TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang6/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79

Đơn vị: Ngàn USD


Năm

Việt Nam xuất khẩu

Việt Nam nhập khẩu

Tổng kim ngạch

1994

5480

50770

56250

1995

8880

53340

62200

1996

8220

27450

35670

1997

3560

51400

54960

1998

6260

62410

68670

1999

11000

45000

56000

2000

23000

107000

130000

2001

70000

90000

160000

2002

76000

154000

230000

2003

110000

170000

280000

2004 (6 tháng đầu năm)

19300

108900

128200


Nguồn: Sở Thương mại Lào Cai; Thống kê của Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc do Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Tthương mại thực hiện (9/2004).
Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam chủ yếu là quặng sắt, quặng đồng, gỗ, cao su nguyên liệu, hải sản khô, hải sản đông lạnh, hoa quả, rau, bột giặt, giày dép, đồ nhựa…. Trong đó, các mặt hàng khoáng sản và nông lâm thuỷ sản chiếm khỏang 95%.
Việt Nam nhập khẩu từ Vân Nam chủ yếu là các loại hoá chất, giống cây trồng, phân bón, thạch cao, nguyên phụ liệu thuốc lá, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, hoa quả tươi, và hàng tiêu dùng gia dụng. Trong số các mặt hàng nhập khẩu, nhóm các mặt hàng máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, giống cây trồng… chiếm hơn 70%, nhóm hàng nông sản chiếm khoảng 20%. Năm 2003, Việt Nam đã nhập từ Vân Nam 67,5 triệu USD giá trị máy móc thiết bị phụ tùng các loại, 289432 tấn hoá chất, 120000 tấn thạch cao, 21000 tấn củ - hạt giống, 154000 tấn phân bón, 23500 tấn nguyên liệu thuốc lá, và khoảng 17 triệu USD hàng tiêu dùng.
3.3. Thanh toán trong mậu dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc:
Có nhiều hình thức thanh toán trong buôn bán Việt - Trung, đó là: thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ (tiền mặt) theo giấy phép do NH nhà nước cấp, thanh toán bằng đồng bản tệ, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán qua tư nhân... tỷ lệ các giao dịch thanh toán qua ngân hàng trên thực tế rất thấp, các doanh nghiệp chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, là đồng NDT. Năm 1999, tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng ở các khu vực cửa khẩu Việt Nam - Vân Nam chỉ là 15%, mức này năm 2000 là 20%.
Trong 10 năm gần đây, tỷ giá giữa đồng NDT và VIệT NAMD có xu hướng gia tăng. Tỷ giá NDT/VIệT NAMD năm 1996 là 1/1404 đến năm 2001 là 1/1851 và hiện nay là 1/1900. Do nhu cầu của Việt Nam đối với hàng Trung Quốc tăng rất mạnh, cộng với chính sách về tỷ giá khác nhau, dẫn đến độ biến động về tỷ giá của VIệT NAMD lớn hơn, giá trị của NDT ổn định hơn, do vậy đồng NDT trở thành phương tiện thanh toán chủ yếu trong mậu dịch biên giới giữa hai nước. Trong biên mậu Việt - Trung, từ trước đến nay, hơn 90% các kết toán là bằng đồng NDT. Hiện nay, đồng NDT không chỉ lưu thông khá phổ biến ở khu vực phía Bắc Việt Nam mà còn được dùng trong trao đổi buôn bán ở một số tỉnh phía Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 40 điểm đổi đồng NDT trong phạm vi cả nước. Theo đánh giá, lượng NDT tồn đọng ở Việt Nam hiện lên tới khoảng hơn 3,5 tỷ NDT 5.

Bên cạnh đó, với mục đích là quy phạm hoá dần vấn đề thanh toán trong giao dịch giữa doanh nghiệp hai bên, thúc đẩy buôn bán chính ngạch, hạn chế rủi ro trong thanh toán, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Lào Cai đã hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương, Công thương, Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện thanh toán quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ.

Tuy mới triển khai chưa lâu, nhưng thực tế đã chứng minh bước đi chủ động này của ngành ngân hàng hai nước đã tạo điều kiện cho thương mại hai bên phát triển theo hướng quốc tế hóa, phù hợp với xu thế hội nhập của kinh tế Việt Nam nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà cánh cửa vào WTO đang rộng mở dần với Việt Nam.

Ngày 1/12/2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Quảng Ninh và Ngân hàng Trung Quốc (BOC) chi nhánh Khu tự trị Quảng Tây đã ký kết thỏa thuận thanh toán mậu biên giữa hai ngân hàng trên cơ sở triển khai “Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Theo Thỏa thuận nà, Vietcombank sẽ mở tài khoản bằng đồng nhân dân tệ tại BOC và ngược lại BOC sẽ mở tài khoản bằng đồng VIệT NAMĐ tại Vietcombank để phục vụ việc thanh toán biên mậu cho khách hàng của hai bên.

Những tác nhân này trong tương lai sẽ có tác dụng làm lành mạnh hóa hơn, quy chuẩn hoá hơn việc giao dịch giữa doanh nghiệp hai bên, đồng thời góp phần giải quyết triệt để những vấn đề nhức nhối trong thanh toán biên mậu là tính rủi ro, nạn tiền giả và còn có tác dụng ngăn ngừa nạn rửa tiền.

Tuy nhiên, hiện nay cơ chế hình thành tỷ giá giữa NDT và VIệT NAMD tạm thời vẫn do các “ngân hàng vỉa hè” (do các doanh nghiệp mở, làm nghiệp vụ kết toán và đổi tiền NDT và VIệT NAMD ở khu vực biên giới) xác định6. Chỉ riêng ở Móng Cái đã có hơn 350 “ngân hàng vỉa hè” đăng ký kinh doanh. Các ngân hàng này thường căn cứ vào tình hình cung cầu và buôn bán trao tay để định ra tỷ giá giao dịch trong ngày với mức biến động không có giới hạn.



4. Công tác xúc tiến thương mại:

4.1. Về phía Trung Quốc:


Trong vài năm gần đây, công tác xúc tiến thương mại được Trung Quốc tiến hành một cách rất hiệu quả với các Chương trình triển lãm hội chợ dày đặc trong năm.
Để thúc đẩy quan hệ biên mậu, hàng năm Trung Quốc tổ chức các chương trình hội chợ tại các xã, địa phương giáp với Việt Nam như Hội chợ thương mại Trung – Việt tại Pò Chài, Bằng Tường (tháng 9), Hội chợ Thương mại Trung – Việt tại Hà Khẩu (tháng 11), Hội chợ Quốc tế Côn Minh (tháng 6), Hội chợ Quốc tế Miền Tây (tháng 5)... Bên cạnh đó, các tỉnh, thành của Trung Quốc gần đây có xu hướng tổ chức các hội chợ riêng tại Việt Nam để quảng bá các thế mạnh của từng điạ phương như Hội chợ sản phẩm công nghiệp Quảng Tây (tháng 7/2004), Hội chợ sản phẩm Quảng Đông (tháng 9 hàng năm)...
Ngòai ra, hàng loạt các chương trình hội thảo, xúc tiến thương mại, đầu tư với quy mô lớn, nhỏ khác nhau được các tỉnh, thành của Trung Quốc tổ chức thường xuyên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Về phía Việt Nam:
Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam tiến hành vẫn chưa hiệu quả, ngoài một vài Hội chợ có quy mô lớn như EXPO (tháng 4) được tổ chức hàng năm tại Hà Nội và một số Hội chợ với quy mô nhỏ của các ngành hàng thì các doanh nghiệp của ta chỉ có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình khi tham gia các Hội chợ mà Trung Quốc tổ chức.
Gần đây, công tác xúc tiến thương mại đã được chú trọng hơn. Hàng năm, Cục Xúc tiến thương mại đã xây dựng các Chương trình trọng điểm xúc tiến thương mại Quốc gia và Nhà nước với chính sách hỗ trợ về chi phí đi lại, chi phí gian hàng… cho doanh nghiệp tham gia. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng tích cực tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm với quy mô lớn cho doanh nghiệp hai nước nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và thực tế cũng đã thu được một số kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, sự chuyển biến tích cực này trong công tác xúc tiến thương mại đối với thị trường Trung Quốc vẫn chỉ là bước đầu, cần tiếp tục có sự quan tâm và hỗ trợ hơn nữa từ các Bộ, ngành Trung ương.

5. Một số trở ngại trong thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc:

5.1. Buôn bán qua biên giới chiếm tỷ trọng lớn, trong khi cơ sở vật chất ở các khu vực cửa khẩu còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa xứng đáng là “cửa khẩu quốc tế” hay “cửa khẩu quốc gia”.


5.2. Năng lực vận tải, bốc xếp bằng đường sắt còn thấp. Năm 2003, tổng lượng hàng qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai chỉ đạt 1,16 triệu tấn, trong đó vận tải đường sắt đạt 0,75 triệu tấn. Hơn nữa hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải chuyên dụng như kho lạnh, toa xe đông lạnh,...dùng để bảo quản chất lượng trong vận chuyển đối với một số hàng xuất khẩu như hoa quả, thuỷ hải sản hầu như không có. Điều này đã hạn chế phần nào năng lực xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh của ta sang Trung Quốc.
Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc có hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Một là tuyến Hà Nội - Đồng Đăng - Đông Hưng - Nam Ninh, và từ Nam Ninh đi các tỉnh liền kề bên trong Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu, Hồ nam, Quảng Đông. Tuyến đường này dài 418 km. Tuyến thứ hai là: Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh. Từ Côn Minh nối tiếp đến các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây và khu tự trị Tây Tạng. Tuyến đường này dài 761 km. Một trở ngại là hệ thống đường sắt của Việt Nam và Trung Quốc không giống nhau. Phía Việt Nam dùng hệ đường ray 1000 mm, còn hệ đường ray của phái Trung Quốc là 1435 mm. Do vậy hành khách hay hàng hoá từ bên này sang bên kia đều phải chuyển tàu, làm mất nhiều thời gian và công bốc xếp.
Tuyến đường từ Côn Minh qua Hà Nội đến Hải Phòng, một tuyến đường quan trọng, ngắn nhất nối khu vực Miền Tây Trung Quốc ra biển, dài 859 km đang được hai bên Việt Nam - Trung Quốc quan tâm đầu tư xây dựng và đã được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ 1 triệu USD (4/2003) để phát triển, mới đây, theo chương trình xây dựng “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã cam kết sẽ đầu tư 100 triệu NDT (khoảng 12 triệu USD) để mua 10 đầu máy phục vụ cho việc nâng cấp dịch vụ vận chuyển trên tuyến đường sắt Côn Minh (tỉnh Vân Nam) - Hà Nội. Ngoài ra phía Trung Quốc còn đầu tư 40 triệu NDT (khoảng 4,8 triệu USD) để mua 200 toa tàu mới trang bị cho tuyến đường sắt này. Hy vọng với sự đầu tư và nâng cấp như vậy, tuyến đường này sẽ tạo điều kiện mới thúc đẩy buôn bán Việt Trung gia tăng nhanh hơn.
5.3. Hệ thống đường bộ nối giữa hai nước còn chưa phát triển. Tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan - Nam Ninh đã có song hệ thống đường ôtô chất lượng cao chưa có. Phía Việt Nam, đường ôtô tương đối tốt mới chỉ có từ Hà Nội đến Lạng Sơn. Phía Trung Quốc hiện đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng đường ôtô cao cấp với 6 làn xe nối Hữu nghị Quan với Nam Ninh và dự kiến sẽ thông xe trong năm 2005. Trong khi đó, ở Biên giới Việt Nam với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, với trên 1350 km đường biên giới mà chỉ có 7 tuyến đường bộ chính và một số đường nhánh nhỏ, cũng chưa hề có đường ôtô cao cấp nối hai bên với nhau. Đoạn đường từ Hà Nội đến Hải Phòng đã có đường cao cấp, song đoạn Lào Cai Hà Nội dài 345 km (chạy qua quốc lộ 70 và QL 2) có chất lượng thấp, đường hẹp và cong, bán kính nhỏ, có độ dốc dọc lớn, tải trọng cầu đường thấp, sức vận tải thấp.
5.4. Các thủ tục và lệ phí qua lại biên giới còn phiền hà và chưa hợp lý. Chẳng hạn một công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có cửa khẩu (Lào Cai), muốn sang chợ cửa khẩu phía bên Trung Quốc (là Hà Khẩu), phải làm thủ tục qua các trung tâm lữ hành với chi phí công khai là 143 000 VIệT NAMĐ một lượt. Nhưng nếu chấp nhận xuất cảnh trái phép qua khu vực hai cánh gà cửa khẩu - do cư dân làm, thì chỉ mất 40.000 VIệT NAMĐ.
5.5. Công tác quản lý còn nhiều yếu kém đã dẫn đến tình trạng buôn lậu và buôn bán hàng giả, tiền giả khá phổ biến.
Trung Quốc có một hệ thống cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa và kiểm dịch, kiểm nghiệm thống nhất với một cơ quan thuộc ngành dọc có chức năng ngang Bộ được phân cấp từ Trung ương đến địa phương là Tổng cục kiểm dịch kiểm nghiệm và Giám sát chất lượng Quốc gia với các chi cục đặt tại các địa phương phối hợp với Hải quan, Biên phòng…kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả vấn đề kiểm dịch, kiểm nghiệm và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như thực hiện vấn đề kiểm dịch đối với việc xuất nhập cảnh của khách du lịch.
Đối với Việt Nam, việc kiểm tra này còn chưa mang tính thống nhất và tập trung cao, đơn cử như việc kiểm dịch hàng rau qủa xuất nhập khẩu thì do Chi cục Bảo vệ thực vật đặt tại cửa khẩu chịu trách nhiệm quản lý, kiểm dịch hàng động vật xuất nhập khẩu thì do Chi cục Cục thú y chịu trách nhiệm, kiểm dịch về người lại do Sở y tế tại địa phương đó chịu trách nhiệm, còn kiểm dịch về thuỷ sản xuất khẩu lại do Tổng cục an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản thuộc Bộ Thuỷ sản cấp chứng thư. Chính sự thiếu tập trung, thống nhất trong quản lý này đã gây trở ngại cho sự lưu thông hàng hóa và đáng ngại hơn là khi bùng phát các vấn đề lớn trên diện rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan thì sẽ dẫn đến tình trạng khó tập trung chỉ đạo xử lý.
5.6. Vấn đề buôn lậu: Do điều kiện về đường xá còn nhiều hạn chế: đường nhỏ, vòng vèo, các trạm kiểm soát còn ít, lực lượng tham gia kiểm soát còn mỏng nên buôn lậu là hiện tượng khá phổ biến ở khu vực biên giới của cả hai nước. Ở khu vực cửa khẩu Lào Cai, các cơ quan hữu quan phía Việt Nam chỉ kiểm soát và thu thuế được khoảng 15 - 20% giá trị thực tế của tổng khối lượng hàng hoá nhập khẩu7. Hàng buôn lậu rất đa dạng, được đưa từ bên này sang bên kia cả bằng đường bộ và đường biển. Từ Trung Quốc đưa sang Việt Nam chủ yếu là hàng điện tử và hàng tiêu dùng chất lượng thấp giá rẻ. Còn hàng lậu từ Việt Nam đưa sang Trung Quốc chủ yếu là động vật hoang dã và gỗ.

5.7. Vấn đề hàng kém chất lượng, hàng giả và tiền giả. Trong buôn bán giữa Trung Quốc và Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng ước tính, số lượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng như: dầu gội đầu, kem đánh răng, mũ bảo hiểm… từ Trung Quốc đưa sang Việt Nam. Ngoài ra trong những năm trở lại đây còn có không ít những loại hàng hoá, đặc biệt là thực phẩm kém chất lượng gây hại cho sức khoẻ con người được chuyển lậu vào thị trường Việt Nam như hoa quả được ngâm, tẩm những loại hóa chất có tác dụng bảo quản lâu ngày nhưng rất có hại đối với người sử dụng, hay như nội tạng gia cầm, gà dịch bệnh…cũng đều thông qua các con đường nhập lậu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được các ban ngành chức năng tập trung xử lý hiệu quả vì vấn đề này sẽ gây hại trực tiếp đến sức khoẻ người dân.


5.8. Vấn đề liên quan đến Trung Quốc là thành viên của WTO, trong khi Việt Nam còn đứng ngoài WTO. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ ưu đãi 50% VAT đối với hàng hóa nhập khẩu qua đường Quảng Tây và siết chặt hơn các quy định về kiểm dịch, kiểm nghiệm đối với hàng hóa nhập khẩu theo các chuẩn mực của WTO, vì vậy, đã phần nào làm giảm xuất khẩu của ta do hàng rau quả, thuỷ sản, hải sản…Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về kiểm dịch theo tiêu chuẩn của WTO.
Năm 2002, xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường Trung Quốc giảm sút mạnh như: rau quả giảm 14,9%; thuỷ hải sản giảm 18,6%; chè giảm hơn 29%; dầu ăn giảm 67%; (12). Và tính đến thời điểm hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng phải tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe này cũng chưa có sự cải thiện nào đáng kể, năm 2003, kim ngạch xuất khẩu rau quả tiếp tục giảm 44%, thuỷ hải sản giảm 60%, dầu ăn giảm 40%. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 62,7%, thủy hải sản giảm 38,1%.
Việc Trung Quốc gia nhập WTO với những cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ dần nhiều hàng rào phi quan thuế... sẽ buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, mẫu mã... từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Với khả năng cạnh tranh được nâng cao hơn nữa, hàng Trung Quốc, đặc biệt là hàng có chất lượng cao sẽ tăng khả năng thẩm lậu vào thị trường Việt Nam, gây khó khăn cho các nhà sản xuất Việt Nam.
5.9. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam không theo kịp sự thay đổi về các thủ tục liên quan đến kinh doanh trên thị trường Trung Quốc, do vậy hoạt động kinh doanh thường bị động. Từ năm 2002, Chính phủ Trung Quốc không uỷ quyền cho chính quyền Tỉnh Quảng Tây cấp giấy phép kiểm dịch hàng hoá nữa nên việc xin giấy phép tại Bắc Kinh đã làm mất nhiều thời gian hơn. Trong thực tế, năm 2002, hàng trăm xe tải chở hoa quả của Việt Nam bị ách tắc ở cửa khẩu Tân Thanh chờ làm thủ tục kiểm dịch. Do thời gian chờ quá lâu, hoa quả bị thối hỏng gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất và các doanh nghiệp Việt Nam.
5.10. Tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. Từ năm 2001 đến nay, mức thâm hụt của Việt Nam trong buôn bán với Trung Quốc ngày càng lớn, mặc dù trong năm 2004, mức nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc có giảm. Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng từ 211 triệu USD năm 2001 lên 1374 triệu USD năm 2003. Năm 2004, dù có nhiều cố gắng và có nhiều yếu tố khách quan của thị trường thế giới có lợi cho xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của ta, thâm hụt thương mại vẫn lên đến 1,72 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2003.

Bảng 13: Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001-2004

Năm

Mức nhập siêu (triệu USD)

Tỷ lệ tăng nhập siêu (%)

2001

211

-

2002

633

214,2

2003

1.373

107,2

2004

1.720

25,2

Nguồn: Bộ Thương mại VIệT NAM
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nhập siêu gia tăng là do:


  1. Những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc trước đây đang trên đà giảm sút. Mặt hàng hải sản trước đây đã từng có kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 200 triệu USD vào năm 2000 nhưng hiện nay chỉ còn 48 triệu USD năm 2004. Mặt hàng rau quả trước đây trong giai đọan 2000 - 2002 có giá trị xuất khẩu khoảng trên 120 triệu USD đã giảm mạnh giảm mạnh xuống 24,9 triệu USD trong năm 2004.

  2. Mức tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chậm hơn nhiều so với mức tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc. Tỷ lệ tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc các năm 2001, 2002, 2003 và 2004 tương ứng là: 7,5%; 5,5%; 16,8% và 56,5% trong khi tỷ lệ tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tương ứng là: 14,5%; 32,5%; 44,6% và 42,7%.

Nhiều khả năng thâm hụt trong thương mại của Việt Nam với Trung Quốc sẽ còn tăng hơn nữa, do các nguyên nhân chủ yếu sau:




  1. Nền kinh tế của Việt Nam hiện đang giữ mức tăng trưởng cao trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2002 là 7,1%, năm 2003 là 7,3%, năm 2004 khoảng 7,6% sẽ tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng cao trong các năm tới, nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước sẽ rất lớn.

  2. Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn yếu kém nên để có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của Trung Quốc ngay trên “sân nhà” còn cần một thời gian nữa.

  3. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu, thể hiện tính thiếu bền vững và thiếu tính cạnh tranh.





tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương