SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Giải pháp phát triển nguồn nhân lực



tải về 3.78 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

1.10Giải pháp phát triển nguồn nhân lực


  • Nhân lực trong lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm nguồn nhân lực từ TP.HCM, nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn nhân lực từ các tỉnh khác. Nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương là rất lớn cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về mặt số lượng, tiếp tục áp dụng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài về làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

  • Về đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực được quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ -TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật và chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nhân lực từ nguồn ngân sách của nhà nước; các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sử dụng đất trong khu cụm công nghiệp được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động; dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

  • Giai đoạn 2011 – 2020 Bình Dương ưu tiên nguồn lực, dành kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ.

  • Gắn kết chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh với chương trình đào tạo nguồn nhân lực quốc gia trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản.

  • Liên kết tổ chức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

  • Liên kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

  • Có chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng đất đai, cơ sở hạ tầng để hình thành các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao trên địa bàn Tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là các lĩnh vực cơ khí, điện – điện tử.

1.11Giải pháp phân bố các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ.


Đối chiếu các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương về tỷ lệ lấp đầy và lĩnh vực hoạt động, giai đoạn 2011 – 2020 sẽ bố trí các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ vào các khu công nghiệp sau:

  • Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B, tỷ lệ lấp đầy 77%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới.

  • Khu công nghiệp Mỹ Phước, tỷ lệ lấp đầy 88%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới.

  • Khu công nghiệp Việt Hương 2, tỷ lệ lấp đầy 73%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới.

  • Khu công nghiệp Mai Trung, tỷ lệ lấp đầy 65%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới.

  • Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, tỷ lệ lấp đầy 36,73%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới.

  • Khu công nghiệp Sóng Thần III, tỷ lệ lấp đầy 16%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới.

  • Khu công nghiệp Đại Đăng, tỷ lệ lấp đầy 49%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới

  • Khu công nghiệp Kim Huy, tỷ lệ lấp đầy 29%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới

  • Khu công nghiệp Đồng An 2, tỷ lệ lấp đầy 69%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới

  • Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, tỷ lệ lấp đầy 52%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới

  • Khu công nghiệp Đất Cuốc, tỷ lệ lấp đầy 42%, còn có thể tiếp nhận đầu tư mới

Đã có 6 khu công nghiệp lấp đầy gần như hoàn toàn và không có khả năng tiếp nhận đầu tư mới.

Còn nhiều khu công nghiệp chưa thu hút đầu tư do những khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn 2011 – 2015 sẽ bố trí những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ vào các khu công nghiệp đang hoạt động nêu trên.

Bảng 59: Các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Stt

Tên khu công nghiệp

Địa điểm

Năm TL

Diện tích

(Ha)


Vồn ĐT

CSHT được duyệt

(Tỷ VND)


Vồn ĐT

CSHT thực hiện

(Tỷ VND)


Tỷ lệ đã cho

thuê đất



(%)

Ngành

1

KCN Sóng Thần I

Thị trấn Dĩ An

1995

178,01

245

182

104

Tổng hợp

2

KCN Sóng Thần II

Thị trấn Dĩ An

1996

279,27

423

375

98,15

Tổng hợp

3

KCN Đồng An

Bình Hòa, Thuận An

1996

138,7

178

210

99,55

Tổng hợp

4

KCN Việt Hương

Thuận Giao, Thuận An

1996

36

56

49

104

Tổng hợp

5

KCN Bình Đường

An Bình, Dĩ An

1997

16,5

16

18

98

Tổng hợp

6

KCN Tân Đông Hiệp A

Tân Đông Hiệp, Dĩ An

2001

52,863

73

62

95

Tổng hợp

7

KCN Tân Đông Hiệp B

Tân Đông Hiệp, Dĩ An

2001

162,92

302

153

77

Tổng hợp

8

KCN Mỹ Phước

Thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát

2002

377

223

201

88

Tổng hợp

9

KCN Dệt May Bình An

Bình An, Dĩ An

2003

25,9

101

90

94

Tổng hợp

10

KCN Việt Hương 2

Xã An Tây, huyện Bến Cát

2004

250

270

193

73

Tổng hợp

11

KCN Mai Trung

Xã An Tây, huyện Bến Cát

2004

50,5

84

41

65

Tổng hợp

12

KCN Nam Tân Uyên

Ấp 3B, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên

2005

620

335

153

36,73

Tổng hợp

13

KCN Rạch Bắp

Xã An Tây, huyện Bến Cát

2005

278,6

196

74

1

Tổng hợp

14

KCN Sóng Thần 3

Khu liên hợp Công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị Bình Dương.

2006

533,85

935

583

16

Tổng hợp

15

KCN Phú Gia

Xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, Khu Liên hợp

Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương.



2005

133,29

530

208

0

Tổng hợp

16

KCN Đại Đăng

26/2 phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một

2005

274

375

227

49

Tổng hợp

17

KCN Kim Huy

Huyện Tân Uyên

2005

213

254

181

29

Tổng hợp

18

KCN Đồng An 2

Xã Hoà Lợi - huyện Bến Cát

2005

158

245

337

69

Tổng hợp

19

KCN Thới Hòa

Xã Thới Hòa, huyện Bến Cát

2004

202

339

142

0

Tổng hợp

20

KCN Mỹ Phước 3

Xã Thới Hòa, Mỹ Phước, huyện Bến Cát

2006

977

1.219

824

52

Tổng hợp

21

KCN Đất Cuốc

Xã Tân Thành, huyện Tân Uyên

2007

212,84

238

78

42

Tổng hợp

22

KCN An Tây

Xã An Tây, huyện Bến Cát

2007

500

1.479

437

0

Tổng hợp

23

KCN Maplletree

 

2008

 

 

 

 

Tổng hợp

Nguồn: website UBND tỉnh Bình Dương

Giai đoạn 2016 – 2020 sẽ bố trí các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ vào các khu công nghiệp còn lại.

Hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành. Hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành trong lĩnh vực dệt may, da giày, cơ khí, điện tử – tin học, chế biến gỗ có đủ các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trường để kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các sản phẩm hỗ trợ.

Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ có công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp trong khu Liên hợp công nghiệp- dịch vụ- đô thị Bình Dương.



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương