Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt


Chương bảy Giáo lý về nhịn chay của phụ nữ



tải về 1.26 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.26 Mb.
#19760
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chương bảy

Giáo lý về nhịn chay của phụ nữ

Nhịn chay tháng Ramadan là bổn phận bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim cả nam và nữ. Nó là một trong các trụ cột nền tảng của Islam. Allah, Đấng Tối Cao và Ân phúc phán:



﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣ ﴾ [سورة البقرة: 183]

{Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi, mong rằng các ngươi sẽ ngay chính biết kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 183).

Khi đứa bé gái đạt đến tuổi phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình – một trong những dấu hiệu cho sự dậy thì của phụ nữ là kinh nguyệt – thì nhịn chay trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với cô ta. Độ tuổi có kinh sớm nhất của phụ nữ có thể là chín tuổi và có không ít những em bé gái không biết rằng mình phải có nghĩa vụ nhịn chay khi có kinh trong độ tuổi này cho nên đã không nhịn chay vì nghĩ rằng vẫn còn nhỏ chưa đến tuổi được Allah I sắc lệnh phải nhịn chay, và gia đình cũng không bảo ban chúng thực hiện nghĩa vụ này. Đây là sự lơ là và xao lãng điều trụ cột trong các điều trụ cột của Islam. Ai không nhịn chay khi đã có kinh nguyệt thì phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã không nhịn chay vào thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh, cho dù thời gian đã qua lâu như thế nào bởi vì người đó vẫn còn trong tình trạng chưa hoàn thành nghĩa vụ.(12)


  • Ai có nghĩa vụ phải nhịn chay Ramadan?

Khi vào tháng Ramadan, bắt buộc mỗi tín đồ Muslim nam và mỗi tín đồ Muslim nữ đã đến tuổi dậy thì phải nhịn chay; và ai trong số họ bị bệnh hoặc đi đường xa trong tháng này thì được phép ăn uống bình thường nhưng phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã ăn uống. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ ﴾ [سورة البقرة: 185].

{Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

Tương tự, những ai vào tháng Ramadan nhưng do tuổi già sức yếu không có khả năng nhịn chay hoặc bị bệnh với căn bệnh mãn tính (mạn tính) không có hy vọng khỏi, dù là nam hay nữ, được phép không nhịn chay và thay bằng việc nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương thực của bản địa. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184].

{Còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).

Abdullah bin Abbas t nói: điều này dành cho người già lớn tuổi không có khả năng nhịn chay (Albukhari), và người bệnh với căn bệnh không hy vọng chữa khỏi cũng mang giáo luật như người già lớn tuổi. Hai dạng người này không cần phải nhịn chay bù lại bởi vì họ không có khả năng.


Phụ nữ có những lý do riêng biệt được phép không nhịn chay trong tháng Ramadan nhưng phải nhịn bù lại cho những ngày đã không nhịn chay do những ly do đó vào những ngày của tháng khác.

Các lý do riêng biệt mà người phụ nữ được phép không nhịn chay:



  • Kinh nguyệt, máu hậu sản: Phụ nữ bị cấm nhịn chay trong suốt thời gian kinh nguyệt và máu hậu sản, nhưng phải nhịn chay bù lại trong những ngày khác. Bà A’ishah  nói:

))كُنَّا نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ(( رواه البخاري ومسلم.

Chúng tôi được lệnh phải nhịn chay bù lại nhưng không được lệnh phải dâng lễ nguyện Salah bù lại” (Albukhari, Muslim).

Đó là lời của A’ishah  khi bà trả lời cho một người phụ nữ đã hỏi bà: Tại sao người có kinh nguyệt phải nhịn chay bù mà không thực hiện bù lễ nguyện Salah?

Ý trong câu trả lời của bà A’ishah : Đây là điều luật trong giáo lý đã được qui định cần phải tuân thủ.

Ý nghĩa của việc phụ nữ bị cấm nhịn chay trong thời gian kinh nguyệt cũng như máu hậu sản: Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (25/251): Máu xuất ra theo chu kỳ kinh nguyệt là máu, và người phụ nữ có thể nhịn chay vào những thời điểm không có máu xuất ra; và sự nhịn chay vào những thời điểm không có máu xuất ra sẽ không làm suy yếu cơ thể do máu là nguồn năng lượng và dinh dưỡng của cơ thể. Bởi thế, nếu nhịn chay trong lúc kinh nguyệt thì cơ thể phụ nữ sẽ trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến sức khỏe nên phụ nữ được lệnh phải nhịn chay bù vào lúc không kinh nguyệt.


  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hai trường hợp này nếu nhịn chay sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người phụ nữ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai và em bé. Do đó, người phụ nữ mang thai và cho con bú cần ăn uống bình thường; nếu việc ăn uống là lo sợ cho đứa con thì cô ta phải nhịn chay bù đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng; còn nếu việc ăn uống là lo sợ cho sức khỏe của bản thân thì cô ta chỉ cần nhịn chay là được. Phụ nữ mang thai và cho con bú được coi là những người không có khả năng như đã được nói trong câu Kinh:

﴿وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184].

{Còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).

Học giả Ibnu Katheer  nói trong bộ Tafseer của ông (1/379): Nằm trong ý nghĩa của câu Kinh này có cả phụ nữ mang thái và cho con bú nếu như họ lo sợ cho sức khỏe của bản thân họ hoặc lo sợ cho đứa con của họ.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Nếu người phụ nữ mang thai lo sợ cho bào thai của mình thì cô ta hãy ăn uống và nhịn chay bù lại cho những ngày không nhịn chay đó đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với một rotl bánh mì. (25/318).



  • Những lưu ý:

  1. Người bị chứng rong kinh: máu xuất ra không được coi là máu kinh nguyệt, nên vẫn bắt buộc phải nhịn chay không được ăn uống bình thường.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói khi đề cập đến sự không nhịn chay của người đang trong chu kỳ kinh nguyệt: (Người mắc chứng rong kinh khác với người kinh nguyệt, chứng rong kinh diễn ra trong mọi thời gian nên không có thời điểm để ra lệnh cho việc nhịn chay, tương tự cũng như không thể đoán trước như ói, chảy máu do vết thương, áp-xe, mộng tinh, .. thuộc những điều không có thời điểm nhất định để phán đoán. Bởi thế, điều này không phải là thứ ngăn không cho nhịn chay giống như máu kinh nguyệt.) (25/251).

  1. Bắt buộc phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú phải nhịn chay bù lại khi đã ăn uống trong những ngày nhịn chay bắt buộc của Ramadan, tốt nhất phải tranh thủ nhịn chay bù lại trước khi Ramadan tiếp đến. Nếu chưa nhịn chay bù lại mà Ramadan tiếp theo đã đến thì ngoài việc nhịn chay bù còn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nếu không có lý do chính đáng cho việc trì hoãn và trễ nải, còn nếu có lý do chính đáng cho việc trì hoãn và trễ nải thì chỉ cần nhịn chay bù là được. Tương tự, người bị bệnh hoặc đi đường xa cũng mang giáo luật giống như người có kinh nguyệt.

  2. Người phụ nữ không được phép nhịn chay Sunnah khi người chồng đang có mặt bên cạnh trừ phi anh ta cho phép. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ يَحِلُّ لِلْمَرْأَةِ أَنْ تَصُومَ وَزَوْجُهَا شَاهِدٌ إِلاَّ بِإِذْنِهِ(( رواه البخاري ومسلم.

Người phụ nữ không được phép nhịn chay (Sunnah) trong lúc chồng đang có mặt trừ phi anh ta cho phép” (Albukhari, Muslim).

Và trong một số lời dẫn khác do Ahmad và Abu Dawood ghi lại: “Người phụ nữ không được phép nhịn chay ngoài Ramadan trong lúc chồng đang có mặt trừ phi anh ta cho phép”.

Trường hợp người chồng cho phép người vợ nhịn chay Sunnah hoặc khi người chồng không có mặt bên cạnh hoặc người phụ nữ không có chồng thì người phụ nữ được khuyến khích nhịn chay Sunnah, đặc biệt là đối với những ngày được khuyến khích nhịn chay chẳng hạn như ngày thứ hai, thứ năm hàng tuần, ba ngày của mỗi tháng, sáu ngày của tháng Shauwaal, mười ngày đầu của tháng Zdul-Hijjah, ngày A’rafah, ngày A’shu-ra’ cùng với một ngày trước nó hoặc một ngày sau nó.



  1. Nếu người phụ nữ dứt kinh nguyệt trong ban ngày của Ramadan thì cô ta phải nhịn chay tiếp tục thời gian còn lại của ngày hôm đó và phải nhịn chay bù lại ngày đó cùng với những ngày mà cô ta trong thời gian kinh nguyệt. Việc nhịn trong thời gian còn lại của ngày mà cô ta dứt kinh nguyệt là nghĩa vụ bắt buộc đối với cô ta, mục đích là để tôn trọng thời gian.






Chương 8

Giáo lý về hành hương Hajj & Umrah của phụ nữ

Đi hành hương Hajj đến ngôi đền Ka’bah vào mỗi năm là nghĩa vụ bắt buộc đối cộng đồng tín đồ Islam. Mỗi người tín đồ Muslim có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ Hajj phải đi Hajj một lần trong đời, còn nếu đi nhiều hơn một lần là điều khuyến khích.

Đi hành hương Hajj là một trong các trụ cột của Islam, là việc làm Jihaad đối với người Muslim nữ. Bà A’ishah  nói với Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, phụ nữ có phải đi Jihad không? Thiên sứ của Allah e nói:

))نَعَمْ عَلَيْهِنَّ جِهَادٌ لاَ قِتَالَ فِيهِ الْحَجُّ وَالْعُمْرَةُ(( رواه ابن ماجه وأحمد.

Có, phụ nữ phải đi Jihaad, nhưng Jihaad không có đánh chiến, đó là Hajj và Umrah” (Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại).

Còn theo sự ghi chép của Albukhari: bà A’ishah  nói với Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, chúng tôi thấy Jihaad là việc làm tốt nhất, vậy chúng tôi cũng nên đi Jihaad phải không? Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ ، لَكِنَّ أَفْضَلَ الْجِهَادِ حَجٌّ مَبْرُورٌ(( رواه البخاري.

Không, nhưng Jihad tốt nhất là cuộc hành hương Hajj được chấp nhận” (Albukhari).



  • Giáo lý dành riêng cho phụ nữ trong hành hương Hajj

  1. Mahram

Hajj có các điều kiện chung cho cả hai giới nam và nữ: Islam, tỉnh táo (không mất trí), tự do, trưởng thành (đã dậy thì), có khả năng về tài chính. Riêng đối với phụ nữ thì giáo lý có qui định thêm một điều kiện khác nữa, đó là phải có Mahram đi cùng; và người Mahram của người phụ nữ chính là chồng của cô ta hoặc những người đàn ông bị cấm kết hôn với cô ta do huyết thống như cha, con trai, anh (em trai); hoặc do nguyên nhân được phép như anh (em trai) cùng bầu vú. Bằng chứng cho điều đó là Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại rằng ông đã nghe Thiên sứ của Allah e giảng thuyết:

))لاَ يَخْلُوَنَّ رَجُلٌ بِامْرَأَةٍ إِلاَّ وَمَعَهَا ذُو مَحْرَمٍ وَلاَ تُسَافِرِ الْمَرْأَةُ إِلاَّ مَعَ ذِى مَحْرَمٍ((

Người đàn ông không được ở trong một không gian riêng cùng với người phụ nữ trừ phi bên cạnh cô ta có Mahram, và người phụ nữ không được đi đường xa ngoại trừ có Mahram đi cùng”.

Một người đứng dậy nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật vợ tôi đã ra đi làm Hajj và tôi thì đang còn nơi chinh chiến? Thiên sứ của Allah e nói:

))انْطَلِقْ فَحُجَّ مَعَ امْرَأَتِكَ(( رواه البخاري ومسلم.

Ngươi hãy đi và làm Hajj cùng với vợ của Ngươi!” (Albukhari, Muslim).

Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ تُسَافِرِ الْمَرْأَةُ ثَلاَثًا إِلاَّ مَعَ ذِى مَحْرَمٍ(( رواه البخاري ومسلم.

Phụ nữ không được đi xa ba đêm mà không có Mahram đi cùng” (Albukhari, Muslim).

Có rất nhiều Hadith nghiêm cấm sự đi xa của phụ nữ mà không có Mahram đi cùng. Nguyên nhân là vì người phụ nữ là phái yếu và trong hành trình xa chắc sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn cần được đàn ông đi theo tháp tùng và bảo vệ.

Người Mahram đi cùng với người phụ nữ trong hành hương Hajj phải là người đã trưởng thành, có trí tuệ bình thường (không bệnh tâm thần hay kém trí) và phải là người Muslim; và nếu không có Mahram thì người phụ nữ phải tìm người đi Hajj thay cho mình.


  1. Nếu chuyến hành hương Hajj mang tính khuyến khích thì phải có sự cho phép của chồng

Trong Al-Mughni (3/240): Đối với hành hương Hajj mang tín khuyến khích thì người chồng có quyền ngăn vợ của mình. Ibnu Al-Munzdir nói: tất cả những học giả uyên bác đều cho rằng người chồng có quyền ngăn không cho vợ đi Hajj khuyến khích bởi vì đó là quyền lợi của chồng và người vợ không được phép làm mất đi quyền của chồng bởi những điều không phải Wajib giống như quyền của chủ đối với nô lệ.

  1. Phụ nữ được phép đi làm Hajj và Umrah thế cho đàn ông

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (26/13): Phụ nữ được phép đi Hajj thế cho người phụ nữ khác dù là con gái hoặc không phải con gái, điều này được giới học giả thống nhất; tương tự, người phụ nữ cũng được phép đi Hajj thế cho đàn ông, đây là quan điểm của bốn vị Imam và đại đa số học giả. Cơ sở cho điều này Thiên sứ của Allah e đã bảo người phụ nữ Al-Khath’amiyah đi làm Hajj cho cha của bà khi bà ta nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật nghĩa vụ làm Hajj là bổn phần của các bề tôi đối với Allah, tôi thấy cha tôi lớn tuổi và già yếu. Thế là Thiên sứ của Allah e bảo bà ta đi làm Hajj cho cha của bà. (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).

  1. Nếu người phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc có máu hậu sản trên đường đi Hajj thì cô ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình

Nếu người phụ nữ gặp phải trường hợp đó lúc Ihram (nghi thức định tâm vào Hajj) thì cô ta vẫn làm Ihram giống như bào người phụ nữ trong thể trạng sạch sẽ khác bởi vì nghi thức Ihram không cần phải có Taha-rah.

Trong Al-Mughni (3/293, 294) có nói: Trong trường hợp đó, người phụ nữ được qui định cần tắm rửa sạch sẽ lúc làm Ihram giống như đàn ông; bởi vì đó là Hajj, là nghĩa vụ của người có kinh nguyệt và máu hậu sản. Ông Jabir t nói: Khi chúng tôi đến Zhul-Hulaifah thì Asma’  con gái ông Umais Muhammad bin Abu Bakr hạ sinh. Tôi đã gởi tin đến Thiên sứ của Allah e, hỏi Người phải làm như thế nào? Thiên sứ của Allah e nói:

))اغْتَسِلِى وَاسْتَثْفِرِى بِثَوْبٍ وَأَحْرِمِى(( رواه البخاري ومسلم.

Cô ta hãy tắm và lấy miếng vải đặt ở cửa mình rồi làm Ihram” (Albukhari, Muslim).

Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))الْحَائِضُ وَالنُّفَسَاءُ إِذَا أَتَتَا عَلَى الْوَقْتِ تَغْتَسِلاَنِ وَتُحْرِمَانِ وَتَقْضِيَانِ الْمَنَاسِكَ كُلَّهَا غَيْرَ الطَّوَافِ بِالْبَيْتِ(( رواه أبو داود.

Người có kinh nguyệt và người trong tình trạng máu hậu sản khi vào thời điểm (Ihram) thì cả hai hãy tắm, làm Ihram và thực hiện tất cả các nghi thức trừ việc Tawaf ngôi đền Ka’bah” (Abu Dawood).

Thiên sứ của Allah e đã bảo bà A’ishah  tắm để thực hiện các nghi thức Hajj trong lúc bà đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ý nghĩa của việc người có kinh và máu hậu sản cần phải tắm cho việc Ihram là để sạch sẽ và cắt đứt mùi tanh hôi mục đích không gây phiền và khó chịu cho mọi người xung quanh. Người có kinh nguyệt hoặc máu hậu sản vẫn làm Ihram, giữ nguyên trạng Ihram, tránh những điều cấm kỵ trong tình trạng Ihram, thực hiện các nghi thức Hajj nhưng không Tawaf đền Ka’bah cho đến khi nào đã dứt kinh nguyệt hoặc máu hậu sản; và nếu đến ngày A’rafah mà vẫn chưa dứt kinh hoặc máu hậu sản và họ đã định tâm Ihram làm Hajj Tamattu’a thì họ sẽ chuyển sang dạng Hajj Qiraan.

Bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi lại: Bà A’ishah  có kinh trong lúc bà đã định tâm Ihram làm Umrah (dạng Hajj Tamattu’a: định tâm làm Umrah trước sau đó định tâm vào Hajj). Thế là bà vào gặp Thiên sứ của Allah e và khóc. Thiên sứ của Allah e hỏi:

))مَا يُبْكِيكِ مَا لَكِ لَعَلَّكِ نَفِسْتِ((

Chuyện gì làm nàng khóc, có chuyện gì, chắc là nàng đến chu kỳ phải không?

Bà A’ishah  trả lời: Vâng, đúng vậy. Thiên sứ của Allah e nói:

))هَذَا شَىْءٌ كَتَبَهُ اللهُ عَلَى بَنَاتِ آدَمَ افْعَلِى مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ (( رواه البخاري ومسلم.

Đây chỉ là điều mà Allah đã định cho những đứa con gái của Adam, nàng hãy làm tất cả những nghi thức mà người đi Hajj làm trừ việc Tawaf đền Ka’bah” (Albukhari, Muslim).

Trong Hadith của Jabir: Sau đó, Thiên sứ của Allah e vào gặp A’ishah  thì Người gặp bà đang khóc. Người hỏi: Có chuyện gì? A’ishah  nói: Em đã đến chu kỳ kinh, quả thật, mọi người đã Tahallul (kết thúc Ihram cho Umrah) còn em thì chưa Tahalull vì chưa Tawaf đền Ka’bah, bây giờ mọi người đang chuẩn bị đi Hajj. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:

))إِنَّ هَذَا أَمْرٌ كَتَبَهُ اللهُ عَلَى بَنَاتِ آدَمَ فَاغْتَسِلِى ثُمَّ أَهِلِّى بِالْحَجِّ((

Quả thật, đây là điều mà Allah đã định cho những đứa con gái của Adam, bởi thế, nàng hãy tắm rồi Ihram vào Hajj”.

Bà A’ishah  đã làm theo lời của Thiên sứ e và dừng lại việc Tawaf cho đến khi dứt kinh, sau khi dứt kinh bà tắm và Tawaf đền Ka’bah và đi Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah. Sau đó, Thiên sứ của Allah e nói:

))قَدْ حَلَلْتِ مِنْ حَجِّكِ وَعُمْرَتِكِ جَمِيعًا(( رواه البخاري ومسلم.

Quả thật, nàng đã xong tất cả, Hajj và cả Umrah” (Albukhari, Muslim).

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong Tahzdeeb Assunan (2/303): Các Hadith Sahih ghi rằng Thiên sứ bảo bà A’ishah  định tâm Ihram cho Umrah trước sau đó mới bảo bà định tâm Ihram cho Hajj trong tình trạng kinh nguyệt cho nên Hajj đó trở thành dạng Hajj Qiraan. Cũng chính vì vậy mà Thiên sứ của Allah e đã nói với A’ishah :

))يَكْفِيْكِ طَوَافُكِ بِالْبَيْتِ وَبَيْنَ الصَّفَا وَالْمَرْوَةَ لَحَجِّكِ وَعُمْرَتِكِ(( رواه أبو داود.

Việc Tawaf ngôi đền Ka’bah và giữa đồi Safa và Marwah của nàng đủ cho Umrah và Hajj của nàng” (Abu Dawood).



  1. Phụ nữ làm gì lúc định tâm vào Ihram

Phụ nữ cũng giống như nam giới, nên tắm và tẩy sạch thân thể, khử đi mùi hôi cơ thể nếu cần, nếu không cần thì đó cũng không phải là điều bắt buộc bởi vì đó không phải thuộc những nghi thức của Ihram; phụ nữ được phép làm thơm cơ thể với những gì không phải là những chất thơm quá hương bởi Hadith của bà A’ishah :

))كُنَّا نَخْرُجُ مَعَ النَّبِىِّ -صلى الله عليه وسلم- إِلَى مَكَّةَ فَنُضَمِّدُ جِبَاهَنَا بِالمِسْكِ عِنْدَ الإِحْرَامِ فَإِذَا عَرِقَتْ إِحْدَانَا سَالَ عَلَى وَجْهِهَا فَيَرَاهُ النَّبِىُّ -صلى الله عليه وسلم- فَلاَ يَنْهَاهَا(( رواه أبو داود.

Chúng tôi ra đi cùng với Thiên sứ của Allah e đến Makkah, chúng tôi có để xạ hương lên đỉnh trán của chúng tôi lúc định tâm Ihram, và khi một trong chúng tôi đổ mồ hôi thì xạ hương chảy xuống trên mặt, Thiên sứ của Allah e nhìn thấy nhưng đã không cấm” (Abu Dawood).

Học giả Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (5/12): Sự im lặng của Thiên sứ e là bằng chứng rằng Người cho phép bởi lẽ Người không được phép im lặng trước những điều không đúng.



  1. Lúc định tâm Ihram, người phụ nữ phải cởi mạng che mặt và bao tay ra

Nếu người phụ nữ đeo mạng che mặt và bao tay trước khi làm Ihram thì phải cởi ra khi làm Ihram bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:

))لاَ تَنْتَقِبِ الْمَرْأَةُ الْمُحْرِمَةُ(( رواه البخاري.

Phụ nữ trong tình trạng Ihram không được che mặt” (Albukhari).

Nhưng hãy dùng Khimaar và áo để che mặt lại nếu như có đàn ông không phải Mahram nhìn, tương tự hãy lấy tay áo che lại bàn tay, bởi vì gương mặt và hai bàn tay cũng là Awrah trước đàn ông không phải Mahram.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Phụ nữ là Awrah, do đó, họ được phép mặc quần áo che kín toàn thân, nhưng Thiên sứ của Allah e cấm dùng mạng che mặt và đeo bao tay. Tuy nhiên, nếu họ che mặt hoặc hai bàn tay không phải là mạng che mặt và bao tay thì được phép bởi sự đồng thuận và thống nhất quan diểm của giới học giả về điều này ...

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong Tahzdeeb Assunan (2/350): Không phải từ nơi Thiên sứ e chỉ có một lời di huấn nói về việc phụ nữ phải để hở mặt khi làm Ihram không thôi mà còn có một Hadith khác, như có một Hadith xác thực được ghi lại rằng bà Asma’  đã che mặt trong lúc bà trong tình trạng Ihram; và một Hadith khác rằng bà A’ishah  nói:

))كَانَ الرُّكْبَانُ يَمُرُّونَ بِنَا وَنَحْنُ مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- مُحْرِمَاتٌ فَإِذَا حَاذَوْا بِنَا سَدَلَتْ إِحْدَانَا جِلْبَابَهَا مِنْ رَأْسِهَا إِلَى وَجْهِهَا فَإِذَا جَاوَزُونَا كَشَفْنَاهُ(( رواه أبو داود وأحمد.

Chúng tôi đang trong tình trang Ihram cùng với Thiên sứ của Allah e thì có một nhóm người cưỡi ngựa (lừa) đi ngang qua, khi họ đi ngang qua trước mặt chúng tôi thì chúng tôi kéo Jibaab xuống che mặt và khi họ đi khỏi thì chúng lại kéo lên để hở mặt” (Abu Dawood và Ahmad).

Hãy biết rằng hỡi các chị em phụ nữ Muslim rằng các chị em bị cấm che mặt và hai bàn tay bởi mạng che mặt và bao tay, tuy nhiên, các chị em được lệnh phải che mặt và hai bàn tay trước đàn ông không phải là Mahram của các chị em bằng khimaar, áo choàng và những gì tương tự.


  1. Người phụ nữ được phép mặc bất cừ loại y phục nào của phụ nữ trong tình trạng Ihram với kiều kiện không có sự chưng diện

Người phụ nữ không được phép bắt chước đàn ông trong y phục, không được mặc các y phục bó sát làm nổi lên đường nét của cơ thể, không được mặc các y phục với chất liệu mỏng nhìn thấy những gì phía sau lớp vải, và không được mặc áo ngắn để hở cẳng chân hoặc hở cánh tay; mà y phục phải rộng, dày và phủ kín toàn thân.

Học giả Ibnu Al-Munzdir nói: Giới học giả đều đồng thuận rằng người nữ trong tình trạng Ihram được phép mặc y phục bình thường như áo, áo dài, áo choàng, quần, Khimaar (khăn quấn đầu, khăn phủ đầu và che xuống ngực) và được mang giày dép. (Al-Mughni: 3/328).

Không có qui định cụ thể màu sắc trong y phục cho phụ nữ mà họ được phép mặc y phục với các màu tùy thích, có thể màu đỏ, màu xanh, hay màu đen, … và phụ nữ được phép thay y phục khi cần.


  1. Phụ nữ được khuyến khích nói lời Talbiyah sau khi đã Ihram với âm thanh vừa đủ nghe cho bản thân mình

Ibnu Abdu-Albar nói: Các học giả đồng thuận rằng theo Sunnah phụ nữ không nói lớn tiếng mà chỉ cần phát tiếng nói vừa đủ nghe cho bản thân mình; việc lớn tiếng là điều Makruh vì sợ rằng sẽ gây điều Fitnah. Cũng chính vì lẽ này nên phụ nữ không có Sunnah Azaan và Iqa-mah cũng như họ chỉ vỗ tay mà không nói Subha-nallah khi nhắc nhở vị Imam lúc quên trong lễ nguyện Salah. (Al-Mughni: 2/330, 331).

  1. Bắt buộc phụ nữ che kín toàn thân trong lúc Tawaf Ka’bah

Trong lúc Tawaf Ka’bah, phụ nữ nên nhỏ tiếng, hạ thấp cái nhìn xuống, không chen lấn với đàn ông đặc biệt ở chỗ cục đá đen hoặc ở chỗ Ruknu Yama-ni (góc thứ tư của Ka’bah tính từ cục đá đen); và việc phụ nữ Tawaf cách xa Ka’bah nhưng không có sự đông đúc người Tawaf tốt hơn việc họ Tawaf gần sát Ka’bah nhưng lại có sự đông đúc người Tawaf; bởi lẽ việc chen lấn là Haram vì trong sự việc đó mang lại điều Fitnah. Riêng việc Tawaf gần sát Ka’bah cũng như hôn cục đá đen chỉ là điều Sunnah nếu không có gì trở ngại; do đó, không được phạm vào điều Haram chỉ vì muốn đạt được điều Sunnah; thậm chí đó không phải là Sunnah dành cho nữ giới bởi vì theo Sunnah đối với phụ nữ thì họ chỉ tay đến cục đá đen mỗi khi đi ngang qua.

Imam Annawawi  nói trong Al-Majmu’a (8/37): Những học giả của chúng tôi nói: không khuyến khích hôn cục đá đen đối với phụ nữ cũng như không khuyến khích sờ vào trừ phi họ Tawaf trong đêm bởi vì sợ có chuyện không hay cho họ hay cho người khác.

Trong Al-Mughni (3/331) nói: Khuyến khích phụ nữ Tawaf vào ban đêm bởi vì điều đó kín đáo cho họ và ít chen lấn hơn, và họ có thể đến gần Ka’bah và sờ vào cục đá đen.


  1. Каталог: data
    data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
    data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
    data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
    data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
    data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
    data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
    data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
    data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

    tải về 1.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương