SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Xác định vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với đối với nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ quy hoạch và các mục tiêu phát triển của ngành



tải về 3.78 Mb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30

1.4Xác định vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với đối với nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ quy hoạch và các mục tiêu phát triển của ngành.

1.4.1Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp dệt may, da giày trong thời kỳ quy hoạch tác động đến phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày.


Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, ngành công nghiệp dệt may và da giày sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may, da giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với trên địa bàn tỉnh mà còn đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tỉnh Bình Dương được Trung ương quy hoạch phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt may và da giày phục vụ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Như vậy, từ nay đến năm 2020 Bình Dương không chỉ sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may, da giày mà còn trở thành trung tâm phân phối nguyên phụ liệu ngành dệt may và da giày.

1.4.2Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp cơ khí – chế tạo trong thời kỳ quy hoạch tác động đến phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí – chế tạo.


Cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngành kinh tế của tỉnh nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí nói riêng. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, cơ khí là ngành được ưu tiên phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Ngành công nghiệp cơ khí có tác động tích cực đến phát triển các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp dệt may, da giày,…

Tỉnh Bình Dương đã được Trung ương quy hoạch phát triển khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ và ô tô, khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí. Điều này sẽ tác động tích cực đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


1.4.3Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp điện tử – tin học trong thời kỳ quy hoạch tác động đến phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học.


Ngành điện tử tin học, theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương là ngành được ưu tiên phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trọng cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Ngành công nghiệp điện tử cùng với ngành công nghiệp cơ khí có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế khác vì hiện nay hầu hết máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đều được tích hợp các phần mềm máy tính do đó, việc phát triển công nghiệp điện tử - tin học gắn kết với phát triển công nghiệp cơ khí sẽ đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020.

1.4.4Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong thời kỳ quy hoạch tác động đến phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến gỗ.


Bình Dương là một trong những tỉnh xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ lớn nhất cả nước. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ hiện nay là rất lớn. giai đoạn 2011 – 2020 dự báo công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ còn phát triển mạnh. Điều này thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sản xuất gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

1.5Quan điểm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện – điện tử, chế biến gỗ.


  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương gắn kết với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước và thế mạnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đất đai của tỉnh Bình Dương tạo nên sự phát triển mang tính đột phá giai đoạn 2011 - 2020.

  • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương tập trung vào phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm trong nước, góp phần giảm nhập siêu nguyên liệu.

  • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giảm nhập siêu nguyên liệu.

  • Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Bình Dương có thế mạnh, theo sự phân công của Trung ương trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

  • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn kết với việc bảo vệ môi trường trên cơ sở áp dụng tiền bộ kỹ thuật trong sản xuất, đổi mới công nghệ, lựa chọn ngành nghề phù hợp, bố trí vào những khu vực thích hợp.

1.6Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020.


  • Hình thành và phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm toàn cầu.

  • Đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ trở thành địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ so với cả nước.

  • Đến năm 2020 tỉnh Bình Dương phát triển được các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn ra thị trường.

1.7Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

1.7.1Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày đến năm 2020

1.7.1.1Quan điểm, mục tiêu phát triển


Đến năm 2020 Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da - giày của cả nước. Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da – giày.

Kết hợp song song giữa sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da - giày với việc phát triển dịch vụ cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da - giày.



Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày giai đoạn 2011 – 2020 nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp dệt – may, da - giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt – may, da - giày vùng kinh tế trọng điễm phía Nam và cả nước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, da - giày từ 11% - 12% giai đoạn 2011 – 2020.

1.7.1.2Định hướng phát triển đến năm 2020

1.7.1.2.1Định hướng phát triển sản phẩm đến năm 2020.

  1. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may đến năm 2020

  • Công nghiệp sản xuất sợi, kéo sợi phục vụ cho ngành dệt, đặc biệt là sợi tổng hợp;

  • Công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cơ khí phục vụ ngành dệt may;

  • Phát triển công nghiệp dệt vải;

  • Phát triển thị trường vải mộc.

  • Phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt - may.

  • Hình thành ngành công nghiệp thời trang trong lĩnh vực dệt - may.

  1. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày đến năm 2020

  • Phát triển các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.

  • Phát triển nguyên phụ liệu ngành da – giày, bao gồm mũ giày, đế giày.

  • Phát triển ngành công nghiệp cơ khí phục vụ ngành công nghiệp da - giày

  • Phát triển ngành công nghiệp giày thời trang.
1.7.1.2.2Định hướng thị trường tiêu thụ đến năm 2020.

  • Giai đoạn 2011 – 2015 thị trường tiêu thụ chủ yếu là nước ngoài

  • Giai đoạn 2016 – 2020 thị trường tiêu thụ trong nước dự kiến chiếm 50%, nâng tỷ lệ cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm trong nước.
1.7.1.2.3Định hướng phân bố không gian lãnh thổ

Phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da – giày tập trung vào các khu, cụm công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tập trung ở Vùng kinh tế phía Nam, bao gồm: nam Bến Cát, nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. Công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày được bố trí cả Vùng kinh tế phía Bắc: gồm Bắc Bến Cát, Bắc Tân Uyên, huyện Phú giáo và huyện Dầu Tiếng.

1.7.2Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đến năm 2020

1.7.2.1Quan điểm, mục tiêu phát triển


  • Đến năm 2020 tỉnh Bình Dương sẽ trở thành địa phương có thế mạnh về ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí.

  • Đến năm 2020 sẽ hình thành khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ ô tô đáp ứng yêu cầu sản xuất ô tô trong nước và cho xuất khẩu; phát triển khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí.

  • Phát triển nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo ở trình độ cao.

  • Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo có khả năng cung cấp các loại phụ tùng, trang thiết bị cho các ngành kinh tế.

  • Đến năm 2020 Bình Dương phát triển được các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí quy mô lớn ra thị trường.

  • Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp cơ khí đến giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 15% - 17%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt từ 12% - 13%/năm.

1.7.2.2Định hướng phát triển đến năm 2020


  1. Định hướng phát triển sản phẩm

Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí giai đoạn 2011 – 2020 tập trung vào các sản phẩm sau:

  • Công nghiệp sản xuất dây và thiết bị dây dẫn.

  • Công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các ngành kinh tế

  • Công nghiệp sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy

Đây là những ngành mà tỉnh Bình Dương đang có thế mạnh phát triển và trong tương lai thế mạnh này vẫn được phát huy khi Bình Dương hình thành các khu công nghiệp sản xuất động cơ ô tô và ô tô, khu cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí.

  1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ

  • Đối với ngành công nghiệp sản xuất day và thiết bị dây dẫn, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nước ngoài.

  • Đối với ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 tập trung chủ yếu là thị trường trong nước, phục vụ các ngành công nghiệp dệt may, da – giày, chế biến gỗ,…

  • Đối với ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy, xe đạp: giai đoạn 2011 – 2015 thị trường tiêu thụ vẫn tập trung chủ yếu là thị trường nước ngoài thông qua cung cấp cho các công ty mẹ, xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020 nâng dần tỷ trọng sản phẩm cung cấp cho các ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, xe máy trong nước.

  1. Định hướng phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

  • Ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện tại chủ yếu vẫn phân bố ngoài khu công nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ chuyển dần sang bố trí ở trong các khu công nghiệp, đặc biệt là khi hình thành các khu, cụm công nghiệp chuyên dụng cho ngành cơ khí (khu công nghiệp cho ngành ô tô, khu công nghiệp cho ngành hỗ trợ cơ khí).

  • Giai đoạn 2011 – 2020 ngành công nghiệp cơ khí sẽ bố trí ở vùng kinh tế phía Nam: gồm nam Bến Cát, nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.

1.7.3Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học đến năm 2020

1.7.3.1Quan điểm, mục tiêu phát triển.


  • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương gắn kết chặt chẽ với phân công lao động và hợp tác quốc tế.

  • Đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành địa phương có thế mạnh về sản xuất linh kiện điện tử so với cả nước.

  • Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2020 nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp chế biến, tỷ trọng ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử giai đoạn 2011 – 2015 từ 18 - 20%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 từ 14%-15%/năm.

  • Hình thành các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu trong sản xuất linh kiện điện tử, có khả năng cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí.

1.7.3.2Định hướng phát triển


  1. Định hướng phát triển sản phẩm

Các ngành công nghiệp điện, điện tử được ưu tiên phát triển giai đoạn 2011 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm:

  • Sản xuất linh kiện cáp quang.

  • Sản xuất linh kiện điện tử.

  1. Định hướng thị trường tiêu thụ

  • Thị trường tiêu thụ linh kiện điện tử giai đoạn 2011 – 2020 chủ yếu vẫn là thị trường nước ngoài. Giai đoạn 2016 – 2020 từng bước tạo sự gắn kết giữa sản xuất linh kiện điện tử với sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo.

  • Đối với ngành sản xuất linh kiện cáp quang: thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu.

1.7.3.3Định hướng phân bố không gian lãnh thổ


Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử - tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương được bố trí trong các khu công nghiệp có mạng lưới cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đặc biệt là khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, Mỹ Phước II và cụm công nghiệp Tân Định. Trong thời gian tới, sự phân bố này sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng sang các khu công nghiệp khác có đủ điều kiện phát triển công nghiệp điện tử – tin học.

Giai đoạn 2011 – 2020 ngành công nghiệp điện tử - tin học sẽ bố trí ở vùng kinh tế phía Nam: gồm nam Bến Cát, nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.


1.7.4Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

1.7.4.1Quan điểm, mục tiêu phát triển


  • Từ nay đến năm 2020 phát triển một số trung tâm, cơ sở thiết kế mẫu mã trong lĩnh vực chế biến gỗ.

  • Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2011 – 2015 đạt 18%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15%/năm.

1.7.4.2Định hướng phát triển

1.7.4.2.1Định hướng phát triển sản phẩm

Ngành công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2011 – 2020 tập trung phát triển các sản phẩm sau:

  • Gỗ nguyên liệu phụ vục cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu

  • Thiết kế mẫu mã sản phẩm.

  • Công nghiệp cơ khí cho ngành chế biến gỗ

  • Sơn chuyên dụng cho đồ gỗ

  • Keo dán gỗ.
1.7.4.2.2Định hướng thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến gỗ chủ yếu là thị trường trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.7.4.3Định hướng phân bố không gian lãnh thổ


Ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020 sẽ được bố trí ở vùng kinh tế phía Nam: gồm nam Bến Cát, nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.


Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương