SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Phân tích, đánh giá hiện trang phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn t



tải về 3.78 Mb.
trang5/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

1.2Phân tích, đánh giá hiện trang phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.2.1Khái niệm ngành công nghiệp hỗ trợ


Công nghiệp hỗ trợ là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng... cho khâu lắp ráp cuối cùng3.

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định 12/2011/QĐ-TTg:



«Công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng4

Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ thể hiện qua mô hình sau5:


1.2.2Các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ đối với các nước đang phát triển.


Ở các nước đang phát triển, quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thường qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Việc sản xuất được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các cụm linh kiện nhập khẩu. Số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước có rất ít.

Giai đoạn 2: Nội địa hóa thông qua sản xuất tại chỗ, các nhà lắp ráp chuyển sang sử dụng linh, phụ kiện sản xuất trong nước. Thường những linh, phụ kiện này là những loại thông dụng, dùng chung. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp trong nước có tăng lên nhưng thường ít tăng số lượng các nhà sản xuất phụ trợ, tính cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm này không cao.

Giai đoạn 3: Xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm phụ trợ chủ chốt như sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ôtô - xe máy, chíp IC điện tử, nguyên vật liệu cao cấp... một cách độc lập không theo yêu cầu của các nhà lắp ráp. Giai đoạn này phát triển mạnh mẽ việc gia công tại nước sở tại các chi tiết phụ tùng có độ phức tạp cao, khối lượng hàng hóa nhập khẩu để lắp ráp giảm dần.

Giai đoạn 4: Giai đoạn tập trung các ngành công nghiệp phụ trợ, phần lớn các chi tiết, phụ tùng, linh kiện đã được tiến hành sản xuất tại nước sở tại, kể cả một phần các sản phẩm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm linh kiện đó. Giai đoạn này, số lượng các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ tăng lên cho mỗi chủng loại sản phẩm, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất phụ trợ trở nên gay gắt hơn. Xu thế chung của cạnh tranh lúc này là hạ giá thành sản xuất trong khi vẫn duy trì phát triển chất lượng sản phẩm.

Giai đoạn 5: Giai đoạn nghiên cứu phát triển và xuất khẩu. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hóa. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu dịch chuyển các thành tựu nghiên cứu, phát triển tới nước sở tại. Năng lực nghiên cứu, phát triển nội địa cũng đã được củng cố và phát triển. Bắt đầu giai đoạn sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để.

1.2.3Tổng quan tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.


Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong thời gian gần đây công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Về mặt chính sách, Việt Nam đã quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Bản Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT đã được xây dựng. Khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam là khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản số 1 tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2009. Đây là một phần trong nội dung của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Cho tới thời điểm khởi công xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ số 1, các đối tác thực hiện chương trình phía Nhật Bản đã cam kết trong năm 2009 sẽ đưa 50 doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư trực tiếp khoảng 100 triệu USD vào đầu tư, nhằm hỗ trợ các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cũng như góp phần không nhỏ vào việc tăng cường thu hút các ngành công nghệ cao vào Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyển gia kinh tế, tuy còn rất nhiều những hạn chế và khó khăn nhưng trong những năm gần đây ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã tiến bộ. Ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay đã thành công ở lĩnh vực sản xuất xe máy và điện gia dụng. Ngành sản xuất xe máy có các tập đoàn lớn của Nhật Bản, đặc biệt là Đài Loan đầu tư góp vốn liên doanh xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về phụ tùng trong nước. Tương tự, ngành điện gia dụng cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70-80%.

Ngoài ra, Nhật Bản còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Chương trình kéo dài từ tháng 1/2010 đến tháng 1/2013, được thực hiện trên cơ sở Hiệp định Hợp tác kỹ thuật đã ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản năm 1998. Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (TAC Hà Nội) – đơn vị trực thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, đã được JICA lựa chọn làm đối tác thực hiện Chương trình. Chương trình hướng đến 2 mục tiêu chính là hỗ trợ các DNNVV Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý, cải tiến năng suất chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong các lĩnh vực sản xuất như: ô tô, xe máy, điện tử gia dụng, điện tử và máy móc,… Bên cạnh đó, nâng cao năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên TAC Hà Nội.

Nội dung hỗ trợ bao gồm: quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, 3S/5S, kỹ thuật gia công cơ khí, kỹ thuật đúc, marketing. Mục tiêu cụ thể là sau 3 năm có 100 doanh nghiệp được hỗ trợ, trong đó tại Hà Nội là 70 doanh nghiệp, TP. HCM 30 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đạt được 5 cải tiến; 30 công ty của Việt Nam được các công ty Nhật ký hợp đồng hợp tác hoặc tăng giá trị hợp đồng hiện tại.

Để đảm bảo kết quả hoạt động của Chương trình, quy trình hỗ trợ được tiến hành như sau: TAC Hà Nội cùng TNV tiến hành khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ để xây dựng cơ sở dữ liệu, nhằm lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thông qua các chuyến thăm, làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, TAC Hà Nội và các TNV xem xét lựa chọn doanh nghiệp sẽ triển khai hỗ trợ. Sau đó, doanh nghiệp được thông báo kết quả lựa chọn và chương trình hỗ trợ tại doanh nghiệp sẽ được TAC Hà Nội và các TNV xác lập. Quá trình hỗ trợ được tiến hành đầu tiên bằng các giải pháp để cải thiện tăng năng suất, chất lượng, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại trong vấn đề công nghệ… sau đó, là đi vào những khía cạnh cơ bản của quản lý công ty. Thông qua các hình thức đào tạo, tư vấn tại hiện trường và thảo luận, Chương trình giúp các doanh nghiệp nắm bắt rõ vấn đề, đưa ra các giải pháp xử lý, giải quyết nhằm đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả quản lý.

Mặc dù có những tiến bộ, công nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp. Nguyên liệu, phụ tùng của hầu hết các ngành công nghiệp đều phải nhập khẩu. Theo đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa phát triển, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, quy cách, mẫu mã,... Trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp, có đến 70% – 80% sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản tại Việt Nam cho biết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể cung ứng được thùng các-tông còn toàn bộ phải nhập khẩu từ Nhật Bản, kể cả vỏ chai. Công ty Daihatsu (Nhật) đã từng sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung ứng ốc vít, khảo sát tới 64 doanh nghiệp nhưng không lựa chọn được nhà cung ứng nào đạt tiêu chuẩn quốc tế. Canon cũng phải mất một thời gian dài mới tìm được nhà cung ứng tại Việt Nam, song 90% trong số đó lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Ngành công nghiệp dệt may, da giày hiện nay cũng chỉ mới nội địa hóa khoảng 30% - 40%. Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã được bàn đến từ 10 năm trước nhưng đến nay chưa có nhiều tiến triển.

Chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo GS. Tsuboi, Đại học Waseda - Nhật Bản, Việt Nam chưa tiến kịp các nước ASEAN khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore... bởi công nghiệp hỗ trợ của các nước này đã phát triển dựa vào chiến lược, chính sách và cả những quy định cụ thể khác.

Việt Nam được biết đến với lợi thế so sánh là nguồn nhân lực có chi phí thấp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay còn yếu về trình độ tay nghề cũng như chuyên môn. Tập đoàn Intel của Mỹ đầu tư cơ sở sản xuất nên cần nguồn nhân lực rất lớn, khi xét tuyển hàng nghìn người chỉ lấy được vài chục người. Đây là một điều chưa từng xảy ra đối với tập đoàn Intel ở các nước Đông Nam Á.

Tình hình trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự quan tâm của nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa đúng mức. Theo đánh giá của ông Phan Đăng Tuất - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược & Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương sau khi đi khảo sát Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, và Thái Lan cho biết ở các nước này nền công nghiệp hỗ trợ được phát động từ phía Chính phủ, còn ở Việt Nam thì ngược lại, nó được phát động từ giới nghiên cứu và doanh nghiệp.

Thứ hai, sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Không ít doanh nghiệp vẫn cho rằng sản xuất phụ tùng, linh kiện hiệu quả thấp, lợi nhuận không nhiều nên ít doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Bộ Công thương và các bộ, ngành địa phương có liên quan đã nhiều lần phối hợp với các tổ chức như JICA, JETRO (Nhật Bản) tổ chức triển lãm, hội thảo về CNHT, kể cả triển lãm “ngược”, tức là phía Nhật Bản mang các loại linh kiện, phụ tùng họ cần mua sang trưng bày ở Việt Nam để mời doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nhưng cũng không nhận được nhiều sự quan tâm.


Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương