Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt


Trường hợp người phụ nữ là người đã từng có chồng



tải về 1.26 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.26 Mb.
#19760
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Trường hợp người phụ nữ là người đã từng có chồng: Không được phép gả họ trừ phi sự đồng ý của họ, và sự đồng ý của họ là nói bằng lời khác với người nữ vẫn còn con gái thì sự đồng ý của họ là im lặng.

Trong Al-Mughni (6/493): Đối với người nữ đã từng có chồng thì chúng tôi không hề thấy sự bất đồng quan điểm giữa các học giả rằng sự cho phép của họ là nói bằng lời, bởi vì lời nói trên chiếc lưỡi diễn đạt ý nghĩ trong tim trong tất cả mọi vấn đề.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (32/39, 40): Không ai được phép đứng ra gả người phụ nữ trừ phi được sự cho phép của cô ta giống như Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh. Nếu cô ta không thích điều đó thì không được phép cưỡng ép cô ta trừ phi đối với người nữ còn nhỏ thì người cha có quyền mà không cần hỏi ý kiến của cô ta; riêng đối với người phụ nữ đã từng có chồng thì không được phép gả cô ta trừ phi có sự đồng ý của cô ta, dù đó là cha hay bất cứ ai khác, điều này được thống nhất bởi các tất cả người Muslim; tương tự, không được phép gả người nữ đã trưởng thành nhưng vẫn còn con gái trừ phí phải có phép của cô ta.

Các học giả bất đồng quan điểm với nhau về việc xin phép và hỏi ý kiến, đây là việc làm bắt buộc (Wajib) hay là việc làm khuyến khích (Sunnah)?

Quan điểm đúng nhất: Đó là điều bắt buộc (Wajib), bắt buộc người Wali phải kính sợ Allah I trong sự việc này, người Wali phải có trách nhiệm xem xét và lựa chọn người chồng sao cho phù hợp bởi vì việc kết hôn là để cải thiện sự tốt đẹp của người phụ nữ.



  • Ý nghĩa của việc qui định sự kết hôn của người phụ nữ phải có Wali

Người phụ nữ không phải được quyền tự do không có giới hạn cũng như vô điều điện trong việc lựa chọn người chồng một cách tùy tiện. Nếu như vậy thì sẽ làm ảnh hưởng đến bà con họ hàng và gia đình của cô ta. Sự tự do lựa chọn của người phụ nữ phải bị ràng buộc với người Wali (người có quyền làm chủ hôn cho cô ta: như cha, ông nội, anh, (em) trai, chú bác, ...), hôn nhân của cô ta chỉ được chấp nhận và có hiệu lực trong Islam khi nào có người Wali đứng ra làm chủ hôn chứ người phụ nữ không thể tự mình làm chủ hôn cho bản thân cô ta, nếu cô ta tự đứng ra làm chủ hôn cho bản thân cô ta thì cuộc hôn ước đó không có hiệu lực trong Islam. Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))أَيُّمَا امْرَأَةٍ نَكَحَتْ بِغَيْرِ إِذْنِ مَوَالِيهَا فَنِكَاحُهَا بَاطِلٌ، فَنِكَاحُهَا بَاطِلٌ، فَنِكَاحُهَا بَاطِلٌ (( رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد.

Bất cứ người phụ nữ nào tự mình làm chủ hôn mà không có sự đồng ý từ những người Wali của cô ta thì cuộc hôn ước đó vô hiệu lực, thì cuộc hôn ước đó vô hiệu lực, thì cuộc hôn ước đó vô hiệu lực” (Abu Dawood, Tirmzdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ نِكَاحَ إِلاَّ بِوَلِىٍّ(( رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.

Hôn ước không có hiệu lực trừ phi có Wali” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).

Hai Hadith trên là những bằng chứng rằng cuộc hôn ước sẽ không có hiệu lực nếu như không có người Wali đứng ra làm chủ hôn. Học giả Tirmizdi nói: Các học giả đã làm theo điều này như Umar, Ali, Ibnu Abbas, Abu Huroiroh và các vị khác; tương tự, các học giả Fuqaha’ (chuyên về giáo lý thực hành) thời tiếp nối theo sau thời Sahabah đều nói “Hôn ước không có hiệu lực trừ phi có Wali”; và đây cũng là câu nói của Imam Ash-Sha-fi’y, Ahmad và Ishaaq) (Xem thêm trong Al-Mughni: 6/449).


  • Giới luật về việc phụ nữ đánh Duf (trống nông đáy) để tạo niềm vui cho ngày kết hôn

Khuyến khích phụ nữ đánh Duf để tạo niềm vui cho ngày kết hôn, việc đánh Duf này chỉ dành riêng cho phụ nữ nhưng với điều kiện không có kèm theo bất cứ loại nhạc cụ nào khác, và cũng không vấn đề gì nếu phụ nữ cất tiếng với những bài ngâm thơ phù hợp cũng như những bài hát được phép miễn sao không để đàn ông nghe thấy. Thiên sứ của Allah e nói:

))فَصْلُ مَا بَيْنَ الْحَلاَلِ وَالْحَرَامِ الدُّفُّ وَالصَّوْتُ فِى النِّكَاحِ(( رواه الترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد .

Sự khác biệt giữa điều Halal và Haram là Duf và tiếng (ngâm thơ, hát được phép) trong lễ hôn ước” (Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah, Ahmad).

Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (6/200): Hadith là bằng chứng rằng được phép đánh Duf và cất tiếng với những lời được phép, không phải với những bài hát mang ý nghĩa dẫn đến điều Fitnah như mô tả sắc đẹp, kêu gọi đến việc làm tội lỗi, những thứ đó bị cấm trong hôn ước cũng trong các hoàn cảnh khác; tượng tự những thứ thú vui nghiêm cấm khác.

Hỡi quí chị em phụ nữ Muslim thân hữu, đừng quá lãng phí tiền bạc trong việc mua nữ trang và vải vóc nhân dịp kết hôn, bởi quả thật hoang phí là điều Allah I nghiêm cấm và Ngài cho biết rằng Ngài không yêu thương những kẻ phung phí, Ngài phán:

﴿وَلَا تُسۡرِفُوٓاْۚ إِنَّهُۥ لَا يُحِبُّ ٱلۡمُسۡرِفِينَ ١٤١﴾ [سورة الأنعام: 141]

{Và chớ phung phí bởi quả thật Ngài không yêu thương những kẻ phung phí.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 141).

Do đó, quí chị em nên vừa phải trong việc chi tiêu, tránh sự lãng phí.


  • Phụ nữ có nghĩa vụ phải vâng lời chồng, cấm làm điều nghịch lại ý của chồng

Hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, quí chị em phải có nghĩa vụ vâng lời chồng một cách đúng đắn theo giáo lý của Islam. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))إِذَا صَلَّتِ الْمَرْأَةُ خَمْسَهَا وَصَامَتْ شَهْرَهَا وَحَفِظَتْ فَرْجَهَا وَأَطَاعَتْ بَعْلَهَا دَخَلَتْ مِنْ أَىِّ أَبْوَابِ الْجَنَّةِ شَاءَتْ(( رواه ابه حبان في صحيحه.

Nếu người phụ nữ hoàn tất năm lễ nguyện Salah, nhịn chay tháng Ramadan, giữ gìn phần kín của mình (giữ tiết hạnh), và vâng lời chồng thì sẽ được vào Thiên Đàng từ bất cứ cảnh cổng nào tùy thích” (Ibnu Hibban ghi lại trong bọ Sahih của ông).

Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời của Thiên sứ e:

))لاَ يَحِلُّ لِلْمَرْأَةِ أَنْ تَصُومَ وَزَوْجُهَا شَاهِدٌ إِلاَّ بِإِذْنِهِ وَلاَ تَأْذَنَ فِى بَيْتِهِ إِلاَّ بِإِذْنِهِ(( رواه البخاري ومسلم.

Người phụ nữ không được phép nhịn chay (Sunnah) trong lúc chồng đang có mặt trừ phi anh ta cho phép, và cũng không được phép cho bất cứ ai vào nhà của chồng ngoài trừ anh ta cho phép” (Albukhari, Muslim).

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))إِذَا دَعَا الرَّجُلُ امْرَأَتَهُ إِلَى فِرَاشِهِ فَأَبَتْ، فَبَاتَ غَضْبَانَ عَلَيْهَا، لَعَنَتْهَا الْمَلاَئِكَةُ حَتَّى تُصْبِحَ(( رواه البخاري ومسلم.

Nếu người đàn ông gọi người vợ của y lên giường nhưng cô ta từ chối (không có lý do chính đáng theo giáo luật) khiến y ngủ trong tình trạng buồn giận thì các Thiên Thần sẽ nguyền rủa cô ta đến sáng” (Albukhari, Muslim).

Và trong một dẫn khác do Muslim ghi lại: Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ مَا مِنْ رَجُلٍ يَدْعُو امْرَأَتَهُ إِلَى فِرَاشِهَا فَتَأْبَى عَلَيْهِ إِلاَّ كَانَ الَّذِى فِى السَّمَاءِ سَاخِطًا عَلَيْهَا حَتَّى يَرْضَى عَنْهَا(( رواه مسلم.

Ta thề bởi Đấng nắm lấy linh hồn Ta trong tay Ngài rằng bất kỳ người đàn ông nào gọi người vợ của y lên giường nhưng cô ta từ chối (không có lý do chính đáng theo giáo luật) thì Đấng ở trên trời giận dữ đối với cô ta cho đến khi nào người chồng của cô ta hài lòng với cô ta trở lại” (Muslim).

Một trong những nghĩa vụ của người vợ đối vời chồng của cô ta là cô ta phải có bổn phận trông coi và quán xuyến nhà cửa của chồng và không được ra ngoài ngoại trừ có phép của chồng. Thiên sứ của Allah e nói:

))وَالْمَرْأَةُ رَاعِيَةٌ فِى بَيْتِ زَوْجِهَا وَمَسْئُولَةٌ عَنْ رَعِيَّتِهَا(( رواه البخاري ومسلم.

Và người phụ nữ trông coi và quán xuyến nhà cửa của chồng và phải chịu trách nhiệm về những gì cô ta trông coi và quán xuyến.” (Albukhari, Muslim).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (32/ 260, 261): ]Allah I phán:



﴿فَٱلصَّٰلِحَٰتُ قَٰنِتَٰتٌ حَٰفِظَٰتٞ لِّلۡغَيۡبِ بِمَا حَفِظَ ٱللَّهُۚ﴾ [سورة النساء: 34]

{Do đó, người phụ nữ đức hạnh nên vâng lời chồng và trông nom (nhà cửa) khi người chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah.} (Chương 4 – Annisa’, câu 34).

Lời phán của Allah I mang ý nghĩa bắt buộc người phụ nữ phải vâng lời chồng của cô ta trong việc quan xuyến và trông nom nhà cửa khi chồng đi xa hay ở nhà, giống như những gì mà trong Sunnah của Thiên sứ e đã chỉ dạy[.

Học giả Ibnu Al-Qayyim nói trong Al-Hady (5/188, 189): Những người cho rằng bắt buộc người phụ nữ có nghĩa vụ đảm đương việc nhà cửa và chăm sóc chồng con là bởi vì đó là điều hợp lẽ thường và đúng mực đối với những ai mà Allah đang nói với họ, còn bắt người chồng đảm đương việc nhà, lo cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái là điều không đúng lẽ thường. Và Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:



﴿وَلَهُنَّ مِثۡلُ ٱلَّذِي عَلَيۡهِنَّ بِٱلۡمَعۡرُوفِۚ وَلِلرِّجَالِ عَلَيۡهِنَّ دَرَجَةٞۗ ﴾ [سورة البقرة: 228]

{Và họ được hưởng quyền lợi giống như trách nhiệm của họ theo tiêu chuẩn sống. Tuy nhiên, người đàn ông được giao cho quyền hạn cao hơn một bậc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).



﴿ٱلرِّجَالُ قَوَّٰمُونَ عَلَى ٱلنِّسَآءِ﴾ [سورة النساء: 34]

{Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên phụ nữ (phải có trách nhiệm bảo vệ và che chở cho phụ nữ).} (Chương 4 – Annisa’, câu 34).

Nếu người phụ nữ không đảm đương việc nhà và chăm sóc con cái mà để người chồng đảm đương việc nhà và chăm sóc con cái thì có nghĩa là phụ nữ là trụ cột trên đàn ông. Allah I bắt đàn ông phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chu cấp tiền bạc, quần áo, chỗ ở cho vợ con nên người đàn ông phải được hưởng quyền lợi được vợ chăm sóc và hầu hạ và đảm đương việc nhà cũng như những gì đúng với lẽ thường trong đời sống vợ chồng.

Quả thật, theo lẽ thường và đạo lý vợ chồng thì người vợ phải đảm trách công việc trong nhà, điều đó không phân biệt giữa quyền quí và thấp hèn, giữa nghèo và giàu. Người phụ nữ cao quý nhất trong nhân loại, bà Fatimah, đã đảm đường việc nhà, chăm sóc con cái và hậu hà chồng; có lần bà đã đến than phiền với Thiên sứ của Allah e về sự vất vả, nhọc nhằn trong việc nội trợ và chăm lo chồng con nhưng Thiên sứ của Allah e không xem đó là lý do được phép bỏ đi trách nhiệm của người phụ nữ.



  • Nếu người phụ nữ thấy người chồng không còn mặn nồng với mình nhưng cô ta vẫn muốn được sống chung với chồng thì giải pháp cho trường hợp này thế nào?

Trả lời cho thắc mắc này, Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَإِنِ ٱمۡرَأَةٌ خَافَتۡ مِنۢ بَعۡلِهَا نُشُوزًا أَوۡ إِعۡرَاضٗا فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِمَآ أَن يُصۡلِحَا بَيۡنَهُمَا صُلۡحٗاۚ وَٱلصُّلۡحُ خَيۡرٞۗ ﴾ [سورة النساء: 128]

{Và nếu người vợ sợ người chồng đối xử tàn tệ hoặc bỏ rơi thì hai bên không có tội nếu chịu hòa giải với nhau; và hòa giải luôn luôn là một giải pháp tốt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 128).

Học giả Ibnu Katheer  nói: Nếu người phụ nữ lo sợ chồng mình bỏ rơi thì cô ta có thể giảm bớt đi quyền lợi mà chồng phải có trách nhiệm từ tiền bạc, quần áo, nhà cửa, .. và người chồng nên chấp nhận điều đó, và hai vợ chồng nên thỏa thuận với nhau để duy trì đời sống vợ chống. Điều đó sẽ tốt hơn việc ly dị. Cũng vì ý nghĩa này mà Allah I phán:

﴿ فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِمَآ أَن يُصۡلِحَا بَيۡنَهُمَا صُلۡحٗاۚ وَٱلصُّلۡحُ خَيۡرٞۗ ﴾ [سورة النساء: 128]

{Thì hai bên không có tội nếu chịu hòa giải với nhau; và hòa giải luôn luôn là một giải pháp tốt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 128).

Và sự hòa giải luôn luôn là một giải pháp tốt tức tốt hơn sự ly dị.

Sau đó, Ibnu Katheer  đưa ra một câu chuyện về bà Sawdah  con gái của Zam’ah rằng khi bà lớn tuổi thì Thiên sứ của Allah e muốn ly di bà vì thấy điều đó tốt hơn, và bà đã thỏa thuận nhường một ngày của bà cho bà A’ishah  và Người đã chấp nhận lời đề nghị của bà và bà vẫn là vợ của Người. (Xem Tafseer Ibnu Katheer: 2/406, bản in cuối).



  • Nếu người phụ nữ không còn tình cảm với chồng và không muốn tiếp tục sống với chồng nữa thì cô ta sẽ làm thế nào?

Trả lời cho thắc mắc này, Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿فَإِنۡ خِفۡتُمۡ أَلَّا يُقِيمَا حُدُودَ ٱللَّهِ فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِمَا فِيمَا ٱفۡتَدَتۡ بِهِۦۗ﴾ [سورة البقرة: 229]

{Nhưng nếu các ngươi sợ đôi bên không thể giữ được những giới hạn của Allah thì hai bên sẽ không mắc tội về phần sính lễ mà người vợ dùng chuộc sự tự do của mình.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 229).

Học giả Ibnu Katheer nói trong Tafseer của ông 1/483: trường hợp người vợ không còn đáp ứng quyền lợi của chồng vì không thích sống cùng với chồng nữa do đã hết tình cảm với chồng thì cô ta được phép dùng sính lễ để chuộc sự tự do và người chồng được quyền nhận lấy và để hai người chia tay.

Đây được gọi là hình thức Khul’a.



  • Nếu người phụ nữ yêu cầu ly dị mà không có lý do thì người phụ nữ sẽ bị gì?

Trả lời cho câu hỏi này: Ông Thawbaan t thuật lại lời của Thiên sứ e:

))أَيُّمَا امْرَأَةٍ سَأَلَتْ زَوْجَهَا طَلاَقًا فِى غَيْرِ مَا بَأْسٍ فَحَرَامٌ عَلَيْهَا رَائِحَةُ الْجَنَّةِ(( رواه أبو داود والترمذي وحسنه ابن حبان في صحيحه.

Người phụ nữ nào đòi chồng ly dị khi chẳng có vấn đề gì thì người phụ nữ đó bị cấm mùi hương của Thiên Đàng” (Abu Dawood, Tirmizdi, và được Ibnu Hibban xác nhận Sahih).

Đó là bởi vì ly dị là điều Halal mà Allah I ghét nhất, và bởi vì sư ly dị chỉ diễn ra khi nào thật sự cần thiết, còn nếu như không có nguyên nhân gì để dẫn tới sự chia ly mà đòi ly dị thì đó là điều Makruh. Nhưng nếu đã quyết định thì Allah vẫn cho phép nhưng phải giải quyết và cư xử trong sự tốt đẹp. Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:



﴿فَإِمۡسَاكُۢ بِمَعۡرُوفٍ أَوۡ تَسۡرِيحُۢ بِإِحۡسَٰنٖۗ﴾ [سورة البقرة: 229]

{Bởi thế, Chồng giữ vợ lại một cách tử tế hoặc trả tự do cho vợ một cách tốt đẹp.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 229).



﴿لِّلَّذِينَ يُؤۡلُونَ مِن نِّسَآئِهِمۡ تَرَبُّصُ أَرۡبَعَةِ أَشۡهُرٖۖ فَإِن فَآءُو فَإِنَّ ٱللَّهَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٢٢٦ وَإِنۡ عَزَمُواْ ٱلطَّلَٰقَ فَإِنَّ ٱللَّهَ سَمِيعٌ عَلِيمٞ ٢٢٧﴾ [سورة البقرة: 226، 227]

{Đối với những ai thề thốt sẽ không ăn nằm với vợ nữa thì thời gian chờ đợi (cho họ suy nghĩ và quyết định) là bốn tháng. Nhưng nếu họ quyết định trở lại (với vợ) thì quả thật Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Đấng Khoan Dung. Còn nếu họ nhất định ly dị thì quả thật Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Biết.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 226, 227).



  • Những điều bắt buộc dành cho phụ nữ khi chấm dứt cuộc hôn nhân

Vợ chồng chia ly nhau theo hai dạng: dạng chia ly khi còn sống và dạng chia ly khi chết. Tất cả hai dạng này đều bắt phụ nữ phải có khoảng thời gian ở vậy không được kết hôn được gọi là Iddah, thời gian này được giáo lý qui định một cách cụ thể. Ý nghĩa cho sự việc này là để xác định những gì trong tử cung từ bào thai nhằm tránh sự lẫn lộn trong huyết thông và cũng để tôn trọng cuộc hôn nhân trước và người chồng trước.

  • Iddah (thời gian người phụ nữ ở vậy) có bốn dạng:

  • Dạng thứ nhất: Iddah cho người mang thai: thời gian của nó cho đến khi hạ sinh, dù là ly dị hay chồng chết. Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَأُوْلَٰتُ ٱلۡأَحۡمَالِ أَجَلُهُنَّ أَن يَضَعۡنَ حَمۡلَهُنَّۚ﴾ [سورة الطلاق: 4]

{Và những người vợ mang thai thì thời hạn Iddah của họ kéo dài cho đến khi hạ sinh.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).



  • Dạng thứ hai: Iddah của người ly dị nằm trong tuổi đời có chu kỳ kinh nguyệt hoạt động: thời gian của nó là ba kỳ kinh như Allah I đã phán:

﴿وَٱلۡمُطَلَّقَٰتُ يَتَرَبَّصۡنَ بِأَنفُسِهِنَّ ثَلَٰثَةَ قُرُوٓءٖۚ ﴾ [سورة البقرة: 228]

{Và người vợ ly dị, vì quyền lợi của bản thân, phải ở vậy trong ba kỳ kinh.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).



  • Dạng thứ ba: Iddah của người phụ nữ không có kinh, đó là người phụ nữ còn nhỏ tuổi chưa đến tuổi kinh nguyệt và người phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَٱلَّٰٓـِٔي يَئِسۡنَ مِنَ ٱلۡمَحِيضِ مِن نِّسَآئِكُمۡ إِنِ ٱرۡتَبۡتُمۡ فَعِدَّتُهُنَّ ثَلَٰثَةُ أَشۡهُرٖ وَٱلَّٰٓـِٔي لَمۡ يَحِضۡنَۚ ﴾ [سورة الطلاق: 4]

{Và người vợ nào trong số người vợ của các ngươi đã quá tuổi có kinh cũng như người vợ nào không có kinh (do bệnh lý hay một nguyên nhân nào đó) thì thời hạn Iddah của họ là ba tháng.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).



  • Dạng thứ tư: Iddah của người phụ nữ sau khi chồng chết, Allah I phán:

﴿وَٱلَّذِينَ يُتَوَفَّوۡنَ مِنكُمۡ وَيَذَرُونَ أَزۡوَٰجٗا يَتَرَبَّصۡنَ بِأَنفُسِهِنَّ أَرۡبَعَةَ أَشۡهُرٖ وَعَشۡرٗاۖ﴾ [سورة البقرة: 234]

{Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ lại, các góa phụ này vì quyền lợi của bản thân sẽ phải ở vậy bốn tháng và mười ngày.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 234).

Đây là giới luật đối với nữ giới còn nhỏ tuổi và đã lớn tuổi, không bao hàm người mang thai, bởi vì những người mang thai được qui định ở câu Kinh:

﴿وَأُوْلَٰتُ ٱلۡأَحۡمَالِ أَجَلُهُنَّ أَن يَضَعۡنَ حَمۡلَهُنَّۚ﴾ [سورة الطلاق: 4]

{Và những người vợ mang thai thì thời hạn Iddah của họ kéo dài cho đến khi hạ sinh.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).

(Xem thêm Al-Hadyu Annabawi của học giả Ibnu Al-Qayyim: 5/594, 595).


  • Những điều cấm đối với người phụ nữ trong thời gian Iddah:

  1. Giới luật về đính hôn:

  • Đối với người nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng được phép quay lại: cấm đính hôn và cả việc ngỏ lời dạm hỏi cô ta, bởi vì theo giáo lý cô ta vẫn còn là người vợ của chồng cô ta; do dó, không một ai được phép đính hôn với cô ta và cũng không được phép ngỏ lời.

  • Đối với người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng không được phép quay lại (tức sau ba lần ly dị): cấm đính hôn với cô ta nhưng không cấm ngỏ lời bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

﴿وَلَا جُنَاحَ عَلَيۡكُمۡ فِيمَا عَرَّضۡتُم بِهِۦ مِنۡ خِطۡبَةِ ٱلنِّسَآءِ﴾ [سورة البقرة: 235]

{Và các ngươi không có tội trong việc các ngươi ngỏ lời đính hôn với các phụ nữ.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 235).

Đính hôn ở đây muốn nói là tiến hành cuộc giao ước đính hôn còn ngỏ lời là chỉ bày tỏ ý muốn nhưng chưa tiến hành cuộc giao ước đính hôn.


  • Thí dụ: Người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng không được phép quay lại (tức sau ba lần ly dị) được phép nói: tôi muốn, khi được ai đó ngỏ lời muốn đính hôn nhưng không được phép nhận lời đồng ý một cách chính thức cho đến khi đã hết thời hạn Iddah. Riêng người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng được phép quay lại thì không được phép dù là tiến hành đính hôn hay chỉ ngỏ lời dạm hỏi.

  1. Không được phép tiến hành hôn ước khi trong thời hạn Iddah:

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَلَا تَعۡزِمُواْ عُقۡدَةَ ٱلنِّكَاحِ حَتَّىٰ يَبۡلُغَ ٱلۡكِتَٰبُ أَجَلَهُۥ﴾ [سورة البقرة: 235]

{Và các ngươi chớ tiến hành cuộc thành hôn cho đến khi đã mãn hạn (Iddah) theo qui định.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 235).

Học giả Ibnu Katheer nói trong Tafseer của ông (1/509): Có nghĩa là: các ngươi không được tiến hành cuộc giao ước Nikah cho đến khi nào đã mãn hạn Iddah, và quả thật các học giả đều đồng thuận rằng không được phép tiến hành cuộc thành hôn trong thời gian Iddah.


  • Hai điều lưu ý hữu ích:

Điều thứ nhất: Ai ly dị trước khi “động phòng” thì không có thời gian Iddah bởi Allah I đã phán:

﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نَكَحۡتُمُ ٱلۡمُؤۡمِنَٰتِ ثُمَّ طَلَّقۡتُمُوهُنَّ مِن قَبۡلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ فَمَا لَكُمۡ عَلَيۡهِنَّ مِنۡ عِدَّةٖ تَعۡتَدُّونَهَاۖ ﴾ [سورة الأحزاب: 49]

{Hỡi những người có đức tin! Khi các ngươi kết hôn với những phụ nữ có đức tin rồi ly dị họ trước khi chạm đến cơ thể họ thì các ngươi sẽ không áp dụng thời gian Iddah.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 49).

Học giả Ibnu Katheer nói trong Tafseer của ông (5/479): Đây là điều được thống nhất quan điểm của giới học giả rằng người phụ nữ khi ly dị trước khi có sự “quan hệ vợ chồng” thì cô ta không có thời hạn Iddah, cô ta được phép kết hôn ngay nếu muốn.

Điều thứ hai: Người phụ nữ ly dị trước khi có sự “quan hệ vợ chồng” và đã có ấn định tiền cưới thì cô ta được quyền hưởng một nửa phần tiền cưới đó; còn nếu không định lượng về tiền cưới thì cô ta được hưởng phần đền bù phù hợp.

Và nếu người phụ nữ ly dị sau khi đã có quan hệ với chồng thì người phụ nữ đó được hưởng trọn tiền cưới. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:



﴿لَّا جُنَاحَ عَلَيۡكُمۡ إِن طَلَّقۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ مَا لَمۡ تَمَسُّوهُنَّ أَوۡ تَفۡرِضُواْ لَهُنَّ فَرِيضَةٗۚ وَمَتِّعُوهُنَّ عَلَى ٱلۡمُوسِعِ قَدَرُهُۥ وَعَلَى ٱلۡمُقۡتِرِ قَدَرُهُۥ مَتَٰعَۢا بِٱلۡمَعۡرُوفِۖ حَقًّا عَلَى ٱلۡمُحۡسِنِينَ ٢٣٦﴾ [سورة البقرة: 236]

{Các ngươi không có tội nếu ly dị vợ trước khi chung đụng họ (quan hệ tình dục) hoặc chưa định cho họ một phần tặng (Mahr) bắt buộc nào thì các ngươi hãy tặng họ phần quà tặng thích hợp, người giàu tặng theo phương tiện của mình và người nghèo tặng theo phương tiện của mình, hãy tặng phần quà tặng phù hợp với lẽ thường, đó là điều đáng làm đối với những người làm tốt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 236).



﴿وَإِن طَلَّقۡتُمُوهُنَّ مِن قَبۡلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ وَقَدۡ فَرَضۡتُمۡ لَهُنَّ فَرِيضَةٗ فَنِصۡفُ مَا فَرَضۡتُمۡ﴾ [سورة البقرة: 237]

{Và nếu các ngươi ly dị vợ trước khi chung đụng họ và các ngươi đã định cho họ một phần quà (Mahr) bắt buộc thì một nửa của phần quà tặng mà các ngươi đã tặng không còn là của các ngươi nữa.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 237).

Có nghĩa rằng này hỡi những người chồng, các ngươi không có tội trong việc các ngươi ly dị vợ của các ngươi trước khi các ngươi chung đụng họ và đã đưa họ tiền cưới; nhưng điều đó là thiệt thoài cho họ nên họ cần được cư xử tử tế. Bởi thế, Allah I ra lệnh phải cho những người chồng phải đưa cho những người vợ một nửa.

Học giả Ibnu Katheer nói trong bộ Tafseer  của ông (1/512): Đây là điều được đồng thuận bởi giới học giả, không có sự bất đồng quan điểm trong vấn đề này.



  1. Người phụ nữ trong thời gian Iddah do chồng qua đời bị cấm năm điều:

  • Dùng đến nước hoa các loại, dù là trên thân thể, quần áo; bởi Thiên sứ của Allah e nói:

))وَلاَ تَمَسَّ طِيبًا(( رواه البخاري و مسلم.

Phụ nữ trong Iddah do chồng mất không được dùng đến nước hoa” (Albukhari, Muslim).



  • Chưng diện và làm đẹp

  • Ăn mặc quần áo đẹp

  • Đeo các nữ trang các loại

  • Không ngủ tại nhà, nơi ở của hai vợ chồng. Người vợ chỉ được phép chuyển đi nơi khác khi nào có lý do chính đáng theo giáo luật; không dược phép rời khỏi nhà để viếng người bệnh, thăm bạn bè hoặc người thân; được phép đi ra ngoài vào ban ngày khi có chuyện cần thiết.

Ngoài năm điều trên thì cô ta không bị cấm bất cứ điều gì khác.

Imam Ibnu Al-Qayyim nói trong Al-Hadyu Annabawi (5/507): Họ không bị cấm cắt móng tay, tẩy lông ở nách, phần kín, và cũng không bị cấm tắm và chải đầu.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (34/27, 28): Cô ta được phép ăn tất cả những gì Allah cho phép như trái cây và thịt, tương tự được phép uống những gì Allah cho phép ... Cô ta không bị cấm các việc làm được phép như như thêu, may, và những việc làm của nữ giới; cô ta được phép làm giống như được phép làm những điều trong thời gian không phải là Iddah. Những điều tôi nói này đây là Sunnah của Thiên sứ e, điều mà phụ nữ Sahabah đã làm trong thời của của Người khi chồng của họ qua đời.

Một số người thiếu hiểu biết nói rằng phụ nữ trong thời gian Iddah khi chồng qua đời không được phép che mặt khỏi ánh trăng, không được phép lên sân thượng, không được nói chuyện với đàn ông, phải che mặt trước những người Mahram, ... tất cả đều không có sở sở giáo lý. Allah là Đấng biết rõ hơn hết!





Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương