TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM



tải về 4.81 Mb.
trang17/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   79

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM

    1. Hiệp định giữa Thái Lan và Trung Quốc về đẩy nhanh Chương trình thu hoạch sớm:


Để đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm thuộc Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ngày 18 tháng 6 năm 2003, Bộ trưởng thương mại của hai nước Trung Quốc và Thái Lan đã chính thức ký Hiệp định Thúc đẩy bỏ thuế nhập khẩu đối với rau và quả. Theo Hiệp định này, thuế nhập khẩu đối với rau, quả và hạt (theo mã HS là Chương 07 và Chương 08) giữa hai nước xuống 0% bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2003. Hiệp định này có tác dụng đối với 188 dòng thuế rau quả, trong đó bao gồm 108 dòng thuế rau chưa chế biến, và 80 dòng thuế quả, hạt chưa chế biến. Như vậy, tốc độ cắt giảm thuế đối với hai chương 07 và 08 đã nhanh hơn so với Hiệp định khung ASEAN – Trung Quốc từ 1 đến 2 năm. Theo Hiệp định khung thì mức thuế chỉ giảm xuống 0% bắt đầu từ 1/1/2004 đối với những dòng thuế có mức thuế dưới 5%, bắt đầu từ 1/1/2005 đối với những dòng thuế có mức thuế từ 5-15% và bắt đầu từ 1/1/2006 đối với những dòng thuế có mức thuế hơn 15%.

Theo hiệp định giữa hai nước, mức giảm thuế sẽ có tác động tức thì đối với nông sản của Trung Quốc vào thị trường Thái Lan. Hiện nay, các sản phẩm thuộc Chương 7 và 8 mà Thái Lan nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng đáng kể bao gồm đậu các loại, táo, lê/quả mộc, mận/mận gai. Ngược lại, có 23 mặt hàng quả mà Thái Lan có thế mạnh là sầu riêng, nhãn, măng cụt, chuối, vải, dừa, đu đủ, khế, xoài, ổi, gioi, chôm chôm, dứa, lạc tiên, na, me, mít, quýt tangerine, bưởi, cam, chiko, và sala (salacca edulis). Điều này có nghĩa là Thái Lan, nước có nền nông nghiệp phát triển nhất trong 10 nước ASEAN sẽ đi tiên phong vào thị trường Trung Quốc.


    1. So sánh khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác:


2.1. Về năng lực xuất khẩu:

Trong 6 nước ASEAN có thương mại rau quả đáng kể, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam, thì Thái Lan là nước có giá trị xuất khẩu cao nhất. Có thể nhận thấy, trong 5 năm 1999-2003, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Thái Lan là tương đối ổn định trong khoảng 540 triệu USD đến 630 triệu USD.



Quốc gia có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai là Philippines với kim ngạch xuất khẩu tăng tương đối đều trong thời kỳ 1999-2003 từ 417,6 triệu USD năm 1999 lên đến 549,2 triệu USD năm 2003 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7%. Như vậy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Philippines đã gần đuổi kịp so với mức của Thái Lan.




Trong 4 nước còn lại, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam luôn thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và Indonesia, ngoại trừ năm 2001 khi xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả chưa chế biến của Việt Nam chỉ tương đương với mức của Singapore trong khoảng trên dưới 100 triệu USD hàng năm.


Tính riêng đối với xuất khẩu quả chưa chế biến (xem hình 7), thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ thua kém rõ rệt hai nước Philippines và Thái Lan. Philippines khẳng định vị trí số 1 về xuất khẩu quả trong khối ASEAN với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng đáng kể từ 400 triệu USD lên trên 500 triệu USD trong 5 năm qua. Trong khi đó, Thái Lan vẫn giữ được vị trí số 2 của mình với kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD mỗi năm. Đối với 4 nước còn lại thì kim ngạch xuất khẩu quả là xấp xỉ như nhau, ngoại trừ năm 2001 khi kim ngạch xuất khẩu quả của Việt Nam tăng rất cao.
Bức tranh về xuất khẩu rau có hơi khác đôi chút khi Thái Lan đóng vai trò số 1 tuyệt đối trong khối ASEAN. Có thể nhận thấy trong nhiều năm nữa, vị trí số 1 về xuất khẩu rau của Thái Lan là chưa thể cạnh tranh được bởi bất kỳ một nước ASEAN nào khác. Kim ngạch xuất khẩu rau chưa chế biến hàng năm của Thái Lan luôn nằm trong khoảng 300 - 400 triệu USD. Trong khi các nước ASEAN khác, trừ Malaysia, chỉ cú mức kim ngạch dưới 50 triệu USD. Như vậy về xuất khẩu rau trong khối ASEAN, Malaysia giữa vị trí số 2. So với các nước ASEAN, thì xuất khẩu rau của Việt Nam sang Trung Quốc còn hạn chế. Ngoại trừ năm 2001, xuất khẩu rau của Việt Nam chỉ đạt khoảng 15-20 triệu USD hàng năm, bằng 1/3 của Malaysia, 1/2 của Indonesia, thấp hơn cả Philippines lẫn Singapore. Với một nước duy nhất có lợi thế về khí hậu ôn đới trong khu vực ASEAN thì kim ngạch xuất khẩu rau của Việt Nam như vậy quả là rất thấp so với tiềm năng.

2.2. Năng lực sản xuất:

Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lượng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiếm tốn, đặc biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước khác trong khu vực. Bảng sau đây so sánh về sản lượng của một số loại quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN.
Bảng 10 - Sản lượng một số loại quả của các nước năm 2001 (Ngàn tấn)17





Dứa

Xoài

Cây có múi

Chuối

Indonesia

300.0

950.0

680.0

3600.0

Malaysia

130.0

30.0

28.5

560.0

Philippin

1700.0

886.0

177.3

5100.0

 Thái Lan

1978.8

1633.5

1079.5

1750.0

Việt Nam

284.5

178.8

442.6

1248.0

Như vậy, đối với cả bốn loại quả nhiệt đới chính Việt Nam đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với ba nước ASEAN, Indonesia, Philippines và Thailand, chỉ trừ đối với quả có múi sản lượng của Việt Nam cao hơn đáng kể so với Philipin. Nếu chỉ tính riêng 2 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là xoài và dứa thì sản lượng của chúng ta thấp hơn hẳn so với các nước thành viên của ASEAN. Năm 2001, sản lượng xoài của Indonesia và Philipin đạt khoảng 900 ngàn tấn, cao gấp khoảng 5 lần so với của Việt Nam. Còn sản lượng xoài của Thái Lan đạt 1,6 triệu tấn cao gấp 9 lần so với sản lượng xoài của Việt Nam.

Năm 2001, sản lượng dứa của Thái Lan cũng đạt gần 2 triệu tấn, cao gấp 7 lần so với của Việt Nam, trong khi đó sản lượng dứa của Philipin cũng đạt 1,7 triệu tấn, bằng khoảng 6 lần so với của Việt Nam. Tương tự, đối với chuối, sản lượng của Việt Nam cũng thấp hơn so với của các nước khác trong khu vực Asean. Năm 2001, sản lượng chuối của Philipin đạt trên 5 triệu tấn, bằng 4 lần so với của Việt Nam. Trong khi đó, sản lượng chuối của Indonesia cũng đạt khoảng 3,6 triệu tấn, cao xấp xỉ 3 lần so với của Việt Nam. Chuối VIệT NAM được xem là loại trái cây xuất ra nước ngoài nhiều, nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ 0,8% trên tổng số hơn 1,32 triệu tấn chuối thu hoạch hàng năm, trong khi đó Thái Lan sản xuất 1,7 triệu tấn chuối thì đã xuất khẩu được 3,5%, còn Philippines lại xuất khẩu được 35% trong tổng số 3,7 triệu tấn chuối.

Nhờ tiềm lực sản xuất mạnh nên trong những năm qua, Thái Lan, Phi lipin là những nước xuất khẩu rau quả rất mạnh trong khu vực. Theo báo cáo của FAO, năm 2001 lượng xuất khẩu chuối của Philipin trên 2 triệu tấn chuối, đạt kim ngạch gần 300 triệu USD, cao gấp khoảng 30 lần so với Việt Nam.

Trong các nước trong khu vực thì Philipin là nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn nhất. Bên cạnh xuất khẩu một lượng lớn chuối hàng năm, Philipin còn là nước xuất khẩu dứa nhiều nhất trong khu vực. Năm 2001, Philipin xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn dứa tươi, đạt kim ngạch gần 30 triệu USD. Ngoài Philipin thì Thái lan và Malaysia cũng là những nước xuất khẩu dứa nhiều trong khu vực. Năm 2001, lượng xuất khẩu dứa của Malaysia đạt trên 16 ngàn tấn và cũng cao hơn rất nhiều so với của Việt Nam.


So sánh tình hình sản xuất một số loại quả cho thấy, Việt Nam không phải là nước có lợi thế mạnh trong sản xuất cây ăn trái mặc dù có một tiềm năng đáng kể.

Bảng 11: Xuất khẩu một số loại quả của các nước năm 200118

 

 


Chuối

Dứa (chưa chế biến)

Xoài

lượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

Malaysia

29626

8334

16912

2614

4164

2438

Philippin

2129309

297371

154412

27407

38523

35990

Thái Lan

5522

2154

6471

1503

10829

4895

Việt Nam

4200

1000

65

60

300

900

Tương tự, thì lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam cũng rất thấp so với các nước khác. Năm 2001, lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam là 3000 tấn trong khi của Thái Lan là trên 10 ngàn tấn, philipin là trên 38 ngàn tấn. Những con số này cho thấy, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Để có thể cạnh tranh được với sự xâm nhập của rau quả ngoại nhập, nhất là sau khi thực hiện lịch trình giảm thuế AFTA, thì Việt Nam cần cố gắng rất nhiều nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của rau và đặc biệt là quả Việt Nam

Điều đó cho thấy rằng, các nước Thái Lan, Indonesia và Philippines có năng lực sản xuất các cây ăn quả nhiệt đới lớn hơn Việt Nam nhiều vào thời điểm hiện tại. Trong đó, Thái Lan là nước sản xuất hàng đầu khu vực về xoài, quả có múi, dứa bên cạnh Philippines là nước đứng đầu về sản xuất chuối.

Cũng như nhiều loại cây trồng khác, sự phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tự phát của người dân trước mức lợi nhuận do các cây ăn quả đem lại. Sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán, chưa có vùng chuyên canh lớn trồng một giống trái cây, không có hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ khép kín như HTX chuyên canh, tổ hợp tác kinh tế... Qui mô vườn cây của phần lớn các hộ trồng rau quả còn rất nhỏ, chỉ vài ngàn m2 đối với rau và trên dưới 1 ha đối với cây ăn quả. Hơn nữa, một số vùng trồng cây ăn quả và rau xanh đặc chủng (như các loại rau, quả ôn đới) lại thường ở vùng núi cao, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng điện, nước, chợ chưa phát triển nên hạn chế việc phát huy các tiền năng và lợi thế của vùng.

Việc cung ứng trái cây cho thị trường và cho công nghiệp chế biến được thực hiện bằng hình thức thu gom. Do đó sản xuất không tạo được khối lượng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên khách cần mua lô hàng với khối lượng lớn, ta không đáp ứng được vì không kịp thu gom trong thời gian ngắn.

Thêm vào đó, năng suất các cây rau quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng như trên thế giới, như năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan đạt mức 24,5 tấn/ha. Trong khi đó, năng suất các vườn cà chua của Việt Nam chỉ đạt mức bình quân 15-20 tấn/ha so với mức trung bình trên thế giới là 50 tấn/ha. Mặc dù đây không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng cạnh tranh tuy nhiên với một nước có nguồn đất đai hạn chế và đông dân như Việt Nam thì để có thể cạnh tranh được chúng ta phải đạt được mức năng suất tương đương với các nước trong khu vực.

2.3. Cơ cấu chi phí và giá cả:

Trái cây Việt Nam thường đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2001, khi sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg, thì sầu riêng trái vụ của ta giá đến 20.000 đ/kg, đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Giá thành chuối tươi xuất khẩu được ở các tỉnh ĐBSCL thường ở mức 115-120 USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philippines cũng ở mức 110-115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều.

Việt Nam chỉ có lợi thế hơn các nước ASEAN khác vì có chung đường biên giới dài với Trung Quốc. Theo Ông Sui Gui, (Nhà buôn hoa quả ở tỉnh Quảng Tây với khối lượng 2000 tấn) cho rằng trái cây của Thái Lan như nhãn và chuối có chất lượng tốt nhưng giá cũng cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Thái Lan không có đường biên với Trung Quốc do vậy chi phí vận chuyển cao hơn. Ông cho biết "chính chi phí vận chuyển đã khiến tôi không thể mua trái cây từ Thái Lan"19

Khoảng cách vận chuyển gần, có nhiều ưu đãi trong buôn bán biên mậu là lợi thế đã được các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam khai thác hiệu quả. Tàu thuyền đánh bắt ở Vịnh Bắc bộ có thể vào cảng Vạn Gia (Trung Quốc) bán hàng rồi lại quay ra tiếp tục đánh bắt dài ngày trên biển. Xe đông lạnh từ các tỉnh miền Trung và miền Nam chỉ mất vài ngày để lên đến cửa khẩu ở Lạng Sơn, qua những thủ tục đơn giản là có thể đưa hàng sang các chợ đầu mối biên giới, thậm chí là có thể đi sâu vào nội địa hàng trăm kilomet để nhập hàng đến cuối ngày quay về Việt Nam.

Các phương thức này đã tỏ ra rất có ưu thế và phát triển mạnh khi Nhà nước có chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho xuất khẩu nông sản; kim ngạch xuất khẩu rau quả thời kỳ đó lên đến hàng trăm triệu USD. Nhưng tình hình đã thay đổi rất nhanh, khi Trung Quốc bãi bỏ dần các ưu đãi biên mậu thì kim ngạch nhiều mặt hàng đã giảm xuống 4-5 lần. Cửa khẩu duy nhất còn lại áp dung các ưu đãi biên mậu là Lào Cai thì gặp nhiều khó khăn về vận chuyển đường bộ, nhất là các mặt hàng tươi sống.

Tuy nhiên, trong những tháng vừa qua Thái Lan đã và đang tìm ra các biện pháp để khắc phục bất lợi về khoảng cách địa lý của mình. Theo ông Nguyễn Duy Luật - Tuỳ viên thương mại ở Côn Minh: Thái Lan có những biện pháp mà doanh nghiệp Việt Nam chưa hề nghĩ tới như: mỗi ngày, chở đến Côn Minh rau quả tươi, thuỷ sản tươi bằng máy bay và đã được bán giá rất đắt. Thái Lan và Trung Quốc cũng đầu tư rất lớn để cải tạo sông Mêkông thành một đường thủy vận chuyển rất an toàn, chi phí rất rẻ cho những mặt hàng cồng kềnh, đòi hỏi cao về bảo quản như rau quả. Ngày ngày, hàng rau quả, thuỷ sản Thái Lan vẫn đến được với các tỉnh miền Tây xa xôi của Trung Quốc bằng hàng không và đường thuỷ. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam với phương thức vận chuyển bằng xe đông lạnh đã bị bỏ lại rất xa cuộc chạy đua vào thị trường Trung Quốc.

Như vậy, có thể nói ngay lợi thế buôn bán mậu biêu và chi phí vận tải của Việt Nam cũng đang ngày càng mất dần trước sự cạnh tranh gay gắt của rau quả của Thái Lan trên thị trường Trung Quốc.

2.4. Chất lượng và khoa học công nghệ:
Hiện nay, chất lượng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nổi cộm. Chất lượng của rau quả là hàm số phụ thuộc vào một số biến cơ bản gồm giống, phương pháp canh tác-thu hoạch, bảo quản-chế biến và vận chuyển.

Trung Quốc đánh giá trái cây Việt Nam có những điểm hạn chế như sau:



  • Bị bầm dập, xây xước (do thu hái, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp…);

  • bị sâu bệnh, mau hư hỏng;

  • không đồng đều, xấu mã;

  • bao bì xấu;

  • quả nhãn bị xông SO2 quá mức qui định, phải trải lại hoặc huỷ.

Trước tiên, giống trái cây và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất mà đặc biệt là chất lượng quả. Việt Nam tương đối tự hào về các loại giống cây ăn trái bản địa phong phú. Tuy nhiên sự phong phú này đã không được khai thác phát triển một cách thích hợp. Do vậy, nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu thị trường quốc tế hay để chế biến. Chúng ta chưa phát triển được bộ giống phong phú các loại rau quả để phục vụ cho thị hiếu đa dạng của thị trường nội địa và xuất khẩu, tiêu dùng tươi hay phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Các giống rau quả của Việt Nam đã không được phát triển và bị lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Như vậy, chúng ta mới dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa chịu khó tìm tòi phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiệu phức tạp của các loại thị trường khác nhau. Đây chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam.

Giống vải thiều hiện nay được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, nhất là Bắc Giang, Hưng Yên. Nếu để ăn tươi thì được nhưng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp 2-3 tháng. Với nhãn thì hầu hết các giống đang được trồng ở cả miền Nam và miền Bắc đều có chất lượng hạn chế so với các nước trồng nhãn khác. Nói chung nhãn có kích thước quả còn nhỏ trong khi kích thước hạt lại lớn do vậy cùi nhãn (thịt nhãn) mỏng.

Các giống chuối và cây có múi ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ phù hợp với thị trường trong nước trong khi kích thước, năng suất và các đặc điểm màu sắc, mùi vị đều không phù hợp cho xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Một khó khăn cơ bản nữa đối với Việt Nam là các giống không thuần chủng, bị lai tạp nhiều do một thực tế là tập quán nhiều vườn cây ăn trái trước đây được trồng bằng hạt do vậy bị thoái hoá. Bên cạnh đó, các cây giống không được chọn lọc kỹ càng thiếu nguồn gốc. Các giống bị lai tạp nhiều không thuần chủng tạo ra những khó khăn cơ bản cho sản phẩm như tính đồng đều, sự ổn định về chất lượng và tiêu chuẩn hoá. Bởi vì trong cùng một vườn có các giống khác nhau rất đến trái cây có mùi vị, kích cỡ, màu sắc khác nhau.

Việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt mới bắt đầu vài năm trở lại đây. Trong khi Thái Lan đã thực hiện 35 năm nay. Trong một thời gian dài chúng ta tự ru ngủ bản thân bằng sự tự tin là Việt Nam có nhiều loại giống cây ăn quả đặc sản với chất lượng cao. Do vậy, chúng ta đã không cố gắng củng cố các bộ giống trái cây vì vậy dẫn đến hiện tượng nhiều giống bị lai tạp phẩm chất giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại quả của Việt Nam như thanh long và họ đã phát triển nhanh hơn chúng ta về việc đa dạng hoá và đưa ra nhiều đặc tính mới cho loại quả về màu sắc, hương vị. Như vậy, chúng ta đã phần nào tự mãn về giống cây ăn quả của mình mà không chịu khó sưu tầm giống mới du nhập từ các nước, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chỉ một vài năm gần đây, Việt Nam mới bắt đầu nhập nhiều giống tiến bộ của các nước đối với một số cây ăn quả nhiệt đới như xoài từ Thái Lan và Ôxtrâylia, dứa từ Trung Quốc và Thái Lan, hồng từ Đài Loan, nhãn từ Trung Quốc.


Hộp 1 - Hà Nội: 49% hộ trồng rau dùng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép

Đợt kiểm tra mới nhất của Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) Hà Nội trong tháng 6/2002 đối với 136 hộ nông dân trồng rau sử dụng thuốc BVTV đã cho một kết quả đáng sợ: 46,8% hộ sử dụng thuốc nằm ngoài danh mục cho phép; 2,2% hộ sử dụng thuốc cấm lưu hành. Cơ quan này còn cho biết tình hình trên là đã có chuyển biến tích cực so với kết quả kiểm tra trong tháng 4 và 5/2002: với 480 hộ nông dân thì 50% sử dụng thuốc cấm lưu hành, 58,6% dùng thuốc ngoài danh mục cho phép. Trong cả hai đợt kiểm tra vừa nêu thì số hộ dùng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách ly xê dịch 26-50%.

Đợt kiểm tra này được đặc biệt chú ý đến thuốc BVTV sử dụng trong rau muống, có đến 2/3 số mẫu kiểm tra đã được xác định là thuốc BVTV cấm lưu hành và có dư lượng tồn dư vượt quá giới hạn cho phép 10-30 lần.

Báo Tuổi Trẻ, ngày 25/6/2002

Một vấn đề tác động rất lớn đến chất lượng rau quả là dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm do rau quả phần lớn được tiêu dùng ở dạng tươi sống, không qua chế biến hay nấu chín. Theo Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), hàng năm 2001 số vụ ngộ độc thực phẩm trên phạm vi cả nước 200-300 vụ, số người bị ngộ độc là 4000-5000 và với số tử vong lên tới con số hàng trăm. Trong số đó có một tỷ lệ đang kể do ngộ độc từ tiêu dùng rau quả. Nhiều người tiêu dùng trong nước hiện nay vẫn từ chố tiêu thụ dưa lê vì e ngại thiếu an toàn thực phẩm. Gần đây, hiện tượng ngộ độc khi dùng rau muống trên phạm vi cả nước đã đánh một tiếng chuông báo động nghiêm trọng đối với tình hình sử dụng thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng với qui cách.

Sản xuất rau quả ở nước ta là sản xuất nhỏ, phân tán, một bộ phận nhỏ nông dân có phần chạy theo lợi nhuận trước mắt nên ý thức và kiến thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất khác còn yếu. Nhiều nơi, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu khá bừa bãi, bất chấp hậu quả. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu vừa quá mức, vừa không đúng kỹ thuật làm cho dư lượng thuốc sâu và hoá chất trong trái cây vượt quá mức qui định. Hơn nữa, một số thuốc quá độ hại đã cấm nhưng vẫn còn được bán trôi nổi trên thị trường với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nông dân, lại có hiệu lực tức thì với dịch hại nên nông dân vẫn mua sử dụng dù biết được hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng.

Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vự này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quan không đúng cách làm cho rau quả bị hư hỏng nhiều (trên 20%). Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có công nghệ bảo quản trái cây tươi kéo dài thời gian (1 đến 2 tháng) sau thu hoạch nên ta chỉ có thể xuất khẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước châu á gần Việt Nam và một số rất ít trái cây bằng máy bay sang một số nước châu Âu. Do những hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với rau quả tươi nên đã dẫn đến hiện tượng nhiều loại rau quả bị buộc “bán tống bán tháo” ngay khi thu hoạch. Do vậy, giá rau quả trái vụ thường cao hơn rất nhiều lần so với chính vụ.

Một ví dụ điển hình, do hạn chế về công nghệ xử lý sau thu hoạch nên hầu hết trái cây Việt Nam bị ruồi đục quả, một loại dịch hại cây trồng và là đối tượng kiểm dịch của các nước có nhu cầu lớn về trái cây nhiệt đới như Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia, New Zealand, Hàn Quốc,... Việt Nam chưa có hệ thống xử lý ruồi đục quả vì chưa có qui trình kỹ thuật thích hợp để xử lý trái cây có tiềm năng xuất khẩu cao như thanh long, mà hiện nay mới đang hợp tác với nước ngoài nghiên cứu.

Về vận chuyển, trong nước trái cây phần lớn được chở bằng ghe từ nhà ra chợ, vựa, tuy rẻ nhưng rất chậm. Một số được vận chuyển bằng đường bộ, nhất là trái cây cung cấp cho thị trường phía Bắc và thị trường Trung Quốc thì đường xá vừa thiếu vừa xấu, cách trở cầu phà. Trái cây chịu nhiều mưa nắng, bị dằn xóc dẫn đến tỷ lệ hư hỏng khá cao. Kho lạnh tuy đã có ít nhiều một vài nơi nhưng phần lớn đặc ở những vị trí không thích hợp, bên cạnh đó các nguyên nhân khác như nguyên liệu đầu vào không tốt lại không có công nghệ bảo quản phù hợp vì vậy không phát huy được hết tác dụng. Hiện nay ở nước ta vẫn còn thiếu các thiết bị vận chuyển lạnh như tàu lạnh hoặc container có thiết bị làm lạnh nên đã ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu khối lượng lớn đến các thị trường xa.

Chất lượng của việc đóng gói và nhãn mác cũng là vấn đề nổi cộm. Sản phẩm bao bì còn đơn điệu, nghèo nàn. Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến còn lạc hậu, không đồng bộ. Bên cạnh đó các xưởng chế biến rau quả thủ công của nhân dân với qui mô nhỏ và thô sơ.

Dịch vụ đóng gói, vận chuyên và thông tin đều kém tuy một vài mối quan hệ với các trường đại học nông nghiệp và Viện nông nghiệp đã có và đang được cải thiện. Chiến lược hiện tại của ngành trái cây VIệT NAM là đang dựa trên lợi thế cạnh tranh so sánh và bán trái cây giá thấp với lợi nhuận đơn vị thấp.

Việc quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào ở phần lớn các đơn vị chế biến (nhất là cơ sở thu công) chỉ dừng ở mức độ sơ đẳng, như rửa và loại bỏ vật lạ. Chỉ có một số ít các nhà máy chế biến lớn hiện đại (chủ yếu phục vụ xuất khẩu) là có công đoạn khử trùng nguyên liệu đầu vào trước khi chế biến. Hơn nữa, việc quản lý chất lượng trong quá trình chế biến thường hạn chế ở việc đảm bảo rằng máy móc và môi trường sạch. Tính đến nay mới chỉ có khoảng 15% các cơ sở chế biến rau quả ở Việt Nam (chủ yếu là các cơ sơ chế biến lớn) được cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng rau quả chế biến. Chất lượng rau quả chế biến cũng bị hạn chế phần nào vì mới chỉ có 3% các đơn vị chế biến có sử dụng kho lạnh. Nhiều cơ sở thủ công sử dụng luôn nhà ở làm kho chứa, do vậy chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một bất lợi khác mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu kêu ca là việc Việt Nam và Trung Quốc chưa thống nhất được các Hiệp định chung về kiểm dịch đối với động vật và thực vật. Trong khi đó, một số thỏa thuận về kiểm dịch và giám sát vệ sinh đối với mặt hàng gạo, thuỷ sản đã được ký kết đến nay vẫn chưa đi vào thực tế do các Bộ, ngành Việt Nam chậm hướng dẫn, phổ biến để các doanh nghiệp thực hiện. Điều này khiến cho không chỉ rau quả mà nhiều nhóm hàng khác vấp phải các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Một ví dụ được nhiều doanh nghiệp nêu lên là cơ chế kiểm tra hải quan một lần giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa được thực hiện nên hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc, nhất là các mặt hàng tươi sống hay bị gây khó dễ bởi mã hàng hai bên không thống nhất, chứng chỉ vệ sinh chưa được hai bên công nhận...

Ngược lại, Thái Lan đã giải quyết rất tốt vấn đề này bằng các văn bản ký kết giữa Chính phủ hai nước. Hơn nữa, sự đảm bảo về chất lượng từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ chế biến tốt là một lợi thế của doanh nghiệp Thái Lan. Trong khi đó đây lại là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Trung Quốc có quy chế, nếu hàng Việt Nam có chứng chỉ C/O thì sẽ được giảm 50% thuế nhưng từ trước đến nay doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được.

2.5. Thị trường trong nước và xuất khẩu:


Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì thị trường rau quả nội địa là cơ sở cho thị trường rau quả xuất khẩu. Thị trường nội địa phát triển sẽ tạo ra điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu. Trong khi đó, ở nước ta thị trường rau quả nội địa còn rất kém phát triển, chỉ sôi động ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Còn ở các vùng khác thì chỉ tiêu thụ rau quả của địa phương đó là chính, có quả gì, rau gì thì ăn quả đó, rau đó. Do đó thị trường rau quả nội địa chưa làm cơ sở cho thị trường rau quả xuất khẩu và trước hết là chưa cung ứng đủ trái cây các loại cho nhu cầu của người dân trong nước.

Đối với xuất khẩu, thị trường Trung Quốc đang và sẽ là thị trường rau quả lớn nhất của Việt Nam, hiện nay chiếm trên 1/2 kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng 80% xuất khẩu quả tươi các loại của Việt Nam, nhưng xuất qua đường tiểu ngạch-biên mậu. Trong những năm tới đây, thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường trọng tâm đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam vì những lý do sau:



  • Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Ngoài ra, dân cư Trung Quốc còn có khả năng chế biến được nhiều loại món ăn ngon như mứt, chè từ các loại quả nhiệt đới nên chúng ta có thể tranh thủ xuất khẩu quả tươi và sơ chế sang thị trường này.

  • Các loại rau quả Trung Quốc đang nhập khẩu một số lượng lớn của Việt Nam như: dưa chuột, khoai tây: đậu quả các loại, măng tây, cà chua, gừng, ớt, tỏi, nghệ... Ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, Trung Quốc còn chế biến và xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thế giới.

  • Trung Quốc nằm ngay sát với Việt Nam, các mặt hàng rau quả của ta xuất sang Trung Quốc có thể chuyên chở bằng đường bộ, đường sắt nên chi phí vận chuyển không cao, thời gian vận chuyển ngắn.

  • Nhu cầu nhập khẩu một số hàng nông lâm sản của Trung Quốc, bao gồm rau quả tươi, diễn ra quanh năm, đặc biệt đối với rau vụ đông của Việt Nam vì vào thời điểm đó các tỉnh phía Bắc của Trung Quốc không thể trồng rau được vì quá lạnh;

Thị trường Trung Quốc hầu như chỉ có tư thương mua bán trái cây với Việt Nam bằng đường biên mậu, không thanh toán qua ngân hàng mà thanh toán bằng hình thức hàng đổi hàng hay bằng tiền mặt. Người làm hàng xuất khẩu Việt Nam không biết bạn hàng Trung Quốc của mình là ai. Do vậy, giá cả lên xuống là do phía Trung Quốc quyết định và hầu như không báo trước, thương nhân Việt Nam phải chấp nhận mà không biết rõ lý do, nên luôn bị ép giá, phải bán rẻ. Hiện nay biên mậu ngày càng khó. Một ách tắc xảy ra dù nhỏ cũng đủ gây thiệt hại lớn cho người trồng trái cây như vụ ách tắc dưa hấu tại biên giới Lạng Sơn năm 2001.

Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, thì tỉnh Quảng Tây được hưởng chính sách ưu đãi biên mậu, nên việc thực hiện thủ tục xuất khẩu dễ dàng. Hiện nay, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vẫn còn được hưởng chính sách ưu đãi biên mậu, nên lượng trái cây xuất khẩu qua Lào Cai tăng. Từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO, giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc giảm khoảng 30% so với năm cao nhất (2001) do Trung Quốc qui định phải xin quota nhập khẩu tại Bắc Kinh, khâu kiểm tra chất lượng và kiểm dịch thực vật do cơ quan Trung ương đảm nhiệm và trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.




tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương