SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP



tải về 3.78 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY, DA GIÀY, CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ – TIN HỌC,
CHẾ BIẾN GỖ

1.3Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may , da – giày, cơ khí, điện – điển tử, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020.

1.3.1Các yếu tố ngoài nước.


  • Xu hướng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biế gỗ sẽ tiếp tục gia tăng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phân công lao động quốc tế sẽ tiếp tục diễn ra theo xu hướng những công đoạn có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động phổ thông trong toàn bộ chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp sẽ tiếp tục được đầu tư ở những nước đang phát triển. Trong chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp, công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao nhất là nghiên cứu phát triển và phân phối vẫn sẽ do các nước phát triển nắm giữ, công đoạn có giá trị gia tăng thấp là hoạt động sản xuất sẽ được đưa về các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Như vậy, các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện – điện tử, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ còn tiếp tục phát triển. Mặt khác, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp đã gia tăng đáng kể trong những năm qua. Nhu cầu về nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất gia tăng đáng kể trong khi đó các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến làn sóng đầu tư từ các nước trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Nhật Bản.

  • Sự dịch chuyển luồng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam do ảnh hưởng của thiên tai. Nhật Bản là quốc gia có ngành công nghiệp hỗ trợ khá phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là động đất và sóng thần, dự báo giai đoạn 2011 – 2020 nhiều khả năng Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư. Việt Nam nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là động đất, sóng thần. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia ổn định về chính trị và đây là lợi thế quan trọng để thu hút đầu tư.

  • Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là dệt – may, da – giày,… Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã được bãi bỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh thu hút thêm nhiều đơn hàng dệt may. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, ngành công nghiệp da – giày Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi rào cản về thuế chống bán phá giá mà khối EU thường hay sử dụng để áp đặt lên mặt hàng da – giày của Việt Nam. Điểu này trực tiếp ảnh hưởng đến công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, công nghiệp da – giày là ngành thâm dụng nhiều lao động phổ thông và điều này sẽ tạo nên nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động tại chỗ dẫn đến gia tăng áp lực phải thu hút nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác đến Bình Dương.

1.3.2Các yếu tố trong nước.


  • Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ được triển khai giai đoạn 2011 – 2020. Về mặt chính sách, công nghiệp hỗ trợ chưa được quan tâm đầu tư phát triển trong một thời gian dài. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 – 2020 tình hình trên sẽ được cải thiện. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 2 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Dự thảo nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng đã được soạn thảo và đang trong giai đoạn góp ý, chỉnh sửa.

  • Bình Dương có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước giai đoạn 2011 - 2020. Theo Quyết định 34/2007/QĐ- BCN ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ công nghiệp về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Bình Dương sẽ hình thành trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da – giày; hình thành khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ và ô tô; hình thành các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí. Như vậy, trong tương lai Bình Dương sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ lớn của cả nước trong nhiều lĩnh vực.

  • Nhu cầu nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2020 là rất lớn. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may cả nước đến năm 2020, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2010 đạt 12,0 tỷ USD, năm 2015 đạt 18 tỷ USD và năm 2020 đạt 25 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa đến năm 2015 là 60% và năm 2020 đạt 70%. Điều này dẫn đến nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may là rất lớn.

  • Dự báo giai đoạn 2011 – 2020 trình độ phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng sẽ được nâng lên đáng kể cùng với quá trình đô thị hóa sẽ tác động đến việc nâng cao mức sống dân cư, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Điều này tạo cơ hội thu hút những dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử – tin học và chế biến gỗ ở trình độ phát triển cao hơn, công nghệ hiện đại,....

  • Chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử – tin học, chế biến gỗ của tỉnh Bình Dương. Theo Quyết định phê duyệt Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020, các ngành công nghiệp cơ khí, điện – điện tử được khuyến khích phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, các ngành công nghiệp dệt – may, giày – da sẽ được hạn chế phát triển trong những giai đoạn sắp tới, tốc độ tăng trưởng chậm dần và tỷ trọng ngành dệt – may, da – giày so với toàn bộ ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ giảm dần. Cụ thể:

Bảng 58: tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020

Nhóm ngành

công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng (%)

Cơ cấu nội bộ ngành (%)




2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2005

2010

2015

2020

Chế biến nông, lâm sản thực phẩm

33,2

25-26

8-9

4-5

36,7

33,9

31,1

29

Dệt may-da giày

44,0

21-22

5-6

3-4

16,3

12,1

9,7

8,4

Cơ khí

55,3

38-40

16-17

8-9

13,9

20,1

26,4

29

Hoá chất

28,3

26-27

5-6

3-4

14,1

14,1

11,3

9,7

Điện tử

32,1

42-43

17-18

11-12

6,8

10,3

14,2

17,7

Sản xuất kim loại

104,6

20-21

3-4

2-3

6,5

4,2

3,1

2,6

Chung cả ngành

35,6

28

10-11

6-7

100

100

100

100

Nguồn: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2020

  • Theo Quyết định Phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển thì công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày là những ngành được ưu tiên phát triển; các ngành công nghiệp cơ khí, điện – điện tử được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn. Như vậy, chính sách này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện – điện tử, trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm sắp tới.

  • Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và các ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng là một thách thức cho phát triển trong giai đoạn sắp tới. Đến năm 2008 nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ đáp ứng khoảng 70% yêu cầu phát triển công nghiệp, 30% còn lại là lao động từ các địa phương khác đến. Áp lực thiếu hụt nguồn nhân lực ngày càng lớn cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp nói chung và đặc biệt là các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, giày da, chế biến gỗ. Điều này đặt ra vấn đề phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động ở mức độ nào và sẽ phát triển ra sao trong giai đoạn sắp tới.


Biểu đồ 7: Diễn biến nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương (người)

Nguồn: niên giám thông kê tỉnh Bình Dương


Theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, đến năm 2020 dân số tỉnh Bình Dương sẽ đạt 2.000.000 người, trong đó lao động các khu vực kinh tế trong mỗi giai đoạn như sau:

Biểu đồ 8: Lao động tại địa phương làm việc qua các giai đoạn (người)


Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Theo số liệu quy hoạch thì đến năm 2008 lao động thực tế đang làm việc từ nguồn lao động trong tỉnh đã vượt quá số lao động ngành công nghiệp và xây dựng trong 2010 của báo cáo quy hoạch. Như vậy, trong tương lai, Bình Dương sẽ phải thu hút lực lượng lao động rất lớn từ bên ngoài tỉnh.



  • Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tích cực đến phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

  • Phát triển các khu, cụm công nghiệp có tác động tích cực đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Binh Dương. Theo số liệu của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đến nay Bình Dương có 28 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 9.093,25ha. 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động chính thức với tổng diện tích 7.308,85ha, diện tích đã cho thuê là 3.102ha, đạt tỷ lệ lấp kín 65%. Theo Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đến năm 2020 Bình Dương sẽ có 35 khu công nghiệp với tổng diện tích 17.079,75 ha. Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Bình Dương đến năm 2020, Bình Dương sẽ có khoảng 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.700 ha. Như vậy, về cơ bản, quỹ đất cho phát triển công nghiệp của Bình Dương trong những năm sắp tới là không thiếu và việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp theo nhóm ngành tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương