SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP



tải về 3.78 Mb.
trang2/30
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.78 Mb.
#1717
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

ĐẶT VẤN ĐỀ


Giai đoạn 2001 – 2010 tỉnh Bình Dương đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân tăng 14,7%/năm giai đoạn 2001 – 2010. Trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 14,6%/năm và dịch vụ tăng bình quân 19,7%/năm. Quy mô kinh tế tỉnh Bình Dương từ 426 triệu USD vào năm 2000 lên 2,5 tỷ USD vào năm 20101. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 đạt 8,3 tỷ USD, gấp 15,6 lần so với năm 2000, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,1 tỷ USD vào năm 2010, gấp 13,3 lần so với năm 2000. Công nghiệp tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển nhanh chóng và góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000 GDP giá thực tế khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 58,1% và năm 2010 chiếm tỷ trọng 63%.

Sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp dẫn đến nhu cầu to lớn về nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu hết sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm. Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình hình trên một phần xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, đó là công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn non trẻ, ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu dựa trên nền tảng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Bình Dương thuê mặt bằng, lao động sản xuất sản phẩm xuất khẩu với hầu hết nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như thiếu các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương trong một thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung kém phát triển. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và công nghiệp hỗ trợ kém phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.



Tình hình trên đòi hỏi phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh Bình Dương. Song song đó cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại. Điều này đặt ra vấn đề cần phải tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án “Định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020” và đây là một yêu cầu cấp thiết.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 của Bộ Công thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cả nước đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

  • Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

  • Văn bản số: 478/UBND-SX ngày 02/3/2009 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương lập Đề án định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

  • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh;

  • Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh;

  • Quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

  • Đề án phát triển ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


  • Nghiên cứu tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

  • Đề xuất các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU


  1. Tập trung nghiên cứu các ngành công nghiệp sản xuất vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho 5 ngành công nghiệp: dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh (bao gồm các đơn vị do trung ương, tỉnh quản lý và có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài).

  2. Trong từng ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tập trung nghiên cứu một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong yếu.

  3. Đề án sẽ nghiên cứu các vấn đề về tiếp thị, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

  4. Thời gian: đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2000-2009.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


  1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Đề án nghiên cứu các tài liệu đã có về công nghiệp tỉnh Bình Dương, bao gồm:

  • Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

  • Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020.

  • Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

  • Đề án phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008-2020.

  • Chương trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006-2010.

  • Báo cáo Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương năm 2005-2006-2007-2008-2009-2010.

Nghiên cứu các tài liệu này giúp hệ thống hóa tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương nói chung và công nghiệp tỉnh Bình Dương nói riêng, nắm bắt các quy luật phát triển và các chỉ tiêu quy hoạch, các lĩnh vực ưu tiên phát triển, phân bố không gian lãnh thổ các ngành công nghiệp đến năm 2020, hệ thống các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Kết quả nghiên cứu này có giá trị to lớn phục vụ cho việc định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dương.

  1. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp chuyên gia được sử dụng thông qua các cuộc hội thảo góp ý của các sở ngành, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bình Dương,… Các ý kiến góp ý có giá trị to lớn về mặt chuyên môn giúp cho việc định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương sát với thực tiễn và phù hợp với định hướng phát triển chung của Tỉnh và các sở ngành. Đề án đã tổ chức hai cuộc họp lấy ý kiến của Sở Công thương tỉnh Bình Dương và một cuộc hội thảo lấy ý kiến các sở ngành, Ban quản ký khu công nghiệp tỉnh Bình Dương vào ngày 15 tháng 12 năm 2010. Các ý kiến đóng góp này đã được nhóm nghiên cứu đề án tiếp thu, đưa vào báo cáo.

  2. Phương pháp phân tích tổng hợp.

Cách tiếp cận của Đề án là khảo sát thực tế hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp dệt - may; da - giày; cơ khí chế tạo; điện tử - tin học, chế biến gỗ; khảo sát hiện trạng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên cơ sở đó xác định các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà tỉnh có thế mạnh cũng như những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

  1. Phương pháp nghiên cứu hiện trường

Đề án đã tiến hành điều tra, khảo sát 300 doanh nghiệp sản xuất, bao gồm 127 doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và 173 doanh nghiệp sản xuất thành phẩm của các ngành công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương