SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Hiện trạng thị trường tiêu thụ các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương



tải về 3.78 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

1.1.2Hiện trạng thị trường tiêu thụ các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.1.2.1Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp dệt – may


Sản phẩm ngành công nghiệp dệt – may trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm quần áo may sẵn, vải sợi các loại. Thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu sang các nước. Tiêu thụ nội địa không đáng kể. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là các doanh nghiệp định hướng sản phẩm vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thị trường xuất khẩu được mở rộng. Ngoài ra, phần lớn sản phẩm công nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương được sản xuất theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài để xuất khẩu, đặc biệt là gia công cho các công ty mẹ. Gia công chiếm tỷ trọng khá lớn, trong khi đó sản xuất theo phương thức FOB chiếm tỷ trọng thấp. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, trong ngành công nghiệp dệt may, gia công chiếm đến 61,6% và sản xuất FOB chiếm 38,4%.

1.1.2.2Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp da – giày


Sản phẩm của ngành công nghiệp da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu gồm các loại giày dép, đế giày, túi xách bằng da và giả da. Cũng như ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp da – giày phần lớn là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư, thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chủ yếu cũng gia công cho nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án được tiến hành vào năm 2009, có đến 87,34% sản phẩm giày dép, túi xách sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, 12,66% tiêu thụ ở thị trường trong nước. Gia công chiếm 58,54% và sản xuất FOB chiếm 41,46%.

1.1.2.3Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp cơ khí


Mặt hàng chủ yếu của ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương là lắp ráp ô tô các loại, dây dẫn điện cho ô tô, bình accuy, các sản phẩm cơ khí xây dựng, cơ khí tiêu dùng. Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất không đáng kể. Sản phẩm cơ khí quy mô lớn do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chi phối. Phần lớn các sản phẩm cơ khí được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Theo số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, thị trường trong nước chiếm 66% tổng doanh thu và thị trường nước ngoài chiếm 34% tổng doanh thu của các doanh nghiệp.

1.1.2.4Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp điện tử – tin học.


Ngành công nghiệp điện tử – tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương mới phát triển trong những năm gần đây, quy mô còn nhỏ bé nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn. Sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học chủ yếu lắp ráp các linh kiện điện tử; sản xuất, lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng. Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp điện tử – tin học chủ yếu là thị trường nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án vào năm 2009, thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng 51,8% và thị trường trong nước chiếm tỷ trọng 48,2% tổng doanh thu. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm hàng linh kiện điện tử.

1.1.2.5Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến gỗ, giường tủ bàn ghế


Công nghiệp chế biến gô và sản xuất giường tủ bàn ghế phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây, đưa Bình Dương trở thành địa phương có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ lớn nhất nước. Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giường tủ bàn ghế trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm đồ gỗ các loại, các loại gỗ xẻ, ván ép,... Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giường tủ bàn ghế chủ yếu xuất khẩu sang các nước. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, có đến 92,1% sản phẩm đồ gỗ được xuất khẩu, 17,9% tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Tóm lại, thị trường tiêu thụ các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu là thị trường nước ngoài, đặc biệt là các nhóm ngành dệt – may, da – giày, điện tử - tin học và chế biến gỗ. Công nghiệp cơ khí chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển trên nền tảng thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang các nước.

Bảng 8: Thị trường tiêu thụ các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ.

Ngành

Thị trường tiêu thụ (% trên doanh thu)




Thị trường trong nước

Thị trường nước ngoài

Dệt - May

5,56

94,44

Da - Giày

12,66

87,34

Cơ khí

65,98

34,02

Điện tử - tin học

48,17

51,83

Chế biến gỗ

7,86

92,14

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

1.1.3Đánh giá hiện trạng tình hình cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ.


Cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương phụ thuộc nhiều vào các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm các khách hàng đặt gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với hình thức gia công, phần lớn khách hàng đặt gia công cung cấp 100% nguyên liệu cho các doanh nghiệp nhận gia công, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt – may, da – giày. Đối với sản xuất theo đơn đặt hàng, nhà sản xuất phải mua các loại vật tư, nguyên liệu chính theo chỉ định của khách hàng. Tỷ lệ này là 50% đối với các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày. Các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ các nhà sản xuất mua nguyên liệu, linh kiện theo chỉ định của khách hàng là không đáng kể. Xét trên phương diện nguồn gốc xuất xứ, nguồn nguyên liệu nhập khầu, được cung cấp từ công ty mẹ chiếm tỷ trọng lớn, nguyên liệu được cung cấp từ các nhà sản xuất nguyên liệu trong tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 9: Hình thức sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ tỉnh Bình Dương



Ngành 

Hình thức sản xuất

Cung cấp nguyên liệu gia công

Cung cấp nguyên liệu

cho SX FOB






Gia công

FOB

Khác

Khách hàng

cung cấp 100%



Khách hàng cung

cấp một phần



DN tự lo

DN tự lo

Mua theo chỉ định

của khách hàng



Dệt - May

61,65

32,68

5,67

60,71

32,14

7,14

50,00

50,00

Da - Giày

58,54

40,82

0,65

77,78

16,67

5,56

50,00

50,00

Cơ khí

27,83

65,75

6,42

15,38

23,08

61,54

78,95

15,79

Điện tử - tin học

12,24

82,00

5,76

16,67

0,00

83,33

100,00

0,00

Chế biến gỗ

37,85

61,84

0,31

18,18

31,82

50,00

94,12

5,88

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

1.1.3.1 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt - may


Nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiêp dệt may là rất lớn và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, năm 2005 nguyên phụ liệu nhập khẩu cho gia công may mặc là 215 triệu USD, năm 2010 tăng lên 383 triệu USD, tăng bình quân 12,24%/năm. Theo số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhiều nhất là từ công ty mẹ, tiếp đến là từ các nhà phân phối, từ các khách hàng đặt gia công, nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất, cung cấp từ các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 10: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt - may (%)



Từ DN SX

trong tỉnh



Từ DNSX

ngoài tỉnh



NK

Từ Cty mẹ

Từ nhà phân phối

Từ khách hàng

đặt gia công



Khác

2,30

5,19

10,12

38,64

26,08

17,39

0,27

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

Doanh nghiệp dệt may được cung cấp nguyên phụ liệu từ công ty mẹ chiếm tỷ trọng lớn do công ty mẹ bao tiêu sản phẩm và công ty mẹ là doanh nghiệp sản xuất các loại nguyên phụ liệu này. Các nhà phân phối có những lợi thế trong việc cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt may, những lợi thế cơ bản là sự phong phú về chủng loại hàng hóa và phong phú về các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu.

Bảng 11: Nguyên nhân mua nguyên liệu của các doanh nghiệp ngành dệt - may (%)

Nguyên nhân mua nguyên liệu từ Cty mẹ

Nguyên nhân mua hàng từ nhà phân phối

Cty mẹ

bao tiêu SP



Giá rẻ hơn

Chất lượng

Cty mẹ SX

Tiện lợi

Hàng hóa

phong phú



Chuyên nghiệp

CC hàng

số lượng lớn



Giá cả

hợp lý


46,67

13,33

13,33

26,67

37,50

25,00

18,75

6,25

12,50

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

1.1.3.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp da – giày.


Cũng như ngành công nghiệp dệt – may, nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp da – giày chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương là rất lớn. Giai đoạn 2001 đến năm 2010 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da – giày tỉnh Bình Dương tăng bình quân 10,83%/năm. Năn 2000 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu da – giày đạt 98 triệu USD, năm 2010 đạt 274 triệu USD. Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành da – giày năm 2010 giảm đáng kể so với các năm trong giai đoạn 2006 – 2010. Nguyên nhân của tình hình trên là do tốc độ tăng trưởng của ngành da – giày bắt đầu chậm lại. Theo số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp da – giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương cao nhất là từ các công ty mẹ, tiếp đến là nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất, từ các khách hàng đặt gia công, từ các doanh nghiệp sản xuất ngoài tỉnh và cung cấp từ các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 12: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp da – giày (%)



Từ DN SX

trong tỉnh



Từ DNSX

ngoài tỉnh



NK

Từ Cty mẹ

Từ nhà PP

Từ khách

hàng đặt gia công



7,77

17,23

23,47

30,74

0,85

19,95

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án
Doanh nghiệp ngành da – giày được cung cấp nguyên phụ liệu từ công ty mẹ do công ty mẹ bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, chất lượng tốt cũng là yếu tố quan trọng. Nguyên nhân nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất mặt hàng da – giày chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài đặt gia công và cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu. Nhập khẩu nguyên phụ liệu còn xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, trong nước chưa có khả năng sản xuất được và chất lượng hàng hóa trong nước không đảm bảo cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Bảng 13: Nguyên nhân nhập khẩu nguyên phụ liệu và mua nguyên phụ liệu từ công ty mẹ của công nghiệp da – giày (%)



Nguyên nhân nhập khẩu nguyên liệu

Nguyên nhân mua nguyên liệu từ Cty mẹ

Chất lượng tốt

Giá rẻ

Theo yêu cầu

của khách hàng



DN nước ngoài

đặt gia công cung cấp NPL



Trong nước

không SX được



Cty mẹ bao tiêu SP

Giá rẻ hơn

Chất lượng

Cty mẹ SX

17,39

8,70

21,74

34,78

17,39

41,67

16,67

25,00

16,67

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

1.1.3.3Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp cơ khí


Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương cao nhất vẫn là nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất, từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh, cung cấp từ các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Bảng 14: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp cơ khí (%)



Từ DN
trong tỉnh

Từ DN
ngoài tỉnh

NK
trực tiếp

Từ CTy mẹ

Từ nhà PP

Từ KH
đặt gia công

Khác

20,2

24,1

31,7

18,5

3,0

3,8

1,6

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.

Nguồn nguyên liệu trong nước cung cấp cho ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu là cho cơ khí tiêu dùng, cơ khí xây dựng không đòi hỏi chất lượng quá cao, đồng thời dễ sản xuất. Nguyên liệu cung cấp cho ngành cơ khí đòi hỏi chất lượng cao, cơ khí chính xác thì khả năng sản xuất trong nước còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của thì trường về mặt chất lượng và số lượng.

Ngành công nghiệp cơ khí tỉnh Bình Dương tiêu thụ nguyên liệu từ các doanh nghiệp trong tỉnh chiếm tỷ trọng cao xuất phát từ những nguyên nhân như chất lượng tốt và giá cả hợp lý, gần nơi sản xuất, uy tín và giao hàng đúng hạn.

Bảng 15: Nguyên nhân mua nguyên liệu từ các doanh nghiệp trong tỉnh của ngành công nghiệp cơ khí (%)



Gân nơi SX

Chất lượng tốt,

giá cả hợp lý



DN trong tỉnh đặt

gia công cung cấp

nguyên liệu


Uy tín

Khách quen

Chăm sóc tốt

19,67

21,31

9,84

18,03

16,39

14,75

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.

Bảng 16: Nguyên nhân mua nguyên liệu từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh của ngành công nghiệp cơ khí (%)



Trong tỉnh

chưa SX


Chất lượng DN SX

trong tỉnh không bảo đảm



DN đặt gia

công trong tỉnh

cung cấp NPL


DN SX trong

tỉnh cung cấp NL

giá cao hơn


Uy tín

Khách quen

Chăm sóc tốt

10,71

17,86

7,14

16,07

21,43

14,29

12,50

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.

Bảng 17: Nguyên nhân nhập khẩu nguyên liệu của ngành công nghiệp cơ khí (%)



Chất lượng tốt

Giá rẻ

Yêu cầu KH

DN gia công NN CC

Trong nước không SX được

Khác

33,33

22,92

14,58

4,17

22,92

2,08

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.

1.1.3.4 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp điện tử - tin học


Theo kết quả khảo sát đề án do nhóm nghiên cứu tiến hành năm 2009, nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp điện tử - tin học chủ yếu là nhập khẩu, từ các công ty mẹ và từ các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh.

Bảng 18: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp điện tử - tin học (%)



Từ DN SX trong tỉnh

Từ DNSX ngoài tỉnh

NK trực tiếp từ DN SX

Từ Cty mẹ

Từ nhà PP

12,20

9,91

52,95

24,72

0,22

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát đề án

Nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp ngành điện tử - tin hoạc phải nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất là vì các linh kiện điện tử hiện nay trong nước chưa sản xuất được, đồng thời có chất lượng tốt hơn so với sản xuất trong nước.

Bảng 19: Nguyên nhân nhập khẩu nguyên liệu của ngành điện tử - tin học (%)

Chất lượng tốt

Giá rẻ

Theo yêu cầu khách hàng

DN nước ngoài

đặt gia công cung

cấp linh kiện


Trong nước

không SX được



25,81

16,13

19,35

9,68

29,03

1.1.3.5Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, giường tủ bàn ghế.


Bình Dương có thế mạnh về sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, nhưng không có nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất đồ gỗ. Gỗ để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Dương chủ yếu từ nhập khẩu và được cung cấp từ các địa phương khác trong nước. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án tiến hành năm 2009, nguyên liệu gỗ cho sản xuất chủ yếu từ ba nguồn chính là nhập khẩu (chiếm 38,3%, từ các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh (37%) và các doanh nghiệp sản xuất ngoài tỉnh (22,47%). Nguyên liệu được cung cấp từ các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh thực chất vẫn là thu mua từ các địa phương khác và nhập khẩu. Ngoài nguyên liệu gỗ cho ba nguồn chính là ản xuất đồ gỗ xuất khẩu, ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cần nhiều loại máy móc thiết bị, tuy nhiên hiện nay những mặt hàng này chủ yếu là nhập khẩu.

1.1.4Phân tích, đánh giá hiện trạng tình hình đầu tư, công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ.


Tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã thu hút lượng vốn đầu tư rất lớn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số lượng các cơ sở sản xuất các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 2001 – 2010, bình quân tăng 11,65%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp.

Bảng 20: Số lượng cơ sở sản xuất các ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương

Ngành

Cơ sở sản xuất

(Cơ sở)

Tốc độ tăng bình quân

(%/năm)




2000

2005

2010

2001 – 2005

2006 - 2010

2001 - 2010

Toàn ngành công nghiệp

3.342

5.441

7.709

10,24

7,22

8,72

CSXS của 5 ngành nghiên cứu

1.693

3.274

5.097

14,1

9,26

11,65

Dệt - May

580

926

1.248

9,81

6,15

7,96

Da - Giày

78

172

188

17,14

1,79

9,2

Cơ khí chế tạo

447

1.068

1.761

19,03

10,52

14,7

Điện tử - Tin học

8

23

59

23,52

20,73

22,12

Chế biến gỗ

580

1.085

1.841

13,34

11,15

12,24

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương

Trong 5 nhóm ngành công nghiệp mà đề án tập trung nghiên cứu, các ngành công nghiệp thu hút nhiều vốn đầu tư bao gồm công nghiệp cơ khí, chế biến gỗ và dệt – may. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương, tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế này trong 5 nhóm ngành đề án tập trung nghiên cứu là khá cao, đặc biệt là ngành điện tử tin học, dệt may, cơ khí.



Bảng 21: Vốn sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương

Ngành công nghiệp

Tổng vốn SXKD

(Tỷ đồng)



Cơ cấu vốn SXKD khu vực FDI

(%)





2005

2006

2007

2008

2009

2005

2006

2007

2008

2009

Dệt - May

6.222

7.939

9.775

12.222

14.298

74,09

69,15

79,32

75,00

78,34

Da - Giày

5.339

5.988

8.029

8.944

9.156

69,43

72,70

66,17

70,16

69,27

Cơ khí

10.907

14.272

20.179

25.208

32.351

79,66

81,04

79,97

82,38

77,51

Điện tử - Tin học

1.712

2.721

4.215

6.232

7.748

96,73

98,53

96,65

93,73

93,57

Chế biến gỗ

11.694

14.750

21.262

24.362

27.601

68,21

66,87

64,14

61,50

59,75

Nguồn: Tính toán từ số liệu cục thống kê tỉnh Bình Dương

Song song với việc đầu tư mới thông qua thành lập các dự án đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị,...

Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp dệt - may, da – giày, cơ khí chế tạo, điện tử – tin học, chế biến gỗ tỉnh Bình Dương nhìn chung đạt trình độ tiên tiến và trung bình.

Biểu đồ 1: Trình độ công nghệ các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án


1.1.5Hiện trạng phân bố các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ.


Các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ phân bố chủ yếu ở thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, khu vực Nam Tân Uyên. Đây là những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi do gần TP.HCM, có khả năng thu hút lực lượng lao động trình độ cao từ TP.HCM đến làm việc. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực này khá phát triển, thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã được hình thành ở các khu vực này, hiện nay đa số các khu công nghiệp đã lấp đầy.

Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, còn nhiều doanh nghiệp hoạt động ngoài các khu công nghiệp, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nếu không được quản lý tốt.


1.1.5.1 Phân bố ngành công nghiệp dệt may


Có khoảng 97,5% số lượng các cơ sở dệt may thuộc loại hình doanh nghiệp tỉnh Bình Dương phân bố ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp nằm gần TP.HCM. Hiện tại các khu công nghiệp này hoạt động mang tính chất đa ngành và gần như đã lắp đầy. Bình Dương chưa có các khu công nghiệp chuyên ngành cho ngành công nghiệp dệt may.

1.1.5.2 Phân bố các ngành công nghiệp da – giày


Hiện nay có khoảng 62% số doanh nghiệp da – giày nằm ngoài các khu công nghiệp, 38% nằm trong các khu công nghiệp. Bình Dương thu hút nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc da, phần lớn các doanh nghiệp này nằm ngoài các khu công nghiệp, không có hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường sinh thái.

1.1.5.3 Phân bố ngành công nghiệp cơ khí


Ngành công nghiệp cơ khí phân bố chủ yếu ngoài khu công nghiệp. Có đến 62,3% tổng số cơ sở thuộc loại hình doanh nghiệp phân bố ở ngoài khu công nghiệp, 37,7% phân bố trong các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp cơ khí tập trung chủ yếu gần khu vực TP.HCM. Các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp cũng tập trung chủ yếu gần khu vực TP.HCM. Việc phần lớn các khu công nghiệp và các doanh nghiệp tập trung chủ yếu gần TP.HCM nhằm khai thác những nguồn lực từ TP.HCM, như nguồn nhân lực và các dịch vụ phục vụ khác.

1.1.5.4 Phân bố ngành công nghiệp điện tử – tin học


Có đến 55,4% số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, 44,6% doanh nghiệp hoạt động ngoài khu công nghiệp. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp điện tử – tin học hoạt động. Thị xã Thuận An (có khu công nghiệp Việt Nam - Singapore) và huyện Bến Cát (có khu công nghiệp Mỹ Phước II) là hai địa phương tập trung các doanh nghiệp ngành điện - điện tử nhiều nhất so với các huyện thị khác.

Bảng 22: phân bố các ngành công nghiệp dệt may, giày da, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ trong các khu công nghiệp đang hoạt động.

 STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

Tỷ trọng (%)







Dệt

May

Giày da

Cơ khí

Điện tử -

Tin học


Chế biến gỗ

Tổng cộng

 

Thị xã Dĩ An

20,30

17,29

12,78

30,83

4,51

14,29

100,00

1

Sóng Thần I

20,55

13,70

13,70

31,51

5,48

15,07

100,00

2

Sóng Thần II

10,26

25,64

10,26

35,90

0,00

17,95

100,00

3

Bình Đường

40,00

20,00

20,00

10,00

10,00

0,00

100,00

4

Tân Đông Hiệp A

33,33

0,00

33,33

0,00

0,00

33,33

100,00

5

Tân Đông Hiệp B

20,00

0,00

0,00

60,00

20,00

0,00

100,00

6

Dệt may Bình An

66,67

33,33

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

 

Thị xã Thuận An

10,98

18,90

7,32

33,54

22,56

6,71

100,00

7

Đồng An

10,14

14,49

8,70

46,38

10,14

10,14

100,00

8

Việt Hương

26,32

21,05

15,79

10,53

21,05

5,26

100,00

9

Việt Nam-Singapore (VSIP)

7,89

22,37

3,95

27,63

34,21

3,95

100,00

 

Huyện Bến Cát

10,49

9,09

12,59

44,06

12,59

11,19

100,00

11

Mỹ Phước1

17,14

14,29

11,43

34,29

2,86

20,00

100,00

12

Mỹ Phước 2

8,51

6,38

6,38

48,94

21,28

8,51

100,00

13

Việt Hương 2

26,32

15,79

42,11

10,53

0,00

5,26

100,00

14

Mai Trung

0,00

0,00

0,00

66,67

0,00

33,33

100,00

15

Mỹ Phước 3

0,00

5,26

7,89

63,16

18,42

5,26

100,00

16

Bàu Bàng

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

100,00

 

Tân Uyên

0,00

22,35

2,35

63,53

1,18

10,59

100,00

17

Nam Tân Uyên

0,00

5,00

5,00

55,00

5,00

30,00

100,00

10

Đất Cuốc

0,00

41,46

2,44

56,10

0,00

0,00

100,00

 

Khu liên hợp

 

 

 

 

 

 

0,00

18

Sóng Thần III

0,00

0,00

0,00

62,50

0,00

37,50

100,00

19

Đại Đăng

0,00

7,14

0,00

92,86

0,00

0,00

100,00

20

Kim Huy

0,00

0,00

0,00

100,00

0,00

0,00

100,00

21

VSIP II

0,00

0,00

0,00

100,00

0,00

0,00

100,00

 

Tổng cộng

10,14

16,25

8,83

41,98

12,87

9,92

100,00

Nguồn: tính toán từ số liệu của Sở công thương tỉnh Bình Dương cung cấp
Bảng 23: phân bố các ngành công nghiệp dệt may, giày da, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ ngoài các khu công nghiệp đang hoạt động.

Stt

Địa phương

Tỷ trọng (%)







Dệt

May

Giày da

Cơ khí

Điện tử -

Tin học


Chế biến gỗ

Tổng cộng

1

TX. Thuận An

8,24

17,39

9,38

20,82

6,18

37,99

100,00

2

TX. Dĩ An

7,03

7,81

9,77

28,13

6,64

40,63

100,00

3

H. Tân Uyên

4,05

6,76

7,66

13,06

3,15

65,32

100,00

4

H. Bến Cát

10,43

11,30

7,83

8,70

3,48

58,26

100,00

5

TX. TDM

5,03

8,18

6,92

23,90

2,52

53,46

100,00

6

H. Dầu Tiếng

0,00

11,14

0,00

70,38

17,30

1,17

100,00

7

H. Phú Giáo

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

100,00




Tổng cộng

5,41

11,41

6,71

31,29

7,69

37,48

100,00

Nguồn: tính toán từ số liệu của Sở công thương tỉnh Bình Dương cung cấp

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương