Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt



tải về 1.26 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.26 Mb.
#19760
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chứng rong kinh:

  • Giáo luật về chứng rong kinh:

Chứng rong kinh là máu xuất ra từ âm đạo không nằm trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của một người, máu này được giáo lý coi là một bệnh lý chứ không phải kinh nguyệt. Tuy nhiên, người phụ nữ khó phân biệt vì máu kinh nguyệt và máu của chứng rong kinh khá giống nhau.

Nếu máu xuất ra một cách liên tục hoặc quá thời gian của chu kỳ hàng tháng thì máu đó được coi là kinh nguyệt hay được coi là máu do chứng rong kinh? Đây là thắc mắc được quan tâm bởi lẽ máu do chứng rong kinh thì vẫn nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah, người trong tình trạng rong kinh được giáo lý qui định giáo luật giống như người trong tình trạng sạch kinh chứ không giống như người trong chu kỳ kinh nguyệt.

Dựa trên cơ sở này thì người trong tình trạng rong kinh có ba trường hợp:


  • Trường hợp thứ nhất: Người phụ nữ có kinh nguyệt theo chu kỳ nhất định hàng tháng trước khi xảy ra tình trạng rong kinh. Chẳng hạn như một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt nhất định hàng tháng là 5 ngày hoặc 8 ngày thì cô ta sẽ bỏ lễ nguyện Salah cũng như nhịn chay trong khoảng thời gian 5 hay 8 ngày đó, qua thời gian 5 hoặc 8 ngày này thì cô ta sẽ tắm và dâng lễ nguyện Salah bình thường trở lại bởi vì máu xuất ra sau thời gian đó được giáo lý xem là máu của chứng rong kinh chứ không phải máu của chu kỳ kinh nguyệt. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói với Ummu Habibah:

))امْكُثِى قَدْرَ مَا كَانَتْ تَحْبِسُكِ حَيْضَتُكِ ثُمَّ اغْتَسِلِى وَصَلِّى(( رواه مسلم.

Nàng hãy tính thời gian theo chu kì kinh nguyệt trước của nàng rồi sau đó hãy tắm và dâng lễ nguyện Salah.” (Muslim).

Thiên sứ của Allah e nói với Fatimah bintu Abu Hubaish khi bà đến than phiền với Người rằng bà là người phụ nữ rong kinh, kinh nguyệt không dứt:

))إِنَّمَا ذَلِكِ عِرْقٌ، وَلَيْسَ بِحَيْضٍ، فَإِذَا أَقْبَلَتْ حَيْضَتُكِ فَدَعِى الصَّلاَةَ (( رواه البخاري ومسلم.

Đó chỉ là bệnh lý, không phải là kinh nguyệt, bởi thế, khi nào kinh nguyệt của nàng đến thì hãy bỏ lễ nguyện Salah” (Albukhari, Muslim).


  • Trường hợp thứ hai: Nếu người phụ nữ không có chu kỳ hàng tháng nhất định tức chu kỳ hàng tháng không ổn định nhưng máu xuất ra lại có sự khác biệt thì lúc bấy giờ sẽ dựa theo các thuộc tính của máu để phân biệt: thông thường máu kinh nguyệt có màu đỏ sậm ngã màu đen, đậm đặc và có mùi tanh; còn máu không phải kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi hơn, không có mùi tanh cũng như không đậm đặc. Như vậy, nếu trong thời gian máu xuất ra mang những tính chất của máu kinh nguyệt thì bỏ lễ nguyện Salah cũng như bỏ nhịn chay; còn máu xuất ra sau đó không mang những tính chất của máu kinh nguyệt thì được xem là máu của chứng rong kinh, tắm và dâng lễ nguyện Salah cũng như nhịn chay bình thường. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói với Fatimah bintu Abu Hubaish:

))إِذَا كَانَ دَمُ الْحَيْضَةِ فَإِنَّهُ دَمٌ أَسْوَدُ يُعْرَفُ فَإِذَا كَانَ ذَلِكَ فَأَمْسِكِى عَنِ الصَّلاَةِ فَإِذَا كَانَ الآخَرُ فَتَوَضَّئِى وَصَلِّى فَإِنَّمَا هُوَ عِرْقٌ(( رواه البخاري ومسلم.

Nếu là máu kinh nguyệt thì nó có màu đen (đỏ sậm ngả đen) có thể nhận biết được. Nếu máu có tính chất như thế thì hãy bỏ lễ nguyện Salah còn nếu máu mang tính chất khác thì hãy làm Wudu’ và dâng lễ nguyện Salah bởi máu đó chỉ là một bệnh lý.” (Albukhari, Muslim).



  • Trường hợp thứ ba: Nếu người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt nhất định theo hàng tháng và cũng không thể xác định được đâu là máu kinh nguyệt và đâu là máu do chứng rong kinh thì cô ta sẽ tính theo chu kỳ phổ biến nhất của phụ nữ, đó là 6 hoặc 7 ngày mỗi tháng; bởi vì đa số phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng thời gian như thế. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói với Hamnah bintu Jahsh khi bà hỏi về tình trạng rong kinh kéo dài của bà:

))إِنَّمَا هِىَ رَكْضَةٌ مِنَ الشَّيْطَانِ فَتَحَيَّضِى سِتَّةَ أَيَّامٍ أَوْ سَبْعَةَ أَيَّامٍ فِى عِلْمِ اللهِ ثُمَّ اغْتَسِلِى، فَإِذَا اسْتَنْقَأْتِ فَصَلِّى أَرْبَعًا وَعِشْرِينَ لَيْلَةً أَوْ ثَلاَثًا وَعِشْرِينَ لَيْلَةً وَأَيَّامَهَا وَصُومِى وَصَلِّى فَإِنَّ ذَلِكِ يُجْزِئُكِ وَكَذَلِكِ فَافْعَلِى كَمَا تَحِيضُ النِّسَاءُ(( رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.

Quả thật, đó chỉ là rong huyết từ Shaytan thôi, hãy ở trong thể trạng chu kỳ kinh nguyệt sáu hoặc bảy ngày trong kiến thức của Allah, rồi sau đó hãy tắm, khi đã tắm xong thì hãy dâng lễ nguyện Salah trong hai mươi bốn hoặc hai mươi ba ngày, hãy nhịn chay và hãy dâng lễ nguyện Salah, tương tự, hãy làm những gì như bao phụ nữ kinh nguyệt khác.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Như vậy, nếu có chu kỳ hàng tháng ổn định thì sẽ dựa theo chu kỳ hàng tháng, và nếu có sự khác biệt trong tính chất của máu huyết thì dựa theo tính chất khác biệt đó; còn nếu không thể dựa theo hai cơ sở này thì cứ tính chu kỳ kinh nguyệt là sáu hoặc bảy ngày. Đây là cách được ghi lại từ Thiên sứ của Allah e về vấn đề rong kinh.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Những dấu hiệu để xác định kinh nguyệt và sự rong kinh có 6 điều: chu kỳ thường lệ, quả thật chu kỳ ổn định hàng tháng là dấu hiệu vững chắc nhất để xác định bởi vì nó dựa vào chu kỳ hàng tháng của bản thân chứ không phải của người khác; tính khác biệt của máu bởi vì máu kinh nguyệt thường là máu đen sậm và đặc hơn chứ không mang màu đỏ tươi và loãng; chu kỳ phổ biến của đa số phụ nữ bởi vì bản chất của sự việc là dựa theo sự phổ biến nhất và thông thường nhất. Đây là ba dấu hiệu để xác định máu kinh nguyệt và máu do chứng rong kinh theo Sunnah. Sau đó, Sheikh có nói thêm ba dấu hiệu khác nhưng trong lời kết thì Sheikh nói rằng quan điểm đúng nhất là những dấu hiệu được Sunnah lấy làm cơ sở và bỏ hết những dấu hiệu khác.



  • Những điều bắt buộc đối với người bị chứng rong kinh

  • Bắt buộc phải tắm khi hết kinh nguyệt (theo giáo lý được trình bày ở trên).

  • Rửa vùng kín để tẩy sạch phần bên ngoài vào mỗi lễ nguyện Salah, đặt ở cửa ra của âm đạo miếng bong để chặn huyết rơi ra ngoài, rồi làm Wudu’ mỗi khi vào giờ lễ nguyện Salah. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói về người bị chứng rong kinh:

))الْمُسْتَحَاضَةُ تَدَعُ الصَّلاَةَ أَيَّامَ أَقْرَائِهَا ثُمَّ تَغْتَسِلُ وَتُصَلِّى(( رواه أبو داود والترمذي.

Người bị chứng rong kinh bỏ lễ nguyện Salah trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt ổn định rồi sau đó tắm và dâng lễ nguyện Salah.” (Abu Dawood, Tirmizdi).

))أَنْعَتُ لَكِ الْكُرْسُفَ فَإِنَّهُ يُذْهِبُ الدَّمَ(( رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد.

Để miếng bông ở cửa mình bởi quả thật nó sẽ ngăn huyết xuất ra.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Chúng ta có thể dùng băng vệ sinh cho điều này.


  • Máu hậu sản:

  • Khái niệm và thời gian của máu hậu sản

Máu hậu sản là máu huyết xuất ra từ tử cung do sinh con và sau khi sinh. Đây là lượng máu dư thừa từ phần máu được lưu trữ ở tử cung trong thời gian mang thai, khi hạ sinh thì lượng máu này sẽ từ từ xuất ra. Và lượng máu xuất ra trước khi sinh song song với dấu hiệu sinh nở cũng được coi là máu hậu sản; các học giả giáo lý thực hành giới hạn hai hoặc ba ngày trước khi sinh, tuy nhiên, thông thường thời điểm bắt đầu của máu hậu sản là cùng với lúc hạ sinh. Việc sinh nở được coi là sự sinh nở khi nào bào thai đã thành hình, thời gian tối thiểu cho việc bào thai thành hình là tám mươi mốt ngày, thông thường là ba tháng. Nếu những gì xuất ra từ tử cùng trước thời gian này thì người phụ nữ không bỏ lễ nguyện Salah cũng như không bỏ nhịn chay bởi vì đó không phải là máu hậu sản mà là máu của bệnh lý, nó mang giáo luật giống như giáo luật đối với chứng rong kinh.

Thời gian tối đa của máu hậu sản là bốn mươi ngày tính từ lúc hạ sinh hoặc trước đó hai hay ba ngày. Cơ sở cho điều này là Hadith của Ummu Salmah , bà nói: “Trong thời của Thiên sứ, những người trong tình máu hậu sản ở vậy (tức không dâng lễ nguyện Salah và không nhịn chay) bốn mươi ngày” (Hadith do Tirmizdi ghi lại).



Giới học giả đều đồng thuận rằng thời gian tối đa cho máu hậu sản là bốn mươi ngày. Nếu máu ngừng xuất ra trước khoảng thời gian này thì được xem là đã sạch, người phụ nữ sẽ tắm và dâng lễ nguyện Salah bình thường trở lại. Không có thời gian tối thiểu dành cho máu hậu sản. Khi được bốn mươi ngày mà máu vẫn chưa ngưng xuất ra thì nếu thời gian nó xuất ra tương đương với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thì đó là kinh nguyệt còn nếu không tương đương với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng mà nó vẫn cứ tiếp tục thì nó được xem là máu của chứng rong kinh. Nhưng nếu máu xuất ra hơn bốn mươi ngày nhưng không tiếp diễn và không tương đồng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thì giới học giả có nhiều quan điểm khác nhau.

  • Những giáo lý liên quan đến máu hậu sản:

Giáo lý đối với máu hậu sản cũng giống như giáo lý đối với máu kinh nguyệt:

  • Không được quan hệ giao hợp qua đường âm đạo giống như kinh nguyệt.

  • Không được nhịn chay, dâng lễ nguyện Salah hay Tawaf đền Ka’bah.

  • Không sờ chạm vào quyển Kinh Qur’an, được đọc nếu như e sợ quên Qur’an.

  • Phải tắm khi đã dứt máu hậu sản cũng giống như người có kinh nguyệt phải tắm khi đã sạch kinh.

  • Nếu máu hậu sản ngưng xuất ra trước thời gian bốn mươi ngày:

Nếu máu hậu sản ngưng xuất ra trước thời gian bốn mươi ngày thì người phụ nữ phải tắm, dâng lễ nguyện Salah và nhịn chay bình thường trở lại; trường hợp máu lại xuất ra sau đó trước thời gian bốn mươi ngày thì quan điểm đúng nhất rằng máu đó là máu hậu sản và những ngày nhịn chay trong khoảng thời gian ngưng máu hậu sản theo quan điểm đúng nhất là có giá giá trị không cần phải nhịn chay bù lại. (xem Fata-wa tổng hợp của Sheikh Muhammad bin Ibrahim – 2/102, Fata-wa của Sheikh Abdul-Aziz bin Baaz được xuất bản trong tạp chí Da’wah -1/44, phần chú thích của Ibnu Qa-sim giảng giải Al-Zaad – 1/405, Bức thông điệp về các loại máu huyết tự nhiên của phụ nữ trang 55 và 56, và Fata-wa Assa’diyah trang 137).

  • Máu hậu sản là do sinh nở, máu do chứng rong kinh là máu bệnh lý và máu kinh nguyệt là máu căn bản.

  • Sheikh Abdurrahman bin Sa’di  nói: dựa theo những gì được nói trên rằng: máu hậu sản là do sự sinh nở, máu rong kinh là máu do bệnh lý và máu kinh nguyệt là máu căn bản của cơ thể. Allah là Đấng biết hơn hết.(7)

  • Uống thuốc tránh kinh nguyệt: Không vấn đề gì về việc người phụ nữ uống thuốc tránh kinh nguyệt nếu như điều đó không gây hại đến sức khỏe của cô ta. Khi nào người phụ nữ uống thuốc tránh kinh nguyệt thì cô ta nhịn chay, dâng lễ nguyện Salah và Tawaf, tất cả đều có giá trị, cũng giống như những phụ nữ trong thể trạng sạch sẽ.

  • Giới luật về việc phá thai: Hỡi chị em phụ nữ Muslim, các chị em là những người được Allah I giao phó cho nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng, đó là giữ lấy tạo sinh mà Allah I đã tạo hóa và gởi nó trong dạ con của chị em; bởi thế, chị em không được giấu mất nó đi. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿وَلَا يَحِلُّ لَهُنَّ أَن يَكۡتُمۡنَ مَا خَلَقَ ٱللَّهُ فِيٓ أَرۡحَامِهِنَّ إِن كُنَّ يُؤۡمِنَّ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ﴾ [سورة البقرة: 228]

{Và họ không được giấu đi bào thai mà Allah đã tạo trong bụng của họ nếu họ tin tưởng nơi Allah và Ngày Sau.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).

Người phụ nữ Muslim không được phép bỏ đi bào thai dưới bất cứ hình thức nào vì Allah I đã tạo điều kiện dễ dàng cho họ bằng cách được phép ăn uống bình thường trong Ramadan nếu như sự nhịn chay gây khó khăn cho họ trong lúc mang thai hoặc sự nhịn chay gây hại đến sức khỏe của họ. Quả thật, những gì phổ biến trong thời đại ngày nay từ những việc làm nạo phá thái là những việc làm Haram. Và nếu như bào thai đã vào giai đoạn được thổi linh hồn vào rồi bị chết đi bởi việc nạo phá thai thì đó được coi là một hành đồng giết một mạng người vô tội mà Allah I đã nghiêm cấm. Giáo luật Islam liệt việc làm đó vào trách nhiệm hình sự buộc phải bồi thường tùy theo trường hợp và hoàn cảnh, và một số học giả cho rằng việc làm cần phải bị chịu phạt Kaffa-rah: giải phóng nữ nô lệ có đức tin, nếu không tìm thấy nữ nô lệ thì phải nhịn chay hai tháng liền. Thậm chí một số học giả gọi việc làm này là hành vi chôn sống em bé. Sheikh Muhammad bin Ibrahim  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (11/151): Đối với việc nạo phá thai thì không được phép nếu như chưa xác định rằng bao thai đã chết, còn nếu đã xác định được bào thai đã chết thì được phép.

Hội nghị các đại học giả số 140 ngày 20/6/1407 hijri đã khẳng định:



  1. Không được phép nạo phá thai ở bất kỳ giai đoạn nào trừ phi có lý chính đáng theo giáo luật nhưng trong phạm vi rất hạn hẹp.

  2. Nếu bào thai ở giai đoạn đầu tiên – trong thời gian bốn mươi ngày đầu -, việc nạo phá thai diễn ra trong giai đoạn này với lý do sợ gặp trở ngại trong việc dạy dỗ chăm sóc con cái hoặc lo sợ không thể chu cấp và nuôi dưỡng hoặc lo sợ cho tương lai hoặc do cảm thấy con cái hiện có đã đủ cho hai vợ chồng thì không được phép.

  3. Không được phép nạo phá thai khi bào thai đã là cục máu Alaqah hoặc cục thịt Mudhghah trừ phi có sự thẩm định từ đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên và đáng tin cậy rằng việc giữ bào thai sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

  4. Sau giai đoạn thứ ba tức sau khi bào thai đã tròn bốn tháng thì không được phép phá thai trừ phi tất cả đội ngũ bác sĩ chuyên đáng tin cậy đều khẳng định việc giữ lại bào thai gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Sự cho phép này chỉ nhằm mục đích phòng những thiệt hại lớn hơn.

Hội nghị các đại học giả khẳng định những điều nói trên nhằm khuyên chúng ta phải kính sợ Allah I và phải xác định tỉ mỉ và cẩn thận vấn đề này. Cầu xin Allah I ban cho sự tốt đẹp và thành công; cầu xin bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.

Trong “Bức Thông Điệp Về Máu Tự Nhiên Của Phụ Nữ” của Sheikh Muhammad bin Uthaimeen: nếu có ý định phá thai sau khi linh hồn đã được thổi vào bào thai là việc làm Haram không cần phải bàn cãi gì nữa; bởi vì đó là giết một linh hồn vô tội, và việc giết một mạng người một cách không chân lý là điều Haram dựa trên cơ sở Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự thống nhất quan điểm của giới học giả Islam).(8)

Imam Ibnu Al-Jawzi nói trong cuốn “Giáo lý dành cho phụ nữ” trang 108 và 109: Mục đích của việc kết hôn là để có con và không phải mỗi lần xuất tinh nào cũng đều hình thành con cái, bởi vậy, nếu cố ý phá bỏ bào thai là làm trái với mục đích và ý nghĩa của kết hôn trừ phi điều đó được tiến hành khi mới thụ thai tức trước khi được thổi linh hồn vào nhưng cũng là một hành vi đại trọng tội; nhưng nếu bỏ thai sau khi bào thai đã được thổi linh hồn vào thì đó là hành vi giết người vô tội. Allah, Đấng Tối Cao Phán:

﴿وَإِذَا ٱلۡمَوۡءُۥدَةُ سُئِلَتۡ ٨ بِأَيِّ ذَنۢبٖ قُتِلَتۡ ٩﴾ [سورة التكوير: 8، 9]

{Và khi các bé gái bị chôn sống sẽ được tra hỏi vì tội gì mà chúng phải bị giết?} (Chương 81 – Attakwir, câu 1- 11).

Hãy kính sợ Allah I hỡi chị em phụ nữ! Đừng để bản thân mình có hành vi làm xấu xa tội lỗi này dưới bất cứ hình thức nào; đừng đi theo sự lệch lạc và điều sai trái ngược lại với tôn giáo và lương tri.

Chương bốn

Giáo lý về y phục và Hijaab



  • Giáo lý qui định y phục cho phụ nữ Muslim:

  • Y phục của phụ nữ Muslim phải che kín toàn thân không được để lộ ra bất cứ bộ phận nào của cơ thể cho người đàn ông không thuộc những thành phần Mahram (không được phép lấy làm chồng) của họ, tương tự không được để lộ bất cứ bộ phận nào của cơ thể trước những người đàn ông Mahram ngoại trừ gương mặt, hai bàn tay và hai bàn chân.

  • Y phục của phụ nữ Muslim không được mỏng có thể nhìn thấu bên trong từ bên ngoài.

  • Y phục của phụ nữ Muslim không được bó sát làm lộ ra các bộ phận và đường nét của cơ thể. Thiên sứ của Allah e nói:

))صِنْفَانِ مِنْ أَهْلِ النَّارِ لَمْ أَرَهُمَا: قَوْمٌ مَعَهُمْ سِيَاطٌ كَأَذْنَابِ الْبَقَرِ يَضْرِبُونَ بِهَا النَّاسَ وَنِسَاءٌ كَاسِيَاتٌ عَارِيَاتٌ مُمِيلاَتٌ مَائِلاَتٌ رُءُوسُهُنَّ كَأَسْنِمَةِ الْبُخْتِ الْمَائِلَةِ لاَ يَدْخُلْنَ الْجَنَّةَ وَلاَ يَجِدْنَ رِيحَهَا وَإِنَّ رِيحَهَا لَيُوجَدُ مِنْ مَسِيرَةِ كَذَا وَكَذَا ((رواه مسلم.

Có hai tốp người thuộc cư dân nơi Hỏa Ngục mà Ta chưa (không kịp) nhìn thấy: một nhóm người có những cây roi giống như cái đuôi của con bò, họ dùng để đánh thiên hạ; và những người phụ nữ trần truồng, dâm đãng, có cái đầu giống như cái bướu của con lạc đà (bới tóc thành bím to cao trên đỉnh đầu), họ sẽ không được vào Thiên Đàng, thậm chí không thể ngửi thấy mùi hương của Thiên Đàng mặc dù mùi hương của nó lan tỏa với khoảng cách thế này và thế này.” (Muslim).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/146): Quả thật, lời của Thiên sứ “những phụ nữ trần truồng” được giảng giải rằng đó là những phụ nữ ăn mặc không kín đáo, ăn bận với những loại y phục hở hang, và đó thực sự là trần truồng, giống như ăn mặc với loại quần áo mỏng nhìn thấu cả làn da hoặc quần áo bó sát lộ ra các đường nét của cơ thể. Và quả thật, quần áo kín đáo của phụ nữ là không để lộ cơ thể, không lộ đường nét của cơ thể, có nghĩa là quần áo phải dày và rộng.


  • Y phục của phụ nữ không được giống với y phục của nam giới. Quả thật, Thiên sứ của Allah e nguyền rủa những phụ nữ làm giống đàn ông và đàn ông làm giống phụ nữ. Việc ăn mặc giống đàn ông có nghĩa là phụ nữ mặc các loại y phục được dành riêng cho đàn ông theo sự thường lệ từng cộng đồng và dân tộc.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/148, 149, 155): Sự khác biệt giữa y phục của nam giới và y phục của nữ giới là dựa theo những gì phù hợp cho nam giới và những gì phù hợp cho nữ giới, đó là phù hợp theo những gì được sắc lệnh dành cho nam giới và những gì được sắc lệnh đối với nữ giới. Phụ nữ được sắc lệnh phải che kín toàn thân không được chưng diện và công khai ra ngoài, cũng vì lẽ này mà giáo lý không qui định cho phụ nữ phải Azaan, phải lớn tiếng trong Talbiyah, phải đi lên trên hai ngọn đồi Safa và Marwah giống như nam giới ...

  • Y phục của phụ nữ không được phép có sự chưng diện và làm đẹp gây sự chú ý khi ra khỏi nhà, mục đích để không tạo sự khiêu khích trước đàn ông.

  • Ý nghĩa của Hijaab, bằng chứng và lợi ích của Hijaab:

Hijaab: là người phụ nữ che kín toàn thân, không để lộ ra bộ phận của cơ thể mình trước những người nam giới không thuộc thành phần những Mahram của cô ta, như Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا مَا ظَهَرَ مِنۡهَاۖ وَلۡيَضۡرِبۡنَ بِخُمُرِهِنَّ عَلَىٰ جُيُوبِهِنَّۖ وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ أَوۡ ءَابَآئِهِنَّ أَوۡ ءَابَآءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوۡ أَبۡنَآئِهِنَّ أَوۡ أَبۡنَآءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوۡ إِخۡوَٰنِهِنَّ أَوۡ بَنِيٓ إِخۡوَٰنِهِنَّ﴾ [سورة النور: 31]

{Và họ chớ phô bày nhan sắc của họ ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (hai bàn tay, gương mặt, ..); và họ phải kéo khăn choàng phủ lên ngực; và họ chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ đối với chồng , cha ruột, cha chồng, con trai ruột, con trai của chồng, các anh em (trai) ruột, hoặc con trai của các anh em ruột, .. } (Chương 24 – An-Nur, câu 31).



﴿وَإِذَا سَأَلۡتُمُوهُنَّ مَتَٰعٗا فَسۡ‍َٔلُوهُنَّ مِن وَرَآءِ حِجَابٖۚ﴾ [سورة الأحزاب: 53]

{Và khi các ngươi muốn hỏi chuyện các bà (vợ của Nabi), hãy hỏi các bà từ sau Hijaab.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).

Hijaab ở đây có nghĩa là những gì che kín phụ nữ từ bức tường, vách, cửa hoặc quần áo. Mặc dù lời Kinh nói đến những người vợ của Thiên sứ e nhưng mang giáo luật cho tất cả các phụ nữ có đức tin nói chung bởi tiếp theo sau thì Allah I phán:

﴿ذَٰلِكُمۡ أَطۡهَرُ لِقُلُوبِكُمۡ وَقُلُوبِهِنَّۚ ﴾ [سورة الأحزاب: 53]

{Cách đó trong sạch cho tấm lòng của các ngươi và cho tấm lòng của các bà hơn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).

Và trong câu Kinh khác Allah I phán mang ý nghĩa chung cho toàn phụ nữ Muslim:

﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّبِيُّ قُل لِّأَزۡوَٰجِكَ وَبَنَاتِكَ وَنِسَآءِ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ يُدۡنِينَ عَلَيۡهِنَّ مِن جَلَٰبِيبِهِنَّۚ ذَٰلِكَ أَدۡنَىٰٓ أَن يُعۡرَفۡنَ فَلَا يُؤۡذَيۡنَۗ ﴾ [سورة الأحزاب: 59]

{Hỡi Nabi (Muhammad!) hãy bảo các bà vợ của Ngươi, các đứa con gái của Ngươi và các bà vợ của những người có đức tin dùng Jilbaab (áo choàng) phủ kín cơ thể của họ. Như thế sẽ dễ nhận biết họ và họ sẽ không bị xúc phạm} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 59).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/110, 111): Ibnu Mas’ud và những người khác gọi Jilbaab là cái áo choàng, và theo cách gọi chung thì Jalbaab có nghĩa là mảnh vải lớn dùng để phủ kín đầu và toàn thân; còn Abu Ubaidah và những người khác thì nói rằng đó là một loại y phục phủ kín toàn thân từ trên đầu xuống chỉ để lộ hai mắt.

Một trong những bằng chứng từ Sunnah của Thiên sứ e về việc bắt buộc người phụ nữ phải che kín mặt trước những người đàn ông không phải Mahram của cô ta là Hadith của A’ishah , bà nói:

))كَانَ الرُّكْبَانُ يَمُرُّونَ بِنَا وَنَحْنُ مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- مُحْرِمَاتٌ فَإِذَا حَاذَوْا بِنَا سَدَلَتْ إِحْدَانَا جِلْبَابَهَا مِنْ رَأْسِهَا إِلَى وَجْهِهَا فَإِذَا جَاوَزُونَا كَشَفْنَاهُ(( رواه أبو داود وأحمد.

Những người cưỡi con vật đi ngang qua chúng tôi khi chúng tôi ở cùng với Thiên sứ trong tình trạng Ihram, lúc họ đi ngang qua trước mặt chúng tôi thì chúng tôi kéo Jilbaab từ đầu xuống phủ gương mặt và lúc họ đi khỏi thì chúng tôi lại kéo lên.” (Abu Dawood và Ahmad).

Có rất nhiều bằng chứng từ Qur’an và Sunnah bắt buộc người phụ nữ che kín mặt trước những người đàn ông không phải Mahram của họ. Tôi chân thành khuyên các chị em phụ nữ Muslim tìm hiểu vấn đề này trong bức thông điệp “Hijaab của phụ nữ và y phục của họ trong lễ nguyện Salah” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, “Giáo lý để lộ gương mặt và Hijaab” của Sheikh Abdul-Aziz bin Abdullah bin Baaz, bức thông điệp “Sự khắt khe nổi tiếng đối với những người Fata-wa cho phép không che mặt” của Sheikh Humud bin Abdullah Attuwaijiri, và “Bức thông điệp về Hijaab” của Sheikh Muhammad bin Saleh Al-Uthaimeen. Những cuốn sách này chứa đựng đủ nội dung cho vấn đề này.

Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, xin hãy biết rằng những học giả cho phép các chị em để lộ gương mặt ra ngoài đều kèm theo điều kiện an toàn khỏi điều Fitnah. Tuy nhiên, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại ít giữ gìn giáo lý về đàn ông và phụ nữ, ít sự e ngại, nhiều yếu tố cám dỗ dẫn đến điều Fitnah, phụ nữ thường chưng diện và trang điểm gương mặt mình là một trong những yếu tố dẫn đến Fitnah. Bởi thế, các chị em phụ nữ Muslim hãy cẩn trọng trong sự việc đó, hãy dùng Hijaab che mặt để tránh những điều Fitnah dưới sự cho phép của Allah I. Không ai trong giới học giả Islam dù xưa hay nay cho phép những người phụ nữ Muslim thể hiện như sự thể hiện của ngày hôm nay; một số phụ nữ lại có sự giả dối trong Hijaab, khi họ ở cùng với xã hội tuân thủ Hijaab thì họ dùng Hijaab còn khi họ ở cùng với xã hội không tuân thủ Hijaab thì không dùng Hijaab; một số phụ nữ chỉ Hijaab ở những nơi công cộng nhưng khi đi vào một nơi riêng biệt nào đó vẫn có người nam không phải Mahram thì họ thản nhiên cởi Hijaab ra, họ không những để lộ gương mặt mà còn để lộ cả khuỷu tay như thể họ đang ở cùng với chồng của họ hoặc ở cùng với những người Mahram của họ.

Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, hãy kính sợ Allah trong những hành vi đó, quả thật tôi đã chứng kiến một số phụ nữ khi họ xuất ngoại thì họ không Hijaab cho đến khi nào máy bay của họ đáp xuống tại các sân bay trong nước; và việc Hijaab đã trở thành như thể chỉ là một phong tục tập quán chứ không phải là giáo điều của tôn giáo.

Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, quả thật Hijaab sẽ bảo vệ các chị em khỏi cái nhìn dâm dục từ những con người có tâm hồn bệnh hoạn và thú tính, giúp chị em hạn chế và giảm đi tham vọng để lộ phần Awrah. Các chị em phụ nữ Muslim đừng hướng mắt tới những kêu gọi đi ngược lại với Hijaab và đừng bắt chước theo những phụ nữ không quan tâm đến Hijaab bởi vì họ chỉ muốn điều xấu cho các chị em, như Allah I đã phán:



﴿ وَٱللَّهُ يُرِيدُ أَن يَتُوبَ عَلَيۡكُمۡ وَيُرِيدُ ٱلَّذِينَ يَتَّبِعُونَ ٱلشَّهَوَٰتِ أَن تَمِيلُواْ مَيۡلًا عَظِيمٗا ٢٧﴾ [سورة النساء: 27]

{Allah muốn tha thứ cho các ngươi nhưng những kẻ đi theo dục vọng thì cứ muốn sa ngã vào ngõ cụt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 27).





Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương