TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang10/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   79

Cam kết gia nhập WTO:

Sau 15 năm đàm phán song phương và đa phương, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 11 năm 2001. Những đàm phán về việc gia nhập của Trung Quốc vào WTO tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại bị bóp méo của Trung Quốc như là thuế quan cao và các hàng rào phi thuế quan, hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, thiếu công bằng trong đối xử quốc gia với các công ty nước ngoài, chưa bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ, và những bóp méo thương mại do trợ cấp của chính phủ. Các thành viên của WTO đã yêu cầu Trung Quốc thay đổi nhiều luật, định chế, và chính sách để tạo nên sự phù hợp với các quy tắc của WTO.


Sự gia nhập WTO của Trung Quốc được ưu tiên vì một số lý do chính. Thứ nhất, gia nhập vào WTO thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về sức mạnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Thứ hai, nó cho phép Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các quy tắc quốc tế mới về thương mại ở WTO. Thứ ba, nó cho phép Trung Quốc tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp ở WTO và làm giảm các tác hại đơn phương gây hạn chế cho xuất khẩu Trung Quốc. Thứ tư, nó tạo tiền đề cho các nhà cải cách Trung Quốc để đẩy nhanh các chính sách tự do hóa giúp Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng là với tư cách thành viên WTO sẽ thuyết phục được Hoa Kỳ chấp nhận quy chế đãi ngộ tối huệ quốc.

Tuân thủ các hiệp định gia nhập WTO, Trung Quốc đồng ý:




  • Áp dụng thuế quan ràng buộc cho tất cả các dòng thuế. Thuế quan trung bình của hàng hóa công nghiệp sẽ giảm đến 8.9% và đến 15% cho các hàng hóa nông nghiệp. Hầu hết việc cắt giảm thuế quan sẽ phải hoàn thành vào năm 2004 và cắt giảm hết vào năm 2010.




  • Giới hạn trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức 8.5% giá trị đầu ra của hàng hóa và sẽ không duy trì trợ cấp xuất khẩu cho việc xuất khẩu nông nghiệp.




  • Trong 3 năm đầu tiên gia nhập, Trung Quốc phải trao quyền thương mại và phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài (với những ngoại lệ ví dụ cho một số mặt hàng nông sản, khoáng sản và xăng dầu).




  • Đối xử không phân biệt với tất cả các thành viên WTO. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ được đối xử không kém ưu đãi hơn doanh nghiệp trong nước cho các mục đích thương mại. Cạnh tranh về giá sẽ được hủy bỏ cũng như là sự khác nhau trong việc đối xử hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc cho thị trường nội địa với các hàng hóa dành cho xuất khẩu. Quản lý về giá sẽ không được sử dụng để bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc.




  • Thực hiện Hiệp định Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ngay khi gia nhập.




  • Chấp nhận cơ chế tự vệ 12 năm áp dụng cho các thành viên WTO khác trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc là nguyên nhân hoặc đe dọa sụp đổ thị trường cho các nhà sản xuất trong nước.




  • Mở cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng 5 năm. Chấp nhận hình thức liên doanh trong bảo hiểm và viễn thông.

Nhìn chung, trong khi Trung Quốc có một nền kinh tế cạnh tranh và thông thoáng hơn trong vòng 25 năm trở lại đây, và việc Trung Quốc gia nhập WTO đã dẫn tới việc xóa bỏ nhiều những hàng rào thương mại, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hàng rào ngăn cản thương mại chưa được tháo dỡ. Thêm vào đó, một số các hiệp hội và đại diện thương mại đã khôi phục các nỗ lực nhằm dựng nên những hàng rào kỹ thuật mới đối với thương mại. Trong rất nhiều các lĩnh vực, hàng rào nhập khẩu, việc áp dụng không rõ ràng và mâu thuẫn các điều khoản luật, và những hạn chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tổng hợp lại tạo ra sự khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc. Chính quyền trung ương tiếp tục thực hiện các chính sách công nghiệp và bảo vệ các lĩnh vực mới hoặc không có tính cạnh tranh trong nền kinh tế nhằm đối chọi lại sự cạnh tranh từ bên ngoài.


Một thực tế cho thấy là nếu Trung Quốc hoàn thành việc thực hiện các cam kết WTO và cải cách thể chế theo cơ chế thị trường thì Trung Quốc sẽ cần phải hủy bỏ những cơ chế cho phép các quan chức chính phủ điều tiết nền kinh tế dưới góc độ mâu thuẫn với các quy luật thị trường. Mặc dù đã có những sự chuyển biển đáng kể trong vòng một phần tư thế kỷ qua nhưng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kế thừa từ nền kinh tế chỉ huy. Và như vậy, các chính sách thương mại của Trung Quốc một phần nào đó vẫn hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận đầy đủ với thị trường tiềm năng Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc cần tiếp tục mở cửa thị trường mạnh hơn nữa, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ, trong vòng đàm phán thương mại Doha.
  1. Cam kết trong khuôn khổ ACFTA:

6.1. Thuế quan:


Các quốc gia tham gia đều phải cam kết loại bỏ một cách cơ bản thuế quan đối với tất cả các hàng hóa giao thương. Việc loại bỏ thuế quan được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Cho ASEAN 6 và Trung Quốc, thời gian cho việc hủy bỏ các dòng thuế là từ năm 2005 đến 2010. Các quốc gia được phép bảo hộ cho một số lượng giới hạn các mặt hàng mang tính nhạy cảm với nền kinh tế. Tuy nhiên, thuế quan áp dụng cho hầu hết các mặt hàng nhạy cảm này phải được cắt giảm đến 0-5% vào năm 2018.
Các chương trình cắt giảm hoặc hủy bỏ thuế quan của các quốc gia thành viên sẽ lấy các mức thuế quan áp dụng MFN cho các dòng thuế đang dần dần được cắt giảm hoặc hủy bỏ.
6.2. Thuế quan ưu đãi:
Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán với ASEAN. Trung Quốc bắt đầu thực hiện Hiệp định Thu hoạch sớm nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc cho 593 dòng thuế.
6.3. Quy tắc xuất xứ:
Quy chế xuất xứ trong bối cảnh ACFTA đảm bảo rằng chỉ những hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn của điều khoản Quy chế xuất xứ của ACFTA mới đủ điều kiện tham gia vào thuế quan ưu đãi. Điều này áp dụng cho các hàng hóa được quy định trong Chương trình Thu hoạch sớm và Hiệp định Thương mại hàng hóa. ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý các tiêu chuẩn để hưởng mức thuế quan ưu đãi phải là hàng hóa có toàn bộ nội dung và giá trị gia tăng dựa trên ít nhất 40% hàm lượng giá trị nội dung của quốc gia thành viên hoặc các quốc gia trong khu vực.
Các quốc gia đang đàm phán cho các điều khoản khác như là việc thông qua các quy định dệt may CEPT vào điều khoản Quy chế xuất xứ của ACFTA. Các tiêu chuẩn về nội dung và giá trị gia tăng là tương tự với điều khoản Quy chế xuất xứ của AFTA.
6.4. Các biện pháp phi thuế quan:
Các quốc gia tham gia hủy bỏ các hàng rào phi thuế quan đặc biệt các biện pháp hạn chế định lượng trừ khi được cho phép dưới các nguyên tắc của WTO. Thêm vào đó, các quốc gia có quyền được bảo hộ để chống lại sự tổn thương đến nền công nghiệp trong nước gây ra bởi sự tự do hóa thương mại hàng hóa theo các điều khoản sử dụng các biện pháp tự vệ của ACFTA.
Các quốc gia thành viên sẽ xác định các hàng rào phi thuế quan (hơn là các biện pháp hạn chế định lượng) để có thể hủy bỏ sớm nhất có thể sau khi hiệp định này có hiệu lực. Khung thời gian cho việc hủy bỏ các hàng rào phi thuế quan sẽ được sự đồng ý lẫn nhau của các quốc gia thành viên.
6.5. Cấm/Hạn chế định lượng nhập khẩu:
Từng quốc gia thành viên cam kết không duy trì bất kỳ các biện pháp hạn chế định lượng tại bất kỳ thời điểm nào trừ khi các biện pháp này được cho phép dưới các nguyên tắc của WTO.
6.6. Tự vệ:
Các bên tham gia nếu là thành viên của WTO được giữ lại các quyền và nghĩa vụ theo điều khoản XIX của GATT 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO.
Liên quan đến các biện pháp tự vệ của ACFTA, các quốc gia có quyền khởi động biện pháp tự vệ cho một hàng hóa trong một khoảng thời gian chuyển tiếp cho hàng hóa đó. Thời gian chuyển đổi này sẽ được bắt đầu từ ngày hiệp định ACFTA có hiệu lực và kết thúc sau 5 năm từ ngày hoàn thành các việc hủy bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cho hàng hóa đó.
Một quốc gia sẽ được tự do tiến hành các biện pháp tự vệ ACFTA nếu có những tác động mà quốc gia đó phải gánh chịu bao gồm các ưu đãi thuế quan của chương trình Thu hoạch sớm theo Hiệp định khung hoặc theo Hiệp định Thương mại hàng hóa; hoặc là kết quả của sự phát triển không lường trước và của các tác động của những nghĩa vụ mà quốc gia đó phải gánh chịu; hoặc là các tác động của việc nhập khẩu hàng hóa nhất định tăng về mặt định lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với hàng hóa trong nước và dưới những điều kiện này đã gây ra hoặc đe dọa làm tổn thương nghiêm trọng các ngành trong nước của quốc gia nhập khẩu mà sản xuât những sản phẩm giống hoặc cạnh tranh trực tiếp.
Nếu một biện pháp tự vệ của ACFTA được tiến hành, một quốc gia có thể tăng mức thuế áp dụng cho hàng hóa có liên quan đến mức thuế MFN áp dụng cho hàng hóa này trong thời gian biện pháp tự vệ được tiến hành.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương