TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc



tải về 4.81 Mb.
trang5/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79

1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc:


Với điều kiện địa lý thuận lợi và có quan hệ buôn bán từ lâu đời giữa Việt Nam – Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng mạnh, đặc biệt trong thời kỳ 2000 – 2004 (trừ năm 2001 giảm nhẹ). Tính bình quân cả giai đoạn này tốc độ tăng trưởng hàng năm là 29,6% do đã tận dụng được yếu tố bổ trợ vô cùng to lớn trong quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước, điều này đã giúp ta đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam mà Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ.


Giai đọan 1991 - 1995, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc các loại nông sản, khoáng sản, dầu thô, cao su... các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng rất ít.
Giai đọan 1996 - 1999, bên cạnh những mặt hàng chính như cà phê, cao su... các mặt hàng như hải sản, hàng dệt may, giầy dép, sản phẩm nhựa, điện tử, vi tính và linh kiện của Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Giai đọan 1999 – 2004, một số mặt hàng của Việt Nam đã khẳng định được thị phần cũng như sức cạnh tranh ở Trung Quốc như giầy dép, đồ gỗ, máy tính và linh kiện máy tính. Tuy những sản phẩm này có kim ngạch xuất khẩu chưa cao, khoảng 10 đến 35 triệu USD, nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, gồm 4 nhóm mặt hàng chính như sau:


      1. Hàng nhiên nguyên liệu: dầu thô, cao su, than, quặng kim loại, các loại hạt có dầu, dược liệu (cây làm thuốc)...

      2. Hàng nông sản: lương thực (gạo, sắn khô), rau - củ - quả (đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như: chuối, xoài, chôm chôm, thanh long...), chè, hạt điều.

      3. Hàng thuỷ sản: thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh, một số loại mang tính đặc sản như: rắn, rùa, ba ba... tự nhiên hoặc được nuôi thả.

      4. Hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột giặt, bánh kẹo...

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là: dầu thô, than đá, cao su thiên nhiên, gạo, hạt điều, giầy dép, điện và dây cáp điện, thuỷ sản, rau quả, quặng các loại, chè các loại, vi tính và linh kiện điện tử, dầu thực vật, sắn lát và tinh bột, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa.



Bảng 3: Xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc các năm 1999-2004





Mặt hàng

1999

2000

2001

2002

2003

2004







Giá trị

Giá trị

Giá trị

%/

Tsố


Giá trị

%/

Tsố


Giá trị

%/

Tsố


Gía trị

%/

T số


1.

Dầu thô

331,7

749

591,4

52,65

686,79

55,4

847,8

63,7

1.471

3,78

2.

Cao su

51,8

66,4

51,2

4,56

88,66

7,1

147

11.0

357

3,05

3.

Thuỷ sản

51,7

223,0

240

21,3

195,3

15,7

77,8

5,85

48,1

1,75

4.

Rau quả

35,7

120,4

142,8

12,7

121,5

9,8

67,1

5,0

24,9

0,91

5.

Hạt điều

54,5

53,3

30,6

2,7

38,1

3,0

52,4

3,9

70,2

2,56

6.

Than đá

3,6

7,9

18,69

1,66

44,1

3,56

48,87

3,68

134

4,89

7.

Dệt may







15,25

1,36

19,59

1,58

28,45

2,14

14,8

0,54

8.

Máy tính và linh kiện







7,83

0,7

19,3

1,56

22,49

1,69

25,9

0,94

9.

Đồ gỗ







8,37

0,75

11,3

0,91

12,38

0,93

35

1,27

10.

Giày dép







9,06

0,81

7,28

0,59

10,91

0,82

18,3

0,66

11.

Sản phẩm nhựa







5,34

0,48

2,8

0,23

7,44

0,56

4,7

0,17

12.

Cà phê







2,60

0,23

3,92

0,32

6,9

0,53

5,8

0,21

13.

Gạo

5,5

0,44

0,54

-

1,68

-

0,29

-

19,2

0,70
Đơn vị: triệu USD

Nguồn: - Hải quan Trung Quốc. - Bộ Thương Mại Việt Nam

Bảng 4: Xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2004

STT

Mặt hàng

L­uợng (tấn)

Trị giá (ngàn USD)

1

Dầu thô

5.322.431

1.471.319

2

Cao su

303.521

357.933

3

Than đá

5.795.440

134.032

4

Hạt điều

17.809

70.219

5

Hải sản

 

48.154

6

Sản phẩm gỗ

 

35.077

7

Máy vi tính và linh kiện

 

25.902

8

Hàng rau quả

 

24.965

9

Hàng điện tử

 

21.047

10

Gạo

82.622

19.213

11

Giày dép các loại

 

18.396

12

Hàng dệt may

 

14.834

13

Cà phê

9.358

5.888

14

Dây điện & dây cáp điện

 

5.091

15

Sản phẩm nhựa

 

4.726

16

Chè các loại

3.268

3.497

17

Hàng thủ công mỹ nghệ

 

2.445

18

Dầu mỡ động thực vật

 

2.348

19

Hạt tiêu

343

419

20

Lạc nhân

522

335

21

Thiếc

29

275




Tổng số




2.735.495

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Sau khi gia nhập WTO, do nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh, “quá nóng”, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu từ Việt Nam để phục vụ sản xuất công nghiệp của Trung Quốc có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2001 đến nay, các mặt hàng dầu thô, than đá và cao su đã duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao chiếm tỷ trọng 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các mặt hàng dầu thô, than đá không được coi là thế mạnh dài hạn vì rất có thể trong tương lai gần, khi Việt Nam phát triển các ngành chế biến (như khi các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn đi vào hoạt động) thì Việt Nam sẽ tăng sử dụng trong nước, hạn chế xuất khẩu.


Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhất chiếm tỷ trọng áp đảo trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (trong các năm 2000 – 2003 khoảng từ 40 – 50%). Năm 2004, đạt số lượng 5,3 triệu tấn, với giá trị 1,471 tỷ USD (tăng 73,53% so với năm 2003) và chiếm tới 53,78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã góp phần vào việc thu hẹp mức độ nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc chủ yếu khai thác dầu thô tại các tỉnh Đông Bắc, Vịnh Bột Hải của Trung Quốc nhưng khối lượng rất có hạn, cung không đủ cầu. Dự kiến nhu cầu nhập khẩu dầu thô trong năm 2005 của Trung Quốc là khoảng 60 – 75 triệu tấn.
Bảng 5: Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc các năm 2000 – 2004


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD)



Tốc độ tăng trưởng

(%)


2000

749

125,84

2001

591

- 21,56

2002

686

16,12

2003

847

23,45

2004

1.471

73,53

Cao su là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2004, xuất khẩu mặt hàng cao su đạt trên 303 ngàn tấn, với giá trị xuất khẩu đạt 357,9 triệu USD, tăng 143,4% so với năm 2003. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này là rất cao (tốc độ tăng trung bình đạt 57,52%/năm). Nhằm hạn chế nhập khẩu cao su, Trung Quốc đã thí điểm trồng cao su tại đảo Hải Nam và tại tỉnh Vân Nam giáp Lào Cai. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng không hợp với cây cao su nên chi phí trồng cao, năng suất thấp, Nhà nước phải hỗ trợ nhiều, vì vậy nhập khẩu vẫn là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt trước tình hình hiện nay ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ rất cao trong những năm gần đây. Năm 2004 sản xuất ôtô của Trung Quốc đạt khoảng 5,21 triệu chiếc, dự kiến năm 2006 sẽ là 6,91 triệu chiếc thì nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất săm lốp ô tô là rất lớn. Theo đánh giá của Hiệp hội công nghiệp ô tô Trung Quốc thì nhu cầu săm lốp ô tô của Trung Quốc trong năm 2005 là 98 triệu chiếc và trong năm 2010 dự kiến sẽ khoảng 123 triệu chiếc, đồng thời thiên tai nặng nề ở Indonesia, Thái Lan, Srilanka và Malaysia vào cuối năm 2004 vừa qua sẽ hạn chế nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2005 này (có thể trong vài năm tới). Điều này sẽ khiến cho cao su Việt Nam vững bước chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.


Bảng 6: Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc các năm 2000 – 2004


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD)



Tốc độ tăng trưởng

(%)


2000

66,3

28,08

2001

51,2

- 22,85

2002

88,6

73,12

2003

147,0

68,82

2004

357,9

143,45

Than đá là mặt hàng thứ 3 có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD trong năm 2004. Từ năm 2000 khi kim ngạch xuất khẩu than đá chỉ đạt trên 7 triệu USD thì cho đến hết năm 2004 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 134 triệu USD (xuất khẩu 5,7 triệu tấn) tăng 174% so với năm 2003. Đối với mặt hàng than đá thì Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu than, không tính than cốc, của Trung Quốc là 3,8 tỷ USD, riêng đối với mặt hàng than cốc, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,948 tỷ USD. Tuy nhiên, các mỏ than của Trung Quốc đều tập trung tại vùng Đông Bắc, vì vậy, việc khai thác vận chuyển cung cấp cho các tỉnh phía Nam nhất là Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông và Hải Nam rất khó khăn và chi phí cao. Do vậy, việc nhập khẩu từ Việt Nam sẽ đem lại những hiệu ích về kinh tế đó là giá thành rẻ, cung cấp nhanh, đáp ứng ngay nhu cầu sử dụng.


Bảng 7: Xuất khẩu than đá sang Trung Quốc các năm 2000 – 2004


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD)



Tốc độ tăng trưởng

(%)


2000

7,8

117,34

2001

18,6

137,69

2002

44,0

135,86

2003

48,8

10,84

2004

134,0

174,24

Hải sản: Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, mặt hàng hải sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có kim ngạch rất lớn (năm 2000: 222 triệu USD và năm 2001 đạt tới 240 triệu USD) nhưng trong những năm gần đây kim ngạch giảm mạnh, đến năm 2004 chỉ còn 48 triệu USD. Có một số nguyên nhân chủ yêú của tình trạng này là: Nhiều tổ chức cá nhân đã gian lận khai kim ngạch xuất khẩu để chiếm đoạt thuế VAT, dẫn đến con số xuất khẩu khác rất xa so với thực tế.

Việc các doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường có sức hút mạnh hơn, giá cao hơn (Mỹ, EU và Nhật Bản) đã dẫn tới thị trường Trung Quốc bị bỏ rơi. Về chất lượng hàng, cùng với việc Trung Quóc nâng cao yêu cầu chất lượng và siết chặt kiểm soát, nhiều chủ hàng của ta đã không kịp thời đáp ứng dẫn tới khó vào thị trường Trung Quốc. Hình thức buôn bán biên mậu đã gây tác động xấu tới xuất khẩu thuỷ sản của ta (không ổn định, dễ rủi ro…) nhất là khi Trung Quốc bãi bỏ ưu đãi hàng Việt Nam nhập khẩu qua đường biên mậu Quảng Tây từ 1/1/2004.

Trong tương lai gần, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc vẫn rất triển vọng vì Trung Quốc tuy là một nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới, tuy nhiên, cũng là nước nhập khẩu nhiều thuỷ sản do địa hình và phân bố địa lý của một số tỉnh miền Tây nam Trung Quốc không giáp biển, địa hình hiểm trở, nhưng nhu cầu tiêu thụ thuỷ hải sản tươi sống ngày càng tăng do đời sống nhân dân hiện nay đã tăng cao. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc là 2,135 tỷ USD. Từ đó nhu cầu nhập khẩu lớn các loại thuỷ hải sản tươi sống cao cấp như tôm hùm, cá song, cá thu, cá giò, tôm càng xanh, nhuyễn thể 2 mảnh, cua bấy..là rất lớn.

Rau quả: Tương tự như mặt hàng thuỷ hải sản, mặt hàng rau quả trước đây cũng có giá trị xuất khẩu tương đối lớn kể từ giai đoạn 2000 – 2002 (khoảng trên 120 triệu USD) nhưng đã giảm mạnh trong năm 2003 và 2004. Lý do lớn nhất mà các cơ quan chức năng nêu ra và đặt dấu hỏi là con số thống kê xuất khẩu những năm trước 2002 đã không thực tế, một số lượng lớn đã được khai khống để những doanh nghiệp làm ăn bất chính chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT xuất khẩu. Con số thống kê xuất khẩu từ năm 2003 trở lại đây đã sát thực tế. Thoả thuận Thái – Trung về lọai bỏ thuế nhập khẩu đối với 188 sản phẩm rau quả đã khiến cho hàng rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với sản phẩm rau quả tương tự của Thái Lan. Vì sản phẩm rau quả của Thái Lan đã được miễn thuế nhập khẩu từ 1 tháng 10 năm 2003, trong khi hàng rau quả của Việt Nam vẫn phải chịu thuế nhập khẩu vào Trung Quốc theo Chương trình thu họach sớm (EHP) là: 10% năm 2004; 5% 2005 và chỉ được lọai bỏ vào năm 2006.

Tuy Chương trình Thu hoạch sớm (EHP) đã được thực hiện từ 1/1/2004 nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được những ưu đãi về thuế quan đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Năm 2004, giá trị xuất khẩu hàng rau quả chỉ đạt 24,9 triệu USD, giảm 62,78% so với 2003.

Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận thì rau quả vẫn là một mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của ta, vì Trung Quốc chỉ có thể trồng một số giống quả nhiệt đới nhất định như vải, chuối, thanh long tại các tỉnh phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông nhưng sản lượng thấp và theo thời vụ. Trong khi đó rất nhiều loại hoa quả Trung Quốc không thể trồng được trong nước phải nhập khẩu từ Việt Nam như xoài, măng cụt, sầu riêng, dứa, nhãn...vì vậy hoa quả nhiệt đới với là ưu thế xuất khẩu của ta, vì ưu thế của Trung Quốc chỉ là hoa quả ôn đới. Năm 2004, hoa quả tươi lạnh đông như các loại táo tươi và cam quýt xuất khẩu đạt 1,76 triệu tấn, tăng 18,46%, chiếm 56% tổng lượng hoa quả xuất khẩu.

Hạt điều là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị tương đối ổn định trong các năm 2000 – 2003 (khoảng từ trên dưới 50 triệu USD/năm). Năm 2004 xuất khẩu hạt điều đã tăng trưởng mạnh, đạt 70,2 triệu USD tăng 34% so với năm 2003.

Các mặt hàng khác như giày dép, cà phê, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa... có kim ngạch xuất khẩu khá nhỏ bé, không quá 25 triệu USD. Tuy nhiên, một số mặt hàng như: giày dép, bánh kẹo, nguyên liệu làm thuốc, sản phẩm gỗ, chè các loại, dây điện và dây cáp điện … bắt đầu có ưu thế và đang gia tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc. Ví dụ: năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đạt 35 triệu USD tăng 183,1%, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện đạt 5,09 triệu USD, tăng 237%, kim ngạch xuất khẩu chè đạt 3,4 triệu USD, tăng 352%. Gần đây mặt hàng máy vi tính và linh kiện có sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng mới chỉ đạt 25 triệu USD.
Tuy những năm qua chúng ta đã đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh của ta sang Trung Quốc, nhưng thực tế cho thấy dung lượng thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn và là một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu, tuy nhiên, thị phần của các sản phẩm chủ lực của ta tại thị trường này vẫn chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn, chưa phù hợp với tiềm năng xuất khẩu của ta. Dù sao với một dung lượng thị trường lớn như vậy vẫn là điều kiện rất thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới đây, nếu ta thay đổi được cơ cấu xuất khẩu theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường Trung Quốc.

Bảng 8; Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004


STT

Mặt hàng

Tổng nhập khẩu của Trung Quốc (triệu USD)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(triệu USD)



Tỷ trọng

(%)


1

Dầu thô

33.912

1.471

4,3

2

Cao su

1.524,2

181,1

11,8

3

Than

886,7

134,0

15,1

4

Cá đông lạnh

1.517,5

15,6

1,02

5

Hoa quả

594,4

32,1

5,3

6

Gạo

254,6

28,7

11,2

7

Điện và dây cáp điện

2.724,9

5,09

0,18

8

Sản phẩm nhựa

2.117,8

7,4

0,34

9

Đồ chơi

99,3

1,09

1,09

10

Giày dép các loại

317,5

29,8

9,3

11

Dầu thực vật

3.665,5

15,3

0,41


Nguồn: Hải quan Trung Quốc
Hiện nay, hàng xuất khẩu của ta sang Trung Quốc gặp phải các rào cản về kỹ thuật và thuế quan chủ yếu là các sản phẩm rau quả, thuỷ sản, gạo do hai bên vẫn chưa có được một hành lang pháp lý đầy đủ. Các mặt hàng xuất khẩu khác trên cơ bản được hưởng mức thuế suất ngang bằng với các nước khác khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong năm 2004, hai bên đã tiến được một bước quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý bằng việc ký Thoả thuận về kiểm dịch thuỷ hải sản và Thoả thuận về kiểm dịch gạo xuất khẩu sang Trung Quốc. Các thỏa thuận này một mặt là cơ sở pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng mặt khác sẽ là rào cản kỹ thuật nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu này.
Theo cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời hạ thấp thuế suất ngòai hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ, đường. Trung Quốc cũng phải xóa bỏ các hạn chế hiện hành về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, trong đó có cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su, gỗ, ván ép, đồng thời phải mở rộng đầu mối nhập khẩu các hàng hoá độc quyền nhà nước như dầu thô, lương thực.
Do Trung Quốc đã cam kết dành cho ta chế độ đãi ngộ tối huệ quốc như một thành viên của WTO ngay từ khi ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế tòan diện giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tháng 12/2002 nên các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của ta như gạo, dầu thực vật, đường ăn, sản phẩm gỗ, cao su thiên nhiên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong xuất khẩu sang Trung Quốc.
Khi Trung Quốc hoàn tất mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) thì Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng này. Dự kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm sẽ ở mức trên 30% và sẽ đạt kim ngạch khỏang 5,5 tỷ USD vào năm 2010.

2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc:


Trong mấy năm qua, nhu cầu nhập khẩu của ta tăng mạnh trong khi Trung Quốc là thị trường lớn gần nhất, có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, giá cả có sức cạnh tranh so với các nguồn cung cấp khác, nên hàng hóa của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của ta. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng từ 1,629 tỷ USD năm 2001 lên tới 4,456 tỷ USD năm 2004.

Việt Nam nhập khẩu khoảng 200 loại hàng hoá từ Trung Quốc, gồm 5 nhóm mặt hàng chính như sau:




      1. Thiết bị toàn bộ, như: dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng, dây chuyền sản xuất đường mía.

      2. Máy móc (máy dệt, máy nông nghiệp), phương tiện vận tải, thiết bị y tế, thiết bị đo lường.

      3. Nguyên, nhiên, vật liệu: xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, kính xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm hoá chất, nguyên phụ liệu dệt may và da giày.

      4. Hàng nông sản: hạt giống, hoa quả ôn đới như lê, táo..., dầu thực vật, bột mỳ, đường.

      5. Hàng tiêu dùng và dược phẩm: xe máy, phụ tùng xe máy, sản phẩm điện - điện tử (đầu đĩa, cát sét), đồng hồ, quần áo, đồ chơi trẻ em, cây làm thuốc.

Việt Nam tuy đã sản xuất được các mặt hàng quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ điện và điện tử... nhưng do giá cao hơn nên vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Đây là một khó khăn lớn cho sự phát triển sản xuất của một số ngành hàng Việt Nam.

Nhiều loại mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như: xăng dầu, hóa chất, phân bón, vải và nguyên phụ liệu dệt may, nguyên liệu sắt thép và sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng... là các mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp của Việt Nam mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng đủ nhu cầu nên việc nhập khẩu là nhu cầu tất yếu vì giá rẻ, giao hàng nhanh và thuận tiện. Năm 2004, tổng trị giá nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc là 2,6 tỷ USD chiếm 58,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Trong khi Việt Nam không có mặt hàng xuất khẩu nào giữ vị trí hàng đầu trong nhập khẩu 20 mặt hàng chủ yếu của Trung Quốc, thì Việt Nam lại là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với 3 trong 20 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là:


Xăng dầu – vị trí thứ nhất: 19,0 % (705,9/3717,4 tr. USD)

Nguyên liệu dược - vị trí thứ tư: 9,8 % ( 22,2/ 226,2 tr. USD)

Ô tô và khung gầm ô tô - vị trí thứ 5: 7,0 % ( 24,8/ 428,1 tr. USD)

Nguồn: Hải quan Trung Quốc năm 2003

Bảng 10: Nhập khẩu các mặt hàng chính của Việt Nam từ Trung Quốc giai đọan 1999-2004

Đơn vị: triệu USD


TT

Mặt hàng

1999

2000

2001

2002

2003

2004







Trị giá

Trị giá

Trị giá

%/

Tsố


Trị giá

%/

Tsố


Trị giá

%/

Tsố


Trị giá

%/

Tsố




Xăng dầu

46

131,6

231,66

7,44

473,4

14,51

721,1

23,1

739,8

16,60



Máy móc thiết bị và phụ tùng

103,7

166,5

219,36

7,04

347,9

10,66

446,8

14,31

607,1

13,62



Phân bón các loại

15

24

62,31

2,0

57,69

1,77

244,2

7,82

391,9

8,79



Nguyên phụ liệu ngành may và da dày







74,12

2,38

127,9

3,92

200,5

6,42

290,2

6,51



Sắt thép

42,8

75,1

54,74

1,76

69,05

2,12

108,2

3,47

409,5

9,18



Linh kiện điện tử và máy tính

9,0

20,3

21,96

0,71

42,26

1,3

63,86

2,05

103,8

2,32



Xe máy dạng CKD, IKD







433,22

13,9

121,8

3,74

47,71

1,53

-

-



Ôtô dạng CKD, SKD













0,74

0,02

25,19

0,81

-

-



Chất dẻo nguyên liệu







5,04

0,16

10,42

0,32

12,96

0,42

22,3

0,50



Tân dược







5,58

0,18

5,83

0,18

6,72

0,22

6,1

0,13



Ôtô







4,79

0,15

3,5

0,11

3,81

0,12

5,2

0,11



Clinker













0,38

0,01

0,83

0,03

2,8

0,06



Nguồn: - Hải quan Trung Quốc - Hải quan Việt Nam
Đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam không có các rào cản đặc biệt, mà áp dụng các quy định về nhập khẩu chung cho tất cả các nước không phân biệt đối xử. Riêng đối với than cốc là một trong những mặt hàng mà ta có nhu cầu nhập khẩu nhưng Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu và đã áp dụng hạn ngạch xuất khẩu từ năm 2004 do bị khủng hoảng về năng lượng.

Bảng 11: Các mặt hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc năm 2004.


STT

Mặt hàng

Giá trị (ngàn USD)

1

Xăng dầu các loại

739.849

2

Máy móc thiết bị, DC, phụ tùng

607.195

3

Vải các loại

447.258

4

Sắt thép các loại

409.599

5

Phân bón các loại

391.985

6

Nguyên phụ liệu dệt may (da)

290.257

7

Hoá chất

123.817

8

Linh kiện và phụ tùng xe máy

92.732

9

Kim loại thường khác

70.915

10

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

62.440

11

Linh kiện điện tử

61.286

12

Các sản phẩm hoá chất

59.157

13

Linh kiện ôtô

45.984

14

Sợi các loại

44.530

15

Máy vi tính và linh kiện

42.608

16

Nguyên phụ liệu dược phẩm

28.705

17

Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ

24.988

18

Thức ăn gia súc và NPL chế biến

24.648

19

Chất dẻo nguyên liệu

22.368

20

Nguyên phụ liệu thuốc lá

20.775

21

Lúa mỳ

18.985

22

Cao su tổng hợp

9.612

23

Tân dược

6.158

24

Giấy các loại

5.967

25

Ôtô nguyên chiếc các loại

5.236

26

Clinker

2.826

27

Kính xây dựng

2.636

28

Dầu mỡ động thực vật

1.708

Tổng trị giá 28 mặt hàng

3.664.000 (82,2% tổng kim ngạch nhập khẩu)

Đối với hàng hoá nhập khẩu ưu đãi thuế quan từ Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA thì thực hiện theo cam kết. Trong khuôn khổ ACFTA, từ 1 tháng 1 năm 2004 Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản theo “Chương trình thu họach sớm” và từ ngày 1/7/2005 sẽ triển khai thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đối với Danh mục hàng hoá thông thường (các mặt hàng từ chương 9 đến chương 24) gồm trên 7000 sản phẩm. Do rất nhiều nhóm hàng thuộc Danh mục này là những nhóm hàng công nghiệp mà Trung Quốc rất có thế mạnh, nên việc giảm thuế sẽ buộc các doanh nghiệp của ta phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp Trung Quốc ngay trên “sân nhà” và điều này sẽ khiến cho việc thu hẹp mức độ nhập siêu từ Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.

Bảng 12: Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Trung Quốc trong tổng nhập khẩu của Việt Nam năm 2004


STT

Mặt hàng

Tổng nhập khẩu của Việt Nam (triệu USD)

Nhập khẩu từ Trung Quốc (triệu USD)

Tỷ trọng

(%)


1

Xăng dầu

3.574,2

739,8

20,6

2

Máy móc thiết bị,DC, phụ tùng

5.248,8

607,1

11,5

3

Vải các loại

1.926,7

447,2

23,2

4

Sắt thép các loại

2.572,6

409,5

15,9

5

Phân bón các loại

823.6

391,9

47,5

6

Nguyên phụ liệu dệt may da

2.252,6

290,2

12,8

7

Hoá chất

682,8

123,8

18,1

8

Linh kiện và phụ tùng xe máy

412,7

92,7

22,4

9

Kim loại thường khác

673,8

70,9

10,5

10

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

210

62,4

29,7

11

Linh kiện điện tử

430,2

61,2

14,2

12

Các sản phẩm hoá chất

705,8

59,1

8,3

13

Linh kiện ô tô

646,8

45,9

7,09

14

Sợi các loại

338,8

44,5

13,1

15

Máy vi tính và linh kiện

912,3

42,6

4,6

16

Nguyên phụ liệu dược phẩm

100

28,7

28,7

17

Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ

538,5

24,9

4,6

18

Thức ăn gia súc và NPL chế biến

474,5

24,6

5,1

19

Chất dẻo nguyên liệu

1.190,9

22,3

1,87

20

Nguyên phụ liệu thuốc lá

170,1

20,7

12,1


Nguồn: Hải quan Việt Nam

3. Buôn bán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc:

Việt Nam có 7 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên tiếp giáp với hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc và buôn bán biên giới được diễn ra dưới hai hình thức chính là: chợ chung biên giới và buôn bán dân gian.


Hiện nay, có 5 cặp cửa khẩu quốc gia Việt - Trung, bao gồm:


      1. Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam - Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc

      2. Đồng Đăng, Lạng Sơn, Việt Nam - Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc

      3. Hữu nghị, Lạng Sơn, Việt Nam - Hữu Nghị Quan, Quảng Tây, Trung Quốc

      4. Tà Lùng, Cao Bằng, Việt Nam - Thuỷ Khẩu, Quảng Tây, Trung Quốc

      5. Lào Cai, Việt Nam - Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc

Bên cạnh các cửa khẩu quốc gia, còn có 10 cặp cửa khẩu cấp tỉnh và 25 điểm chợ biên giới tại tám huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc giáp với 3 tỉnh của Việt Nam3.


Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết “Hiệp định về mậu dịch biên giới” vào năm 1998 và Hiệp định về biên giới trên đất liền vào ngày 30 tháng 12 năm 1999. Kể từ đó, các hoạt động buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có quy củ chặt chẽ hơn và gia tăng nhanh.
3.1. Mậu dịch biên giới:
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2003 riêng kim ngạch mậu dịch biên giới với Việt Nam của 3 tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Tứ Xuyên là 910 triệu USD và nếu ước tính kim ngạch của các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông và các địa phương khác ở mức trên 700 triệu USD thì kim ngạch mậu dịch biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2003 đạt khoảng gần 1,7 tỷ USD chiếm 37% tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Hàng hoá trao đổi mậu dịch biên giới có cơ cấu rất đa dạng. Trừ các mặt hàng dầu thô, xăng dầu và thiết bị tòan bộ được nhập khẩu theo đường chính ngạch, các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu còn lại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chính là các mặt hàng được thực hiện qua đường mậu dịch biên giới.
Trong khuôn khổ mậu dịch biên giới, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm:


  1. Hàng nông lâm sản: chủ yếu là cao su, hạt điều, rau hoa quả tươi, gạo, ngô, sắn, dược liệu...

  2. Hàng thuỷ hải sản: các loại hải sản khô và đông lạnh: cá, mực, tôm, cua, ếch, baba ...

  3. Hàng gia súc gia cầm: gà vịt, ngan ngỗng, chó mèo, lợn...

  4. Hàng thủ công mỹ nghệ: hàng mây tre đan, đồ gỗ gia dụng...

  5. Hàng công nghệ phẩm mà chủ yếu là hàng tiêu dùng: thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình, dệt may, giày dép...

  6. Khoáng sản: than đá, các loại quặng như: sắt, măng gan, đồng ...

Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc bao gồm:




  1. Các loại máy móc và phụ tùng phục vụ sản xuất công nghiệp xi măng, dệt, may mặc, đồ sứ, sắt tráng men... các loại máy bơm nước, máy phát điện, máy thuỷ, máy móc cơ khí nông nghiệp...

  2. Các loại hoá chất và nguyên phụ liệu phục vụ cho các ngành sản xuất thuốc lá, dệt, nhuộm, may mặc...

  3. Các loại hàng tiêu dùng: hàng dệt may, giày dép, đồ dùng gia đình làm bằng nhựa, bằng gốm sứ, dụng cụ lao động các loại, thực phẩm...

  4. Hàng điện tử gia dụng: Ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy thu thanh, dàn âm thanh các loại...

  5. Các loại hoa quả tươi, hoa quả khô.

Trong trao đổi mậu dịch biên giới năm 2003, không kể xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 900 triệu USD và nhập khẩu 2,4 tỷ USD. Như vậy, trong mậu dịch biên giới với Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu rất lớn.


Nhìn chung, buôn bán biên giới Việt Trung phát triển đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện rõ rệt diện mạo các địa phương biên giới, hình thành nhanh chóng nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ và cụm dân cư mới kích thích lưu thông hàng hoá và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cư dân biên giới, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, tăng nguồn thu cho địa phương. Theo thống kê, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2003 của tỉnh Lạng Sơn đạt 9,91%, của tỉnh Lào Cai đạt 13,37%, của tỉnh Cao Bằng 9,74%. Năm 2003, tổng thu ngân sách của tỉnh Lạng Sơn đạt 620 tỷ đồng, tăng 1,2% so với năm 2002, của tỉnh Cao Bằng đạt 174 tỷ đồng, tăng 20,5%, của tỉnh Lào Cai đạt 540 tỷ đồng, tăng 9,8%, của tỉnh Quảng Ninh đạt 3 180 tỷ đồng, tăng 2,9%.
3.2. Trao đổi hàng hóa của Việt Nam với các tỉnh Trung Quốc có biên giới chung với Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam:

3.2.1. Buôn bán của Việt Nam với tỉnh Quảng Tây:

Phương thức trao đổi hàng hóa chủ yếu giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây là mậu dịch tiểu ngạch biên giới, mậu dịch thông thường và mậu dịch gia công. Trong năm 2003, mậu dịch tiểu ngạch biên giới giữa Việt Nam và Quảng Tây đạt 535,27 triệu USD, chiếm 80,4 % tổng buôn bán hai bên. Mậu dịch thông thường đạt 119,95 triệu USD chiếm 18% và các phương thức mậu dịch khác chỉ chiếm 1,6%.


Theo thống kê của phía Nam Ninh, Trung Quốc4, trao đổi hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây tăng tương ứng trong thời gian 2000 - 2003 là: 291,84 triệu USD năm 2000; 287,26 triệu USD năm 2001; 486,23 triệu USD năm 2002 và 665,61 triệu USD năm 2003. Trong buôn bán với Quảng Tây, Việt Nam luôn nhập siêu với mức tương ứng trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 là: 55,4 triệu USD; 195 triệu USD và 214,7 triệu USD.
Trong khi đó, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trao đổi hàng hóa Việt Nam - Quảng Tây tăng từ 1035 triệu USD năm 2000 lên 1420 triệu USD năm 2003, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%.
Số liệu thống kê của Trung Quốc và Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn do phản ánh buôn bán dân gian cũng như do có sự thẩm lậu hàng hoá không kiểm soát được tại các khu vực biên giới hai nước.
Cơ cấu hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và Quảng Tây phản ánh khá rõ đặc điểm của cơ cấu hàng hoá trong thương mại Việt Nam-Trung Quốc: Việt Nam xuất sang Quảng Tây chủ yếu là các mặt hàng như: nông sản, thuỷ sản, lâm sản, khoáng sản, đặc biệt là dầu dừa, cao su, hoa quả và một số mặt hàng tiêu dùng thủ công nghiệp. Việt Nam nhập của Quảng Tây chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị công nghệ tương đối cũ - dùng trong nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng, hoá chất, vật liệu xây dựng…
Trong năm 2003, hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang Quảng Tây chủ yếu là các loại hoa quả nhiệt đới bao gồm cả hoa quả tươi và hoa quả đã sấy khô, bột sắn, cao su nguyên liệu và các chế phẩm cao su, khoáng sản, gỗ và các sản phẩm của gỗ, than và hàng thuỷ sản.
Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 20 triệu USD là long nhãn tươi, tinh bột sắn, cao su phế liệu và cao su tổng hợp. Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch từ 5 triệu USD đến 20 triệu USD là hạt điều đã bóc vỏ và khoáng sản. Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch từ 2 đến 5 triệu USD là dưa hấu tươi, chuối tiêu, chôm chôm, than gầy, nhãn khô....
Việt Nam nhập khẩu từ Quảng Tây các loại hoa quả ôn đới, rau xanh (như tỏi, đỗ xanh, hành tây), hàng dệt, phụ tùng xe máy, vật tư nông nghiệp, thuốc bắc, bã đậu và hàng vật dụng giá rẻ.
Những mặt hàng nhập khẩu theo lô lớn có kim ngạch trên 10 triệu USD là hàng may mặc làm từ sợi hoá học, cam, quýt, táo, cây làm thuốc bắc, phụ tùng các loại máy diezen, phân hoá học. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ 5 đến 10 triệu USD là đỗ xanh, bã đậu, bơm ly tâm, lê quả, đậu nành. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ 2 đến 5 triệu USD là phụ tùng xe máy, phân hoá học, ô xít kẽm, phụ tùng hàng cơ điện, thuỷ tinh, xi măng trắng, hành tây...

3.2.2. Buôn bán của Việt Nam với tỉnh Vân Nam:



Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiếp giáp với 3 tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu của Việt Nam. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông nên buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc với các tỉnh Lai Châu và Hà Giang rất hạn chế mà hơn 90% tập trung ở các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai. Ngoài cặp cửa khẩu quốc gia Lào Cai - Hà Khẩu, giữa Việt Nam và Vân Nam còn có các cặp cửa khẩu cấp tỉnh như: Mường Khương - Kiều Đầu, Bát Xát - Bắc Hà và các cặp cửa khẩu nhỏ hơn, thường phát triển buôn bán tiểu ngạch như: Y Tý - Ma Ngán Tỷ, Bản Vược - Pả Sa, Quang Kim - Toòng Piềng, Trịnh Tường - Tiểu Đông Sơn, Bản Lầu - Bạc Chì, Pha Long - Lao Kha, Si Ma Kai - Seo Pả Chư.
Mặc dù nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với Vân Nam rất lớn, nhưng do khả năng vận chuyển thấp nên kim ngạch còn hạn chế. Kim ngạch trao đổi hàng hóa Việt Nam - Vân Nam đã tăng từ 6,5 triệu USD năm 1992 lên 280 triệu USD năm 2003 (trong đó các tỉnh phía Bắc chiếm 220 triệu USD).

Trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Vân Nam 1994-2004


tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương