TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang30/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   79

6. Dịch vụ du lịch:

6.1. Một số nét về ngành du lịch của Việt Nam và Trung Quốc


Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia và xã hội hóa cao. Du lịch đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc dân của mỗi nước. Du lịch càng phát triển càng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo. Năm 2003, thu nhập từ dịch vụ du lịch của Việt Nam đạt khoảng 1,3 tỷ USD dự kiến năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD, chiếm khoảng 4,9%GDP của Việt Nam. Ở Việt Nam, năm 1991, cả nước có trên 20.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch thì đến năm 2000 đã tăng lên 150.000 lao động và lao động gián tiếp ước khoảng 330.000 lao động. Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam đã tạo việc làm cho 220.000 lao động trực tiếp và 450.000 lao động gián tiếp. Du lịch Việt Nam phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năm du lịch phong phú của đất nước, khả năng cạnh tranh còn rất hạn chế.Dịch vụ du lịch đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá thấp so với du lịch Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực. Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ. Hệ thống pháp luật về du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ. Hiện nay Luật Du lịch đang được soạn thảo.
Ngành du lịch Trung Quốc nhìn chung phát triển hơn du lịch Việt Nam rất nhiều. Trung Quốc là một trong những nước có ngành du lịch phát triển nhanh trên thế giới. Du lịch Trung Quốc trong năm 2003 đóng góp 298,2 tỷ CNY, tạo ra hơn 54 triệu việc làm. Du lịch là một ngành thu hút nhiều lực lượng lao động. Sau hơn 20 năm Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, ngành dịch vụ du lịch Trung Quốc đã phát triển và hội nhập mạnh mẽ, dự tính năm 2004, du lịch Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng 33,6%. Theo số liệu Cục Du lịch Trung Quốc công bố thì từ 25 năm qua, đã có khoảng 60-80 triệu người nghèo ở Trung Quốc được hưởng lợi từ du lịch. Nhiều hộ nghèo, đồng bào thiểu số ở Diên An, Cảnh Cương Sơn đã thoát nghèo và khá giả nhờ hoạt động kinh doanh du lịch. Có sự phối hợp giữa các ngành dịch vụ, thương mại, hải quan, giao thông vận tải đã thúc đẩy du lịch trong hành lang pháp lý đầy đủ của Nhà nước. Trung Quốc đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch, năm 2004 lên tới 512,1 tỷ CNY, chiếm 9,6% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc tốt.
Du lịch hai nước phát triển kéo theo sự quảng bá và phát triển của văn hóa và lịch sử dân tộc, phát triển nghề truyền thống, làm cho xã hội phát triển lành mạnh và con người thân thiện với môi trường thông qua du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch gắn với hoạt động chữa bệnh. Ngành du lịch được Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm phát triển, coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đặt mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

6.2. Những tiềm năng hợp tác và phát triển dịch vụ du lịch Việt Nam và Trung Quốc

6.2.1. Lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hoá, truyền thống gần gũi

Việt Nam, Trung Quốc có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế rất thuận lợi về du lịch cả đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ và đường sông. Do đặc thù về sự gần gũi về địa lý và truyền thống lịch sử mà giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn tồn tại một sự giao lưu tự nhiên giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là khu vực biên giới và thông qua hoạt động du lịch.


Việt Nam chia xẻ hơn 1000 km đường biên giới với Trung Quốc, phần lớn những tuyến đường quan trọng nhất nối Trung Quốc với ASEAN đều đi qua Việt Nam. Việt Nam trở thành trung tâm của các hoạt động giao lưu trong khu vực. Hiện tại, Việt Nam đã thiết lập mạng lới giao thông rộng khắp đường bộ, đường sắt và hàng không. Năm 2002, chỉ riêng biên giới với tỉnh Quảng Tây đã có 2,86 triệu người qua lại và hơn 140 nghìn lượt phương tiện đi lại. Đây là tiền đề quan trọng cho việc hợp tác và phát triển du lịch quốc tế.
Việt Nam còn là cửa ngõ quan trọng nhất của ASEAN vào các tỉnh phía nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Châu. Nhiều địa điểm danh lam, thắng cảnh nằm trong những khu vực biên giới hoặc những khu vực miền Tây của Trung Quốc sẽ chỉ thực sự phát huy thế mạnh hấp dẫn khách du lịch đến từ các quốc gia khi có sự hợp tác của Việt Nam trong việc cải tạo hệ thống giao thông, tạo các tour du lịch qua biên giới.

6.2.2.Tài nguyên cho phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiện và văn hóa của Việt Nam phong phú và đa dạng, có nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha và có các di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới như Hội An, Cố Đô Huế. Việt Nam có hệ sinh thái động - thực vật rừng đa dạng. Đặc biệt, Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào, người dân mến khách và bản sắc văn hoá đậm đà. Bên cạnh đó, thiên nhiên ưu đãi Việt Nam với những đường bờ biển đa dang trải dài trên 3000 Km ở phía đông. Chính những điểm mạnh đó đã giúp du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. 10 tháng đầu năm 2004 đã có 2.368.668 khách du lịch đến Việt Nam, tăng 27,5% so cùng kỳ 2003.


Trung Quốc cũng có ngành du lịch đặc biệt phát triển và chuyên nghiệp. Du lịch phát triển dựa vào thế mạnh tiềm năng văn hóa đặc sắc, phong phú. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với bề dày lịch sử lâu đời, có các di tích văn hóa nổi tiếng thế giới như Vạn Lý Trường thành, Di Hòa Viên, Thập Tam lăng ở Bắc Kinh, Hồ Tây ở Hàng Châu, khu di tích Tây An. Đây là những điểm thu hút khách du lịch của Trung Quốc. Trung Quốc còn nổi tiểng bởi không chỉ danh lam, thắng cảnh mà còn một nền văn hoá đặc sắc, một lịch sử phát triển lâu đời trải dài qua 4000 năm lịch sử. Trung Quốc đã và đang tiếp tục thu hút một lượng khách du lịch quốc tế lớn.

Chính vì những hạn chế trên đây mà năng lực cạnh tranh của dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp và mức độ mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch cần được nhanh chóng mở rộng hơn nữa.


6.2.3. Tính chuyên nghiệp trong quản lý và cung cấp lĩnh vực dịch vụ


Công tác quảng bá du lịch được tiến hành sâu rộng với những lời quảng cáo đầy ấn tượng đã thôi thúc khách du lịch đến với Trung Quốc. So với Trung Quốc, tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam thấp hơn nhiều. Trung Quốc đã tổ chức tốt khai thác các ngành du lịch có hiệu quả. Trong khi đó, các hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam còn rời rạc, nhất là từ phía các địa phương. Vấn đề quản lý bền vững các tài sản phục vụ du lịch là chưa cao. Tình trạng du lịch ảnh hưởng đến môi trường vẫn phổ biến. Đặc biệt là năng lực cung cấp dịch vụ của Việt Nam cũng chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách. Hiện nay, cả nước có 869 khách sạn từ 1-5 sao với 31.703 phòng, trong đó chỉ có 150 khách sạn từ 3 đến 5 sao với 16.335 phòng. Có khoảng 6000 xe ôtô, tàu thuyền các loại phục vụ khách du lịch. Các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, như sân gôn còn quá thiếu so với như cầu của khách du lịch, bên cạnh đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém. Công tác quy hoạch du lịch và đầu tư phát triển du lịch chưa tốt. Cán bộ làm công tác du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân du lịch vừa thiếu lại yếu, nhất là về ngoại ngữ. Theo điều tra, chỉ có 15% số khách du lịch có ý định quay lại Việt Nam.

6.2.4. Nhu cầu về dịch vụ du lịch tăng mạnh


Thu nhập người dân tăng đã thúc đẩy du lịch trong nước và nước ngoài phát triển. Đặc biệt là Trung Quốc đã đạt được thành tựu kinh tế quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 8,5% đã giúp du lịch Trung Quốc phát triển mạnh. Mức sống của người dân đáng kể với thu nhập đầu người trên 1000 USD/năm. Chính phủ luôn luôn quan tâm và có chính sách thiết thực quảng bá du lịch, như vào dịp lễ, tết hàng năm đều cho nghỉ dài, tạo ra "tuần lễ vàng" để kích thích và tạo điều kiện cho người dân du lịch và mua sắm. Năm 2003, Trung Quốc có 20 triệu lượt người người dân đi du lịch nước ngoài, tăng 30% so với năm 2002. Chỉ tính riêng năm 2003, số lượng khách du lịch sang Việt Nam là 670 nghìn người và dự kiến năm 2004, khách Trung Quốc vào Việt Nam sẽ vượt qua con số 1 triệu lượt người. Tương đương với 5% tổng số khách du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc. Việt Nam cũng đang gặt hái được nhiều thành công trong việc phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Hàng năm, 1/5 dân số Việt Nam (khoảng 15 triệu người) có nhu cầu du lịch. Trong năm 2004, lượng khách Việt Nam đến Trung Quốc du lịch ước đạt khoảng gần 10 nghìn người.

Tổng kết tiềm năng của hai nước trong lĩnh vực du lịch

Mục

Việt Nam

Trung Quốc

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, gần gũi về văn hoá, truyền thống






Tài nguyên cho phát triển du lịch dồi dào





Tính chuyên nghiệp trong quản lý và khai thác du lịch






Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ du lịch






tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương