TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang8/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   79

IV. KIẾN NGHỊ:

1. Để góp phần giảm nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam và nhằm phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu mà hai Thủ tướng đề ra là đưa kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2010, đề nghị phía Trung Quốc có chính sách ưu đãi đối với hàng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, đặc biệt là những mặt hàng mà ta có thế mạnh như gạo, cao su, thuỷ sản, rau quả, sản phẩm gỗ… và các mặt hàng nhập khẩu vào khu vực phía Nam Trung Quốc. Ngoài ra, cũng đề nghị phía Trung Quốc có biện pháp hưũ hiệu khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng Việt Nam (ví dụ như: tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Quảng Tây nhập khẩu than của Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Vân Nam tăng cường nhập khẩu thuỷ hải sản, gạo từ Việt Nam, dành quota nhập khẩu cho các địa phương và các công ty nhập khẩu gạo từ Việt Nam …).


2. Mậu dịch biên giới có vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại Việt – Trung, do vậy đề nghị phía Trung Quốc tạo điều kiện để phát triển mậu dịch biên giới một cách ổn định, trật tự, lành mạnh. Hai bên phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhau trong chính sách và biện pháp quản lý biên mậu. Đề nghị Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thi hành ưu đãi thuế nhập khẩu và VAT đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc theo đường biên mậu.
3. Tạo điều kiện thuận lợi và chính sách ưu đãi riêng nhằm thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt, may da tại Việt Nam, cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may của ta. Bên cạnh đó cần đôn đốc Tổng Công ty dệt may Việt Nam và các ban ngành hữu quan sớm triển khai mô hình chợ đầu mối nguyên phụ liệu dệt, may, da tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh nhằm tạo thêm lực hút đối với các nhà đầu tư của Trung Quốc.
4. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích cụ thể đối với các doanh nghiệp trong nước và chính sách ưu đãi riêng để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và của Trung Quốc để đầu tư sản xuất phân bón tại Việt Nam. Bên cạnh đó ta cũng cần nghiên cứu các phương pháp liên doanh, liên kết, mục đích là hạn chế ở mức tối đa nhập khẩu mặt hàng này, phấn đấu sản xuất ngay tại trong nước vừa để giảm giá thành sản phẩm vừa để phục vụ kịp thời cho nông dân khi vào vụ và góp phần bình ổn thị trường phân bón.
5. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực gia công, chế biến hàng thuỷ hải sản, rau quả nhiệt đới, sản phẩm xuất sang Trung Quốc hoặc nước thứ 3.
6. Có chính sách thu hút đầu tư Trung Quốc trong lĩnh vực trồng, khai thác, chế biến cao su xuất khẩu lâu dài sang thị trường Trung Quốc.
7. Hai bên nghiên cứu hợp tác khai thác xuất khẩu Bốc xít Alumi, phía Trung Quốc cần đẩy nhanh việc triển khai hợp tác trong các dự án Bôc xít Alumi, Đắc Nông, Lâm Đồng. Khi có sản phẩm, nếu tiến tới cả công đoạn sản xuất nhôm thỏi thì đây sẽ là mặt hàng có ý nghĩa là điểm tăng trưởng xuất khẩu rất lớn của ta sang Trung Quốc trong tương lai.
8. Nghiên cứu hợp tác với các nước thứ 3 có công nghệ tiên tiến (hơn Trung Quốc) để sản xuất hàng cơ, điện để xuất khẩu sang Trung Quốc.
9. Có cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng phát huy tiềm năng, nâng cao hàm lượng lao động lành nghề và khoa học công nghệ trong đơn vị sản phẩm, giảm dần thị phần hàng nguyên liệu xuất khẩu đang chiếm chủ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta hiện nay.
10. Tiếp tục có các chính sách tài chính ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh nhóm mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như rau quả, thuỷ sản về vốn, tín dụng cũng như tham gia các Chương trình khảo sát, xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm tại Trung Quốc nhằm thâm nhập và mở rộng việc xuất khẩu tại Trung Quốc.
11. Hiệp định Hợp tác kiểm dịch động thực vật đóng vai trò quan trọng không những trong việc bảo vệ vật nuôi, cây trồng khỏi dịch bệnh, mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước. Do vậy, Chính phủ hai bên cần đôn đốc các Bộ, ngành hữu quan sớm trao đổi và thống nhất ký kết Hiệp định này, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên xuất nhập khẩu dễ dàng các mặt hàng thuỷ hải sản, rau quả và các mặt hàng nông sản khác.
12. Hợp tác xúc tiến thương mại: Hai bên cần tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng mạnh giao dịch thương mại.
13. Hai bên cần sớm nghiên cứu các biện pháp tiện lợi hoá trong thông quan, để có thể rút ngắn thời gian thông quan tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông thuận tiện hơn như triển khai mô hình kiểm tra Hải quan “1 lần” tại các cửa khẩu.
14. Trong khuôn khổ chương trình Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” hai bên cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống giao thông nối liền hai nước như nâng cấp tuyến đường sắt từ Cảng Hải Phòng – Côn Minh, hoàn thiện tuyến đường cao tốc nối liền từ Nam Ninh – Bằng Tường – Lạng Sơn – Hà Nội. Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện chính là một nhân tố quan trọng trong việc đẩy mạnh lưu thông hàng hoá giữa hai bên.
PHẦN B: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, để thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các cải cách về chế độ thương mại. Trên cở sở đánh giá thực trạng chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, bằng những phương pháp nghiên cứu kinh tế cơ bản như phân tích, so sánh và thống kê, Nghiên cứu này tái hiện toàn cảnh chính sách thương mại hàng hóa của Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA và những cam kết trong WTO. Trên cơ sở đánh giá hệ thống các chính sách trong thương mại hàng hoá của Trung Quốc và Việt Nam, từ những qui định về xuất nhập khẩu đến những chính sách nội địa ảnh hưởng đến thương mại, từ thương mại sản phẩm nông nghiệp đến những yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa như đầu tư và và sở hữu trí tuệ, Nghiên cứu cũng cố gắng xác định những cơ hội và cản trở trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc của hàng hóa Việt Nam trong khuôn khổ thực hiện ACFTA và đề xuất các chính sách ứng dụng cho Việt Nam.


I. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC


tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương