SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP


Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí



tải về 3.78 Mb.
trang8/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   30

1.2.5.3Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí


Công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp cơ khí có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương. Đây là ngành công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị, phụ tùng cho các ngành kinh tế khác.
1.2.5.3.1Nhận dạng các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Việt Nam được ban hành theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007/QĐ-TTg, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí bao gồm các ngành sau đây:

Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, bao gồm: SX mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện; SX pin và ắc quy; SX dây cáp, sợi cáp quang học; SX dây, cáp điện và điện tử khác; SX thiết bị dây dẫn điện các loại.

Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn bao gồm công nghiệp sản xuất các cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi phục vụ cho các ngành xây dựng và các ngành sản xuất khác; Rèn, dập, ép và cán kim loại; Gia công cơ khí; Xử lý và tráng phủ kim loại; Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay cho các ngành sản xuất; Sản xuất các loại đai ốc,...

Công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu bao gồm:

  • Sản xuất máy thông dụng: Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy); Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu; Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác; Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động; Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung; Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp; Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén; Sản xuất máy thông dụng khác

  • Sản xuất máy chuyên dụng: Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp; Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại; Sản xuất máy luyện kim; Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng; Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da; Sản xuất máy chuyên dụng khác: Sản xuất máy sản xuất vật liệu xây dựng, Sản xuất máy chuyên dụng khác chưa được phân vào đâu

Công nghiệp sản xuất xe có động cơ bao gồm sản xuất xe có động cơ; Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc; Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe;

Công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác bao gồm đóng tàu và thuyền; Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí; Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe; Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu: Sản xuất mô tô, xe máy; Sản xuất xe đạp và xe cho người tàn tật; Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu.

Đến năm 2008, ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 195 doanh nghiệp, tăng 79 doanh nghiệp so với năm 2005, chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp ngành cơ khí, tốc độ tăng bình quân 18,9%/năm. Có thể nói đây là tỷ lệ cao nhất của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Trong các ngành công nghiệp hỗ trợ nói trên, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn chiếm tỷ trọng lớn nhất và gia tăng đáng kể trong những năm qua; ngành công nghiệp sản xuất kim loại đứng vị trí thứ hai với 22,6% số lượng các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp sản xuất xe có động cơ tăng trưởng nhanh trong những năm qua, đặc biệt là sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ, tăng từ 5 doanh nghiệp năm 2005 lên 15 doanh nghiệp vào năm 2008.

1.2.5.3.2Quy mô ngành công nghiệp cơ khí

  1. Số lượng ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí tăng bình quân 23,96%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Ngành có quy mô doanh nghiệp lớn và tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất là sản xuất xe có động cơ. Đến năm 2009 Bình Dương có 20 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí.

Bảng 40: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí



Mã ngành

Ngành

Giá trị (Cơ sở)

Tốc độ

tăng b/q

(%/năm)







2005

2006

2007

2008

2009




25

SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

(trừ máy móc, thiết bị)

106

149

202

252

303

30,03

27

SX thiết bị điện

36

46

54

68

74

19,74

271

SX mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị

phân phối và điều khiển điện



3

3

4

7

10

35,12

272

SX pin và ắc quy

1

1

3

3

3

31,61

273

SX dây và thiết bị dây dẫn

6

7

9

14

13

21,32

274

SX thiết bị điện chiếu sáng

2

6

7

8

8

41,42

275

SX đồ điện dân dụng

17

20

22

23

25

10,12

279

SX thiết bị điện khác

7

9

9

13

15

20,99

28

SX máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

27

32

41

48

53

18,37

281

SX máy thông dụng

10

11

15

16

18

15,83

282

SX máy chuyên dụng

17

21

26

32

35

19,79

29

SX xe có động cơ

7

10

12

17

20

30,01

291

SX xe có động cơ

1

1

1

1

1

0

292

SX thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc

0

1

1

1

0

 

293

SX phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe

có động cơ và động cơ xe



6

8

10

15

19

33,4

30

SX phương tiện vận tải khác

29

35

33

35

34

4,06




Tổng cộng

205

272

342

420

484

23,96

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương


  1. Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí tăng bình quân 14,17%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng cao. Ngành công nghiệp sản xuất xe có động cơ mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.

Bảng 41: Số lượng lao động công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí





ngành

Ngành

Giá trị (Người)

Tốc độ tăng b/q

(%/năm)







2005

2006

2007

2008

2009




25

SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

(trừ máy móc, thiết bị)

9.640

12.661

15.950

19.426

21.326

21,96

27

SX thiết bị điện

11.189

13.118

15.016

15.606

16.377

9,99




SX mô tơ, máy phát, biến thế điện,

thiết bị phân phối và điều khiển điện



322

369

498

791

1.184

38,46




SX pin và ắc quy

276

336

400

488

614

22,13




SX dây và thiết bị dây dẫn

7.667

9.015

10.428

10.286

9.501

5,51




SX thiết bị điện chiếu sáng

222

328

453

504

666

31,61




SX đồ điện dân dụng

2.328

2.458

2.222

2.131

2.590

2,7




SX thiết bị điện khác

519

613

1.016

1.406

1.824

36,91

28

SX máy móc, thiết bị chưa

được phân vào đâu

2.286

2.307

2.978

3.256

3.410

10,52




SX máy thông dụng

617

666

1.006

913

970

12




SX máy chuyên dụng

1.669

1.642

1.972

2.343

2.440

9,96

29

SX xe có động cơ

996

1.400

2.474

3.280

2.834

29,89




SX xe có động cơ

330

305

289

334

362

2,34




SX thân xe có động cơ, rơ moóc

và bán rơ moóc



0

20

49

38

0

 




SX phụ tùng và bộ phận phụ trợ

cho xe có động cơ và động cơ xe



666

1.076

2.136

2.909

2.472

38,82

30

Sản xuất phương tiện vận tải khác

5.600

5.879

6.366

6.544

6.539

3,95




Tổng cộng

29.709

35.364

42.782

48.111

50.486

14,17

Nguồn: số liệu xử lý khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài

  1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Giá trị sản xuất theo giá thực tế ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2009 đạt 35 ngàn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2005. Các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất thiết bị điện chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất, các ngành còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Ngành công nghiệp sản xuất dây và thiết bị dây dẫn khá phát triển, đến năm 2009 chỉ riêng ngành này chiếm tỷ trọng 15,7% giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí.

Bảng 42: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí





ngành

Ngành

Giá trị (Tr. Đồng)







2005

2006

2007

2008

2009

25

SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

(trừ máy móc, thiết bị)

4.560.403

6.782.377

10.441.249

14.101.550

14.009.411

27

SX thiết bị điện

5.084.621

6.706.289

8.826.941

11.577.100

13.803.605




SX mô tơ, máy phát, biến thế điện,

thiết bị phân phối và điều khiển điện



213.683

199.633

437.791

1.276.839

2.058.639




SX pin và ắc quy

244.732

347.548

699.018

913.472

800.155




SX dây và thiết bị dây dẫn

2.823.413

3.926.859

4.257.820

5.199.419

5.495.208




SX thiết bị điện chiếu sáng

238.290

295.055

350.792

440.479

411.348




SX đồ điện dân dụng

1.420.201

1.555.216

2.699.429

2.900.781

4.027.474




SX thiết bị điện khác

126.246

381.978

382.093

846.110

1.010.780

28

SX máy móc, thiết bị chưa

được phân vào đâu

497.645

673.019

1.036.228

1.516.688

1.910.824




SX máy thông dụng

284.770

300.303

449.636

494.078

617.274




SX máy chuyên dụng

212.875

372.716

586.592

1.022.610

1.293.550

29

SX xe có động cơ

2.270.850

1.769.041

2.057.406

3.125.016

3.128.921




SX xe có động cơ

2.013.536

1.353.554

1.302.923

1.615.747

2.027.622




SX thân xe có động cơ, rơ moóc

và bán rơ moóc



0

1.832

10.818

11.751

0




SX phụ tùng và bộ phận phụ trợ

cho xe có động cơ và động cơ xe



257.314

413.655

743.665

1.497.518

1.101.299

30

Sản xuất phương tiện vận tải khác

1.173.124

1.205.751

1.414.691

1.820.492

2.146.360




Tổng cộng

13.586.642

17.136.476

23.776.516

32.140.846

34.999.120

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí.

Cũng như các ngành công nghiệp khác, công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu vẫn là gia công và lắp ráp. Các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương tập trung ở hai ngành chính là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn chủ yếu là sắt thép các loại phục vụ cho ngành xây dựng, như sắt thép xây dựng, tấm lợp, các loại khung kho, bồn chứa,... Bình Dương có một số doanh nghiệp sản xuất vành niền xe ô tô, xe gắn máy; trục chính xác; gia công bù lon, ốc vít, linh kiện xe (xi mạ + xử lý nhiệt); nhíp xe ô tô; máy dập thủy lực; khuôn đúc ép; phụ tùng xe Hon Da,… Nhìn chung các loại sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, công nghiệp sản xuất xe có động cơ, công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải chủ yếu là những sản phẩm phụ, các sản phẩm chính, tinh xảo, có giá trị gia tăng cao chủ yếu do nước ngoài cung cấp. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo các loại máy móc thiết bị cung cấp cho các ngành sản xuất khác như công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp dệt may, da giày chưa phát triển.

  1. Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ yếu là thị trường nội địa. Theo số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, thị trường nội địa chiếm 58,1% tổng doanh thu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và thị trường nước ngoài chiếm 41,9% tổng doanh thu. Thị trường nội địa tiêu thụ phần lớn các sản phẩm là sắt thép xây dựng, tấm lợp bằng kim loại phục vụ cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Thị trường nước ngoài tiêu thụ các linh kiện cho xe hơi, phụ tùng xe đạp, xe gắn máy, các loại ốc vít, các loại motor,...

  1. Trình độ công nghệ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ yếu là trung bình. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, 44,3% máy móc thiết bị của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí có trình độ công nghệ tiên tiến, 51,2% trung bình và 4,5% lạc hậu.

Biểu đồ 4: Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí (%)




Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

  1. Công tác xúc tiến thương mại

Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, công tác xúc tiến thương mại thường được các doanh nghiệp áp dụng là công tác tiếp thị do chính doanh nghiệp thực hiện, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các cuộc triển lãm hội chợ. Hình thức xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao nhất là doanh nghiệp tự tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua trang web cua doanh nghiệp.

Bảng 43: Công tác xúc tiến thương mại công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí (%)



Quảng cáo

Qua website Cty

Tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp

Qua Cty mẹ

Khác

18,45

16,50

22,33

19,42

9,71

11,65

1,94

Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

Bảng 44: Hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí (%)



Quảng cáo

Qua website Cty

Tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp

Qua Cty mẹ

Khác

19,13

16,52

21,74

15,65

9,57

13,91

3,48

Nguồn; Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

  1. Mối liên kết của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí thể hiện mối liên kết tương đối rõ nét trong việc cung cấp nguyên sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, đối với doanh thu tiêu thụ ở thị trường trong nước, cung cấp cho các nhà sản xuất ngoài tỉnh làm nguyên liệu, tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo là cung cấp cho các doanh nghiệp bán buôn, các đại lý, cung cấp cho các nhà sản xuất trong tỉnh làm nguyên liệu, tư liệu sản xuất.

Bảng 45: Đối tượng tiêu thụ trong nước sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí (%).



Cung cấp cho

nhà SX trong tỉnh



Cung cấp cho

nhà SX ngoài tỉnh



Cung cấp cho các

DN bán buôn



Cung cấp đại lý

trong tỉnh



Ccung cấp đại lý

ngoài tỉnh



Cung cấp

cho nhà BL



Khác

15,01

30,52

18,20

5,29

18,25

2,12

10,61

Nguồn; Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án
Đối với thị trường tiêu thụ ngoài nước, sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp cơ khí được cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo là cho các công ty mẹ. Tỉnh Bình Dương có thế mạnh về sản xuất dây và thiết bị dây dẫn cung cấp cho các loại xe hơi, sản phẩm này của tỉnh chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và cung cấp cho nhiều hãng xe hơi nỗi tiếng trên thế giới. Sản phẩm này được sản xuất chủ yếu bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bảng 46: Đối tượng tiêu thụ ngoài nước sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí (%).



Cung cấp cho

Cty mẹ


Cung cấp cho nhà phân phối

Cung cấp cho DN trực tiếp SX

Cung cấp cho DN

đặt gia công



37,40

11,91

50,60

0,09

Nguồn; Xử lý từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

  1. Phân bố ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương tập trung chủ yếu ngoài các khu công nghiệp. Theo số liệu Sở Công thương tỉnh Bình Dương, có 58,3% số lượng doanh nghiệp phân bố ở ngoài các khu công nghiệp và 41,7% doanh nghiệp phân bố ở trong các khu công nghiệp. Có đến 90,4% doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước phân bố ở ngoài các khu công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có 59,5% doanh nghiệp phân bố ở các khu công nghiệp, 40,5% số doanh nghiệp phân bố ở ngoài các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở thị xã Thuận An, Dĩ An và Nam Tân Uyên. Các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp tập trung chủ yếu là các khu công nghiệp Sóng Thần, Mỹ Phước, Đồng An, VSIP, Đại Đăng.

Tóm lại, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh trong giai đoạn 2006 – 2009 cả về số lượng cơ sở, lao động, giá trị sản xuất. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí tỉnh Bình có những đóng góp quan trọng vào phát triển sản phẩm cơ khí và các ngành công nghiệp khác trong và ngoài tỉnh, cung cấp nguyên liệu, tư liệu sản xuất. Tỉnh Bình Dương có thế mạnh trong sản xuất dây và thiết bị dây dẫn, đã hình thành một số ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe. Tuy nhiên, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ yếu vẫn là các mặt hàng cơ khí xây dựng; thiết bị phụ tùng phục vụ cho các ngành công nghiệp cơ khí chính xác, cho các ngành sản xuất được sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế. Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí tương đối rõ nét.


1.2.5.4Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học.

1.2.5.4.1Nhận dạng các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp điện tử – tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm ba ngành sản xuất chính như sau:

  • Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.

  • Công nghiệp sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính.

  • Công nghiệp sản xuất thiết bị truyền thông.

Trong ba ngành công nghiệp nêu trên, ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô.
1.2.5.4.2Quy mô ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học.

  1. Số lượng doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng trưởng bình quân 24,22%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Trong đó, sản xuất linh kiện điện tử tăng bình quân 28,26%/năm. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học chủ yếu là ngành sản xuất linh kiện điện tử, chiếm đến 92% số lượng các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học. Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn ngành công nghiệp điện tử tin học.
Bảng 47: Số cơ sở ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học (Cs)

Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng

b/q (%/năm)



26

Tổng số

21

29

32

39

50

24,22

261

SX linh kiện điện tử

17

25

28

35

46

28,26

262

SX máy vi tính và thiết bị

ngoại vi của máy vi tính



3

3

3

3

3

0,00

263

SX thiết bị truyền thông

1

1

1

1

1

0,00




Tỷ trọng so với ngành

công nghiệp điện tử - tin học (%)



91,30

90,63

82,05

86,67

90,91




Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử

Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học đến năm 2009 đạt 19,1 ngàn người, tốc độ tăng bình quân 46,14%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử tăng bình quân 47,9%/năm giai đoạn 2006 – 2009 trong khi đó lao động trong lĩnh vực sản xuất máy vi tính và thiết bị truyền thông giảm đáng kể. Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số lao động ngành điện tử - tin học.

Bảng 48: Lao động ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử (Người)



Mã ngành

Ngành

2005

2006

2008

2009

Tốc độ tăng

b/q (%/năm)

26

Tổng số

4.189

6.200

15.859

19.106

46,14

261

SX linh kiện điện tử

3.962

6.020

15.743

18.966

47,92

262

SX máy vi tính và thiết bị ngoại

vi của máy vi tính



149

102

68

116

-6,17

263

SX thiết bị truyền thông

78

78

48

25

-25,14




Tỷ trọng so với ngành

CN điện tử - tin học

73,25

82,11

87,55

90,06




Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học theo giá thực tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp điện tử - tin học. Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm đến 98% giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học và đây được xem là thế mạnh của tỉnh Bình Dương đối với ngành công nghiệp điện tử - tin học.

Bảng 49: giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học

(Tr. Đồng)

Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

26

Tổng số

1.928.271

2.572.960

5.135.746

5.821.737

6.484.469

261

SX linh kiện điện tử

1.549.226

2.183.708

4.083.609

5.175.006

6.355.703

262

SX máy vi tính và thiết bị

ngoại vi của máy vi tính



32.519

32.124

31.894

30.990

128.226

263

SX thiết bị truyền thông

346.527

357.128

1.020.243

615.742

541




Tỷ trọng so với ngành

CN điện tử - tin học (%)



72,84

79,29

98,97

84,63

85,67

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương


  1. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học

Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học mặc dù có tăng lên nhưng nhìn chung còn thấp. Năm 2007 tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử tin học là 19,1%, năm 2009 tỹ lệ này là 27,1%.

Bảng 50: giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học

(Tr. Đồng)

Mã ngành

Ngành

2007

2008

2009

26

Tổng số

982.126

1.303.859

1.758.318

261

SX linh kiện điện tử

695.891

1.202.527

1.742.479

262

SX máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

6.711

2.042

8.046

263

SX thiết bị truyền thông

279.524

99.290

7.793




Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (%)

19,12

22,40

27,12

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

1.2.5.4.3Trình độ công nghệ ngành công nghiệp điện tử - tin học

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương phần lớn đạt trình độ tiên tiến. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, máy móc thiết bị đạt trình độ tiên tiến là 20%, trung bình 48% và lạc hậu là 32%.

Biểu đồ 5: Trình độ công nghệ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học (%)



Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án


1.2.5.4.4Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học

Thị trường tiêu thụ công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học chủ yếu là thị trường ngoài nước. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, doanh thu ở thị trường nước ngoài chiếm đến 98,3% tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu thị trường trong nước chỉ chiếm 1,7%. Tình hình trên do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đầu tư nhà máy tại Bình Dương, thuê mướn lao động để sản xuất các linh kiện điện tử,…, để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất sản phẩm điện tử, chủ yếu là cung cấp cho các công ty mẹ. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, 98% doanh thu thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử – tin học là từ các công ty mẹ. Các công ty mẹ chiếm đến 97% doanh thu của thị trường nước ngoài.

Việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học còn gặp nhiều khó khăn, trong đó quan trọng nhất là thủ tục hải quan.

Bảng 51: Những khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử – tin học (%)

Thủ tục hải quan phực tạp

Khó tìm kiếm khách hàng

Doanh nghiệp bị ép giá

Khác

40,00

20,00

20,00

20,00

Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án

1.2.5.4.5Công tác xúc tiến thương mại ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.

Sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử chủ yếu dành cho xuất khẩu, đặc biệt là linh kiện điện tử. Công tác xúc tiến thương mại đã được các doan hnghiệp thực hiện thông qua các hình thức: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua trang web của doanh nghiệp, thông qua công tác tiếp thị của doanh nghiệp, thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ, thông qua công ty mẹ. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, trong các biện pháp trên, biện pháp thông qua công ty mẹ là quan trọng nhất, tiếp theo là thông qua công tác tiếp thị của doanh nghiệp.

Biểu đồ 6: Áp dụng các biện pháp xúc tiến thương mại và hiệu quả ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học (%)



Các biện pháp xúc tiến thương mại (%)

Hiệu quả của các biện pháp (%)






1.2.5.4.6Mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học.

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án cho thấy chưa có mối liên kết giữa các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các nhà sản xuất thành phẩm tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các địa phương trong nước. Thị trường tiêu thụ trong nước hết sức nhỏ bé, thị trường tiêu thụ ngoài nước chủ yếu cung cấp cho công ty mẹ (chiếm 97,34% doanh thu tiêu thụ thị trường nước ngoài) theo hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng. Như vậy, mối liên kết trong trường hợp này thuần túy giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu chứ chưa phải là mối liên kết giữa nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với nhà sản xuất thành phẩm trong nước, mua linh kiện để sản xuất thành phẩm.
1.2.5.4.7Phân bố các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện – điện tử.

Các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp. Theo số liệu của Sở công thương tỉnh Bình Dương, có đến 69,6% số doanh nghiệp tập trung ở các khu công nghiệp, ngoài khu công nghiệp chiếm 30,4%. Các khu công nghiệp VSIP, Mỹ Phước, Đồng An là nơi tập trung của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử. Các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở thị xã Thuận An, Dĩ An và huyện Tân Uyên, Bến Cát.

1.2.5.5Ngành công nghiệp chế biến gỗ

1.2.5.5.1Nhận dạng ngành công nghiệp chế biến gỗ

Ngành công nghiệp sản xuất giường tủ bàn ghế rất phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây, do đó các ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng khá phát triển. Ngành công nghiệp chế biến gỗ cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giường tủ, bàn ghế. Công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm những ngành sau đây:

  • Công nghiệp cưa xẻ gỗ và bào gỗ

  • Công nghiệp sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép,...

  • Công nghiệp sản xuất gỗ xây dựng

  • Công nghiệp sản xuất bao bì gỗ

  • Công nghiệp hóa chất phục vụ sản xuất giường tủ bàn ghế: sơn, vecni, keo dán,...

  • Công nghiệp cơ khí phục vụ ngành chế biến gỗ

  • Trong các ngành nói trên, ngành công nghiệp cưa xẻ gỗ, công nghiệp sản xuất gỗ dán, ván ép là phát triển nhất, các ngành công nghiệp khác, số lượng doanh nghiệp không lớn.
1.2.5.5.2Quy mô ngành công nghiệp chế biến gỗ

  1. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến gỗ

Ngành công nghiệp chế biến gỗ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2009, bình quân bình quân tăng 15,7%/năm. Công nghiệp chế biến gỗ chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn bộ cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ.
Bảng 52: Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ

Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ

tăng b/q

(%/năm)

16

Tổng số

125

151

175

202

224

15,70

161

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

37

44

50

63

73

18,52

162

SX sản phẩm từ gỗ, tre, nứa

88

107

125

139

151

14,45




 Tỷ trọng so với cơ sở toàn

ngành công nghiệp chế biến gỗ (%)



11,52

12,22

10,94

12,93

14,30




Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Lao động công nghiệp chế biên gỗ

Lao động ngành công nghiệp chế biến gỗ tăng trưởng bình quân 12,3%/năm giai đoạn 2006 – 2009. Trong đó, cưa xẻ gỗ tăng 22%/năm và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng bình quân 9,8%/năm. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm từ gỗ thu hút nhiều lao động, trong khi đó ngành công nghiệp cưa xẻ gỗ lại có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao. Điều này cho thấy nhu cầu lao động trong lĩnh vực gỗ xẻ cung cấp cho các hoạt động sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là rất lớn. Lao động ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động ngành chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ, tỷ lệ này biến động không lớn giai đoạn 2006 – 2009.

Bảng 53: Lao động công nghiệp chế biến gỗ







2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng b/q

(%/năm)


16

Tổng số

12.442

15.153

18.766

19.937

19.777

12,28

161

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

2.235

2.263

3.449

4.484

4.940

21,94

162

SX sản phẩm từ gỗ, tre, nứa

10.208

12.890

15.318

15.453

14.837

9,80




Tỷ trọng so với lao động ngành chế biến gỗ và SX đồ gỗ (%)

13,63

12,79

14,13

13,66

13,19




Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương

  1. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến gỗ

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến gỗ theo giá thực tế chiếm tỷ trọng thấp trong toàn bộ giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến gỗ và đồ gỗ. Năm 2009 công nghiệp chế biến gỗ chiếm 13,8% giá trị sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ. Tỷ trọng này có xu hướng giảm so với năm 2007, 2008. Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu được chế biến sẵn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Bảng 54: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến gỗ

Mã ngành

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

16

Tổng số

1.860.116

2.578.440

3.821.752

4.391.044

4.662.529

161

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

338.828

467.316

907.993

1.301.149

1.458.349

162

SX sản phẩm từ gỗ, tre, nứa

1.521.288

2.111.124

2.913.759

3.089.894

3.204.180




Tỷ trọng so với CN CB gỗ và SX đồ gỗ

12,62

13,91

16,20

15,01

13,86

Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê tỉnh Bình Dương
1.2.5.5.3Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến gỗ

Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là thị trường nội địa, thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án, thị trường nội địa chiếm đến 86,8% doanh thu trong khi đó thị trường nước ngoài chỉ chiếm 13,2% tổng doanh thu. Tỉnh Bình Dương không có thế mạnh về gổ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, tuy nhiên có thế mạnh về công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, gỗ nguyên liệu được cung cấp từ các địa phương khác và nhập khẩu. các doanh nghiệp sản xuất gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bình Dương sản xuất gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
1.2.5.5.4Trình độ công nghệ ngành công nghiệp chế biến gỗ

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là trung bình. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, có đến 77,5% doanh nghiệp chế biến gỗ có trình độ công nghệ trung bình, 21,3% có trình độ công nghệ tiên tiến.
1.2.5.5.5Công tác xúc tiến thương mại đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ

Công tác xúc tiến thương mại đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ tập trung vào các hình thức quảng cáo, thông qua trang web của doanh nghiệp, công tác tiếp thị của doanh nghiệp, tham gia triển lãm hội chợ,… Trong các biện pháp trên, công tác tiếp thị của doanh nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Bảng 55: Các hình thức xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp sản xuất gổ nguyên liệu (%)



Quảng cáo

Qua website Cty

Tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp



Qua Cty mẹ

9,09

18,18

27,27

18,18

9,09

18,18

Nguồn: xử lý kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.

Bảng 56: Hiệu quả của các hình thức xúc tiến thương mại (%)



Quảng cáo

Qua website Cty

Tiếp thị

Triển lãm

Qua Cty tiếp thị

chuyên nghiệp



Qua Cty mẹ

Khác

12,50

18,75

18,75

18,75

12,50

18,75

0,00

Nguồn: xử lý kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.
1.2.5.5.6Thực trạng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến gỗ.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ nguyên liệu có môi liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất gỗ nguyên liệu cung cấp khối lượng lớn gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trong tỉnh.

Bảng 57: Đối tượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương (%)



CC cho nhà SX trong tỉnh

CC cho nhà SX ngoài tỉnh

CC cho các DN bán buôn

CC đại lý trong tỉnh

CC đại lý ngoài tỉnh

76,47

11,33

6,66

4,44

1,11

Nguồn: xử lý kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án.
1.2.5.5.7Thực trạng phân bố ngành công nghiệp chế biến gỗ

Ngành công nghiệp chế biến gỗ phân bố chủ yếu ở ngoài các khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cưa xẻ gỗ. Ngành công nghiệp chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở các địa phương như sau: Thuận An, Tân Uyên, Dĩ An,…

1.2.5.6Đánh giá chung


Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da – giày, cơ khí, điện – điện tử và chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bỉnh Dương phát triển mạnh trong những năm gần đây về số lượng doanh nghiệp, lao động, giá trị sản xuất, doanh thu,... và có những đóng vai trò quan trọng vào phát triển ngành công nghiệp chế biến của tỉnh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm nói riêng. Mối liên kết giữa các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các nhà sản xuất thành phẩm dần được thiết lập. Bình Dương đã hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, chỉ may, khuy nút, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt...), da giày (thuộc da, sản xuất đế giày, mũ giày...), cơ khí (sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác, công nghiệp xây dựng, công nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng...), điện – điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang...), công nghiệp chế biến gỗ.

Mặc dù phát triển nhanh trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí, điện – điện tử, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ mới trong gia đoạn đầu của quá trình phát triển, nghĩa là việc sản xuất thành phẩm được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các cụm linh kiện, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước chưa nhiều, đồng thời phần lớn các doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm chủ yếu cũng để xuất khẩu theo hình thức gia công theo đơn đặt hàng, hoặc sản xuất cho các công ty mẹ, sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước làm nguyên liệu không lớn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê đất, xây dựng nhà máy, thuê mướn lao động, nhập nguyên liệu, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước sản xuất sản phẩm chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng từ nước ngoài với phần lớn nguyên liệu do các nhà đặt gia công cung cấp. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí, điện – điện tử và chế biến gỗ trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò như những doanh sản xuất thành phẩm hoàn chỉnh, cung cấp sản phẩm cho các khách hàng được định sẵn (thường là xuất khẩu), vai trò cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước còn mờ nhạt.

Việc nội địa hóa thông qua sản xuất tại chỗ, nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chuyển sang sử dụng linh, phụ kiện sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương bước đầu hình thành nhưng còn nhỏ bé. Các loại linh, phụ kiện này là những loại thông dụng, dùng chung cho một số ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp dệt may (vải, sợi các loại, dây kéo, chỉ,... phục vụ cho ngành dệt may), da giày, cơ khí (sản xuất kim loại, mô tơ, ốc vít...), bao bì. Việc nội địa hóa hiện nay cũng chỉ mới dừng lại ở những sản phẩm phụ. Trong ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu mới sản xuất các loại sắt thép cho xây dựng, tấm lợp các loại, chưa sản xuất được các loại thép cao cấp phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị. Công nghiệp sản xuất phụ tùng cho xe ô tô, xe máy chủ yếu mới dừng lại việc sản xuất vành, niền các loại và các bộ phận che chắn bên ngoài. Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chủ yếu mới dừng lại ở công đoạn lắp ráp với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu, chưa có khả năng sản xuất các loại linh kiện hoàn chỉnh. Ngoài ra, hiện nay chưa xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm phụ trợ chủ chốt như sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ôtô - xe máy, chíp IC điện tử, nguyên vật liệu cao cấp... một cách độc lập không theo yêu cầu của các nhà lắp ráp.

Với những đặc điểm nêu trên, việc hình thành các trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện tại còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường không lớn.



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương