PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang16/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   32

() 如是等法者。等前念處正勤。如意足。等餘四攝六度。十力無畏。無量法門也。 
(Giải: “Những pháp giống như vậy” nghĩa là những pháp giống như

Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc trong phần trước và những pháp khác như Tứ Nhiếp, Lục Độ, Thập Lực, Vô Úy, vô lượng pháp môn).

Kinh văn có một chữ “đẳng” (等) bao gồm tất cả pháp môn Đại Thừa và Tiểu Thừa. Trong ba khoa ở phần trước, kinh văn không nói đến Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, trong phần trên, tôi đã giới thiệu và trong vô lượng pháp môn khác [Ngẫu Ích đại sư] cũng nêu đại lược mấy thứ.

Tứ Nhiếp” là nhiếp thụ chúng sanh, cũng có nghĩa là “tiếp dẫn

chúng sanh”: Thứ nhất là Bố Thí, thứ hai là Ái Ngữ, thứ ba là Lợi Hành, thứ tư là Đồng Sự.

Bố Thí là ban ân huệ cho chúng sanh, cảm tình dần dần sâu đậm, rồi lại giới thiệu Phật pháp cho họ biết, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận, cũng là ý nghĩa “tiên dĩ dục câu khiên, hậu linh nhập Phật trí” (trước hết dùng dục để lôi kéo, sau làm cho họ nhập Phật trí). Thoạt đầu, tôi thờ Chương Gia đại sư làm thầy để học Phật, Ngài hết sức quan tâm tới bọn người mới học Phật chúng tôi, Ngài liền sử dụng Tứ Nhiếp Pháp. Ngài sống ở nhà số 8 đường Thanh Điền, Đài Bắc, bảo tôi mỗi Chủ Nhật đến nhà Ngài. Nếu có một hai lần tôi không tới, Ngài liền sai người đi hỏi thăm xem vì sao tôi không tới. Hỏi thăm như vậy, tôi chẳng thể không tới.

Thứ hai là Ái Ngữ, đối với học sinh nói lời yêu thương quan tâm chân thành khiến cho người nghe cảm động sâu sắc.

Thứ ba là Lợi Hành, Lợi là lợi ích. Người đời rất coi trọng lợi. Nếu có chỗ nào tốt đẹp, ắt sẽ bằng lòng vâng theo lời dạy bảo.

Thứ tư là Đồng Sự. Ba thứ trước dễ làm, môn thứ tư là Đồng Sự [đòi hỏi] chính mình phải có trí huệ cao độ và định lực rất sâu. Nếu không, ắt sẽ thất bại. Như có người nào đó thích đánh mạt chược118, liền cùng chơi mạt chược với kẻ ấy. Đấy là hành vi của bậc đại Bồ Tát. Đồng Sự là

phương thức tiếp dẫn chúng sanh tối cao.

Lục Độ là hạnh pháp của Bồ Tát, trong phần trước chúng ta đã đọc qua rồi.

Bồ Tát” là chúng sanh đã giác ngộ. Dịch theo lối cổ là “đại đạo tâm chúng sanh”, dịch theo lối mới (tức lối dịch theo quy cách, khuôn phép của ngài Huyền Trang) thì là “giác hữu tình”. Phật không có tình, tình hoàn toàn biến thành trí huệ. Trong Phật pháp Đại Thừa, trí và tình là một, hễ giác ngộ thì tình biến thành trí huệ, còn mê thì trí huệ biến thành tình thức. Bậc giác ngộ xử thế, đãi người, tiếp vật, nhất định tuân hành Lục Độ. Độ (度) có ý nghĩa là chúng ta từ bờ sanh tử luân hồi bên này vượt sang bờ Đại Niết Bàn bất sanh bất diệt bên kia, còn gọi là “siêu phàm nhập thánh”. Điều thứ nhất trong sáu điều này là Bố Thí, có cùng tên gọi với Bố Thí trong Tứ Nhiếp Pháp, nhưng ý nghĩa khác biệt. Bố Thí trong Tứ Nhiếp Pháp nhằm kết thiện duyên với người khác, Bố Thí trong Lục Độ của Bồ Tát nhằm độ chính mình. Quý vị nên biết cái gốc của phiền não là keo kiệt tham lam. Phiền não vô lượng vô biên, quy nạp thành tám vạn bốn ngàn [loại phiền não], Thiên Thân Bồ Tát quy nạp chúng thành hai mươi sáu loại lớn. Trong ấy có sáu Căn Bản Phiền Não và hai mươi Tùy Phiền Não119. Nếu đơn giản hóa thì sáu món Căn Bản Phiền Não đến cuối cùng quy nạp thành Tam Độc Phiền Não, tức tham,

sân, si. Lục Độ nhằm độ tham, sân, si; Đại Thừa đoạn phiền não cao minh hơn Tiểu Thừa nhiều lắm. Bố Thí nhằm độ keo tham; Tam Độc Phiền Não đến cuối cùng quy nạp thành một món là Tham. Phương pháp tu học của Bồ Tát không có gì khác cả, chỉ có một pháp Bố Thí mà thôi! Bố Thí chính là Xả, cũng có nghĩa là buông xuống. Nếu chẳng chịu buông xuống, tâm chẳng thanh tịnh, tạo thành chướng ngại. Pháp Đại Thừa nói Bồ Tát có năm mươi mốt cấp bậc, tức là căn cứ trên mức độ buông xuống nhiều hay ít mà phân chia thành tầng cấp. Buông xuống nhiều thì địa vị nâng cao, ngược lại sẽ thấp xuống, chỉ có vậy mà thôi! Chúng ta rốt ráo là phàm phu, tập khí phiền não do vô lượng kiếp dưỡng thành, trọn chẳng phải một sáng một chiều mà có thể trừ hết được! Do vậy, thành Phật phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, quả thật khó lắm, nhưng khó cũng phải làm. Lại còn phải thực hiện từ chỗ khó buông xuống nhất.

Lúc tôi mới học Phật, Chương Gia đại sư dạy tôi trước hết hãy bố thí vật gì tôi ưa thích nhất. Tôi mê sách vở, cũng rất keo kiệt, chẳng chịu cho ai mượn. Về sau, dần dần tặng sách cũ cho người khác, sách mới giữ lại để mình dùng. Đến khi tôi tặng hết sạch sách vở rồi thì nhân duyên xuất gia của tôi cũng chín muồi. Thoạt đầu, Chương Gia đại sư dạy tôi sáu chữ, bảo tôi hãy học cho thật tốt đẹp trong sáu năm. Sáu chữ ấy là “thấy thấu suốt, buông xuống được”. Tôi lại hỏi Ngài thực hiện bằng cách nào, Ngài nói: “Hãy bắt đầu bằng Bố Thí”.

Bố Thí thông thường chia thành ba loại lớn: Thứ nhất là Tài Bố Thí, thứ hai là Pháp Bố Thí, thứ ba là Vô Úy Bố Thí. Tiền bạc và hết thảy vật chất thuộc về Tài, chính là thứ hết thảy chúng sanh tham cầu. Người đời cầu của cải, nhưng chẳng biết của cải do đâu mà có. Nói thật ra, trong một đời có bao nhiêu của cải đều do số mạng định sẵn. Sách Liễu Phàm Tứ Huấn giảng điều này cặn kẽ nhất. Đã là do số mạng định sẵn thì muốn cầu nhiều cũng chẳng cầu được, chẳng cầu cũng tự nhiên đưa tới. Tiên sinh Viên Liễu Phàm được Khổng lão tiên sinh ở Vân Nam tiên đoán những điều tốt xấu suốt cả đời, thoạt đầu, chuyện gì cũng đều ứng nghiệm. Vì thế, ông Viên trong tâm an định, chẳng còn mong cầu chi nữa; về sau, ngồi đối diện với thiền sư Vân Cốc suốt ba ngày ba đêm chẳng khởi ý niệm nào. Vân Cốc hỏi ông ta dụng công như thế nào. Ông ta nói: “Vận mạng của tôi đã được Khổng lão tiên sinh đoán định, khởi vọng tưởng cũng chẳng có ích gì!” Vân Cốc nghe xong, cười ha hả, bảo: “Tôi ngỡ ông là thánh nhân, nhưng ông vẫn là một gã phàm phu”. Do vậy, Sư dạy ông ta cách cải tạo vận mạng: Tu phước, tu đức như thế nào, ông ta đều nhất nhất tuân theo, thực hành sát rạt lời chỉ giáo. Về sau, những sự kiện tình huống trong đời Viên Liễu Phàm khác biệt rất lớn với lời tiên đoán của cụ Khổng. Tôi trong một đời này của cải chẳng nhiều, sống tiết kiệm, hễ dư dả đều tận hết sức bố thí, càng bố thí thì của cải đạt được càng nhiều. Bố Thí cũng phải có trí huệ, tuy chính mình đã phát khởi cái tâm lành, nhưng tiền bị kẻ khác lừa gạt dùng món tiền ấy để làm ác thì hắn là “tội khôi họa thủ” (kẻ cầm đầu gây họa), nhưng người thí cũng là kẻ giúp đỡ hắn làm ác.

Bố Thí phải gieo trồng nơi phước điền chân chánh. Một là hiếu dưỡng cha mẹ, hai là cứu giúp chúng sanh nghèo khổ, hoạn nạn, ba là cúng dường Tam Bảo. Nói theo cách bây giờ, hoằng dương nền giáo dục Phật giáo chính là gieo phước điền. Từ khi tôi học Phật đến nay, đối với Tam Bảo, thực hiện sự nghiệp in kinh chẳng ít. Bố thí theo kiểu ấy, có lẽ không nẩy sanh mối tệ. Có người bảo tôi, những sách vở do chúng ta ấn hành hiện đang thấy được mua đi bán lại trong các sạp sách cũ. Tôi cho rằng, sách được lưu thông trong cõi đời cũng là chuyện tốt. Ngoài ra, còn làm những chuyện phóng sanh và cứu giúp người bệnh khổ, nhưng in kinh nhiều nhất. Gần đây, bộ Tứ Thư của Nho Gia cũng được in mấy lượt. Những loại khác như Liễu Phàm Tứ Huấn, Duyệt Vy Thảo Đường Bút Ký v.v... là những sách thuật chuyện nhân quả báo ứng cũng thường in tặng. Người tiếp nhận kinh điển, thiện thư, đọc xong, tâm an lý đắc, biến đổi khí chất, bỏ ác, hướng thiện, giúp cho xã hội an ninh, quả thật đã gồm trọn công dụng của ba loại Bố Thí. Trong hết thảy các kinh, đức Phật thường nhắc tới Bố Thí; Tứ Nhiếp, Lục Độ đều lấy Bố Thí làm đầu, thật chí lý. Bố Thí nhằm mục đích vượt thoát keo kiệt tham lam, thật sự có lợi ích đối với chính mình. Vận mạng con người cứ năm năm biến chuyển một lần. Trong một đời người, nhất định có năm năm tốt đẹp nhất, mà cũng có năm năm tệ hại nhất. Vận tốt hay vận xấu chính mình có thể điều khiển được. Gặp lúc vận mạng tốt đẹp chớ nên hưởng thụ, hãy để dành cho lúc tuổi già. Khi tuổi trẻ, phát tài, hãy nên bố thí, làm chuyện từ thiện, công ích. Tiền xả được, nhưng tài vẫn còn đó, đợi đến tuổi già tài sẽ lại phát. Hạnh phúc thuở tuổi già là hạnh phúc chân chánh.

Thứ hai là Trì Giới. Không chỉ hạn cuộc trong Giới Luật Đại Thừa và Tiểu Thừa, mà nói theo cách bây giờ, [Trì Giới] là tuân thủ hết thảy những khuôn phép sinh hoạt. Chúng ta ở một mình, nhất cử nhất động chẳng buông lung, Nho Gia gọi là “thận độc” (慎獨: Cẩn thận ngay cả khi chỉ có một mình), điều này thuộc giới tỳ-kheo của Tiểu Thừa. Ở trong đại chúng, hãy nên tuân thủ các quy củ, giữ lễ, giữ pháp, thuộc Đại Thừa Bồ Tát giới. Người học Phật không chỉ tuân thủ giáo huấn của đức Phật mà ở bất cứ nơi nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, phong tục, tập quán và quan niệm đạo đức. Hành như vậy, khi thuyết pháp ắt sẽ được nhân sĩ nơi ấy hoan nghênh. Tinh thần của Giới Luật là “đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện”.

Thứ ba là Nhẫn Nhục. Nhẫn Nhục có nghĩa là Nhẫn Nại. Người dịch kinh đã thay đổi bằng cách thêm vào chữ Nhục, do người Trung Quốc coi chuyện bị lăng nhục rất nặng. Cổ nhân nói: “Sĩ khả sát, bất khả nhục” (Kẻ sĩ có thể giết, chứ không chịu nhục). Kinh luận Đại Thừa chia Nhẫn thành ba loại lớn:

1) Loại thứ nhất bị người khác khinh rẻ, làm nhục, làm hại, bất luận hữu ý hay vô ý.

2) Loại thứ hai là tai hại do tự nhiên, trời rét dữ, hoặc nắng gắt, phải chịu đựng.

3) Loại thứ ba là Phật pháp. Tu học Phật pháp cần một thời gian rất dài. Phật dạy chúng ta rất nhiều đạo lý và phương pháp nhằm sửa đổi những khuyết điểm, tập khí trong cuộc sống thường nhật, chẳng thể nào thành tựu trong một sớm một chiều được! Nhẫn nhục quan trọng nhất là nhằm đối trị nóng giận. Kinh dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai” (một niệm sân tâm nổi, trăm vạn cửa chướng mở). Kinh Kim Cang dạy: “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” (Hết thảy pháp do nhẫn mà được thành tựu). Chẳng nhẫn được chuyện nhỏ sẽ hỏng chuyện lớn, chẳng thể không cẩn thận!

Thứ tư là Tinh Tấn. Tinh Tấn nhằm đối trị giải đãi. Giải đãi là bệnh chung của mọi người, người khác chẳng giúp được. Nhất là trong thời đại dân chủ mở rộng hiện thời, đặc biệt tôn trọng nhân quyền, hễ không cẩn thận một chút liền chuốc lấy phiền phức. Chính tôi đã từng trải qua kinh nghiệm ấy, khi tôi đi học, có bản lãnh gạt thầy rất lớn. Thuở bé trí nhớ rất tốt, sách nào đọc đến, xem qua một lượt liền có thể nhớ nằm lòng. Do vậy, ở trường không học bài, mười phút trước khi thi mới chuẩn bị. Mỗi lần thi vừa đủ đậu là được rồi, có thời gian rảnh bèn tới thư viện xem sách. Do vậy, kiến thức thông thường của tôi rất phong phú. Về sau, biết giảng kinh cũng là một cách đối trị giải đãi. Vì vậy, liền học giảng kinh, mục đích nhằm khắc phục cái tật giải đãi của chính mình. Thoạt đầu, để giảng một tiếng rưỡi, phải tốn hơn ba mươi tiếng đồng hồ để chuẩn bị. Đối phó với một vị thầy thì dễ, chứ đối với mấy trăm thính chúng thì không có cách gì xí gạt được. Do vậy, phải dốc sức để tìm hiểu thật rõ. Sau một năm, thời gian chuẩn bị giảm xuống một nửa. Sau mười năm, có thể không cần chuẩn bị nữa. Nhưng kinh vẫn phải đọc, chỉ sợ trong ấy có những chữ lạ, phải tra tự điển trước. Giải đãi quả thật là một căn bệnh nghiêm trọng nhất, chẳng nhẹ hơn tham, sân, si. Thiện căn duy nhất của Bồ Tát là Tinh Tấn.

Thứ năm là Thiền Định. Giải thích theo nghĩa rộng, [Thiền Định có nghĩa là] trong tâm có chủ ý, chẳng dễ dàng bị ngoại giới lay động. Như trong thế gian ắt cần phải chuyên học một, hai kỹ năng để duy trì cuộc sống, hễ chuyên tinh thì sẽ trội hơn người khác, Phật pháp cũng giống như thế. Trong nhiều pháp môn, chuyên học một môn. Dẫu cho trí huệ cao minh, mạnh mẽ, học nhiều môn cũng không trở ngại gì, nhưng muốn có thành tựu to lớn thì vẫn phải chuyên! Hễ chuyên tâm thì tâm không bị chia đôi, trừ một chuyện nào đó ra, không có một chút tạp niệm nào, ý chí tinh thần tập trung, chuyên tinh là Thiền Định.

Thứ sáu là Bát Nhã (Prajñā). Bát Nhã là chân trí huệ, chứ không phải là tài trí, thông minh thế gian. Ở đây, do tôn trọng nên không dịch nghĩa chữ Bát Nhã, mà vẫn giữ nguyên cách dịch âm tiếng Phạn. Trí huệ thế gian gọi là Thế Trí Biện Thông. Thế Trí là do ý thức, tư duy thúc đẩy tạo ra, còn Bát Nhã chân trí huệ là do Thiền Định sanh ra. Nói cách khác, Bát Nhã sanh từ tâm thanh tịnh, chẳng cần phải nghiên cứu, suy đoán, khảo sát, nghĩ ngợi, mà tự nhiên hiểu rõ, vừa tiếp xúc liền thông đạt. Toàn bộ Phật pháp nhằm cầu khai trí huệ, nhân Giới sanh Định, nhân Định khai Huệ. Định là mấu chốt để tu học Phật pháp.

Cổ đức dạy chúng ta một mặt tu Định, một mặt đọc tụng kinh điển Đại Thừa, tiến hành hai cách đồng thời. Trước kia, theo học với thầy Lý, thầy dạy tôi dùng phương pháp niệm Phật để tu Định, lại dùng phương pháp nghiên cứu kinh điển hòng giúp khai trí huệ. Ngài nêu ra lệ như thế này: Nếu đơn độc tu Định mà muốn khai Huệ thì phải tốn thời gian mười năm. Nếu đồng thời nghiên cứu kinh luận Đại Thừa, thì có thể rút ngắn thời gian khai huệ còn năm hay sáu năm. Trong nhà Phật gọi cách này là Chánh Trợ Song Tu. Đọc tụng Đại Thừa có hai cách. Một là hoàn toàn đọc tụng không cần hiểu. Như rất nhiều người đọc kinh Pháp Hoa, suốt ngày niệm một bộ tốn chừng năm tiếng đồng hồ, khi đọc tuyệt đối chớ nên nghiên cứu văn tự, hễ nghiên cứu sẽ hỏng. Nếu muốn nghiên cứu thì cần phải kiếm thời gian khác, chỉ dùng [thời gian] đọc kinh để tu Định là chủ yếu. Dẫu nghiên cứu rất giỏi, giảng đến mức hoa trời rơi loạn xạ, nhưng vẫn y như cũ, trí huệ chẳng mở mang! Sở đắc là Thế Trí Biện Thông, chẳng phải là chân trí huệ.

Lục Độ là cương lãnh xử thế, đãi người, tiếp vật trong cuộc sống thường nhật của Bồ Tát. Dùng Bố Thí đối trị keo kiệt tham lam, dùng Trì Giới đối trị ác nghiệp, dùng Nhẫn Nhục đối trị nóng giận, dùng Tinh Tấn đối trị giải đãi, dùng Thiền Định đối trị tán loạn, dùng Bát Nhã đối trị ngu si. Sáu đại cương lãnh này chẳng nhằm độ ai khác mà nhằm độ chính mình. Tham, sân, si là gốc bệnh của chúng ta. Đức Thế Tôn dạy chúng ta dùng Lục Độ làm thuốc. Nếu dùng đúng pháp, uống thuốc vào sẽ hết bệnh. Nói cặn kẽ nhất là như Đại Trí Độ Luận, sách dành một phần thật lớn để giải thích Lục Độ. Kinh Hoa Nghiêm chỉ giảng riêng về Bố Thí đã gồm một trăm thứ. Tài Bố Thí chia thành Nội Tài và Ngoại Tài. Nội Tài là đầu, mắt, não, tủy, hết sức cặn kẽ! Nếu các đồng tu muốn học nhiều hơn một chút, có thể tham khảo cuốn Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa của Giang Vị Nông và cuốn Tâm Kinh Thuyên Chú của Châu Chỉ Am, nội dung hai bộ sách ấy đều rất phong phú, giải thích những thuật ngữ, danh từ Đại Tiểu Thừa hết sức cặn kẽ, có thể dùng làm sách đọc để biết những kiến thức thông thường trong Phật pháp, hết sức có giá trị.

Thập Lực, Vô Úy”: Lực (力) là năng lực, kinh Đại Thừa thường nói nơi quả địa, đức Phật chứng được mười thứ năng lực thù thắng đặc biệt. Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ, đức tướng của Như Lai”. Đức tướng là năng lực, mà cũng là khả năng sẵn có của chúng sanh. Nhưng do vọng tưởng chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Có hai thứ chướng ngại: Một là Sở Tri Chướng, hai là Phiền Não Chướng. Hết thảy những lời Phật chỉ dạy chúng sanh chẳng ngoài trừ hai thứ chướng mà thôi! Năng lực vô lượng vô biên, nhằm thuận tiện giải nói nên nêu đại lược mười thứ.

1) Tri thị xứ phi xứ trí lực: Nói rõ nhân quả tương ứng. Thiện có thiện báo, ác có ác báo. Tạo nhân nào, gặt quả ấy thì gọi là “thị xứ”. Nếu làm lành mà gặp ác báo thì gọi là “phi xứ”. Đầu thời Dân Quốc, Ấn Quang đại sư nói: Trong lúc thiên hạ đại loạn này, nếu nghĩ cách cứu giúp muôn dân thì phương pháp hữu hiệu nhất là đem sự thật nhân duyên quả báo chỉ dạy chúng sanh, khiến họ hiểu rõ một miếng ăn, một hớp uống không gì chẳng phải là định sẵn, giàu, nghèo, vinh, nhục, đều là do tự mình làm, tự mình chịu, chớ nên oán trời hờn người, ai nấy hãy nên yên phận.

2) Tri quá hiện vị lai nghiệp báo trí lực: Nghiệp là “tạo tác”. Đang trong khi tạo tác thì gọi là Sự, tạo tác xong thì gọi là Nghiệp. Nghiệp có ba loại, tức là thiện, ác và vô ký (không thiện, không ác). Đức Phật có năng lực biết trọn khắp nghiệp duyên, quả báo ba đời của chúng sanh. Như trong kinh này, đức Phật đã ba lần khuyên dạy niệm Phật, nhằm mục đích mong mỏi chúng sanh trong một đời này sẽ viên thành Phật đạo, đấy chính là điều lành nhất trong các điều lành. Nói ngược lại, người chẳng muốn tu Tịnh nghiệp sẽ rất khó thể thoát lìa lục đạo luân hồi.

3) Tri chư Thiền giải thoát tam-muội trí lực: Trong Phật pháp có thế gian Thiền Định và xuất thế gian Thiền Định. Đức Phật tự tại vô ngại nơi các Thiền Định, thứ lớp cạn sâu của chúng, Ngài đều biết trọn khắp, đúng như thật. Phàm phu trong có vô lượng phiền não, ngoài có vô lượng dụ dỗ, mê hoặc, rất khó tu Thiền Định. Chỉ có Niệm Phật tam-muội là thường được chư Phật tán thán. Phương pháp niệm Phật thật nhiều, nhưng tam-muội đạt được do trì danh là thượng thượng thừa đại định.

4) Tri chư căn thắng liệt trí lực: Phật biết căn tánh của hết thảy chúng sanh. Phàm phu gặp Phật, nghe Phật giảng kinh, thuyết pháp khế hợp căn cơ nhất. Đức Phật nói mấy câu liền có thể khai ngộ. Sách Luận Ngữ có câu: “Tánh tương cận, tập tương viễn” (Về bản tánh thì gần giống như nhau, nhưng do huấn luyện, giáo dục mà trở thành khác nhau). “Tập tánh” mà Nho Gia nói đến [trong câu trên đây] là tập khí sinh hoạt trong đời quá khứ của chúng sanh, mỗi người mỗi khác, ắt phải triệt để liễu giải thì mới có thể thuyết pháp khế cơ. La Hán cũng có trí lực này, nhưng chỉ có thể thấy được năm trăm đời, còn Phật có thể biết tập khí, căn cơ của chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay, cho nên tùy theo căn bệnh cho thuốc rất phù hợp.

5) Tri chủng chủng giải trí lực: Đối với dục vọng, tri kiến thiện ác của chúng sanh, đức Phật biết trọn khắp đúng như thật. Mỗi người ưa thích, yêu chuộng khác nhau. Nếu biết được dục vọng, hiểu biết, ham thích trong đời này và đời quá khứ [của người khác] thì có thể chỉ điểm khớp với điều họ ưa chuộng, ắt sẽ có thể khế cơ. Dục vọng luôn luôn biến hóa, chẳng dễ gì hiểu được, chính mình còn chẳng biết, cũng phức tạp giống như Nghiệp và Định đã nói trong phần trên, có quan hệ mật thiết với tập khí trong đời đời kiếp kiếp quá khứ, chỉ có Phật mới thấy rõ ràng.

6) Tri chủng chủng giới trí lực: Giới (界) là giới hạn, tức là cực hạn (mức tột cùng) của năng lực, chẳng thể vượt hơn được. Chẳng hạn như đối với căn tánh Tiểu Thừa, nếu giới hạn của người ấy là Sơ Quả, thì Phật có thể giúp cho người ấy chứng Sơ Quả. Nếu cực hạn là Tứ Quả thì Phật giúp cho người ấy đạt đến A La Hán. Đối với các thứ giới hạn sai biệt của hết thảy chúng sanh, Phật đều biết rất tường tận, giáo hóa mỗi người đều đạt được nguyện vọng của họ.

7) Tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực: Đây là nói về quả vị. Có nghiệp nhân nào, tương lai sẽ đạt đến đạo quả nào, Như Lai đều có thể biết trọn khắp đúng như thật. Như người thế gian chưa thoát khỏi lục đạo thì mục tiêu giáo học là ngăn ngừa hết thảy chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đọa nhập tam đồ. Vì ác đạo rất khổ, dễ vào, khó ra. Nếu là người có căn tánh nhân, thiên, bèn nói Ngũ Giới, Thập Thiện, thuận theo nguyện của họ. Đây đều là ứng theo căn cơ mà lập cách giáo hóa. Do đây có thể thấy rằng: Đại Thừa nói Phật chẳng độ chúng sanh, Phật chỉ làm Tăng Thượng Duyên, chỉ dạy con đường tu hành, chỉ do tài năng [của từng đối tượng] mà lập cách dạy dỗ, trọn chẳng miễn cưỡng, thật ra, [mỗi một người được đức Phật giáo hóa] vẫn là tự độ.

8) Tri túc mạng vô lậu trí lực: Tức là trí thông đạt, hạnh viên mãn. Quỷ thần cũng có thần thông, nhưng năng lực của họ hết sức hữu hạn. Trung Quốc có thuyết cầu cơ, linh quỷ giáng đàn chuyển cơ bút, quỷ có thể biết được chuyện xảy ra trong mấy tháng hoặc một, hai năm. Đối với các thứ túc mạng của hết thảy chúng sanh, Như Lai có thể biết tình trạng sanh tử từ một đời cho đến trăm ngàn vạn đời, biết trọn khắp, đúng như thật.

9) Tri thiên nhãn vô ngại trí lực: Thiên nhãn của Phật là tận hư không, trọn pháp giới, quá khứ, hiện tại, vị lai, không gì chẳng thấy, không gì chẳng biết. La Hán cũng có Thiên Nhãn Thông, nhưng cần phải tác ý. Hơn nữa, chỉ thấy được một tiểu thiên thế giới, vượt ra ngoài [phạm vi ấy] thì dù có nhìn thật kỹ cũng không thấy, là vì họ còn có Trần Sa và Vô Minh gây chướng ngại, họ chỉ đoạn được Kiến Tư phiền não. Chỉ có thiên nhãn của Phật mới có thể thấy vô tận thế giới và quá khứ, vị lai lâu xa.

10) Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực: Đây chính là Lậu Tận Thông. Lậu (漏) là tên gọi khác của phiền não. Tự mình biết Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh đều đã đoạn sạch, chẳng cần phải hỏi ai khác, đã thành tựu đại giác viên mãn.

Mười loại này chính là “bổn năng” (năng lực sẵn có) của chính mình, vốn có sẵn. Ngoài bổn năng ra chẳng có một pháp nào để đắc.

Tiếp theo là Vô Úy, chính là Như Lai đối với sự giáo hóa hết thảy chúng sanh mà nói thành bốn món Vô Úy, tức là trí huệ, đức năng của chính mình viên mãn, liền có thể giáo hóa hài hòa:

1) Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy: Không gì chẳng biết, không gì chẳng thể. Bất cứ ai cũng chẳng thể bắt bí được. Trên thực tế, đây cũng là năng lực sẵn có của chính mình. Thuở ấy, có người toan trắc nghiệm Thích Ca Mâu Ni Phật, hỏi Ngài trên cái cây này có bao nhiêu lá, Phật trả lời lập tức. Sai người kiểm rõ, quả nhiên chẳng sai. Những chuyện như vậy trong kinh ghi chép rất nhiều.

2) Lậu Tận Vô Sở Úy: Môn thứ nhất (tức Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy) là trí huệ viên mãn, môn thứ hai là Như Lai đoạn sạch phiền não, đức hạnh viên mãn. Phật có đức lớn, ở trong hết thảy đại chúng chẳng sợ hãi.

3) Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy: Tà tri tà kiến thường nói trong thế gian đều thuộc về chướng đạo, người đời không biết, chẳng thể phân biệt tà, chánh. Do vậy, thời gian tu hành của chúng ta rất dài, chính là vì chuyện gây chướng đạo quá nhiều, chướng ngại sự tu trì của chính mình. Cao Tăng Truyện, Cư Sĩ Truyện, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đều khơi gợi đạo tâm của chúng ta, người ta vì sao có thể thành tựu, còn chúng ta vì sao chẳng thể thành tựu. Nếu tiêu trừ chướng ngại thì sẽ có hy vọng thành công. Phật biết sâu xa chuyện này, trong kinh, Ngài thường nhắc tới nhân duyên gây chướng đạo.

4) Thuyết Tận Khổ Đạo Vô Sở Úy: Tam giới là khổ, ngoài tam giới cũng có khổ. Bậc Đẳng Giác Bồ Tát còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, đấy cũng là khổ. Dùng phương pháp nào để tiêu trừ khổ sạch sẽ? Phật biết phương pháp ấy, liền nói cách hết khổ không sợ hãi. Phật dạy chúng sanh lìa khổ được vui, [chúng sanh] bao gồm cả Đẳng Giác trong ấy. Phật dạy Đẳng Giác Bồ Tát các pháp môn, trong ấy có một phương pháp rất xảo diệu. Trong hội Hoa Nghiêm, khuyên Đẳng Giác Bồ Tát niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nói thật ra, lúc đầu tôi học Phật, đối với pháp môn Tịnh Độ cũng chẳng hứng thú cho lắm. Thầy Lý học Tịnh Tông, tôi theo học với thầy mười năm, tôi tôn trọng thầy, đối với Tịnh Tông chẳng hủy báng mà thôi, chứ bảo tôi suốt ngày từ sáng tới tối niệm Phật, tôi không chịu làm đâu nhé! Mãi cho đến khi đọc thấy trong hội Hoa Nghiêm, trong phương pháp tu thành Phật do đức Phật dạy hàng Đẳng Giác Bồ Tát có pháp môn này, tôi mới tỉnh ngộ, quay đầu lại nhìn thấy pháp môn này khác hẳn trước kia. Phật dạy các đại Bồ Tát các thứ lý luận và phương pháp, chúng ta là phàm phu đều chẳng thể làm được, còn dạy phương pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thấy A Di Đà Phật thì chúng ta cũng có thể làm được. Chúng ta chọn lấy pháp môn này, há chẳng phải là một bước lên trời? Sau đấy mới biết hết thảy chư Phật Như Lai đều khen ngợi pháp môn này đúng là đại từ đại bi vậy!

Pháp môn Niệm Phật này chỉ cần quý vị chịu tin, chịu niệm, bằng

lòng ra đi (vãng sanh), thì vạn người tu vạn người đến. Lý ấy rất sâu, trong Di Đà Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã phơi bày chẳng sót, phương pháp xảo diệu, tín nguyện trì danh, một đời thành Phật. Đấy chính là Tận Khổ Đạo Vô Úy.


(Giải) Tam thập thất phẩm, thâu pháp tuy tận, nhi cơ duyên bất đẳng, tác chủng chủng khai hợp, danh nghĩa bất đồng, tùy sở dục văn, vô bất diễn sướng. Cố linh văn giả, niệm Tam Bảo, phát Bồ Đề tâm, phục diệt phiền não dã.
() 三十七品。收法雖盡。而機緣不等。作種種開合。名義不同。隨所欲聞。無不演暢。故令聞者。念三寶。發菩提心。伏滅煩惱也。
(Giải: Ba mươi bảy phẩm tuy bao gồm trọn hết các pháp, nhưng do cơ duyên khác nhau mà có các thứ mở rộng, hay tóm gọn, danh nghĩa khác nhau, tùy theo ý muốn của người nghe, không gì chẳng diễn nói thông suốt. Vì thế, có thể làm cho người nghe nghĩ nhớ Tam Bảo, phát Bồ Đề tâm, khuất phục, diệt trừ phiền não).
Ba mươi bảy đạo phẩm là tổng cương lãnh, gồm trọn hết thảy pháp. Khi Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, căn tánh và cơ duyên [của mỗi chúng sanh] khác nhau; do vậy, đức Phật thuyết pháp sẽ vì người nghe, vì thời cơ, vì nơi chốn mà thuyết pháp khác nhau, sử dụng đủ mọi cách triển khai hay quy nạp, tùy theo ý muốn của người nghe, không gì chẳng diễn nói thông suốt. Mỗi người tập tánh khác nhau, nhưng bổn tánh giống nhau, chúng sanh vốn là Phật. Vì sao ngàn kinh muôn luận, chốn chốn chỉ quy? Bất luận pháp môn nào cũng đều chỉ về tự tánh, nhưng pháp môn Niệm Phật là Sự trong tự tánh. Do vậy, pháp này dạy chúng sanh niệm Tam Bảo, giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ chẳng nhiễm. Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh. Tam Bảo là món báu tánh đức trong tự tánh. Học Phật nhập môn liền quy y Tam Bảo, Quy (歸) là quay đầu trở lại, Y (依) là nương tựa. Phản nghĩa của Tam Bảo là “mê, tà, nhiễm”. Chúng ta hiện đang sống trong “mê, tà, nhiễm”, học Phật là từ trong mê hoặc quay đầu trở lại, nương theo Giác nơi tự tánh thì gọi là “quy y Phật”. Từ tà tri tà kiến quay đầu trở lại, nương theo Chánh trong tự tánh, tức chánh tri chánh kiến thì gọi là “quy y Pháp”. Từ trong hết thảy tâm lý, tư tưởng, kiến giải, tinh thần ô nhiễm mà quay đầu trở lại, nương theo sự thanh tịnh trong tự tánh thì gọi là “quy y Tăng”. Tam Bảo là chỗ quy y chân chánh; thời thời khắc khắc cảnh tỉnh chính mình. Công khóa sáng tối đơn giản nhất của đệ tử Phật là niệm Tam Quy Y. Buổi sáng nhắc nhở chính mình, buổi tối phản tỉnh, trong ngày hôm nay, ta xử thế, đãi người, tiếp vật có sai lầm gì hay chăng? Tư tưởng có sai lệch gì chăng? Tự mình kiểm điểm lỗi quấy của chính mình, như vậy thì mới có tác dụng, chứ không phải là niệm Tam Quy Y cho Phật, Bồ Tát nghe.

Phát Bồ Đề tâm, tức là giác tâm. Đại Thừa Phật pháp thời thời khắc khắc khuyên lơn chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Chúng sanh đều đang mê, do cách nghĩ, cách nhìn, cách làm đều sai lầm; do làm sai nên kết nghiệp cảm quả, rắc rối ở chỗ này. Nhất Chân pháp giới do bổn tánh đã hiện bị biến thành mười pháp giới, mười pháp giới là do “mê, tà, nhiễm” biến hiện. Mê nhẹ thì là bốn thánh pháp giới, mê nặng thì là lục đạo pháp giới, càng nặng thì càng đi xuống. Phật dạy chúng ta phát Bồ Đề tâm. Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói thứ nhất là chí thành tâm, thứ hai là thâm tâm, thứ ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Chí thành tâm là Thể, có Thể ắt sẽ có Dụng, Dụng chia thành Tự Thụ Dụng và Tha Thụ Dụng. Thâm tâm ưa thiện chuộng đức là Tự Thụ Dụng. Hồi hướng phát nguyện tâm là tâm đại từ đại bi đối đãi chúng sanh, là Tha Thụ Dụng. Đối với chính mình phải thanh tịnh, đối với người khác phải từ bi. Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát dùng các danh từ khác, nhưng ý nghĩa giống hệt. Ngài nói Bồ Đề tâm là Trực Tâm, đấy là Thể, tức Chí Thành Tâm. [Tự Thụ Dụng là] Thâm Tâm giống như trong Quán Kinh, còn Tha Thụ Dụng là Đại Bi Tâm. Thời thời khắc khắc phải nghĩ cách điều phục, diệt trừ phiền não, trước hết phải điều phục rồi sau đấy mới diệt. Nương theo tiêu chuẩn trong Yếu Giải, Đẳng Giác Bồ Tát là điều phục [phiền não], đến quả địa Như Lai mới là đoạn. Tiểu Thừa La Hán đoạn Kiến Tư, nhưng Trần Sa và Vô Minh vẫn còn. Đại Thừa Bồ Tát đoạn được Trần Sa phiền não, phá được mấy phẩm Vô Minh, chỉ là điều phục. Chúng ta chưa đoạn phiền não thì phải có năng lực chế phục nó. Nói theo đường lối thông thường thì dùng Định lực; trong pháp môn Niệm Phật thì dùng Phật hiệu, tịnh niệm tiếp nối, phiền não chẳng hiện tiền, dễ dàng hơn dùng công phu Định lực.


(Giải) Chước kiến từ oai bất khả tư nghị, cố niệm Phật. Pháp hỷ nhập tâm, pháp vị sung túc, cố niệm Pháp. Đồng văn cộng bẩm, nhất tâm tu chứng, cố niệm Tăng. Năng niệm tức Tam Quán. Sở niệm Tam Bảo, hữu biệt tướng nhất thể, cập tứ giáo ý nghĩa. Tam Đế quyền, thật chi bất đồng, như thượng liệu giản đạo phẩm ưng tri.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương