Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020



tải về 6.08 Mb.
trang1/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương

giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020



Tập 1

Giới thiệu biên chế đề án





GIỚI THIỆU BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN


Đề án Quy hoạch Phát triển Điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 được biên chế thành ba tập gồm:

  • Tập 1: Thuyết minh

  • Tập 2: Phụ lục

  • Tập 3: Bản vẽ

NỘI DUNG TẬP 1
THUYẾT MINH

Trang


GIỚI THIỆU BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN 3

MỞ ĐẦU


4


PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC 6

6

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 41


CHƯƠNG 2
NHU CẦU ĐIỆN 61


CHƯƠNG 3
SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC 86


CHƯƠNG 4
QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 147


CHƯƠNG 5
KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 150


CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH 167


CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 171

MỞ ĐẦU



Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, kề sát thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng rất quan trọng ở phía Nam và nước ta, là khu vực năng động, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn. Trong những năm qua, nhờ phát huy những thế mạnh về sản xuất công nghiệp, Bình Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm khoảng 15%. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, Bình Dương cần được quy hoạch một cách toàn diện.

1- Cơ sở pháp lý của đề án:

Đề án Quy hoạch Phát triển Điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 lập trên cơ sở Quyết định số 4476/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí Quy hoạch Phát triển Điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020.

Đề án được lập căn cứ theo quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy định nội dung, trình tự và thủ tục quy hoạch phát triển điện lực.

Đề án được thiết lập trên cơ sở Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 5/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần IX, Quyết định 3123/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến 2020 và các Quy hoạch ngành giao thông, xây dựng, nông nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội các huyện; thị xã, Quyết định số 215 /2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020 và đề án quy hoạch bổ sung các khu công nghiệp đến năm 2020, Danh mục các khu dân cư do UBND tỉnh và UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, đồng thời căn cứ vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt.

2- Giới hạn quy hoạch của đề án:

Phạm vi đề án bao gồm thiết kế quy hoạch Phát triển Điện lực cho lưới điện từ 22kV đến 220kV của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, riêng giai đoạn 2016-2020 chỉ tính toán và thiết kế sơ bộ.

3- Các nhiệm vụ chính của đề án là:



  • Đánh giá hiện trạng lưới điện và tình hình sử dụng điện năng của tỉnh Bình Dương. Từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết trong phương án kết cấu lưới điện.

  • Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng của tỉnh phù hợp với triển vọng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp và kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của hệ thống điện toàn tỉnh. Cân bằng điện năng của khu vực và của tỉnh.

  • Đề xuất, đánh giá và lựa chọn các phương án tối ưu nhằm cung cấp điện cho từng khu vực bằng:

  • Điện lưới quốc gia

  • Nguồn điện tại chỗ

  • Các dạng năng lượng mới và năng lượng tái sinh

  • Dự kiến khối lượng xây dựng và cải tạo, tiến độ thực hiện, dự kiến vốn đầu tư và biện pháp thực hiện.

  • Phân tích kinh tế tài chính.



PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC

0.1.HIỆN TRẠNG NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN

0.1.1.Nguồn điện


Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bình Dương chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia như sau :

  • Thủy điện Thác Mơ có 2 tổ máy công suất thiết kế 2x75MW phát lên lưới 110kV gồm có 3 lộ: 171 đi Đồng Xoài, 173 đi Tây Ninh và 172 đi về Bến Cát - Hốc Môn cấp điện cho tỉnh Bình Dương.

  • Thủy điện Cần Đơn với 2 tổ máy công suất thiết kế 2 x 38,8 MW phát lên lưới 110 kV, đưa điện vào trạm nút Lộc Ninh cấp điện cho tỉnh Bình Dương bằng tuyến đường dây 110 kV Cần Đơn - Lộc Ninh – Tây Ninh

  • Thủy điện Trị An bao gồm 4 tổ máy phát công suất thiết kế là (4x100)MW phát lên lưới 220kV gồm 3 lộ ra 220kV, 1 lộ 271 Trị An – Long Bình và 2 lộ 272, 273 Trị An – Bình Hòa – Hốc Môn cấp điện cho trạm Bình Hòa 220/110kV tỉnh Bình Dương.

  • Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức có 5 tổ máy gas tua-bin với tổng công suất thiết kế 128 MW và 3 tổ máy hơi nước S1, S2, S3 công suất thiết kế là 165 MW phát lên lưới 110kV.

Ngoài ra, một số phụ tải chuyên dùng công nghiệp có trạm máy phát diesel riêng như:

  • Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) hiện có 4 tổ máy (2x2+4)MW và 1 tổ máy 5MW – tổng công suất là 13MW hoà động bộ vào hệ thống lưới điện quốc gia, đưa lên hệ thống lưới phân phối 22kV cung cấp riêng cho khu công nghiệp. KCN chủ yếu sử dụng điện lưới quốc gia, các máy phát điện chỉ để dự phòng khi hệ thống điện bị sự cố, sản lượng điện nhỏ không đáng kể.

  • Một số hộ phụ tải công nghiệp sử dụng máy phát điện riêng trước đây không sử dụng điện lưới như : Cty Mỹ An sản xuất gạch men (2000kW) Cty Indochina sản xuất đá ốp lát (2000 kW) xã An phú huyện Thuận An (2000 kW); Cty sắt thép Vinatafong (10.000 kW) xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An Do giá thành sản xuất điện cao và gây ô nhiễm, tiếng ồn, nên hiện tại các phụ tải trên đều sử dụng điện lưới quốc gia và các máy phát điện chỉ để dự phòng.

Tổng công suất thiết kế tất cả các máy phát Diesel khách hàng thống kê toàn tỉnh khoảng 306.800 kW (chủ yếu là khách hàng công nghiệp). Các máy phát chủ yếu là để dự phòng khi lưới điện quốc gia bị sự số.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương