TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


III. TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC



tải về 4.81 Mb.
trang7/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   79

III. TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:

Mặc dù trong quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều tồn tại và thử thách nhưng triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước trong tương lai rất khả quan do những nhân tố thuận lợi sau:




  1. Trong công cuộc cải cách mở cửa cũng như đổi mới của mỗi nước, Việt Nam và Trung Quốc đều thu được những thành tựu khả quan và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định.




  1. Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, vị trí địa lý kinh tế hết sức thuận lợi, hệ thống giao thông như đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt đều rất thuận tiện.




  1. Trong phát triển kinh tế, nền kinh tế hai nước mang tính bổ sung lẫn nhau rất lớn.




  1. Trong hợp tác kinh tế, với sự chỉ đạo nhất quán của Đảng và Chính phủ hai nước, các Bộ ngành và cơ quan hữu quan của hai bên đã ký kết được nhiều Hiệp định và văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển thương mại và hợp tác đầu tư của doanh nghiệp hai nước.




  1. Việc Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO và trong tương lai gần Việt Nam cũng sẽ gia nhập tổ chức này cũng như việc xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ song phương lên một tầm cao mới.

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh nhu cầu buôn bán giữa Trung Quốc và Việt Nam không chỉ giới hạn ở buôn bán giữa các tỉnh, địa phương vùng biên giới, nơi tiếp giáp giữa các tỉnh thuộc hai nước. Nhiều tỉnh ở khu vực Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng có nhu cầu xuất khẩu với khối lượng lớn các sản phẩm như: cao su, cà phê, gạo, hoa quả nhiệt đới, thuỷ sản... sang thị trường Trung Quốc. Ngược lại, các tỉnh ở sâu trong nội địa Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quý Châu... cũng muốn đưa qua Vân Nam để xuất khẩu các sản phẩm thiết bị vật tư máy móc của mình sang Việt Nam. Vấn đề là hệ thống đường xá kém, khả năng vận tải thấp, hệ thống kho tàng bến bãi chưa đủ... đã hạn chế khả năng trao đổi hàng hoá hai bên.


Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất ý tưởng xây dựng hai hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào cai - Hà Nội - Hải Phòng; và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng cùng với vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, coi đây là quy hoạch chung về hợp tác kinh tế trung và dài hạn của hai nước và chắc chắn ý tưởng “Hai hành lang, một vành đai” này sẽ được tích cực triển khai thông qua việc Bộ Kế hoạch Đầu tư cùng với Bộ Thương vụ Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo tháng 10/2004 đã cùng nhau ký kết Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Tổ chuyên gia hợp tác kinh tế và thương mại Việt - Trung với nhiệm vụ chính là nghiên cứu tính khả thi và đề xuất các quy hoạch đối với việc xây dựng “hai hành lang, một vành đai” này.
Từ năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã cho phép các Tỉnh, Thành phố như: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh được phối hợp với Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc xây dựng tuyến hành lang kinh tế Vân Nam - Việt Nam. Đây là cơ hội để hàng hoá Việt Nam có thể xâm nhập thị trường các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, nơi có nhu cầu rất lớn về các loại hàng hoá mà nước ta có thể mạnh như: hoa quả nhiệt đới, thuỷ sản, lâm sản...Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với nhiều rào cản mới và những đỏi hỏi về chất lượng hàng hoá ngày càng cao của thị trường các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, EU... thì việc mở ra các tuyến hành lang kinh tế mới sẽ tạo cơ hội tăng buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam, thông qua Vân Nam, tiếp cận thị trường khổng lồ vùng Tây Nam Trung Quốc với hơn 350 triệu dân, trên một vùng rộng lớn 5 triệu km2.
Tỉnh Lào Cai đã thống nhất với tỉnh Vân Nam cho phép tất cả các xe chở hàng hoá của Việt Nam đi sang Châu Hồng Hà, không phải chuyển tải trong vòng bán kính 400 km. Riêng xe vận chuyển các loại hàng hoá tươi sống như hoa quả, thuỷ sản... được đi thẳng từ Lào Cai sang Côn Minh (khoảng 500 km). Tỉnh Lào Cai cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt, đường bộ từ Hà Nội đến Lào Cai để thông thương thuận tiện.
Tỉnh Vân Nam đang triển khai:


  1. Xây dựng một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt chú trọng tuyến đường cao tốc Côn Minh – Lào Cai trong tuyến Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hiện tại, phía Côn Minh đã thông xe tuyến từ Côn Minh đi Thạch Lâm (dài 400 km). Phần còn lại đang thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành để có thể thông xe từ Côn Minh đi Hà Khẩu (giáp Lào Cai) vào năm 2007. Bên cạnh đó, Vân Nam cũng đang cố gắng xây dựng và hoàn thành mạng lưới giao thông đa chiều bao gồm đường bộ, đường sắt, đường sông và cả đường hàng không trong vòng từ 5 đến 10 năm. Và để tuyến hành lang phát huy hiệu quả, phía Vân Nam mong muốn Việt Nam cũng có nhiều cố gắng hơn trong xây dựng và hoàn thành các tuyến đường ở phía Việt Nam;




  1. Tạo dựng một cơ chế điều hành linh hoạt với sự kết hợp các cơ quan như: thương vụ, hải quan, thông tin hàng hoá, thị trường giá cả, kiểm dịch để có thể giải quyết nhanh những vướng mắc trong quá trình thực hiện;




  1. Đặc biệt coi trọng một số lĩnh vực quan trọng trong hợp tác với Việt Nam như: khoáng sản, khai thác kim loại mầu, trao đổi kỹ thuật, chế biến nông thuỷ hải sản, hợp tác phát triển du lịch...

Nhiều dự án quan trọng như: tuyến đường xuyên Á: nối Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước ASEAN: dự án xây dựng Hành lang Đông – Tây: nối Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... đang được triển khai có sự tham gia của cả Việt Nam và Trung Quốc.


Trong tương lai, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tăng lên mạnh mẽ gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hai nước, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO và việc Việt Nam là cầu nối trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương