Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt


Hình thức Tawaf và Sa’i của phụ nữ đều là đi bộ



tải về 1.26 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.26 Mb.
#19760
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình thức Tawaf và Sa’i của phụ nữ đều là đi bộ

Trong Al-Mughni (3/394) nói: Hình thức Tawaf và Sa’i của phụ nữ đều là đi bộ. Học giả Ibnu Al-Munzdir nói: Giới học giả đều đồng thuận rằng phụ nữ không có hình thức chạy chậm quanh ngôi đền Ka’bah cũng như không có hình thức chạy giữa hai đồi Safa và Marwah; và họ cũng không có hình thức Idtiba’ (để hở vai bên phải), bởi vì bản chất trong sự việc đó là để lộ phần da và điều đó không đúng với tình trạng của phụ nữ do phụ nữ được yêu cầu phải che phủ kín đáo, nhưng trong việc chạy và để hở vai phải là hình thức phơi bày.

  1. Những điều mà phụ nữ trong chu kì kinh nguyệt thực hiện và những điều không thể thực hiện cho đến khi đã dứt kinh

Phụ nữ có kinh nguyệt thực hiện tất cả các nghi thức của Hajj: Ihram, dừng chân tại A’rafah, ngủ qua đêm tại Muzdalifah, ném trụ Jamarat. Riêng việc Tawaf ngôi đền Ka’bah thì đợi đến khi đã dứt kinh nguyệt. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e khi Người nói với bà A’ishah  lúc bà có kinh:

))افْعَلِى مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطَهَّرِي(( رواه البخاري ومسلم.

Nàng hãy làm tất cả những nghi thức mà người đi Hajj làm, trừ việc Tawaf đền Ka’bah thì phải đợi khi nàng dứt kinh” (Albukhari, Muslim).

Còn trong lời dẫn riêng của Muslim:

))فَاقْضِى مَا يَقْضِى الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ حَتَّى تَغْتَسِلِى(( رواه مسلم.

Nàng hãy thực hiện những điều mà người làm Hajj thực hiện, trừ việc Tawah đền Ka’bah thì đợi đến khi nàng đã tắm (khi dứt kinh)” (Muslim).

Học giả Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (5/49) nói: Hadith đã cho thấy rõ rằng người phụ nữ có kinh bị cấm Tawaf cho đến khi nào đã dứt kinh và đã tắm. Sự nghiêm cấm này mang ý nghĩa vô hiệu hóa việc Tawaf (tức việc Tawaf của phụ có kinh nguyệt là không có giá trị). Đây là câu nói của đại đa số học giả.

Và phụ nữ đang lúc kinh nguyệt cũng không được Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah bởi vì nghi thức Sa’i chỉ diễn ra sau nghi thức Tawaf; bởi vì Thiên sứ của Allah e không Sa’i ngoại trừ sau khi đã Tawaf.

Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/82): Nếu Sa’i trước khi Tawaf thì không đúng theo trường phái của chúng tôi, và đây cũng là qua điểm của đại đa số học giả, và học giả Al-Ma-wardi đã nói rằng điều này được giới học giả đồng thuận; và đây là trường phái của Imam Malik, Abu Hani-fah và Ahmad. Học giả Al-Munzdir thuật lại lời của A’taa và một số học giả chuyên về Hadith: Điều đó là đúng. Sheikh của chúng tôi đã nói điều này từ A’taa và Dawood.

Cơ sở và bằng chứng giáo lý của chúng tôi: Thiên sứ của Allah e đã Sa’i sau khi Tawaf và Người nói:

))لِتَأْخُذُوْا عَنِّيْ مَنَاسِكَكُمْ((

Các ngươi hãy thực hiện các nghi thức Hajj theo Ta”.

Riêng Hadith do vị Sahabi Ibu Shareek t thuật lại: Tôi đi Hajj cùng với Thiên sứ của Allah e. Lúc đó, mọi người đến gặp Người, trong số họ có người đã hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, tôi đã Sa’i trước Tawaf hoặc tôi đã trễ một chút hoặc sớm hơn chút. Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ حَرَجَ لاَ حَرَجَ إِلاَّ عَلَى رَجُلٍ اقْتَرَضَ عِرْضَ رَجُلٍ مُسْلِمٍ وَهُوَ ظَالِمٌ فَذَلِكَ الَّذِى حَرِجَ وَهَلَكَ(( رواه أبو داود.

Không vấn đề gì, không sao cả, trừ phi người nào lấy tài sản của người Muslim một cách bất công thì điều đó mới có tội và đó là điều hủy diệt” (Abu Dawood).

Đây là Hadith được Abu Dawood ghi lại với đường dẫn truyền Sahih, tất cả những người dẫn truyền Hadith này đều Sahih trừ Usa-mah bin Shareek. Hadith này nằm trong sự chưa rõ ràng về lời nói “tôi đã Sa’i trước Tawaf”: có thể là: tôi đã Sa’i sau Tawaf Qudum và trước Tawaf Ifa-dah.

Sheikh của chúng tôi Muhammad Al-Amin Ash-Shinqiti  nói trong Tafseer của ông (Adwa’ Al-Bayaan: 5/252): Hãy biết rằng đại đa số học giả cho rằng Sa’i không có giá trị ngoại trừ sau Tawaf. Bởi thế, nếu Sa’i trước Tawaf thì việc Sa’i đó không đúng đối với đại đa số học giả, và đại đa số học giả này chính là bốn vị Imam (Abu Hanifah, Malik, Shafi’y và Ahmad), và học giả Al-Ma-wardi và những học giả khác nói rằng điều này đã được đồng thuận bởi các học giả... lời Hadith “tôi đã Sa’i trước Tawaf” có nghĩa là Tawaf Ifadah, Tawaf Rukun và điều đó cũng không phủ nhận rằng đó là Sa’i sau Tawaf Qudum một nghi thức không phải Rukun.

Trong Al-Mughni (5/245) nói: Sa’i đi theo sau Tawaf, không được phép thực hiên Sa’i trước Tawaf, nếu Sa’i trước Tawaf thì không có giá trị. Đây là câu nói của Imam Malik, Ash-Sha-fi’y và những học giả của trường phái Hanifi. Học giả A’taa thì nói: Điều đó có giá trị. Ahmad thì nói: Có giá trị nếu như quên, còn nếu cố tình thì không có giá trị bởi Thiên sứ của Allah e khi được hỏi về việc Sa’i trước hay sau trong lúc không biết cũng như quên thì Người nói: không sao.

Hơn nữa Thiên sứ của Allah e chỉ Sa’i sau Tawaf và Người đã bảo:

))لِتَأْخُذُوْا عَنِّيْ مَنَاسِكَكُمْ((

Các ngươi hãy thực hiện các nghi thức Hajj theo Ta”.

Dựa theo những gì được trình bày vừa nêu trên thì Hadith mà những người đã dùng làm cơ sở cho việc Sa’i trước Tawaf là có giá trị không phải là bằng chứng giáo lý; bởi vì nó mang một trong hai ý nghĩa: hoặc là đối với ai Sa’i trước Tawaf Ifa-dah có nghĩa là Sa’i cho lần Tawaf Qudum tức theo thực tế thì người đó Sa’i sau Tawaf; hoặc người đó không hiểu biết về giáo lý hay quên chứ không cố tình. Quả thật, vấn đề này được đề cập đến khá dài bởi vì hiện nay có người đã cho Fata-wa rằng được phép Sa’i trước Tawaf một cách tuyệt đối. Cầu xin Allah I soi sáng và phù hộ!



  • Lưu ý:

Nếu người phụ nữ Tawaf, sau khi kết thúc việc Tawaf thì đến chu kỳ kinh nguyệt, trong trường hợp này thì cô ta sẽ Sa’i bởi vì Sa’i không yêu cầu phải có Taha-rah. Trong Al-Mughni (5/246) có nói: Đa số học giả đều thấy rằng việc Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah không cần phải có Taha-rah. Đây là câu nói của A’taa, Malik, Ash-Sha-fi’y, Abu Thawr, và những học giả khác. Abu Dawood nói: Tôi đã nghe Ahmad nói: Nếu người phụ nữ đã Tawaf Ka’bah rồi đến chu kỳ kinh nguyệt thì cô ta tiếp tục Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah. Có Hadith ghi lại rằng bà A’ishah  và Ummu Salmah  đều nói: Nếu người phụ nữ đã Tawaf đền Ka’bah và đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at rồi sau đó đến chu kỳ kinh nguyệt thì cô ta Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah, (Hadith do Al-Athram ghi lại).

  1. Phụ nữ được phép cùng với những người già yếu rời đi khỏi Muzdalifah sau nửa đêm

Phụ nữ được phép ném trụ Jamarat khi vừa tới Mina bởi vì sợ chen lấn trong đám đông.

Al-Muwaffiq nói trong Al-Mughni (5/286): Không vấn đề gì khi phụ nữ và những người già yếu đi trước, những học giả cho phép điều này là Abdurrahman bin Awf, A’ishah, A’taa, Ath-Thawri, Ash-Sha-fi’y, Abu Thawri và những học giả khác, và chúng tôi không hề biết có sự bất đồng quan điểm trong vấn đề này; hơn nữa trong sự việc này mang ý nghĩa xí xóa cho những người phụ nữ và những người già yếu đuối giúp họ tránh được những khó khăn và cũng là sự tuân theo Thiên sứ của Allah e.

Imam Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (5/70) nói: Các bằng chứng đều cho thấy thời điểm cho việc ném trụ Jamarat là sau khi mặt trời mọc đối với ai không được phép giảm nhẹ, còn đối với ai được phép giảm nhẹ như phụ nữ và những người già yếu thì được thực hiện việc làm này trước trước thời điểm đó.

Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/125): Ash-Sha-fi’y và những học giả trong trường phái của ông nói: Theo Sunnah là để cho phụ nữ và những yếu già yếu rời đi sau nửa đêm và trước khi mặt trời mọc để họ ném trụ Jamarat trước khi có sự đông đúc của mọi người; sau đó ông đã đưa ra các Hadith làm cơ sở cho điều đó.



  1. Phụ nữ cắt tóc cho Hajj và Umrah bằng cách cắt đều tất cả đuôi tóc khoảng một đốt ngón tay

Phụ nữ không được phép cạo đầu mà chỉ cắt tóc khoảng một đốt ngón tay.

Trong Al-Mughni (5/310) có nói: Phụ nữ được qui định cắt ngắn tóc chứ không cạo đầu, vấn đề này không có bất cứ sự bất đồng quan điểm nào trong giới học giả. Ibnu Al-Munzdir nói: Giới học giả đã có sự thống nhất với nhau về điều này, quả thật, Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))لَيْسَ عَلَى النِّسَاءِ حَلْقٌ إِنَّمَا عَلَى النِّسَاءِ التَّقْصِيرُ(( رواه أبو داود.

Phụ nữ không cạo đầu mà chỉ cắt ngắn tóc thôi” (Abu Dawood).

Ông Ali bin Abu Ta-lib t nói:

))نَهَى رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- أَنْ تَحْلِقَ الْمَرْأَةُ رَأْسَهَا(( رواه الترمذي والنسائي.

Thiên sứ của Allah e cấm phụ nữ cạo đầu” (Tirmizdi và Annasa-i).

Imam Ahmad nói: Cắt khoảng một đốt ngón tay, đây là câu nói của Ibnu Umar, Ash-Sha-fi’y, Ishaaq, Abu Thawr. Abu Dawood nói: tôi nghe người ta hỏi Ahmad rằng có phải phụ nữ nên cắt đều trên đầu của họ thì ông trả lời: đúng vậy, phụ nữ gom tóc lại và cắt đi phần đuôi tóc khoảng một đốt ngón tay.

Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/150, 154): Các học giả đồng thuận rằng phụ nữ không được bảo cạo đầu mà chỉ cắt đều trên đầu của họ.


  1. Phụ nữ có kinh khi đã ném trụ Jamarat Aqabah và cắt tóc xong thì Tahallul

Sau khi đã ném trụ Jamarat Aqabah và cắt tóc xong thì phụ nữ được phép Tahallul (tức gở bỏ tình trạng Ihram: không còn cấm ký gì nữa) ngoại trừ một điều, đó là chứa được phép quan hệ vợ chồng, sự việc này chỉ được phép khi đã Tawaf Ifa-dah xong. Nếu người chồng quan hệ với vợ trong thời gian này (tức chưa xong phần Tawaf Ifa-dah) thì người phụ nữ đó phải chịu phạt Fidyah: giết một con cừu tại Makkah rồi phân phát cho người nghèo.

  1. Nếu người phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã Tawaf Ifa-dah xong thì cô ta cứ rời đi khi nào cô ta muốn, việc Tawaf Wida’ (chia tay) đối với cô ta đã được miễn.

Bà A’ishah  nói: Safiyah con gái của Hayi đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã Tawaf Ifa-dah xong. Tôi nói với Thiên sứ của Allah e về sự việc đó thì Người nói: Cố ây đã giữ chúng ta lại rồi à? Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật bà ấy đã Tawaf Ifa-dah xong rồi mới có kinh. Người e nói: Thế thì đi thôi. (Albukhari).

Ông Ibnu Abbas  nói: Mọi người được lệnh phải Tawaf đền Ka’bah trước khi rời đi trừ phụ nữ có kinh thì được miễn. (Albukhari, Muslim).

Ông Ibnu Abbas t cũng nói: Thiên sứ của Allah e cho phép phụ nữ có kinh rơi đi trước khi Tawaf Ka’bah nếu họ đã Tawaf Ifa-dah xong. (Muslim).

Imam Annawawi  nói trong Al-Majmu’a (8/281): Ibnu Al-Munzdir nói: Đây là điều mà đa số học giả đều nói, tiêu biểu như Malik, Al-Awza’i, Ath-Thawri, Ahmad, Ishaaq, Abu Thawr, Abu Hanifah và những học giả khác.

Trong Al-Mughni (3/461) có nói: Đây là câu nói của hầu hết học giả đều nói, giáo lý của những người trong tình trạng máu hậu sản cũng giống như giáo lý đối với những người trong tình trạng kinh nguyệt.


  1. Phụ nữ được khuyến khích viếng thăm Masjid Nabawi

Phụ nữ được khuyến khích viếng thăm Masjid của Nabi ở Madinah để dâng lễ nguyện Salah và Du-a ở đó, tuy nhiên, họ không được phép viếng mộ của Nabi e bởi vì họ bị cấm viếng mộ.

Sheikh Muhammad bin Ibrahim Ali Ash-Sheikh, vị Mufti của Saudi  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp của ông (3/239): Quan điểm đúng nhất trong vấn đề này là cấm phụ nữ viếng mộ của Thiên sứ e bởi hai nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất là các bằng chứng giáo lý cấm phụ nữ viếng mộ nói chung không có trường hợp cá biệt, nguyên nhân thứ hai ....

Sheikh Abdul-Aziz bin Baaz nói trong cuốn sách về Hajj: Sự viếng này (viếng mộ của Thiên sứ e) chỉ dành riêng cho nam giới, còn nữ giới không được bởi vì Thiên sứ của Allah e đã cấm như một Hadith xác thực:

))عَنِ ابْنِ عَبَّاسٍ قَالَ لَعَنَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- زَائِرَاتِ الْقُبُورِ وَالْمُتَّخِذِينَ عَلَيْهَا الْمَسَاجِدَ (( رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.

Ông Ibnu Abbas t nói: Thiên sứ của Allah e đã nguyền rủa những phụ nữ viếng mộ và những người lấy các mộ làm Masjid” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Nhưng nếu với ý định đến Madinah để dâng lễ nguyện Salah tại Masjid của Thiên sứ e cũng như để Du-a nơi đó thì được phép.




Chương chín

Giáo lý về kết hôn và ly dị

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:



﴿وَمِنْ آيَاتِهِ أَنْ خَلَقَ لَكُم مِّنْ أَنفُسِكُمْ أَزْوَاجاً لِّتَسْكُنُواْ إِلَيْهَا وَجَعَلَ بَيْنَكُم مَّوَدَّةً وَرَحْمَةً إِنَّ فِي ذَلِكَ لآيَاتٍ لِّقَوْمٍ يَتَفَكَّرُونَ ﴾ [سورة الروم: 21]

{Và một trong những dấu hiệu của Ngài là Ngài đã tạo ra từ bản thân các ngươi những người vợ cho các ngươi để các ngươi sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung, quả thật trong sự việc đó là những dấu hiệu cho nhóm người biết nghiền ngẫm.} (Chương 30 – Arrum, câu 21).



﴿وَأَنكِحُواْ ٱلۡأَيَٰمَىٰ مِنكُمۡ وَٱلصَّٰلِحِينَ مِنۡ عِبَادِكُمۡ وَإِمَآئِكُمۡۚ إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٣٢﴾ [سورة النور: 32]

{Và hãy kết hôn những người độc thân trong các ngươi và những người đức hạnh trong số những người nam và nữ giúp việc. Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài bởi quả thật Allah là Đấng Rộng rãi Bao la và Hằng Biết.} (Chương 24 – Annur, câu 32).

Imam Ibnu Katheer  nói: Đây là vấn đề kết hôn. Một nhóm học giả cho rằng việc kết hôn là nghĩa vụ bắt buộc đối với những ai có khả năng, họ lấy cơ sở giáo lý từ lời nói của Thiên sứ e:

))يَا مَعْشَرَ الشَّبَابِ، مَنِ اسْتَطَاعَ الْبَاءَةَ فَلْيَتَزَوَّجْ، فَإِنَّهُ أَغَضُّ لِلْبَصَرِ، وَأَحْصَنُ لِلْفَرْجِ، وَمَنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَعَلَيْهِ بِالصَّوْمِ، فَإِنَّهُ لَهُ وِجَاءٌ(( رواه البخاري ومسلم.

Hỡi toàn thể thanh niên, ai trong các ngươi kết hôn thì hãy hãy kết hôn, bởi quả thật điều đó sẽ hạ thấp cái nhìn xuống, bảo vệ được phần kín (khỏi những hành vi tình dục không hợp thức hóa theo giáo lý); và ai không có khả năng thì hãy nhịn chay vì điều đó sẽ là tấm chắn bảo vệ y (khỏi những hành vi tình dục Haram)” (Albukhari, Muslim).

Hadith được thuật lại bởi Ibnu Mas’ud t.

Sau đó, Ibnu Katheer  nói rằng việc kết hôn là nguyên nhân cho sự giàu có với sự dẫn chứng qua lời phán của Allah I:

﴿إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ﴾ [سورة النور: 32]

{Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài.} (Chương 24 – Annur, câu 32).

Imam Katheer  lại đưa ra một minh chứng khác, đó là lời của Abu Bakr Assiddeeq t: Các người hãy tuân lệnh Allah I về những gì mà Ngài đã bao ban các người trong việc kết hôn rồi Ngài sẽ làm cho các ngươi giàu có như Ngài đã hứa với các người:

﴿إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٣٢﴾ [سورة النور: 32]

{Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài bởi quả thật Allah là Đấng Rộng rãi Bao la và Hằng Biết.} (Chương 24 – Annur, câu 32).

Ông Ibnu Mas’ud t nói: Các người hãy tìm kiếm sự giàu có bằng việc kết hôn, Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٣٢﴾ [سورة النور: 32]

{Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài bởi quả thật Allah là Đấng Rộng rãi Bao la và Hằng Biết.} (Chương 24 – Annur, câu 32), (Ibnu Jareer ghi lại).

Al-Baghwi thuật lại từ Umar và các vị khác. (Tafseer Ibnu Katheer 5/94, 95, nhà xuất bản Darul-Andalus).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (32/90): Allah Tối Cao và Ân Phúc cho phép những người có đức tin kết hôn và ly dỵ và cho phép cưới người phụ nữ đã ly dị; còn những người Thiên Chúa đã nghiêm cấm một số và cho phép một số, một số cho phép kết hôn và một số không cho phép ly dị; và những người Do thái thì cho phép ly dị nhưng nếu người phụ nữ ly dị cưới chồng khác thì cấm người chồng cũ kết hôn lại với người vợ đó, và người Thiên Chúa thì không có sự ly dị, và người Do thái thì không cho phép hai vợ chồng đã ly dị bàn bạc với nhau để lo cho con cái sau khi mỗi người họ đã có lập gia đình khác; nhưng Allah I cho phép những người có đức tin những điều đó.

Imam Ibnu Al-Qayyim  nói trong Al-Hadyu Annabawi (3/149): Việc quan hệ tình dục là một trong các ý nghĩa của đời sống vợ chồng: giao hợp mang ba ý nghĩa nền tảng:


  • Ý nghĩa thứ nhất: Duy trì và bảo tồn giống nòi

  • Ý nghĩa thứ hai: Xuất một loại chất dịch ra ngoài để cân bằng cơ thể và tinh thần

  • Ý nghĩa thứ ba: Thực hiện nhu cầu ham muốn, đạt được sự khoái lạc và tận hưởng ân sủng của Allah I ban cho.

Bởi thế, giá trị và lợi ích mà kết hôn mang lại là rất lớn, trong đó, giá trị và lợi ích lớn nhất là: giúp tránh được việc Zina và hạn chế những cái nhìn Haram, bảo tồn nòi giống và giữ gìn dòng dõi, giúp bản thân con người bằng an và yên lành, xây dựng gia đình tốt đẹp và lành mạnh tạo thành một tế bào vững chắc và tốt lành cho xã hội người Muslim.

Việc kết hôn còn bắt người chồng phải chu cấp và bảo vệ người phụ nữ, bắt người vợ phải đảm đương việc chăm sóc nhà cửa, làm cho mỗi người có những trách nhiệm và quyền lợi thiết thực và đúng đắn trong cuộc sống. Không giống như sự kêu gọi từ kẻ thù của phụ nữ, kẻ thù của xã hội, họ luôn kêu gọi phụ nữ tham gia công việc của đàn ông ở bên ngoài, họ bắt phụ nữ ra khỏi nhà, bắt họ rời bỏ công việc phù hợp với bản chất của họ, bắt họ bỏ bê bổn phận với mái âm gia đình, thay đổi cái nhìn đúng đắn trong quan hệ vợ chồng, một trong những điều khiến nhiều gia đình phải chia ly và tan nát.

Sheikh của chúng tôi Muhammad Al-Amin Ash-Shinqiti nói trong bộ Tafseer của ông “Adwa’ Al-Bayaan” 3/422: Hãy biết rằng Allah là Đấng ban cho tôi và quí vị đạt được những gì Ngài yêu thương và hài lòng, quả thật đây là tư tưởng sai lệch đi ngược lại với tâm trí và ý thức của con người, đi ngược lại với lời phán của Thượng Đế, ngược lại với hệ thống giáo luật của Đấng Tạo Hóa trong việc tạo hóa nam nữ; và Ngài đã định đoạt cho mỗi giới có trách nhiệm và quyền lợi phù hợp trong hệ thống xã hội con người, chỉ những ai mà Allah I khiến cho mù mới không nhận thức được điều đó. Quả thật, Allah I đã tạo ra nữ giới với bản chất riêng phụ hợp trong việc tham gia xây dựng xã hội con người tốt đẹp qua nhiều công việc và chức năng thiêng liêng như mang thai, sinh nở, cho con bú, chắm sóc nuôi dạy con, đảm đương việc nhà. Những công việc và chức năng này là nghĩa vụ của nữ giới nhằm để phục vụ cho xã hội con người từ ngay trong nhà của họ dưới sự bảo vệ và che chở, đảm bảo an toàn cho tiết hạnh, nâng cao giá trị và sự cao quý của họ. Những người theo chủ nghĩa triết học với sự vô đức tin cũng như thiếu hiểu biết cùng với những người đồng tư tưởng cứ khẳng định phụ nữ phải có nghĩa vụ phục vụ ở bên ngoài như đàn ông chứ không phải chỉ ở trong nhà cho dù họ có phải mang thai, cho con bú, phải chịu cảnh kinh nguyệt, máu hậu sản không phù hợp với những công việc nặng nhọc. Như chúng ta đã thấy, nếu cả chồng và vợ ra ngoài làm việc thì những công việc cho gia đình sẽ bị bỏ bê, ai sẽ chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ, ai sẽ cho con bú nếu đứa trẻ vẫn còn trong thời gian bú sữa mẹ, và ai sẽ lo cơm nước cho người chồng khi từ công việc trở về và nếu thuê người lo cho việc này thì người phụ nữ thường dễ bị mất mát về đức tin và tôn giáo khi thường xuyên ra ngoài.

Bởi thế, hãy kính sợ Allah I hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, quí chị em đừng để bị đánh lừa bởi những lời kêu gọi tưởng chừng là chân lý nhưng thực chất lại lệch lạc.


Quí chị em đừng trì hoãn việc kết hôn vì việc học tập hoặc công việc bởi vì kết hôn là điều mang lại hạnh phúc và bằng an, kết hôn có thể thay thế cho việc học tập và công việc những công việc và sự học tập không thể nào thay thế cho việc kết hôn.

Quí chị em hãy đãm trách công việc nhà và chăm sóc con cái, đó là công việc cơ bản mang lại trái ngọt cho cuộc sống và quí chị em không được yêu câu bất kỳ trách nhiệm nào khác và cũng không người đàn ông có khả năng đãm trách công việc này hơn quí chị em. Và quí chị em đừng để vuột mất người đàn ông ngoan đạo bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:

))إِذَا جَاءَكُمْ مَنْ تَرْضَوْنَ دِينَهُ وَخُلُقَهُ فَأَنْكِحُوهُ إِلاَّ تَفْعَلُوا تَكُنْ فِتْنَةٌ فِى الأَرْضِ وَفَسَادٌ(( رواه الترمذي.

Khi nào đến với các ngươi người đàn ông mà các ngươi thấy hài lòng về tôn giáo của y, phẩm chất đạo đức của y thì các ngươi hãy gả cho y, nếu các ngươi không làm thế (từng không gả cho người ngoan đạo) thì trên trái đất sẽ xảy ra nhiều điều Fitnah.” (Tirmizdi).



  • Phải lấy ý kiến của người phụ nữ trong kết hôn

Người phụ nữ kết hôn không nằm ngoài ba trường hợp: trường hợp người nữ vẫn còn nhỏ tuổi, trường hợp đã trưởng thành những vẫn còn con gái, và trường hợp người nữ đã từng có chồng. Mỗi trường hợp đều có giới luật riêng.

  1. Trường hợp người nữ vẫn còn nhỏ tuổi (tức chưa trường thành: chưa dậy thì): Không có sự bất đồng quan điểm rằng người cha được phép hứa gả mà không cần phải xin phép con gái; bởi vì Abu Bakr Assideeq t đã gả con gái của ông, bà A’ishah , cho Thiên sứ của Allah e lúc bà sáu tuổi; và Thiên sứ của Allah e chung sống đời sống vợ chồng với bà A’ishah  lúc bà chín tuổi.(13)

Imam Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (6/128, 129): Trong Hadith này có bằng chứng rằng người cha được phép gả con gái trước khi dậy thì và bằng chứng được phép kết hôn giữa người nữ nhỏ tuổi với người nam lớn tuổi; và Albukhari đã lấy nội dung này làm tự đề của chương và nói trong Al-Fath rằng điều này đã được thống nhất trong giới học giả Islam.

Trong Al-Mughni (6/487) có nói: Ibnu Al-Munzdir nói: tất cả những học giả mà tôi biết đều đồng thuận rằng người cha được phép gả con gái còn nhỏ khi nào người chồng có sự cân xứng về độ tuổi (ý nói không được gả cho người lớn tuổi).



Tôi (tác giả) nói: Trong việc Abu Bakr t đã gả bà A’ishah  cho Thiên sứ của Allah e lúc bà được sáu tuổi là bằng chứng để phản hồi lại những ai phản đối việc gả người nữ nhỏ tuổi cho người lớn tuổi.(14)

  1. Trường hợp người nữ đã trưởng thành nhưng vẫn còn con gái: Không được phép gả trừ phi phải có sự đồng ý của họ và sự đồng ý của người nữ trong trường hợp này là sự im lặng. Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ تُنْكَحُ الأَيِّمُ حَتَّى تُسْتَأْمَرَ وَلاَ تُنْكَحُ الْبِكْرُ حَتَّى تُسْتَأْذَنَ((

Không được gả người phụ nữ đã từng có chồng trừ phi cô ta yêu cầu và không được gả người phụ nữ vẫn còn con gái trừ phi xin phép cô ta

Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, thế nào là sự cho phép của người phụ nữ vẫn còn con gái? Thiên sứ của Allah e nói:

))أَنْ تَسْكُتَ(( رواه البخاري.

Cô ta im lặng” (Albukhari).

Như vậy bắt buộc phải có sự đồng ý của người nữ vẫn còn con gái, không ai được quyền ép cô ta ngay cả cha của cô ta trừ phi có sự đồng ý của cô ta.

Học giả Ibnu Al-Qayyim nói trong Al-Hady (5/96): Đây là câu nói của đại đa số học giả Salaf, là quan điểm của trường phái Abu Hanifah và Ahmad. Đây là câu nói theo giáo luật nghiêm cấm và ra lệnh của Thiên sứ e.


  1. Каталог: data
    data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
    data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
    data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
    data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
    data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
    data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
    data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
    data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

    tải về 1.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương