TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang32/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   79

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Trung Quốc đang gặt hái những thành tựu kinh tế quan trọng trong tiến trình đổi mới. Mức tăng trưởng kinh tế của hai nước thuộc loại cao trong khu vực. Quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2003, kim ngạch mậu dịch hai nước tăng trưởng nhanh chóng. Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 3 của Việt Nam và đứng thứ 1 về nhập khẩu và thứ 3 về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2003, Trung Quốc là nước đứng thứ 22 trong số 62 nước đầu tư vào Việt Nam với 233 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 448 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt 139 triệu USD, trong đó bao gồm một số lĩnh vực dịch vụ như y tế, du lịch. Từ trước đến nay, mối quan hệ đó được xây dựng dựa trên nền tảng là các thoả thuận song phương giữa chính phủ hai nước hoặc các chương trình hợp tác đơn lẻ trực tiếp giữa các địa phương và doanh nghiệp khu vực biên giới. Hợp tác kinh tế giữa hai nước xuất phát từ nhu cầu khách quan và chính đáng của doanh nghiệp, người dân hai nước và mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.


Trong bối cảnh đó, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc mở ra một đường hướng hợp tác mới, tiếp thêm động lực cho việc phát triển quan hệ hợp tác về thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia. Khác với các quan hệ song phương, những hợp tác trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có tính ràng buộc giữa các quốc gia thành viên và đi xa hơn cam kết trong WTO. ACFTA ràng buộc cam kết tự do hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng không thể xử lý hiệu quả nhu cầu hợp tác của hai bên. Vì vậy, cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ACFTA được xem là một cơ chế mới nhưng rất cần kết hợp chặt chẽ với cơ chế song phương vốn đang rất có hiệu quả để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng phát triển của các ngành dịch vụ giữa hai bên dựa trên đặc thù của mỗi nước. Việt Nam là một thị trường quan trọng của Trung Quốc, một cửa ngõ thương mại và đầu tư với ASEAN, nối các tỉnh phía tây kém phát triển hơn như Vân Nam, Quảng Tây với ASEAN, một khu vực kinh tế năng động và đầy tiềm năng trên thế giới.
Qua đánh giá, những tiềm năng hợp tác và phát triển của các ngành dịch vụ Việt Nam và Trung Quốc, điều dễ nhận thấy là cả hai bên có nhiều khả năng phát huy các ngành các dịch vụ phục vụ cho hoạt động đầu tư và kinh doanh giữa hai nước. Đối với Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ có nhiều tiềm năng nhất lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch và dịch vụ ngân hàng. Phần lớn các loại dịch vụ này không liên quan đến các dòng đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc mà đơn thuần chỉ là khai thác các nền tảng hạ tầng sẵn có và lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hoá, xã hội giữa hai nước. Nó phù hợp với năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật của Việt Nam. Với Trung Quốc, bên cạnh khả năng phát triển các loại dịch vụ qua biên giới (không cần hiện diện thương mại) như du lịch, y tế, Trung Quốc có khả năng từng bước tham gia đầu tư và cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ quan trọng như viễn thông, y tế, ngân hàng. Chính phủ của hai nước sẽ cần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác bên cạnh các cam kết tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ACFTA, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước có thể trực tiếp đến với nhau, hợp tác kinh doanh.
Những tiềm năng trên đây sẽ chỉ được khai thác và phát huy hiệu quả với sự vào cuộc của các doanh nghiệp. Phương thức kinh doanh phổ biến giữa doanh nghiệp hai nước hiện nay ảnh hưởng mạnh bởi thói quen, tập quán, chưa tạo được nét đột phá thực sự. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhận biết rõ về triển vọng hợp tác trong cơ chế mới của ACFTA, về chính sách phát triển đầu tư, kinh doanh của hai chính phủ và tham gia đóng góp ý kiến để khơi thông hoặc khắc phục những hạn chế trong chính sách của nhà nước, bảo đảm tính hiệu quả trong hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp hai nước./.

PHẦN B: SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC:
Khu vực dịch vụ nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá và việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển các lĩnh vực dịch vụ có nhiều hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ với các ngành công nghiệp và nông nghiệp là một nhân tố quyết định đảm bảo khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế.

Cũng như các ngành kinh tế khác, khu vực dịch vụ không thể đứng ngoài xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Mở cửa thị trường dịch vụ tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được thị trường thế giới, tiếp nhận thêm được đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý mới từ bên ngoài. Tuy nhiên, mở cửa thị trường dịch vụ cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cách thức mở cửa thị trường dịch vụ cũng có những điểm khác biệt so với mở cửa thị trường hàng hoá. Nhiều lĩnh vực dịch vụ còn thường được xem là “nhạy cảm” về mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Lợi thế so sánh trong các lĩnh vực dịch vụ có nhiều hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao nghiêng hẳn về phía các nước phát triển. Chính vì vậy, mở cửa thị trường dịch vụ luôn là điểm nóng trên các bàn đàm phán về tự do hóa thương mại, nhất là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Cam kết và thực hiện cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi phải có các luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng.

Trung Quốc và Việt Nam là nền kinh tế khác biệt về qui mô, song có nhiều điểm tương đồng, nhất là về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội. Trung Quốc đã là thành viên của WTO kể từ năm 2001. Việt Nam cũng đang thực hiện những bước đi cuối cùng để có thể gia nhập tổ chức này vào trong thời hạn sớm nhất có thể. Cả hai nước đều có hiệp định thương mại song phương với các nền kinh tế lớn nhất thế giới như với Hoa Kỳ, trong đó có những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ. Việc nghiên cứu kinh nghiệm mở cửa thị trường dịch vụ của Trung Quốc (trong so sánh với Việt Nam) sẽ giúp Việt Nam có những bài học cần thiết trong việc đàm phán gia nhập WTO và thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Đồng thời, nó cũng là một cơ sở quan trọng giúp Việt Nam có được những nhìn nhận đầy đủ hơn về mức độ và phạm vị tự do hoá thương mại dịch vụ (có thể) cam kết trong khuôn khổ Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc.

Nghiên cứu này được cấu trúc như sau: Phần 1 điểm xem xét vai trò của thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế nói chung; những vấn đề cơ bản của tự do hoá thương mại dịch vụ, lợi ích thu được từ tự do hoá thương mại dịch vụ và tổn phí kinh tế - xã hội có thể phát sinh; các vấn đề liên quan đến mở cửa các lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Phần 2 sẽ đối chiếu so sanh các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO của Trung Quốc và các cam kết về mở cửa thị trường trong đàm phán gia nhập của Việt Nam. Phần 3 đánh giá việc thực hiện các cam kết mở cửa về dịch vụ (chủ yếu trong khuôn khổ WTO) cũng như những tác động của việc thực hiện các cam kết đó tới các lĩnh vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung của Trung Quốc. Phần cuối cùng của nghiên cứu, dựa vào những kinh nghiệm của Trung Quốc và tình hình phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, sẽ trình bày một số gợi ý chính sách cho Việt Nam .




tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương