SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ



tải về 3.78 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

1.2.4Các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.


Ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức. Nhà nước chưa có chính sách riêng nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ mà chỉ có những chính sách chung cho các các ngành, lĩnh vực nhà nước muốn khuyến khích phát triển theo những mục đích khác nhau chứ không phải cho riêng ngành công nghiệp hỗ trợ, ví dụ chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vào các khu, cụm công nghiệp; chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách khuyến khích phát triển công nghệ cao;…

Tháng 2 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, Quyết định 12 vẫn chưa có những chính sách mang tính đột phá để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu dựa vào các chính sách đã được ban hành. Cụ thể:



Về mặt bằng:

  • Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sử dụng đất trong các cụm công nghiệp thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.

  • Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích về mặt bằng sản xuất theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực:

  • Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật và chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

Về cung cấp thông tin:

Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách cung cấp thông tin, tư vấn theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.



Về tài chính:

  • Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được xem xét, cho hưởng các chính sách về thuế theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

  • Ngày 31 tháng 7 năm 2007 Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Theo quyết định này, tỉnh Bình Dương được quy hoạch phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt may; da giày; các khu công nghiệp khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ và ô tô; khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Bình Dương chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Trung ương về tổ chức triển khai thực hiện các nội dung này.

Tóm lại, việc chậm ban hành các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như các chương trình hành động tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đã ảnh hưởng không tốt đến phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát.

1.2.5Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương


Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thật sự phát triển mạnh từ năm 2005, chủ yếu thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp từ TP.HCM. Theo lý thuyết về quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua 5 giai đoạn, thì ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương chủ yếu nằm ở giai đoạn thứ nhất của quá trình phát triển. Điều này được thể hiện rõ nét đối với nhành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo. Phần lớn các cụm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc thiết bị. Ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn non trẻ và vị trí còn nhỏ bé, chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp.

Ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua hoạt động không có gì khác biệt với các ngành công nghiệp khác về mặt chính sách phát triển, các chế độ đãi ngộ. Xét trên bình diện cả nước, trung ương chưa có các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách cụ thể. Vì vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu dựa vào các chính sách phát triển chung của địa phương và những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai để thu hút đầu tư.


1.2.5.1Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.

1.2.5.1.1Xác định các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân và theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm những ngành sau:

  • Công nghiệp dệt cung cấp vải cho ngành công nghiệp may.

  • Công nghiệp sản xuất sợi cung cấp sợ cho ngành công nghiệp dệt.

  • Công nghiệp hoàn thiện sản phẩm dệt, bao gồm tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt; hồ vải,...

  • Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành may bao gồm sản xuất chỉ, khuy nút, dây kéo, nhãn mác.

  • Công nghiệp cơ khí chủ yếu sản xuất máy may, khuôn mẫu cho ngành dệt

  • Công nghiệp bao bì cung cấp các loại bao bì giấy, nhựa cho ngành dệt may

  • Công nghiệp hóa chất chủ yếu là các doanh nghiệp nhuộm

  • Công nghiệp in bao gồm các doanh nghiệp in các loại hoa văn lên vải

Trong các ngành công nghiệp trên, ngành công nghiệp dệt, công nghiệp hoàn thiện sản phẩm dệt, công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, công nghiệp sản xuất sợi có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất.

Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may trên địa bản tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2005 Bình Dương có 10 doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, đến năm 2008 Bình Dương có 25 doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, tăng bình quân 27,7%/năm giai đoạn 2006 – 2008.

Đối với ngành cơ khí phục vụ ngành dệt may, Bình Dương có 01 doanh nghiệp sản xuất máy may sản lượng năm 2009 đạt trên 400 ngàn máy.

Nhìn chung, các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương đa dạng, từ những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đến những doanh nghiệp dệt nhuộm, cung cấp bao bì, những doanh nghiệp chế tạo máy may,… Nếu các doanh nghiệp này có những mối liên kết với nhau thì sẽ có những tác động tích cực đến phát triển công nghiệp dệt may tỉnh Bình Dương.


1.2.5.1.2Quy mô ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

  1. Số lượng cơ sở ngành công nghiệp dệt.

Ngành công nghiệp dệt trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2009 có 101 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân 16,4%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Phần lớn các doanh nghiệp dệt tập trung ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may năm 2009 chiếm tỷ trọng 8,9% tổng số cơ sở ngành dệt – may và có xu hướng gia tăng.

Bảng 24: Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt



Mã ngành

 Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

13




Tổng số

55

68

78

90

101

 

131

SX sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt

29

36

42

44

49

 

 

SX sợi

12

14

19

19

22

 

 

SX vải dệt thoi

11

12

13

15

16

 

 

Hoàn thiện sản phẩm dệt

6

10

10

10

11

 

132

SX hàng dệt khác

26

32

36

46

32

 

 

SX vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

4

4

5

6

13

 

 

SX hàng may sẵn (trừ trang phục)

1

1

5

5

5

 

 

SX các loại dây bện và lưới

7

9

9

13

16

 

 

SX các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

13

17

17

21

22







Tỷ trọng so với toàn ngành dệt – may (%)

5,94

6,92

6,79

7,90

8,88

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương


  1. Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tăng từ 12% năm 2005 lên 13,7% năm 2009 trong toàn ngành công nghiệp dệt may. Tỷ trọng này có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2006 – 2009. Tốc độ tăng lao động bình quân 22,2%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Giai đoạn 2006 – 2009 lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tăng lên gấp đôi.

Bảng 25: lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp nghiệp dệt



Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

13

Tổng số (Người)

6.764

8.692

11.854

13.996

15.088

131


SX sợi, vải dệt thoi và

hoàn thiện sản phẩm dệt

3.885

4.607

5.871

7.264

7.440




SX sợi

1.671

1.839

2.625

3.416

3.197




SX vải dệt thoi

1.533

1.553

1.893

2.499

2.754




Hoàn thiện sản phẩm dệt

682

1.216

1.354

1.350

1.490

132

SX hàng dệt khác

2.879

4.085

5.983

6.732

5.022




SX vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

39

100

158

187

2.273




SX hàng may sẵn (trừ trang phục)

188

197

1.180

1.221

518




SX các loại dây bện và lưới

726

1.062

1.335

1.352

2.080




SX các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

1.884

2.684

3.256

3.896

4.100




 Tỷ trọng so với toàn ngành dệt may (%)

12,07

13,11

15,22

13,74

13,69

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may năm 2009 đạt giá trị sản xuất theo giá thực tế là 6.138 tỷ đồng, chiếm 36,85% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp dệt may. Tỷ trọng này có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2006 – 2009.

Bảng 26: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp dệt theo giá thực tế





ngành

Ngành  

2005

2006

2007

2008

2009

13

Tổng số

1.611.665

2.442.952

3.722.139

5.222.426

6.138.750

131

SX sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện

sản phẩm dệt



972.145

1.406.910

2.165.978

2.941.584

3.443.829




SX sợi

592.811

874.872

1.430.626

2.019.125

2.437.002




SX vải dệt thoi

289.489

363.949

533.258

708.295

793.807




Hoàn thiện sản phẩm dệt

89.846

168.089

202.093

214.164

213.020

132

SX hàng dệt khác

639.520

1.036.042

1.556.161

2.280.842

1.728.004




SX vải dệt kim, vải đan móc

và vải không dệt khác



6.752

42.487

49.896

74.937

664.454




SX hàng may sẵn (trừ trang phục)

78.173

87.319

193.016

260.031

281.417




SX các loại dây bện và lưới

103.159

182.768

254.643

430.725

729.911




SX các loại hàng dệt khác

chưa được phân vào đâu



449.841

722.094

1.046.486

1.495.539

1.553.142




Tỷ trọng so với toàn bộ ngành dệt may

23,63

30,16

34,36

39,22

36,85

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may có tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất thấp. Năm 2009 tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất ngành dệt là 19,3% và không có nhiều biến động từ năm 2007. Nguyên nhân tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất thấp chủ yếu là sản xuất gia công.

Bảng 27: Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp dệt theo giá thực tế



Mã ngành

Ngành

2007

2008

2009

13

Tổng cộng

19,17

20,44

19,31

131

SX sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt

18,63

19,04

15,89




SX sợi

16,87

15,70

13,47




SX vải dệt thoi

21,69

29,26

17,98




Hoàn thiện sản phẩm dệt

13,29

16,64

35,84

132

SX hàng dệt khác

19,91

22,25

26,29




SX vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

11,52

10,11

10,69




SX hàng may sẵn (trừ trang phục)

25,13

27,01

41,96




SX các loại dây bện và lưới

24,94

17,67

19,88




SX các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

18,23

23,31

21,53

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Năng suất lao động công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Năng suất lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2006 – 2009. Năng suất lao động tính trên doanh thu của ngành dệt tăng từ 238 triệu đồng/người năm 2005 lên 407 triệu đồng/người năm 2009. Các ngành có năng suất lao động cao nhất là sản xuất sợi và thấp nhất là ngành hoàn thiện sản phẩm dệt. Năng suất lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may gấp hơn 2 lần lớn hơn so với năng suất lao động của toàn ngành dệt may. Năng suất lao động ngành công nghiệp sản xuất sợi cao hơn các ngành khác trong nội bộ ngành dệt do phần lớn quy trình sản xuất đã được tự động hóa. Năng suất lao động của ngành sản xuất trang phục là thấp nhất và gia tăng không đáng kể.

Bảng 28: NSLĐ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may theo giá trị sản xuất



(ĐVT: Tr. Đông)

Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

13

Tổng số

238,3

281,1

314,0

373,1

406,9

131

SX sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt

250,2

305,4

368,9

405,0

462,9




SX sợi

354,9

475,9

545,1

591,1

762,4




SX vải dệt thoi

188,9

234,4

281,8

283,5

288,3




Hoàn thiện sản phẩm dệt

131,7

138,3

149,3

158,7

143,0

132

SX hàng dệt khác

222,1

253,7

260,1

338,8

344,1




SX vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

175,4

424,9

316,8

401,8

292,4




SX hàng may sẵn (trừ trang phục)

416,9

444,4

163,6

213,0

543,8




SX các loại dây bện và lưới

142,2

172,1

190,7

318,7

350,9




SX các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

238,8

269,0

321,5

383,9

378,8

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ số liệu Cục thống kê tỉnh Bình Dương
1.2.5.1.3Trình độ công nghệ công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Trình độ công nghệ công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may chủ yếu là trung bình và lạc hậu. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, đối với công nghiệp hỗ trợ ngành may mặc, chỉ có 24,8% máy móc thiết bị đạt trình độ tiên tiến, 63,3% đạt trình độ trung bình và 11,9% trình độ lạc hậu. Thực trạng về trình độ công nghệ nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.
1.2.5.1.4Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Nhu cầu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua là rất lớn. Nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương có xu hướng gia tăng qua các năm. Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu phục vụ thị trường nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, có đến 52% giá trị doanh thu ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may được mang lại từ thị trường nước ngoài, 48% tổng doanh thu được mang lại từ thị trường trong nước. Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may khi tiêu thụ ở thị trường trong nước vấn đề thâm nhập thị trường. Khó khăn lớn nhất đối với thị trường tiêu thụ nước ngoài là tìm kiếm khách hàng tiêu thụ, bị ép giá và thủ tục hải quan.

Bảng 29: Những khó khăn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may khi tiêu thụ thị trường trong nước (%)



Khó thâm nhập TT do DN SX

có nguồn CC ổn định



Khó thâm nhập TT do các DN
gia công được CC NPL

Thiếu các
DN SX FOB

TT BB bị cạnh tranh
bởi hàng ngoại nhập

Khác

30,19

18,87

16,98

26,42

7,55

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

Bảng 30: Những khó khăn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may khi tiêu thụ thị trường nước ngoài (%)



Thủ tục hải quan

Tìm kiếm khách hàng

Bị ép giá

Khác

26,32

42,11

28,95

2,63

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án
1.2.5.1.5Công tác xúc tiến thương mại của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.

Công tác xúc tiến thương mại công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may được thực hiện thông qua nhiều hình thức, bao gồm: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Qua trang web của doanh nghiệp; Qua công tác tiếp thị của doanh nghiệp; Qua các cuộc triển lãm, hội chợ; Nhờ công ty tiếp thị chuyên nghiệp quảng bá sản phẩm; Thông qua công ty mẹ;… Trong các hình thức trên, hình thức qua công tác tiếp thị của doanh nghiệp được cho là quan trọng nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bảng 31: Các hình thức xúc tiến thương mại được áp dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may (%)

Quảng cáo

Qua website Cty

Tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp



Qua Cty mẹ

Khác

14,56

14,56

27,18

16,50

12,62

11,65

2,91

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

Bảng 32: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thương mại được áp dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may (%)



Quảng cáo

Qua website Cty

Tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp



Qua Cty mẹ

Khác

17,86

16,96

25,00

17,86

13,39

8,93

0,00

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án
1.2.5.1.6Thực trạng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.

Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được thể hiện thông qua thị trường tiêu thụ và đối tượng tiêu thụ sản phẩm. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, thị trường tiêu thụ trong nước của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chiếm 48% doanh thu và thị trường nước ngoài chiếm 52% doanh thu. Đối với thị trường tiêu thụ trong nước, cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh chiếm 18,2% và cung cấp cho các nhà sản xuất ngoài tỉnh chiếm 47,5%, cung cấp cho các doanh nghiệp bán buôn là 21,9%. Như vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương bước đầu tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nươc.

Hình 2: Cơ cấu doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.



Tiêu thụ trong nước

Tiêu thụ ngoài nước



Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án


1.2.5.1.7Phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Cũng giống như ngành công nghiệp dệt may, các ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp dệt may tập trung chủ yếu ngoài khu công nghiệp. Theo số liệu của Sở Công thương tỉnh Bình Dương, đến năm 2008 chỉ mới 43% doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may là tập trung vào các khu công nghiệp, 57% số doanh nghiệp còn lại tập trung ngoài các khu công nghiệp.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương