TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Định hướng sản xuất và xuất khẩu rau quả



tải về 4.81 Mb.
trang14/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   79

3. Định hướng sản xuất và xuất khẩu rau quả:


Trước triển vọng đầy khả quan của ngành rau quả cùng với mong muốn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đệ trình lên Chính phủ Đề án Chương trình Phát triển Rau quả và Hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999. Mục tiêu cơ bản của Chương trình là phấn đấu đưa tổng diện tích trồng rau quả của cả nước đạt 1,3 triệu ha, trong đó diện tích trồng cây ăn quả các loại là 750 ngàn ha, diện tích trồng rau là 550 ngàn ha vào năm 2010. Tổng sản lượng rau quả đạt 20 triệu tấn, trong đó sản lượng rau là 11 triệu tấn và sản lượng quả là 9 triệu tấn. Chương trình cũng đặt mục tiêu giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch xuống còn 15% (tương đương với 3 triệu tấn), như vậy sản lượng tiêu thụ thực tế sẽ là 17 triệu tấn.

Có thể dễ dàng nhận thấy, chỉ tiêu về mặt diện tích theo Chương trình rau quả đã đạt được ngay trong năm 2005. Thực tế tính đến hết năm 2004, Việt Nam đã có diện tích cây ăn quả đạt xấp xỉ 750 ngàn ha và trên 600 ngàn ha rau đậu các loại. Về chỉ tiêu sản lượng đặt ra trong Chương trình thì đến nay Việt Nam cũng đã cơ bản đạt được khi tính hết năm 2004, tổng sản lượng rau quả cả nước đã đạt 8,9 triệu tấn. Trước thực tế này, trong bản Kế hoạch Phát triển nông nghiệp - nông thôn 2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu về diện tích cây ăn quả đã được điều chỉnh lại, theo đó Việt Nam phấn đấu đạt 1 triệu ha cây ăn quả vào năm 2010.



Mục tiêu phấn đầu về công nghiệp chế biến rau quả là đạt sản lượng 820.000 tấn, trong đó để phục vụ xuất khẩu là 720.000 tấn và tiêu dùng trong nước là xấp xỉ 100 ngàn tấn vào năm 2010. Như vậy, để đảm bảo đủ năng lực chế biến các sản phẩm rau quả xuất khẩu thì Việt Nam cần phải đầu tư, xây dựng các nhà máy mới đồng bộ.
Bảng 7. Kế hoạch mở rộng xuất khẩu rau quả đến năm 201012


Cây

Năng suất (tấn/ha)

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Đầu tư

(triệu USD)

Lao động (ngàn người)

2005

2010

Rau và cây gia vị




200

690

408

850

Măng tây

10

50

200

90

400

Măng tre

13

50

150

45

60

Nấm

-

30

100

65

100

Đậu

25

20

60

45

120

Khoai sọ

11

10

30

2

45

Cà chua

40

10

30

6

30

Hạt tiêu

1.65

30

100

140

55

Cây gia vị khác




-

20

15

40

Cây ăn quả




120

350

42

155

Chuối

25

30

100

8

60

Cây có múi

15

10

30

5

15

Vải

10

5

10

2

5

Xoài

12

5

10

2

5

Cây ăn quả khác




20

50

5

10

Theo Chương trình Rau quả, xuất khẩu rau quả dự tính sẽ đạt 3 triệu tấn với 1,4 triệu tấn rau và 1,6 triệu tấn quả các loại. Việt Nam cũng đề ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu rau quả là 1 tỷ USD vào năm 2010. Chương trình phát triển rau quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nêu rõ một số sản phẩm trọng tâm cho xuất khẩu trong giai đoạn 2000-2010. Về rau, các mặt hàng chính sẽ là măng, nấm ăn, đậu rau, khoai sọ và cà chua. Trong khi đó, những loại quả cần tập trung phát triển để phục vụ thị trường xuất khẩu là dứa, chuối, quả có múi, xoài, vải, nhãn, chôm chôm và một số quả khác.

So sánh với diễn biến xuất khẩu rau quả trong thời gian qua có thể nhận thấy, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu rau quả vào năm 2005 (với mục tiêu 320 triệu USD). Hiện nay, Việt Nam đang tích cực phát triển sản xuất rau quả, không ngừng đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD về rau quả vào năm 2010 sẽ đòi hỏi ngành rau quả cần có những bước phát triển đột biến, nhất là về mặt chất lượng.

1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương