Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt


Chương năm Giáo lý về lễ nguyện Salah của phụ nữ



tải về 1.26 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.26 Mb.
#19760
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chương năm

Giáo lý về lễ nguyện Salah của phụ nữ

Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, hãy giữ gìn lễ nguyện Salah đúng giờ giấc và thực hiện chu đáo đúng theo các điều kiện, các nghi thức Rukun và các nghi thức Wajib của Salah. Allah I phán với các bà mẹ của những người có đức tin:



﴿وَأَقِمۡنَ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتِينَ ٱلزَّكَوٰةَ وَأَطِعۡنَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥٓۚ﴾ [سورة الأحزاب: 33]

{Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo, đóng Zakah, và vâng lệnh Allah và Sứ giả của Ngài.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 33).

Đây là mệnh lệnh cho tất cả các phụ nữ Muslim nói chung. Lễ nguyện Salah là trụ cột thứ hai trong năm trụ cột của Islam, là nền tảng của Islam nếu một người Muslim bỏ nó sẽ trở thành Kafir bị trục xuất khỏi tôn giáo. Bởi thế, sẽ không có tôn giáo cũng như không có Islam đối với ai không có lễ nguyện Salah dù đó là nam hay nữ.

Việc trễ nải lễ nguyện Salah khỏi giờ giấc của nó mà không có lý do chính đáng theo giáo lý là hành vi bỏ bê và xao lãng. Allah I phán:



﴿فَخَلَفَ مِنۢ بَعۡدِهِمۡ خَلۡفٌ أَضَاعُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَٱتَّبَعُواْ ٱلشَّهَوَٰتِۖ فَسَوۡفَ يَلۡقَوۡنَ غَيًّا ٥٩ إِلَّا مَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا فَأُوْلَٰٓئِكَ يَدۡخُلُونَ ٱلۡجَنَّةَ وَلَا يُظۡلَمُونَ شَيۡ‍ٔٗا ٦٠﴾ [سورة مريم: 59، 60]

{Nhưng tiếp theo sau họ là một hậu thế bỏ bê lễ nguyện Salah và đi theo dục vọng thấp hèn; cho nên, họ sẽ gặp phải Al-Ghai (thung lũng nơi Hỏa Ngục). Ngoại trừ những ai biết hối cải và có đức tin và làm việc thiện tốt. Họ là những người sẽ đi vào Thiên Đàng và sẽ không bị đối xử bất công bất cứ điều gì.} (Chương 19 – Maryam, câu 59, 60).

Quả thật, học giả Ibnu Katheer  nói trong bộ Tafseer Qur’an của ông rằng tất cả các học giả Tafseer đều giảng giải ý nghĩa của việc bỏ bê lễ nguyện Salah: bỏ bê giờ giấc của nó, có nghĩa là một người dâng lễ nguyện Salah khi đã qua giờ giấc của nó; còn Al-Ghai có lời Tafseer rằng đó là sự thua thiệt và có lời Tafseer rằng đó là thung lũng trong Hỏa Ngục.


  • Phụ nữ có những giáo lý riêng về lễ nguyện Salah, giáo lý riêng dành cho phụ nữ về lễ nguyện Salah gồm những điều sau:

  • Phụ nữ không cần phải thực hiện Azaan và Iqa-mah.

Azaan và Iqa-mah không được qui định đối với phụ nữ bởi vì Azaan cần phải lớn tiếng còn phụ nữ thì không được lớn tiếng. Trong “Al-Mughni” (2/68) nói: Chúng tôi không biết trong vấn đề này có bất đồng quan điểm (có nghĩa là chúng tôi không thấy điều đó).

  • Trong Salah, toàn thân người phụ nữ đều là Awrah (cần phải che kín) trừ gương mặt

Trong lễ nguyện Salah thì người phụ nữ phải che kín toàn thân trừ gương mặt; riêng hai bàn tay và hai bàn chân thì có bất đồng quan điểm giữa các học giả(9). Toàn thân người phụ nữ không được phép cho người đàn ông không phải Mahram nhìn thấy, và nếu như người đàn ông không được phép nhìn thấy tất cả thân thể người phụ nữ thì người phụ nữ phải che kín toàn thân dù trong Salah hay ngoài Salah. Bởi thế, trong Salah người phụ nữ phải phủ kín toàn thân từ đầu xuống cổ và phải che phủ toàn thân ngay cả hai bàn chân. Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ يَقْبَلُ اللهُ صَلاَةَ حَائِضٍ إِلاَّ بِخِمَارٍ(( رواه أبو دواد والترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.

Allah không chấp nhận lễ nguyện Salah của người kinh nguyệt (người phụ nữ đã đến tuổi kinh nguyệt) ngoại trừ phải che phủ bằng Khimaar” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Khimaar có nghĩa là miếng vải phủ kín đầu và cổ. Bà Ummu Salmah  thuật lại rằng bà đã hỏi Thiên sứ của Allah e có phải người phụ nữ phải dâng lễ nguyện Salah trong chiếc áo dài liền xuống tới chân và Khimaar? Thiên sứ của Allah e nói:

))إِذَا كَانَ الدِّرْعُ سَابِغًا يُغَطِّى ظُهُورَ قَدَمَيْهَا(( رواه أبو داود.

Nếu cái áo dài phủ kín cả hai bàn chân” (Abu Dawood).

Hai Hadith vừa nêu là bằng chứng khẳng định rằng người phụ nữ phải che kín toàn thân trong lễ nguyện Salah, phải phủ kín đầu và cổ như Hadith của A’ishah , và phải phủ kín toàn thân và phủ cả hai bàn chân như được nói trong Hadith của Ummu Salmah ; được phép để lộ gương mặt nếu không có người đàn ông Ajnabi, điều này được giới học giả thống nhất.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/113, 114): Quả thật, nếu người phụ nữ dâng lễ nguyện Salah một mình trong nhà thì phải phủ đầu bằng Khimaar, còn ngoài lễ nguyện Salah thì được phép để đầu trần khi ở trong nhà; việc người phụ nữ mặc đồ chỉnh chu sạch sẽ trong lễ nguyện Salah là điều lễ nghĩa đáng làm đối với Allah I ...

Trong “Al-Mughni” (2/328) có nói: Toàn thân người phụ nữ tự do phải được che kín trong lúc dâng lễ nguyện Salah, nếu để lộ một phần nào đó từ cơ thể thì lễ nguyện Salah của người phụ nữ không có giá trị trừ phi phần lộ đó không đáng kể. Đây là quan điểm của Imam Malik, Al-Awza’i và Ash-Sha-fi’y.


  • Phụ nữ nên dồn (thu) người lại trong Ruku’a (cúi mình) và Sujud (quì lạy) thay cho việc mở rộng người ra như nam giới

Trong “Al-Mughni” (2/258): Phụ nữ nên thu gọn người lại trong lúc Ruku’a và Sujud thay vì giãn rộng người ra, và nên ngồi để hai chân sang bên phải.

Imam Annawawi nói trong “Majmu’a” (3/455): Ash-Sha-fi’y  nói trong “Al-Mukhtasar”: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong các động tác của lễ nguyện Salah trừ việc người phụ nữ được khuyến khích thu gọn người lại, khuyến khích người phụ nữ để bụng áp sát với đùi trong Sujud, và người phụ nữ được khuyến khích thu gọn người trong Ruku’a cũng như trong tất cả các nghi thức Salah.



  • Phụ nữ dâng lễ nguyện Salah tập thể riêng biệt với vị Imam phụ nữ trong số họ là vấn đề nằm trong sự bất đồng quan điểm của giới học giả

Phụ nữ làm Imam chủ trì lễ nguyện Salah tập thể riêng biệt trong giới của họ là điều có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả. Có học giả ngăn cấm và có học giả cho phép, nhưng đa số học giả không cấm việc làm này; bởi vì Thiên sứ của Allah e đã bảo Ummu Waraqah làm Imam cho những người trong gia đình của bà (Hadith do Abu Dawood ghi lại và được Ibnu Khuzaimah xác nhận Sahih). Và trong số những học giả không ngăn cấm, có người thấy rằng việc làm đó không phải là việc làm được khuyến khích, một số khác thì thấy việc làm đó Makruh (khuyến khích từ bỏ) và một số thì thấy rằng việc làm đó được phép chỉ đối với các lễ nguyện Salah Sunnah còn lễ nguyện Salah Fardu thì không; e rằng quan điểm đúng nhất là việc làm khuyến khích. Để hiểu thêm vấn đề này thì nên tham khảo “Al-Mughni” (2/202) và “Al-Majmu’a” của Annawawi (4/84, 85).

Nữ Imam được phép đọc lớn tiếng nếu như những người đàn ông không phải Mahram không nghe thấy.



  • Phụ nữ được phép rời khỏi nhà đến Masjid dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với nam giới

Phụ nữ được phép đi Masjid tham gia lễ nguyện Salah tập thể cùng với nam giới, tuy nhiên, việc họ dâng lễ nguyện Salah tại nhà của họ tốt hơn. Quả thật, trong Sahih Al-Bukhari và Muslim có ghi một Hadith rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ تَمْنَعُوا إِمَاءَ اللهِ مَسَاجِدَ اللهِ(( رواه البخاري ومسلم.

Các ngươi đừng cấm nữ bề tôi của Allah đến các Masjid của Allah” (Al-Bukhari và Muslim).

))لاَ تَمْنَعُوا نِسَاءَكُمُ الْمَسَاجِدَ وَبُيُوتُهُنَّ خَيْرٌ لَهُنَّ(( رواه أبو داود وأحمد.

Các ngươi đừng cấm phụ nữ của các ngươi đến Masjid, tuy nhiên, nhà của họ tốt hơn cho họ” (Abu Dawood, Ahmad).

Như vậy, việc phụ nữ ở nhà và việc họ dâng lễ nguyện Salah tại nhà của họ tốt hơn vì sự việc đó kín đáo cho họ.

Nhưng nếu phụ nữ ra khỏi nhà đến Masjid để tham gia lễ nguyện Salah tập thể thì cần phải quan tâm đến một số điều sau:


  • Phải ăn mặc kín đáo cùng với Hijaab, bà A’ishah  nói:

))كَانَ النِّسَاءُ يُصَلِّينَ مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- الْفَجْرَ فَكَانَ إِذَا سَلَّمَ انْصَرَفْنَ مُتَلَفِّعَاتٍ بِمُرُوطِهِنَّ فَلاَ يُعْرَفْنَ مِنَ الْغَلَسِ(( رواه البخاري ومسلم.

Những người phụ nữ dâng lễ nguyện Salah Fajar cùng với Thiên sứ của Allah e, khi Người cho Salam xong thì họ lặng lẽ rời đi một cách nhẹ nhàng và khi họ bước ngang qua thì không ai có thể nhận dạng họ do trời vẫn còn tờ mờ.” (Albukhari, Muslim).



  • Không dùng nước hoa khi rời khỏi nhà, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:

))لاَ تَمْنَعُوا إِمَاءَ اللهِ مَسَاجِدَ اللهِ وَلْيَخْرُجْنَ تَفِلاَتٍ(( رواه أحمد.

Các ngươi đừng cấm nữ bề tôi của Allah đến các Masjid của Allah, và họ (phụ nữ) rời khỏi nhà không dùng nước hoa” (Ahmad).

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))أَيُّمَا امْرَأَةٍ أَصَابَتْ بَخُورًا فَلاَ تَشْهَدْ مَعَنَا الْعِشَاءَ الآخِرَةَ(( رواه مسلم.

Bất cứ phụ nữ nào dính vào người khói trầm thì chớ tham gia cùng với Ta lễ nguyện Salah Isha’.” (Muslim).

Zainab vợ của Ibnu Mas’ud  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói với phụ nữ chúng tôi:

))إِذَا شَهِدَتْ إِحْدَاكُنَّ الْمَسْجِدَ فَلاَ تَمَسَّ طِيبًا(( رواه مسلم.

Nếu ai đó trong các nàng muốn đến Masjid thì đừng dùng nước hoa” (Muslim).

Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” (3/140, 141): Trong Hadith là bằng chứng rằng phụ nữ chỉ được phép rời nhà đi Masjid nếu sự việc đó không có Fitnah và một trong những điều dẫn đến Fitnah là nước hoa (trầm hương). Quả thật, có nhiều Hadith cho phép phụ nữ đến Masjid nếu như việc rời khỏi nhà của họ không có những điều dẫn tới Fitnah từ nước hoa, nữ trang hoặc bất cứ sự chưng diện nào.


  • Không được rời khỏi nhà với sự chưng diện và làm đẹp, bà A’ishah , người mẹ của những người có đức tin nói: Nếu Thiên sứ của Allah e nhìn thấy những gì mà chúng ta nhìn thấy từ phụ nữ thì Người sẽ cấm họ đến Masjid giống như dân Isra-il cấm phụ nữ của họ. (Albukhari, Muslim).

Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” về lời của bà A’ishah : “Nếu Thiên sứ của Allah e nhìn thấy những gì mà chúng ta nhìn thấy” có nghĩa là thấy ăn mặc đẹp, chưng diện và dùng nước hoa.

Imam Ibnu Al-Jawzi  nói trong cuốn “Giáo lý về phụ nữ” trang 39: Người phụ nữ nên cẩn trọng trong việc ra khỏi nhà theo khả năng có thể, nếu bản thân cô ta an toàn thì thiên ha chưa chắc an toàn; và nếu thật sự cần thiết phải ra ngoài thì hãy ra ngoài theo sự cho phép của chồng và nên ăn mặc không chưng diện và hãy nên đi trên đường không có đàn ông qua lại, hãy nhẹ nhàng đừng để nghe thấy tiếng của cô ta và hãy đi sát bên lề đường.



  • Nếu chỉ có một người phụ nữ thì người phụ nữ đó đứng một mình phía sau những người đàn ông. Anas bin Malik t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e làm Imam dâng lễ nguyện Salah với họ thì tôi và trẻ mồ côi đứng phía sau Người còn một người phụ nữ già đứng ở phía sau chúng tôi.(10)

Anas bin Malik t nói trong một Hadith khác: tôi và một đứa trẻ mồ côi đứng dâng lễ nguyện Salah trong nhà phía sau Thiên sứ của Allah e và mẹ tôi thì đứng ở phía sau chúng tôi (chính là bà Ummu Sulaim).(11)

Nếu số lượng phụ nữ nhiều hơn một người thì họ sẽ đứng thành một hàng hoặc những hàng phía sau các hàng của đàn ông; bởi vì Thiên sứ của Allah e để đàn ông đứng trước trẻ nhỏ và phụ nữ phía sau trẻ nhỏ, (Hadith do Ahmad ghi lại). Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))خَيْرُ صُفُوفِ الرِّجَالِ أَوَّلُهَا وَشَرُّهَا آخِرُهَا وَخَيْرُ صُفُوفِ النِّسَاءِ آخِرُهَا وَشَرُّهَا أَوَّلُهَا(( رواه مسلم والترمذي والنسائي وأبو داود وابن ماجه وأحمد.

Hàng tốt nhất của đàn ông là họ đứng đầu và hàng xấu nhất của họ là họ đứng cuối cùng; và hàng tốt nhất cho phụ nữ là họ đứng cuối cùng và hàng xấu nhất của họ là họ đừng đầu.” (Muslim, Tirmizdi, Annasa-i, Abu Dawood, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Hai Hadith trên là bằng chứng rằng phụ nữ đứng thành hàng phía sau đàn ông dù đối với lễ nguyện Salah Fardu hay lễ nguyện Salah Taraweeh.


  • Nếu Imam quên trong Salah thì phụ nữ nhắc nhở bằng cái vỗ tay, bởi vì Thiên sứ của Allah e nói:

))إِذَا نَابَكُمْ فِى الصَّلاَةِ شَىْءٌ فَلْيُسَبِّحِ الرِّجَالُ وَلْيُصَفِّقِ النِّسَاءُ(( رواه البخاري ومسلم.

Nếu người Imam quên một điều đó trong lễ nguyện Salah thì đàn ông nhắc nhở bằng cách nói Subha-nallah còn phụ nữ nhắc nhở bằng cách vỗ tay” (Al-Bukhari, Muslim).

Như vậy, phụ nữ được phép vỗ tay để nhắc nhở khi Imam quên và bởi vì giọng nói của phụ nữ có sự Fitnah đối với đàn ông nên họ được lệnh vỗ tay thay cho nói chuyện.


  • Khi Imam đã cho Salam thì phụ nữ tranh thủ rời khỏi Masjid và đàn ông vẫn ngồi lại mục đích để đàn ông khỏi giáp mặt với họ trong lúc ra về. Bà Ummu Salmah  nói: Quả thật, phụ nữ khi cho Salam xong thì hãy liền đứng dậy còn đàn ông khi nào Thiên sứ của Allah e đứng dậy thì họ đứng dậy.

Azzahri nói: Tôi thấy rằng trong sự việc đó nhằm mục đích để phụ nữ rời đi hết. (Xem Ash-Sharh Ala Al-Muqna’ (1/422)).

Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” (2/326): Hadith cho thấy rằng khuyến khích người Imam phải trông coi tình trạng của những người Ma’mum (những người dâng lễ phía sau) để ngăn ngừa những gì dẫn đến những điều cấm đoán và Hadith cho thấy việc nam giới trà trộn chung với nữ giới trên các lối đi là điều Makruh.

Imam Annawawi  nói trong “Al-Majmu’a” (3/455): Những điều khác biệt trong lễ nguyện Salah tập thể giữa đàn ông và phụ nữ:


  • Không bắt buộc phụ nữ phải dâng lễ nguyện Sala tập thể, còn đàn ông thì bắt buộc.

  • Imam phụ nữ đứng chính giữa ngay trong hàng không đứng một mình ở phía trên.

  • Nếu phụ nữ chỉ có một người thì cô ta sẽ đứng một mình ở phía sau đàn ông chứ không được đứng sát bên cùng hàng với đàn ông; điều này khác với đàn ông.

  • Nếu các phụ nữ dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với đàn ông thì hàng cuối cùng của họ tốt hơn hàng đầu tức hàng gần ngay phía sau đàn ông.

  • Phụ nữ ra ngoài để tham gia lễ nguyện Salah Eid: Bà Ummu Atiyah  nói: Thiên sứ của Allah e ra lệnh bảo chúng tôi ra ngoài tham gia Eid Al-Fitri và Al-Adha, người ra lệnh cho người tự do, người đang trong chu kỳ kinh nguyệt và những người trong tình trạng kinh nguyệt thì không dâng lễ nguyện Salah (Albukhari, Muslim).

Ash-Shaw-kani nói: Hadith này và những Hadith khác cho thấy rằng phụ nữ được qui định tham gia trong hai ngày Eid tại chỗ dâng lễ nguyện Salah, không có sự phân biệt giữa phụ nữ còn con gái hay đã có chồng, già hay trẻ, đang trong thời gian sạch sẽ hay trong chu kỳ kinh nguyệt. (Xem Nil Al-Awtaar: 3/306).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong Al-Majmu’a (6/458, 459): Quả thật, Thiên sứ của Allah e cho những người có đức tin biết rằng việc họ dâng lễ nguyện Salah tại nhà tốt hơn tham gia ngày thứ sáu và tập thể trừ Eid, riêng ngày Eid là họ được lệnh tham gia – Allah I là Đấng biết rõ hơn hết về nguyên nhân - vì những nguyên do sau:



  • Thứ nhất: bởi vì trong một năm chỉ có hai lần Eid trong khi Jumu’ah và tập thể thì hàng ngày và hàng tuần.

  • Thứ hai: bởi vì Eid không có điều gì khác để thay thế riêng Jumu’ah và lễ nguyện tập thể thì Salah tại nhà tốt hơn.

  • Thứ ba: Đi ra ngoài bãi trống để tụng niệm Allah I, việc làm này giống như Hajj ở một số phương diện, cũng chính vì vậy ngày đại lễ được diễn ra trong mùa Hajj.

Imam Sha-fi’y giới hạn rằng người phụ nữ có sắc đẹp không nên đi ra ngoài tham gia lễ nguyện Salah Eid.

Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (5/13): Ash-Sha-fi’y và những người đồng hành của ông nói: khuyến khích phụ nữ không có sắc đẹp đi tham gia lễ nguyện Salah Eid, còn đối với phụ nữ có sắc đẹp thì khuyến khích không đi ra ngoài ... và nếu họ đi ra ngoài thì khuyến khích họ không ăn mặc quần áo làm họ nổi trội, khuyến khích họ tắm, khuyến khích họ không dùng nước hoa, đây là đối với những người hơi lớn tuổi. Riêng đối với người phụ nữ trẻ và đẹp thì khuyến khích không đi ra ngoài tham gia vì sợ điều Fitnah. Nếu có lời nói rằng điều này đi ngược lại với Hadith của Ummu Atiyah thì chúng ta nói: Hadith xác thực trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim đã ghi rằng bà A’ishah  thuật lại: nếu Thiên sứ của Allah e thấy được những gì mới mẻ (sự chưng diện và làm đẹp) của phụ nữ thì chắc chắn Người sẽ cấm họ giống như dân Isra-il cấm phụ nữ của họ; bởi lẽ Fitnah là nguyên nhân xấu cho các thời đại này nhiều hơn thời đại của giai đoạn đầu. Allah I là Đấng biết rõ hơn hết!

Tôi (tác giả) nói: Ở thời đại của chúng ngày này, sự việc này còn nghiêm trọng hơn và cần phải ngăn cản nhiều hơn.

Imam Ibnu Al-Jawzi nói trong cuốn “Giáo lý về phụ nữ” trang 38: quả thật, đã rõ rằng việc phụ nữ đi ra ngoài là được phép, tuy nhiên, nếu sợ có Fitnah thì việc ngăn họ ra ngoài là điều tốt hơn; bởi vì phụ nữ của thời kỳ đầu khác với phụ nữ ở thời đại này, và đàn ông cũng tương tự như thế.

Có nghĩa là những người của thời kỳ đầu ngoan đạo và Iman hơn.

Qua những lời trình bày trên, các chị em phụ nữ biết được rằng việc chị em ra ngoài để tham gia lễ nguyện Salah Eid là điều được phép trong giáo lý nhưng có điều kiện kèm theo. Và mục đích đi ra ngoài là để làm hài lòng Allah I trong việc tham gia cùng với những người Muslim biểu hiện những biểu hiệu của Islam chứ không phải vì để phô bày sắc đẹp và gây ra điều Fitnah. Bởi thế, các chị em phụ nữ cần lưu ý về vấn đề này.



Chương sáu

Giáo lý về phụ nữ trong vấn đề mai táng

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc định cái chết cho tất cả mọi linh hồn và Ngài là Đấng Còn Mãi bởi vì Ngài là Đấng Bất Diệt, Ngài phán:



﴿وَيَبۡقَىٰ وَجۡهُ رَبِّكَ ذُو ٱلۡجَلَٰلِ وَٱلۡإِكۡرَامِ ٢٧﴾ [سورة الرحمن: 27]

{Và Sắc diện của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad), Đấng Quyền Uy và Quang Vinh vẫn còn mãi.} (Chương 55 – Arrahman, câu 27).

Allah I sắc lệnh qui định cho con cháu Adam nghi thức an táng người chết với những giáo luật mà những người còn sống phải thực thi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đề cập trong chương này những gì liên quan đến phụ nữ.


  • Nữ giới phải tắm cho nữ giới:

Đàn ông không được phép tắm rửa cho thi thể nữ trừ phi là chồng của cô ta bởi vì người chồng được phép tắm cho vợ; ngược lại, phụ nữ không được phép tắm cho thi thể nam ngoại trừ là vợ của anh ta bởi vì người vợ được phép tắm cho chồng. Cơ sở cho việc vợ chồng được phép tắm cho nhau: Ali t đã tắm cho vợ của ông, Fatimah  con gái của Thiên sứ e; Asma’ con gái của Umais  đã tắm cho chồng của bà Abu Bakr Assiddeeq t.

  • Khuyến khích liệm thi thể nữ trong năm lớp vải trắng

Một miếng vải cho phần thân dưới, một miếng như cái áo cho thân trên, một miếng như một chiếc Khimaar (chiếc Hijaab) và sau đó quấn bên trên hai lớp vải nữa cho toàn thân. Cơ sở cho điều này là lời của bà Layla Ath-thaqafiyah:

))كُنْتُ فِيمَنْ غَسَّلَ أُمَّ كُلْثُومٍ بِنْتَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- عِنْدَ وَفَاتِهَا فَكَانَ أَوَّلُ مَا أَعْطَانَا رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- الْحِقَاءَ ثُمَّ الدِّرْعَ ثُمَّ الْخِمَارَ ثُمَّ الْمِلْحَفَةَ ثُمَّ أُدْرِجَتْ بَعْدُ فِى الثَّوْبِ الآخِرِ(( رواه أبو داود وأحمد.

Tôi là người trong số những người đã tắm Ummu Kulthum con gái của Thiên sứ e khi bà qua đời. Đầu tiên Thiên sứ của Allah e đưa cho tôi cái váy, kế đến là cái áo dài, kế tiếp là Khimaar, rồi đến cái áo choàng và cuối cùng là cái áo dài” (Abu Dawood và Ahmad).

Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” (4/24): Hadith là cơ sở rằng giáo lý qui định liệm thi thể nữ với: váy, cái áo dài, Khimaar, áo choàng, và cái áo choàng dài.



  • Tóc của thi thể nữ:

Cột thành ba bím tóc và để ở phía sau, theo Hadith của Ummu Atiyah  nói về cách tắm cho con gái của Thiên sứ e: chúng tôi cột tóc của bà thành ba bím và chúng tôi để nó ra phía sau của bà, (Hadith do Al-Bukhari và Muslim ghi lại).

  • Giáo lý về việc phụ nữ tiễn đưa thi thể người chết đến nơi chôn cất

Bà Ummu Atiyah  nói:

))نُهِينَا عَنِ اتِّبَاعِ الْجَنَائِزِ ، وَلَمْ يُعْزَمْ عَلَيْنَا(( رواه البخاري ومسلم.

Chúng tôi bị ngăn không cho đưa tiễn thi thể người chết đến nơi chôn cất, chúng tôi không chắc.” (Albukhari, Muslim).

Hadith cho thấy rằng phụ nữ không được phép đưa tiễn người chết đến nơi chôn cất. Còn riêng lời nói ở vế sau của Hadith “chúng tôi không chắc” thì Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  đã nói trong Fata-wa tổng hợp (24/355): có thể ý của bà Ummu Atiyah  rằng bà không chắc chắn đó là điều cấm, nhưng như thế không phải là phủ nhận sự nghiêm cấm, và có thể bà nghĩ rằng sự ngăn cản không mang ý nghĩa ngăn cấm, tuy nhiên, cơ sở là ở lời nói của Thiên sứ e chứ không dựa theo sự suy nghĩ của ai khác.



  • Cấm phụ nữ đi viếng mộ

Ông Abu Huroiroh t thuật lại:

))أَنَّ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- لَعَنَ زَوَّارَاتِ الْقُبُورِ(( رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.

Thiên sứ của Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Như đã biết, nếu mở cửa cho phụ nữ về vấn đề này thì có thể sẽ thúc đẩy họ đến với sự thể hiện cảm xúc thái quá (khóc la và vật vã) bởi vì họ rất yếu đuối, ít kiên nhẫn; hơn nữa, điều đó là nguyên nhân gây phiền đến người chết bởi tiếng khóc của họ và sẽ dẫn đến điều Fitnah khi đàn ông nghe thấy tiếng của họ cũng như nhìn thấy họ, như trong Hadith nói rằng: “Quả thật phụ nữ gây Fitnah cho xóm và làm phiền người chết”... và một trong những nền tảng của giáo lý rằng nếu có một điều gì đó liên quan đến một điều luật mặc dù chỉ là một cái nhìn xem xét thì điều đó sẽ bị nghiêm cấm mục đích để ngăn ngừa rơi vào điều Haram, chẳng hạn như giáo lý cấm Zina và giáo lý cũng cấm nhìn phụ nữ và cấm ở riêng với phụ nữ bởi vì nhìn và ở riêng với phụ nữ có nguy cơ dẫn đến Zina ... (xem Fata-wa tổng hợp: 24/355, 356).



  • Cấm Niya-hah

Niya-hah là than khóc, gào thét, lăn lộn, xé quần áo, tự tát vào mặt, bứt tóc, vật vã nhằm thể hiện sự đau buồn và thương tiếc tột cùng cho người chết. Đây là việc làm thái quá bị cấm, bởi vì đó là hành động không chấp nhận những gì Allah I đã an bài và định đoạt, không biết kiên nhẫn. Thiên sứ của Allah e nói:

))لَيْسَ مِنَّا مَنْ لَطَمَ الْخُدُودَ ، وَشَقَّ الْجُيُوبَ ، وَدَعَا بِدَعْوَى الْجَاهِلِيَّةِ(( رواه البخاري ومسلم.

Không phải là cộng đồng tín đồ của Ta những ai tự tát má của mình, xe áo và kêu gọi đến với những hành vi của thời Jahiliyah” (Albukhari, Muslim).

))فَإِنَّ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- بَرِئَ مِنَ الصَّالِقَةِ وَالْحَالِقَةِ وَالشَّاقَّةِ(( رواه البخاري ومسلم.

Quả thật, Thiên sứ của Allah e không can hệ đến người Saliqah, Haliqah và Shaaqqah” (Albukhari, Muslim).

Saliqah là người la hét và gào thét khi gặp phải điều bất hạnh, Haliqah là người khi gặp điều tại họa thì cạo đầu, và Shaaqqah là người xé quần áo khi gặp chuyện chẳng lành. (Đây là những việc làm của những người của thời Jahiliyah).

Ông Abu Sa’eed Al-Khudri t nói:

))لَعَنَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- النَّائِحَةَ وَالْمُسْتَمِعَةَ(( رواه أبو داود.

Thiên sứ của Allah e nguyền rủa người có hành vi Niya-hah và người yêu thích nghe và ngắm người làm Niya-hah” (Abu Dawood).

Bởi thế, chị em phụ nữ hãy tránh xa những việc làm Haram này khi gặp phải tai ương và chuyện đau buồn, khi gặp phải những chuyện chẳng lành thì quí chị em phải nên kiên nhẫn và kiềm chế xúc cảm mong rằng điều không lành đó sẽ bôi xóa tội lỗi của quí chị em và gia tăng ân phước cho chị em.

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَلَنَبۡلُوَنَّكُم بِشَيۡءٖ مِّنَ ٱلۡخَوۡفِ وَٱلۡجُوعِ وَنَقۡصٖ مِّنَ ٱلۡأَمۡوَٰلِ وَٱلۡأَنفُسِ وَٱلثَّمَرَٰتِۗ وَبَشِّرِ ٱلصَّٰبِرِينَ١٥٥ ٱلَّذِينَ إِذَآ أَصَٰبَتۡهُم مُّصِيبَةٞ قَالُوٓاْ إِنَّا لِلَّهِ وَإِنَّآ إِلَيۡهِ رَٰجِعُونَ ١٥٦ أُوْلَٰٓئِكَ عَلَيۡهِمۡ صَلَوَٰتٞ مِّن رَّبِّهِمۡ وَرَحۡمَةٞۖ وَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُهۡتَدُونَ ١٥٧﴾ [سورة البقرة: 155 - 157]

{Và quả thật TA (Allah) sẽ thử thách các ngươi với những điều sợ hãi, sự đọi khát, mất mát tài sản, thiệt hại tính mạng và thất bát mùa màng và hoa quả. Nhưng hãy báo tin vui cho những người biết kiên nhẫn. Những ai khi gặp phải thiêi tai sẽ nói: “Quả thật, chúng tôi là của Allah và chúng tôi chắc chắn phải quay trở về với Ngài”. Họ là những người sẽ nhận Phúc lành và sự Khoan dung của Thượng Đế của họ và họ là những người được hướng dẫn (đúng chính đạo).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 155 - 157).

Dĩ nhiên là được khóc và được thể hiện cảm xúc tự nhiên của con người nhưng khóc không phải là gào thét và vật vã, thể hiện cảm xúc nhưng không mang hành vi thái quá bị nghiêm cấm, thể hiện cảm xúc nhưng không phẫn nộ và giận dữ trước sự an bài và định đoạt của Allah I. Khóc là để thể hiện sư đau buồn và thương tiếc cho người chết, biểu hiện cái tâm của con người, đó là cảm xúc rất tự nhiên của con người không ai có thể chối bỏ nó, và nó còn được khuyến khích.



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương