SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Hiện trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày



tải về 3.78 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30

1.2.5.2Hiện trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

1.2.5.2.1Nhận dạng các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

Các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm:

  • Công nghiệp thuộc da

  • Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành giày da

  • Công nghiệp sản xuất da đã thuộc

  • Công nghiệp hóa chất

  • Công nghiệp sản xuất khuôn mẫu

  • Công nghiệp cơ khí: sản xuất các loại dao dùng cho ngành da – giày

Trong các ngành công nghiệp trên, công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành da – giày chiếm số lượng lớn nhất với 40 doanh nghiệp, công nghiệp sản xuất da đã thuộc đứng vị trí thứ ba với 7 doanh nghiệp. Các ngành công nghiệp còn lại có số lượng không đáng kể, chỉ 1 – 2 doanh nghiệp mỗi ngành. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày được thành lập từ năm 2007 – 2008 nên đang trong giai đoạn triển khai dự án, nhiều doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động.
1.2.5.2.2Quy mô ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giày - da

  1. Số lượng ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giày - da

Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành giày da tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng bình quân 13,8%/năm giai đoạn 2006 – 2009.

Bảng 33: số lượng doanh nghiệp hỗ trợ ngành da – giày qua các năm



Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009




Tổng số

60

67

82

90

97

151

SX va li, túi sách, yên đệm

11

10

15

20

24




SX vali, túi xách và các loại tương tự, SX yên đệm

10

9

12

16

19

152

 SX giày dép

50

57

67

70

72




Tỷ trọng so với ngành công nghiệp da – giày (%)

34,88

40,36

46,07

53,89

55,43

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày.

Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày tăng bình quân 3,4%/năm giai đoạn 2006 – 2009, lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất là sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da – giày, bao gồm sản xuất đế giày, mũ giày, thuộc da,….
Bảng 34: lao động công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày qua các năm

Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

15

Tổng số (Người)

92.905

101.296

114.233

112.461

106.160

151

SX va li, túi sách, yên đệm

10.099

10.648

12.434

15.955

15.515




SX vali, túi xách và các

loại tương tự, SX yên đệm



10.081

10.605

12.115

15.553

15.085

152

 

82.906

90.648

101.799

96.506

90.627




SX giày dép

82.906

90.648

101.799

96.506

90.627

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày năm 2009 đạt gần gấp đôi so với năm 2005, khu vực sản xuất nguyên phụ liệu cho sản phẩm da – giày chiếm tỷ trọng cao nhất.

Bảng 35: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày theo giá thực tế (Tr. Đồng)







2005

2006

2007

2008

2009

 15

Tổng số

5.749.283

7.477.183

8.717.568

9.603.098

11.223.536

151

SX va li, túi sách, yên đệm

671.502

1.085.276

1.569.946

1.680.476

2.096.818

 

SX vali, túi xách và các

loại tương tự, SX yên đệm



670.031

1.082.644

1.036.534

1.098.714

1.739.211

152

SX giày dép

5.117.352

6.391.907

7.147.622

7.922.621

9.125.247

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Năng suất lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

Công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày có năng suất lao động thấp trong các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử – tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá sản xuất giá thực tế năm 2009 đạt 105,7 triệu đồng/người/năm. Mặc dù năng suất lao động có tăng lên nhưng nhìn chung vẫn còn khá thấp.

Bảng 36: Năng suất lao động công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày (Tr. Đồng/người/năm)



Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

15

Tổng số

61,9

73,8

76,3

85,4

105,7

151

SX va li, túi sách, yên đệm

66,5

101,9

126,3

105,3

135,2




SX vali, túi xách và các loại tương tự, SX yên đệm

66,5

102,1

85,6

70,6

115,3

152

 SX giày dép

61,7

70,5

70,2

82,1

100,7

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương
1.2.5.2.3Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp da – giày đạt mức trung bình và tiên tiến. Theo kết quả điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, máy móc thiết bị được khảo sát có trình độ công nghệ ở mức tiên tiến đạt 43%, ở mức trung bình đạt 51,2% và lạc hậu là 2,8%.
1.2.5.2.4Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

Nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua là rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da – giày tăng bình quân 10,8%/năm giai đoạn 2001 - 2010. Năm 2010 tỉnh Bình Dương nhập khẩu 274 triệu USD nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da – giày, con số này giảm đáng kể so với năm 2008 (năm 2008 nhập khẩu 478 triệu USD).

Mặc dù nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương là rất lớn nhưng thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày chủ yếu vẫn là thị trường nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án doanh thu tại thị trường trong nước chỉ chiếm 15,2% tổng doanh thu, doanh thu thị trường nước ngoài chiếm đến 84,8% tổng doanh thu.

Bảng 37: Sản lượng đế giày xuất khẩu

Giá trị (1000 đôi)

Tốc độ tăng b/q (%/năm)

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001 - 2010

13.130

13.397

29.578

39.955

8.521

10.581

11.820

-1,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương

Các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da – giày gặp khó khăn lớn nhất khi tiêu thụ ở thị trường trong nước là khó thâm nhập vào thị trường vì các nhà sản xuất giày dép có nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, 75% các ý kiến của ngành da – giày cho rằng doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành da – giày khó thâm nhập thị trường do các nhà sản xuất giày dép đã có thị trường cung cấp ổn định,


1.2.5.2.5Công tác xúc tiến thương mại

Công tác xúc tiến thương mại công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức được các doanh nghiệp đánh giá cao là thông qua công tác tiếp thị và qua các cuộc triển lãm, hội chợ.

Bảng 38: Các hình thức xúc tiến thương mại được áp dụng (%)

Quảng cáo

Qua website Cty

DN tự tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp



Qua Cty mẹ

15,38

7,69

30,77

7,69

0,00

38,46

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

Bảng 39: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thương mại được áp dụng (%)

Quảng cáo

Qua website Cty

DN tự tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp



Qua Cty mẹ

15,79

15,79

31,58

15,79

5,26

15,79

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án cho thấy có đến 31,6% doanh nghiệp cho rằng hình thức xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất chính là qua công tác tiếp thị của doanh nghiệp.


1.2.5.2.6Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày.

Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua chưa thật sự rõ nét. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, tiêu thụ ở thị trường nội địa không đáng kể, trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm ngành da giày phải nhập khẩu nguyên liệu.

Hình 3: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày (%).



Tiêu thụ trong nước

Tiêu thụ ngoài nước



Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án



Các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da – giày chủ yếu cũng là gia công cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để xuất khẩu, đặc biệt là công ty mẹ nên tiêu thụ ở thị trường nội địa chiếm tỷ trọng thấp.
1.2.5.2.7Phân bố ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày

Các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày chủ yếu phân bố bên ngoài các khu công nghiệp. Theo số liệu của Sở Công thương tỉnh Bình Dương, có đến 52,2% cơ sở doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp, 47,8% nằm trong các khu công nghiệp. Đáng chú ý có đến 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc da nằm ngoài khu công nghiệp. Đây là lĩnh vực hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương