỉnh cung cầu hàng hoá, kiểm soát hàng tồn kho...
2.5. Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật:
Về cơ bản chưa có quy định bắt buộc đối với hàng nhập khẩu. Những sản phẩm bắt buộc đảm bảo tiêu chuẩn: dược phẩm, thiết bị viễn thông. Mức độ hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế: 50-60. Tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn tự nguyện. Đã có quy định bắt buộc ghi xuất xứ Cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng thuộc nhiều Bộ, ngành: Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính Viễn thông. Mỗi Bộ chịu trách nhiệm về một chủng loại sản phẩm. Đã thành lập trung tâm thông tin về tiêu chuẩn ở Hà nội.
2.6. Doanh nghiệp nhà nước:
Chuyển dần sang hoạt động theo mô hình công ty, tự chủ nhiều hơn về tài chính, đầu tư, quản lý nội bộ. Cơ quan chủ quản còn quyết định về các vấn đề chiến lược phát triển, nhân sự cấp cao. Công ty thương mại nhà nước hiện còn độc quyền trong các lĩnh vực: Nhập khẩu: thuốc thú y, rượu, viễn thông, văn hoá phẩm; Xuất khẩu: dầu thô, khoáng sản.
2.7. Mua sắm chính phủ:
Chưa tham gia hiệp định. Văn bản có hiệu lực hiện hành là Pháp lệnh, đang xây dựng dự thảo luật. Chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi. Điều kiện tham gia đấu thầu không phân biệt trong nước và nước ngoài. Chưa có quy định nào về MFN.
2.8. Đầu tư:
Đang xây dựng Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư chung nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thống nhất cho đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Hiện hành đối với đầu tư trong nước: thủ tục dễ dàng hơn, chủ yếu theo chế độ đăng ký kinh doanh trong khi đối với đầu tư nước ngoài theo chế độ cấp phép. Sửa đổi: thống nhất quy định cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng đối với trong nước, thủ tục trở nên phức tạp hơn. Lĩnh vực kinh doanh: chưa quy định cụ thể, chi tiết nên thực tế áp dụng không như Luật quy định.
2.9. Nông nghiệp:

2.9.1. Tiếp cận thị trường:


Hạn ngạch thuế quan bắt đầu áp dụng từ năm 2003 đối với các mặt hàng nông sản gồm: sữa bột, sữa đặc, trứng gia cầm, ngô, thuốc lá sợi, muối, bông.
Không công bố hạn ngạch và phương thức phân bổ hạn ngạch cũng như tái phân bổ hạn ngạch không sử dụng hết.
Chưa có các quy định về an toàn sinh học, kiểm định và dán nhãn sản phẩm.
2.9.2. Hỗ trợ:
Hỗ trợ trong nước: trợ cấp đầu tư chung cho nông nghiệp, trợ cấp đầu vào cho nông dân và vùng sâu vùng xa, bỏ thuốc phiện.
2.9.3. Trợ cấp:
Trợ cấp xuất khẩu: Hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu (thịt bò, thịt gia cầm, hoa quả tươi, khô và sơ chế, chè, lạc, tiêu, hạt điều), bù lỗ (gạo, thịt lợn, cà phê, rau quả hộp)
Trợ cấp trong nước: hỗ trợ lãi suất với mức thấp hơn 30% so với lãi suất thực tế (đường, gạo, thịt lợn).
Trợ cấp đầu vào: giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi phí, tiền điện.
2.10. Sở hữu trí tuệ:
Việt Nam đã tham gia các Công ước và Hiệp ước Quốc tế về lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu hàng hoá, Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO, Hiệp ước Hợp tác Patent . 40 văn bản nhằm đảm bảo thực thi pháp luật: Bộ luật dân sự, đang soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý các hoạt động sở hữu công nghiệp) và Cục Bản quyền tác giả trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin (quản lý về bản quyền tác giả). Thực thi luật là cơ quan xét xử và thi hành án (Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp (Cục thi hành án) và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng thi hành án)Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Hải quan.

Số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong ba năm gần đây đạt khoảng 20%.

Công tác thông tin, tư liệu sở hữu công nghiệp: Kho tư liệu sở hữu công nghiệp có dung lượng 60% tư liệu của thế giới; đăng ký nhãn hiệu công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và đã được đưa lên Internet.


Hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức về sở hữu công nghiệp.
1/2000 - 6/2003, quản lý thị trường đã xử lý khoảng 1 500 vụ hàng giả.
1999 - 2003 Thanh tra khoa học - công nghệ đã xử lý vi phạm hành chính đối với 252 cơ sở, phạt tiền 111 cơ sở, doanh nghiệp, số tiền phạt là 750 triệu đồng và cảnh cáo 141 cơ sở, doanh nghiệp khác.
1996 - 2004, thanh tra văn hoá - thông tin đã tổ chức 746.307 lượt kiểm tra, thanh tra về văn hóa - thông tin, phát hiện 166.887 vụ việc vi phạm, chuyển sang truy tố hình sự, thu giữ tang vật, đình chỉ hoạt động, phạt tiền.
Từ năm 1999 đến năm 2003 lực lượng hải quan đã xử lý gần 400 vụ.

2.11. Viễn thông:

Liên doanh với nước ngoài: Trên thực tế chưa có liên doanh; theo hiệp định quốc tế: chỉ mới cho phép đối với đầu tư của Mỹ. Theo pháp lệnh: định giá dịch vụ dựa trên chi phí và bắt buộc đảm bảo kết nối, nhưng trên thực tế chưa đảm bảo thực hiện các nguyên tắc này. Thủ tục và yêu cầu cấp phép chưa được công nhận là rõ ràng, chưa được công bố công khai. Chưa có cơ quan quản lý độc lập. Bộ Bưu chính Viễn thông được thành lập từ Tổng cục, cũng được tách ra từ tổng công ty - đơn vị kinh doanh. Cách phân loại dịch vụ cũng không hoàn toàn giống như WTO.
3. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu với Trung Quốc:
Do vị trí địa lý cận kề nên trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tồn tại hai hình thức thương mại là mậu dịch chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch. Chính vì vậy mà trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam với Trung Quốc cũng chia thành 2 mảng khác nhau:
3.1. Đối với thương mại chính ngạch:
Trong quan hệ XNK hàng hoá chính ngạch với Trung Quốc ta áp dụng các chính sách quản lý XNK trên cơ sở các văn bản chính thức mà hai bên đã ký kết như Hiệp định thương mại ký ngày 7/11/1991, Hiệp định hàng hoá quá cảnh ký ngày 9/4/1994. Các vấn đề có liên quan đến chính sách quản lý XNK không nằm trong các văn bản chính thức mà hai bên đã ký kết này thì ta thực hiện áp dụng cơ chế quản lý XNK chung như áp dụng đối với các nước khác, chứ không hề có chính sách quản lý XNK riêng mang tính kỳ thị hay ưu đãi với Trung Quốc.

Xuất nhập khẩu tất cả các hàng hoá theo giấy phép của Bộ Thương mại Việt Nam. Các hàng hoá này phải lưu thông qua các cảng biển, các cửa khẩu quốc tế (Móng Cái, Hữu Nghị, Tân Thanh, Thanh Thuỷ, Tà Lùng, Lào Cai, Ma Lu Thàng) đồng thời phải chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.


3.2. Đối với thương mại tiểu ngạch:
Trong quan hệ XNK hàng hoá tiểu ngạch với Trung Quốc, ta quản lý trên 3 cơ sở pháp lý sau:
- Các văn bản chính thức đã được ký kết ở cấp Chính phủ và được hai nước thừa nhận về mặt pháp lý là Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước ký ngày 6/11/1991, Hiệp định thương mại ký ngày 7/11/1991, Hiệp định hàng hoá quá cảnh ký ngày 9/4/1994 và Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa hai nước ký ngày 19/10/1998. Hiệp định thanh toán và Hợp tác Việt - Trung ký ngày 16 tháng 10 năm 2003 (sửa đổi Hiệp định Thanh toán và Hợp tác được được ký tháng 5/1993) đồng ý lấy đồng NDT hoặc VIệT NAMD hoặc một ngoại tệ mạnh làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch mua bán ở khu vực biên giới.

- Các Văn bản, các Quy định chung của Chính phủ quy định về hoạt động XNK qua đường tiểu ngạch, như:


+ Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Trung, ngày 4/7/1998.
+ Quy chế quản lý tiền của các nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và Khu KTCK, ngày 8/12/2000.
+ Công văn số 2472/VPCP/ ngày 19/6/2000 của Văn phòng Chính phủ về việc cho phép thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới với Trung Quốc bằng đồng bản tệ.
+ Quyết định 252/2003/QĐ - TTg, ngày 24/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới. Và trong năm 2004 vừa qua Bộ Thương mại và một số bộ ngành khác đã ra Thông tư liên tịch số 05/2004/TTLT-BTM-BGTVT-BNNPTNN-BYT-BTS-NHNN nhằm triển khai Quyết định 252/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới.
- Các văn bản pháp lý hướng dẫn của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành, như:
+ Đối với sản phẩm than xuất khẩu qua đường tiểu ngạch thì được quy định cụ thể bởi Thông tư số 15/2000/TT –BTM, ngày 10/8/2000 của Bộ Thưong mại, trong đó hướng dẫn chỉ có các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam và một số doanh nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ninh có giấy phép kinh doanh than mới được xuất khẩu than sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
+ Quyết định của Thống đốc NHNN về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân XNC bằng giấy thông hành XNC hoặc giấy CM biên giới.
+ Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN Ngày 7/6/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành quy định về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại các khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Thông tư số 14/2001/TT-BTM/ngày 2/5/2001 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc mua bán hàng hoá qua biên giới đường bộ với Trung Quốc.
Như vậy, với những văn bản đã ban hành, cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới với Trung Quốc đã hình thành tương đối cụ thể về phạm vi kinh doanh, chủ thể kinh doanh, mặt hàng, chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, cửa khẩu giao nhận hàng hoá, vấn đề XNC, thuế,...đối với cả thương nhân hoạt động kinh doanh tại khu vực biên giới và cư dân biên giới trao đổi tại các chợ biên giới. Chính sách và cơ chế quản lý hiện hành của nước ta đã thể hiện rõ là Nhà nước ta thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản đã thoả thuận với phía Trung Quốc, Nhà nước thừa nhận mối quan hệ trao đổi hàng hoá tiểu ngạch tại vùng biên giới hai nước, đồng thời đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất định để mối quan hệ này phát triển một cách lành mạnh, ổn định và lâu dài.
Xuất nhập khẩu các hàng hoá mậu dịch tiểu ngạch theo giấy phép của Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh biên giới. Các hàng hoá này được xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của Tỉnh và có giá trị không vượt quá 500.000 VIệT NAMD.
4. Đề xuất chính sách cho Việt Nam:
4.1. Chính sách cạnh tranh:
Như chúng ta được biết, thị trường được dựa trên cạnh tranh, còn khuyết tật của thị trường được điều chỉnh bởi Nhà nước. Do đó, chính sách cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy thương mại. Để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phát huy được nguyên tắc hiệu quả của thị trường, trên phương diện quản lý vĩ mô, để phát triển nền kinh tế thị trường cần phải có những qui định sau đây:


  1. Những qui định về sức khoẻ và an toàn để đảm bảo các sản phẩm không nguy hiểm đến tính mạng công nhân trực tiếp sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.




  1. Bảo đảm chống lại sự gian lận thương mại và cạnh tranh phi đạo đức, làm cho người tiêu dùng biết rõ nhưng gì họ mua.




  1. Chống thực hành độc quyền, các thoả thuận giữa những người cạnh tranh để ảnh hưởng đến giá cả và phá hoại sự cạnh tranh (ở đây cần xem lại ý tưởng xây dựng các tập đoàn ở Việt Nam trên quan điểm của chống độc quyền), tất cả nhằm đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trên thực tế vẫn đang được duy trì.

4.2. Chính sách công nghiệp:


Về cơ bản chính sách công nghiệp của Việt Nam theo nghĩa rộng, phải hướng vào tăng cường tiết kiệm và đầu tư, cung cấp tốt cơ sở hạ tầng về giáo dục và giao thông vận tải, hỗ trợ các hoạt động R&D nhằm tăng cường năng suất lao động của quốc gia - nền tảng của sức cạnh tranh quốc tế - kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy rằng những quốc gia có năng suất lao động thấp thường lại dựa nhiều vào các biện pháp bảo hộ.
PHẦN C: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM TRONG KHUÔN KHỔ ACFTA ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
Nhằm đạt được sự thoả hiệp giữa mong muốn tự do hoá thương mại và nhu cầu bảo hộ các sản phẩm nhạy cảm, Trung Quốc và các nước ASEAN đã thống nhất phân loại các sản phẩm thành 2 phần gồm Danh mục thông thường và Danh mục nhạy cảm kèm theo một Chương trình thu hoạch sớm đối với hàng nông sản, thực phẩm và thuỷ sản từ Chương 01 đến Chương 08, trong đó có mặt hàng rau chưa chế biến (Chương 07) và quả chưa chế biến (Chương 08). Các mặt hàng thuộc Chương trình thu hoạch sớm sẽ có một lịch trình cắt giảm thuế nhanh hơn đáng kể.

Ngay sau đó vào tháng 6 năm 2003, Chính phủ Thái Lan đã nhanh chóng ký một hiệp định song phương với Chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy Chương trình thu hoạch sớm giữa hai nước mà theo đó Trung Quốc và Thái Lan áp dụng ngay mức thuế 0% đối với các sản phẩm rau quả của hai nước.

Có thể nhận thấy, việc hình thành Khu vực ACFTA mà cụ thể là Chương trình Thu hoạch sớm đang và sẽ có tác động lớn đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc nói chung cũng như quan hệ thương mại song phương Trung Quốc-Việt Nam nói riêng và đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc. Rau quả chưa chế biến (Chương 07 và Chương 08) luôn là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Trung Quốc; do vậy những tác động của Chương trình thu hoạch sớm đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng phần nào ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Phần nào có thể dự báo được một số lợi thế về thuế nhập khẩu qua buôn bán đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã không còn sau khi Thái Lan và Trung Quốc thoả thuận giảm toàn bộ các mức thuế đối với sản phẩm rau quả thuộc Chương 07 và 08 xuống 0%. Như vậy, nếu Việt Nam không nhanh chóng có những điều chỉnh chính sách hợp lý thì thị phần rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc sẽ suy giảm đáng kể và qua đó, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người dân trồng rau, quả ở Việt Nam.

Trước thực trạng như vậy, Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng buôn bán rau quả giữa Việt Nam và Trung Quốc (trong đó tập trung vào phần xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc) trước và sau khi có Chương trình thu hoạch sớm, trao đổi thương mại rau quả giữa Trung Quốc và các nước ASEAN khác (đặc biệt đi sâu vào quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan) trước và sau khi thực hiện Chương trình thu hoạch sớm; khả năng cạnh tranh giữa rau quả của Việt Nam và các nước ASEAN khác trên thị trường Trung Quốc; tác động của Chương trình thu hoạch sớm giữa Thái Lan và Trung Quốc đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trên cơ sở đó, báo cáo sẽ đưa ra những kiến nghị đối với những điều chỉnh của Việt Nam.




tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương